Các bài thuốc của Hải Thượng Lãn Ông

2 bài thuốc bổ khí, dưỡng huyết của Hải Thượng Lãn Ông

Chia sẻ

Hải Thượng Lãn Ông cho rằng: “Khí thuộc dương, khi thai nhi trong bụng mẹ được khí huyết của mẹ nuôi dưỡng.

Hải Thượng Lãn Ông cho rằng: “Khí thuộc dương, khi thai nhi trong bụng mẹ được khí huyết của mẹ nuôi dưỡng. Sau khi sinh ra được thức ăn đồ uống nuôi dưỡng. Khi ăn uống vào vị [dạ dày], vị làm chín nhừ thức ăn, các tinh chất đó được vận hóa xuống tiểu tràng [ruột non] thanh trọc biến thành khí. Khí ấy được chuyển sang tỳ [tuyến tụy] hóa thành tinh khí, tinh khí được nạp vào thận gọi là tinh - “thận tàng tinh”. Tinh ấy được thận hóa thành chính khí và nguyên khí.

Chính khí được đưa lên phế [phổi] kết hợp với khí trời biến thành tông khí, được trở lại chứa trong phế gọi là đại khí. Đại khí được chia thành 2 loại: dinh khí và vệ khí. Dinh khí đi trong huyết quản dẫn huyết đi nuôi cơ thể; vệ khí được lưu lại trong tạng phủ, cơ bắp, da thịt để bảo vệ cơ thể. Nguyên khí được lưu lại trong thận để sinh ra huyết, xương, tủy, sinh ra tinh khí [tinh dịch và tinh trùng đối với nam, âm dịch và trứng đối với nữ]. Sau đây, xin giới thiệu 2 bài thuốc bổ khí dưỡng huyết in trong bộ Hải Thượng Lãn Ông để bạn đọc tham khảo. Bài Bổ dương thoái lao thang: bạch truật 8g, cam thảo [chích] 2g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, mạch môn 4g, ngũ vị tử 1,2g, nhân sâm 8g, qui thân 6g, trần bì 3,2g.

Bài thuốc có tác dụng bổ dương khí, trị chứng dương khí của phế, thận đều hư dẫn đến hư lao sinh chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn ngủ kém, sợ lạnh… Cách dùng: ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn hoặc lúc đói.

Vị thuốc bạch truật trong bài thuốc có tác dụng bổ ích khí, hòa tỳ vị, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt sinh tân dịch.

Tác dụng của các vị thuốc: Bạch truật vị ngọt đắng tính ôn vào kinh tỳ, vị, có tác dụng bổ ích khí, hòa tỳ vị, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt sinh tân dịch. Cam thảo vị ngọt tính bình vào 12 kinh lạc có tác dụng nhuận tỳ bổ phế, ích tinh huyết, điều hòa các vị thuốc trong bài. Đại táo vị ngọt tính bình vào kinh tỳ vị, có tác dụng bổ trung ích khí, dưỡng tỳ hòa vị. Hoàng kỳ vị hơi ngọt tính ấm vào kinh phế, tỳ có tác dụng bổ khí cố biểu. Mạch môn vị ngọt hơi đắng tính hàn vào kinh tâm, phế, vị, có tác dụng thanh tâm hỏa, điều hòa phế khí, dưỡng vị khí để sinh tân dịch. Ngũ vị tử vị chua tính ôn vào kinh phế và thận có tác dụng bổ phế khí, điều hòa thận khí, trị chứng di tinh. Nhân sâm vị ngọt hơi đắng tính hàn [sâm Trung Quốc] tính ôn [sâm cao ly] vào kinh phế thông với 12 kinh lạc có tác dụng đại bổ nguyên khí. Qui thân vị cay hơi ngọt đắng thơm, tính ấm vào kinh tâm, can, tỳ có tác dụng bổ huyết hoạt huyết nhuận táo. Trần bì vị đắng cay tính ôn vào phần khí của hai kinh phế và tỳ có tác dụng điều hòa phần khí trong cơ thể, tiêu đờm, tán hàn thông khí trệ.

Bài Bổ dương tiếp âm phương: bạch truật [sao hoàng thổ] 60g, sâm bố chính [sao với gạo] 40g, nếu không có sâm bố chính dùng bạch sâm cao ly, chích thảo 2g, phụ tử [chế] 6g, thục địa 40g, bào khương [gừng đã luộc] 3 lát.

