Khó thở buồn nôn khi mang thai tháng cuối

Nôn ói vào giai đoạn nào cũng làm cho thai kỳ trở nên khó khăn hơn. Quan trọng hơn, bạn nên tìm hiểu xem liệu nôn ói trong 3 tháng cuối thai kỳ có là bình thường không và tại sao nó lại xảy ra.

Nguyên nhân gì gây ra buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ

Ợ nóng: Buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ chủ yếu là do ợ nóng, còn được gọi là trào ngược axit dạ dày. Cơ thể có một cái van ở dưới cùng của thực quản đóng lại khi thức ăn đã vào trong dạ dày, nhưng đôi khi nó mở ra và khiến cho axit dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Điều này gây ra cảm giác nóng bỏng vùng thực quản cùng với buồn nôn. Chứng ợ nóng là thông thường trong 3 tháng cuối thai kỳ, vì đây là thời gian thay đổi hoóc môn làm giãn cơ trơn trong đường tiêu hóa. Cảm giác buồn nôn do ợ nóng gây ra đau đớn vùng thượng vị nhưng không đáng lo lắng. Để khắc phục vấn đề này, thai phụ nên chia nhỏ các bữa ăn và tránh thức ăn cay. Ngoài ra, nên giảm ăn hoặc uống thực phẩm có chứa caffein và không nằm ngay ít nhất trong một giờ sau khi ăn.

Chứng tiền sản giật: Biến chứng này có thể phát triển sau khi thai phụ mang thai 20 tuần. Xét nghiệm có thể protein trong nước tiểu và huyết áp cũng sẽ tăng lên. Khoảng 8% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, biến chứng có thể gây suy gan, đột quỵ, suy thận, động kinh, ứ dịch trong phổi và tạo ra huyết khối. Tiền sản giật có thể là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng đối với cả em bé và người mẹ. Nếu thai phụ bị buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ với các triệu chứng đi kèm như đau bụng, nặng mặt, đau đầu nghiêm trọng và rối loạn thị giác thì cần nghĩ tới chứng tiền sản giật.

Sắp sinh nở: Buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ đôi khi có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng thai phụ sắp chuyển dạ. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như đau lưng, chuột rút, tiêu chảy, tăng áp lực khung chậu và tăng tiết dịch âm đạo nếu buồn nôn là do chuyển dạ.

Thai phụ uống nhiều nước để tránh mất nước do nôn.

Thay đổi hormon: Sự dao động của hormon có thể là lý do tại sao thai phụ cảm thấy buồn nôn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Cũng giống như giai đoạn đầu của thai kỳ, giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ gây ra sự biến động mạnh lượng hormon của người phụ nữ. Sự mất cân bằng này sẽ dẫn đến buồn nôn, nôn  trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Thai nhi phát triển nhanh chóng: Kích thước tử cung phát triển nhanh chóng trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể gây buồn nôn. Em bé gần như đã sẵn sàng để rời khỏi tử cung trong 3 tháng cuối thai kỳ, vì vậy thai nhi đã lớn và sẽ đè ép các cơ quan khác trong ổ bụng như ruột và dạ dày của người mẹ. Điều này sẽ dẫn đến buồn nôn và ợ nóng. Đồng thời, sự di chuyển của thực phẩm từ dạ dày vào ruột non có thể rất chậm do sự đè ép, gây ra một tình trạng được gọi là chứng ứ trệ dạ dày.

Ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều trong 3 tháng cuối thai kỳ cũng có thể dẫn đến buồn nôn và nôn. Như đã đề cập, tử cung đang phát triển sẽ đè ép lên dạ dày của thai phụ, để lại ít khoảng trống cho thức ăn chứa trong dạ dày, vì vậy ăn quá nhiều sẽ dễ dẫn đến buồn nôn. Ăn thực phẩm bổ dưỡng với số lượng nhỏ hơn, chia làm nhiều bữa hơn trong ngày để tránh triệu chứng này.

Phòng ngừa buồn nôn, nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ

Nếu thai phụ gặp triệu chứng buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ, có một số cách đơn giản có thể áp dụng để giúp giảm bớt triệu chứng này: Ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên, tránh dùng nhiều chất lỏng đi kèm với bữa ăn. Đừng ăn ngay trước khi đi ngủ. Tránh thực phẩm nhiều gia vị và có chứa caffein. Hãy hoạt động và tập thể dục thường xuyên [có sự tư vấn của bác sĩ] để cải thiện tình trạng buồn nôn. Nghỉ ngơi nhiều hơn và ít nhất một giờ vào giữa ngày. Có thể ngủ với đầu nâng cao lên để giúp làm giảm trào ngược dạ dày.