Bài thuốc có tác dụng: Đại bổ khí, dưỡng huyết trị chứng hư lao, sợ lạnh, ho hen, đờm dãi tắc nghẽn ở họng và chân thủy không thông lợi, cơ thể đen gầy, ăn ngủ kém, tiểu tiện bí hoặc đái dắt, đại tiện phân lỏng. Cách dùng: ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày uống trước khi ăn, hoặc lúc đói.

Tác dụng của các vị thuốc trong bài: Bạch truật sao hoàng thổ bổ tỳ vị, trị nôn mửa, bụng trướng đầy, an thai, sao với mật bổ tỳ nhuận phế [phổi]. Nhân sâm: vị ngọt hơi đắng, tính ôn, vào kinh phế thông với 12 kinh lạc, có tác dụng đại bổ nguyên khí. Chích thảo vị ngọt tính bình vào cả 12 kinh lạc có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, ích tinh, điều hòa khí lực của các vị thuốc. Phụ tử [chế]: vị cay ngọt, tính đại nhiệt vào 12 kinh lạc, có tác dụng bổ hỏa, tán hàn, trừ thấp, hồi dương cứu nghịch, trị chứng dương khí thoát, tay chân quyết lạnh, đau vùng tim và vùng bụng do hàn, trị chứng phong hàn tê thấp. Thục địa: vị ngọt tính hơi ôn vào các kinh tâm can thận, có tác dụng tư âm dưỡng huyết, bổ thận tráng thủy, trị chứng âm hư huyết suy. Bào khương: vị cay đắng tính đại nhiệt trị chứng hàn tích trong tạng phủ, làm ấm nguyên dương của tỳ thận để sinh huyết, chỉ huyết, giảm đau.

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng

Những lợi ích này khiến hoa nhài là bài thuốc quý

Theo y học cổ truyền, hoa và lá nhài có vị cay và ngọt, tính mát; Có tác dụng trấn thống, thanh nhiệt giải biểu, lợi thấp.

Bấm xem >>

Tóm tắt

Giới thiệu bài thuốc "Hậu thiên lục vị phương" của Hải Thượng Lãn Ông chữa khí huyết ở hậu thiên suy yếu, hình thể gầy đen, tính tình nóng này hay hờn giận, ngoài da rát như vảy cá, sắc mặt gầy vàng u tối, lông tóc khô, hoặc sốt âm chưng, quá trưa phát sốt, không ngủ, ra mồ hôi trộm, phiền não, hoảng loạn. Những bệnh vì âm huyết khô ráo, tiều tụy làm hại đến nhan sắc. Giới thiệu các vị trong bài thuốc kèm nhận xét và giải thích.

Trung tâm Tích hợp dữ liệu

CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ

Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội

Điện thoại: 04.3736.8315 [máy lẻ 12]; Fax: 04.3736.8319

Email:      Website: yte.gov.vn

Thư viện ĐH Dược Hà Nội
1A Thọ Lão - Hai Bà Trưng - Hà Nội [KTX Đại học Dược Hà Nội]
Điện thoại: 04.38243325
Email:      Website: thuvien.hup.edu.vn

Y tổ Hải Thượng Lãn Ông- Lê Hữu Trác, không những  có lý luận uyên bác, cao siêu của nền y học phương Đông, mà thực tiễn lâm sàng của cụ cũng hết sức nhuần nhuyễn sâu sắc trong hầu hết các chuyên khoa. Sau 20 năm đọc Hải thượng y tông tâm lĩnh của cụ, chúng tôi đã nhận thức được những bài thuốc quí để điều trị chứng âm huyết và tinh dịch bị tổn thương dẫn đến hư suy. Đã áp dụng nó trên lâm sàng, điều trị cho một số bệnh nhân có kết quả tốt. 

Bài “Bổ âm ích dương phươnggồm: Sâm bố chính 20g [nếu không có thay bằng sâm cao ly], chích cam thảo 8g, đương qui [tẩm mật, rượu sao] 20g, hoàng kỳ [tẩm nước phòng phong sao] 80g, long cốt 8g, lộc nhung [khô, tẩm rượu sao] 8g, mẫu lệ 8g, phục linh [tẩm sữa] 12g.

Hoàng kỳ để bổ khí nhưng mang tính nhu nhuận phần âm, để làm tăng sức mạnh của hoàng kỳ, phải sao với nước phòng phong. Đương quy vị cay, mùi thơm có tác dụng bổ âm huyết và sinh huyết mới, là một thành phần của âm dịch. Lộc nhung là tinh huyết của hươu, bổ cả âm và cả dương. Sâm bố chính là bổ huyết kiêm bổ khí, có tác dụng làm cho dương phát sinh, để giúp cho âm lớn mạnh. Phục linh có vị nhạt tính thẩm thấu được tẩm với sữa làm giảm bớt tính ráo để bổ tỳ sinh ra âm dịch. Chích cam thảo làm ấm trung khí của tỳ vị, nhờ nó mà giữ dương khí lại trong âm khí. Long cốt tính sáp dùng nó để giữ yên phách của can [gan], có tác dụng nuôi dưỡng thần trong tâm [tim]. Mẫu lệ có tác dụng liễm mồ hôi nhưng dùng trong bài thuốc này là để sáp tinh, giữ cho trong âm có dương, trong dương có âm.

Như vậy chất khí của thuốc có thể bổ huyết, làm cho khí có ích hơn trong chữa bệnh. Khi dùng bài thuốc này người bệnh huyết không bị tiêu hao, mà càng thêm nhu nhuận, không bị tích trệ. Khí không sợ bế tắc mà dễ lưu thông hơn, âm dương cùng bổ, khí huyết đều được tư nhuận, bệnh sẽ chóng khỏi. Bài thuốc điều trị khi bệnh nhân mắc chứng vong âm, thoát dương, ban ngày mồ hôi tự ra, ban đêm ra mồ hôi trộm, người ấm nhưng tay chân giá lạnh. Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn hoặc lúc đói.

Bài “Bổ âm liễm dương an thần phương gồm: Bạch thược 20g, cao ban long 12g, đại táo 3 quả, đan sâm 6g, liên nhục 6g, mạch môn 8g, ngũ vị tử 4g, phụ tử [chế] 3,2g, phục thần 8g, thục địa 40g, viễn chí [sao] 6g. 

Thục địa vị ngọt tính ôn có tác dụng vào các kinh  tâm, can, thận để đại bổ âm huyết trong châm âm làm vị chính. Bạch thược vị đắng hơi chát chua vào các kinh phế [phổi], tỳ [tiêu hóa] và can [gan] có tác dụng bổ huyết hòa huyết, thu liễm dương khí vào âm huyết để tạo ra huyết mới. Đan sâm có tác dụng ích khí dưỡng âm, công dụng của nó như một bài tứ vật thang, vì giá trị bổ âm của nó toàn diện. Phục thần vị ngọt tính bình vào các kinh tâm, thận, tỳ, vị có tác dụng bổ tâm an thần, làm cho thần trong tâm yên ổn để điều hòa âm huyết, để trị chứng hay quên và mất ngủ. Viễn chí có vị đắng cay tính ấm, có tác dụng bổ thận ích tinh, nuôi dưỡng thần của tâm để tăng cường trí nhớ làm cho tâm không hồi hộp. Liên nhục vị ngọt sáp, tính bình, vào các kinh tâm, tỳ, thận để bổ âm huyết của tâm, lưu thông huyết mạch, giữ vững tinh thần làm cho tâm và thận được yên ổn. Mạch môn vị ngọt, tính hàn, vào các kinh tâm, phế, vị [dạ dày], có tác dụng thanh tâm huyết, nhuận phế, dưỡng vị để sinh âm dịch, điều hòa huyết dịch, có tác dụng tiêu khát trừ phiền. Ngũ vị tử vị chua tính ôn vào kinh phế và thận để bổ phế, nhuận thận giúp cho thận tàng trữ được nhiều nguyên khí, làm cho thần ở tâm, hồn ở can được yên tĩnh, trừ được cái phiền sinh ra khi có việc bức xúc làm cho khí của phế kim hao tán. Cao ban long là vị thuốc có tinh huyết hữu hình, có tác dụng bổ thận âm để sinh ra tinh huyết được nhanh và nhiều, giúp cho da thịt hồng hào khỏe mạnh đó là các vị thuốc dùng làm tá để trợ giúp cho Quân và Thần phát huy toàn diện trong việc chữa bệnh. Phụ tử vị cay ngọt tính đại nhiệt lưu hành khắp cả 12 kinh mạch có tác dụng bổ cả âm khí và dương khí,  dùng làm Sứ trong bài để dẫn thuốc vào các tạng phủ.

Bài thuốc có tác dụng điều trị chứng âm hư hỏa vượng, sinh ra nội nhiệt, phiền khát, nóng âm ỉ trong xương, mất ngủ kéo dài, ăn uống kém dẫn đến cơ thể suy kiệt. Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn hoặc lúc đói. Bài thuốc đã dùng điều trị cho một số bệnh nhân tiểu đường rất hiệu nghiệm.

                            TTND.BS cao cấp Nguyễn Xuân Hướng

Video liên quan

Chủ Đề