Uống nhiều nước để tránh bị mất nước do buồn nôn và nôn. Sử dụng một số loại thảo mộc như bạc hà, gừng và trà chanh để giảm buồn nôn. Tránh suy nghĩ về buồn nôn và dùng vitamin B6 để kiểm soát buồn nôn.

Trong những trường hợp nặng, những biện pháp trên không làm thuyên giảm, bác sĩ có thể kê toa thuốc làm giảm axit trong dạ dày và làm tăng co bóp dạ dày để làm dạ dày nhanh vơi. Nếu tình trạng nôn ói quá trầm trọng, bác sĩ có thể dùng thuốc chống nôn cho bà mẹ nhưng chọn loại ít ảnh hưởng đến thai nhi.


Thực tế thì thời điểm đó vẫn còn mang tính ước lượng. Theo tiến sĩ y khoa William Schweizer, phó giáo sư lâm sàng của Trung tâm Y tế Langone thuộc Đại học New York, thời điểm trở dạ của các bà mẹ thường giới hạn từ tuần thứ 37 tới tuần thứ 41. Tuy nhiên cũng có trường hợp mẹ trở dạ non ở trước tuần thứ 37, hay một số mẹ quá tuần thứ 41 mới có thể sinh con. Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mẹ bầu và các điều kiện vật chất của bệnh viện.

Không phải cứ có cơn co là chuẩn bị sinh, đó hoàn toàn có thể là cơn gò giả. [Ảnh minh họa]

Các triệu chứng dễ hiểu nhầm là dấu hiệu sinh đẻ

Đừng nghĩ những cơn đau vùng thắt lưng là dấu hiệu chứng tỏ mẹ sắp sinh, rất có thể đó chỉ là chứng co thắt mang tên Braxton-Hicks. Dù hay bị nhầm lẫn với chứng co thắt khi chuyển dạ, nhưng chúng vẫn có những dấu hiệu nhận biết riêng. Theo tiến sĩ thực hành điều dưỡng Collen Moreno, y tá hộ sinh tại bệnh viện nhi Stanford, thuộc hệ thống bệnh viện và nhà điều dưỡng tại San Francisco Bay, triệu chứng này thường là những cơn co thắt không gây đau đớn và có chu kỳ bất thường. “Phần cơ vùng tử cung sẽ không ngừng phát triển và co dãn, vì thế chúng thường gây co thắt để thích ứng với sự tăng trưởng này”.

Những dấu hiệu của chứng Braxton-Hicks:

- Cơn co không đều;

- Đau tập trung ở vùng bụng dưới;

- Không mạnh lên theo thời gian;

- Không đau đớn, hoặc đau rất nhẹ và thường giảm đi trong quá trình vận động;

- Không gây đau nhói bất chợt;

Và những dấu hiệu co thắt dưới đây mới là những dấu hiệu sinh đẻ:

- Cơn đau không tăng hoặc giảm theo từng chuyển động của mẹ;

- Đau tập trung ở vùng xương chậu;

- Xuất hiện theo chu kỳ nhất định [nếu mẹ nào bị co thắt ít nhất 5 phút 1 lần, mỗi lần kéo dài 45 giây, thì mẹ hãy chuẩn bị tinh thần đi, bé đang sắp chào đời].

Những dấu hiệu sắp sinh dễ thấy 

Rất nhiều dấu hiệu có thể gây hiểu nhầm là các sắp đến cơn chuyển dạ nên rất khó để xác định chính xác thời điểm bắt đầu vượt cạn. Tuy nhiên, những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp các mẹ phát hiện mình đang ở giai đoạn nào chỉ với những thay đổi rất nhỏ trong cơ thể:

Buồn nôn và tiêu chảy

Mẹ bầu tháng cuối bỗng dưng thấy buồn nôn là đang có dấu hiệu sớm của việc sinh nở. [Ảnh minh họa]

Ở tam cá nguyệt thứ 3, nếu hầu hết các mẹ bầu chắc đều đã trải qua những đau cơn ốm vào mỗi sáng, thì đó vẫn là điều bình thường. Nhưng nếu các mẹ cảm thấy bụng cồn cào và hay nôn khan trong giai đoạn đấy, thì có thể các mẹ sắp trở dạ rồi đấy. Việc buồn nôn ở tuần cuối thai kỳ xảy ra do sự phát triển của bé khiến tử cung chèn vào hệ tiêu hóa, nên nó cũng được coi là dấu hiệu sớm của việc sinh đẻ.

Chuột rút

Những cơn co thắt là điều thường xuyên xảy ra trong thai kỳ. Thông thường, chúng hay xảy ra ở các phần lưng và bụng dưới và thậm chí còn có thể ép lên phần xương chậu.

Đau phần lưng dưới

Chứng co thắt có thể diễn ra ở vùng lưng và sau đó lan đến xương chậu. Một số mẹ còn bị “trở dạ vùng lưng”, được biểu hiện bởi sự khó chịu dai dẳng ở phần lưng dưới, nó sẽ đột ngột tăng lên khi mẹ lên cơn co thắt và gây đau đớn giữa những cơn co thắt.

Bong nút nhày

Khi sinh đẻ, cổ tử cung sẽ mảnh lại và dãn nở, dẫn đến việc nút nhầy - một lớp màng dày có chức năng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập tử cung, bị đẩy ra ngoài. Quá trình “cởi nút” sẽ diễn ra cùng một lúc hoặc nhỏ giọt từng chút một. Tuy nhiên, vượt qua chặng cuối của giai đoạn này không đồng nghĩa với việc các mẹ sẽ sớm đẻ con. Việc trở dạ sẽ phải tốn hàng giờ, hàng ngày, thậm chí cả tuần để cổ tử cung tiếp tục giãn nở.

Ra máu báo

Khi nút nhày tiêu biến, một số mạch máu bị vỡ ra, dẫn đến việc tiểu ra máu, hay còn được gọi là “xuất huyết”. Tiến sĩ Schweizer cho biết đây cũng là dấu hiệu cho thấy việc trở dạ đang đến gần,nó thường kéo dài từ vài phút cho đến hơn 2 tuần, cứ 4 ngày mang thai thì 5 ngày bị xuất huyết. Tuy nhiên, nếu mẹ nào bị xuất huyết nặng như thời kỳ kinh nguyệt, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

Các dấu hiệu sắp sinh:

Bên cạnh những triệu chứng cho thấy mẹ đang ở giai đoạn sớm trong quá trình trở dạ, còn một số dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh con.

Vỡ ối

Phim ảnh có thể khiến các mẹ tin rằng vỡ ối là một cái gì đó rất ghê gớm, nhưng theo tiến sĩ Schweizer, nó chỉ như cảm giác đi tiểu mà thôi. Thực tế, chỉ có 10% phụ nữ trên thế giới lâm vào hoàn cảnh này. Vỡ ối khi bị co thắt là dấu hiệu lớn nhất cho biết mẹ sắp sinh rồi đấy, còn nếu chưa, chịu khó chờ thêm ít giờ nữa nhé. Nếu dịch ối có màu đỏ, nâu hoặc xanh, hay ra nhiều hơn bình thường, gọi bác sĩ ngay lập tức.

Khi ối đã vỡ, mẹ hãy lập tức nhập viện để chuẩn bị đón con. [Ảnh minh họa]

Thường xuyên bị co thắt

Một điều chắc chắn là đến một lúc nào đó, các mẹ bầu sẽ nhận thấy những cảm giác cồn cào mà mình hay gặp phải dần biến đổi thành chứng co thắt thường xuyên, đó chính là dấu hiệu các mẹ sắp sinh con. Hãy thư giãn, làm cho bản thân thoải mái và tắm rửa sạch sẽ, và chú ý nhẩm đếm chu kỳ của những lần co thắt. Nếu chúng cứ 5 phút lại xuất hiện 1 lần, hãy sẵn sàng vào nhà hộ sinh thôi.

Vùng chậu và trực tràng chịu áp lực lớn hơn

Vùng xương chậu bị ép xuống là một dấu hiệu sắp sinh rất thường thấy. Điều tương tự cũng diễn ra ở vùng trực tràng, mà tiến sĩ Moreno miêu tả chúng tương tự như “cảm giác khi ngồi đại tiện”. Hãy sẵn sàng nhé, vì chúng là dấu hiệu cho biết đứa bé thực sự sắp ra đời rồi đấy.

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia.  

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //khampha.vn/me-va-be/mang-bau-thang-cuoi-thay-nhung-dau-hieu-nay-me-hay-vao-vien-...Nguồn: //khampha.vn/me-va-be/mang-bau-thang-cuoi-thay-nhung-dau-hieu-nay-me-hay-vao-vien-ngay-c32a613722.html

Xem thêm chủ đề Mang thai 6-9 tháng

Theo Việt Anh [Dịch từ Momjunction] [Khám Phá]

Video liên quan

Chủ Đề