Hệ cơ quan nào trong cơ thể người tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi chất

Nếu hiểu rõ về hệ tiêu hóa cũng như cách hoạt động của những cơ quan này, bạn có thể bảo vệ, cải thiện hoạt động của cơ quan này tốt hơn, đồng thời phòng tránh nhiều bệnh lý liên quan.

1. Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào?

Hệ tiêu hóa con người gồm rất nhiều cơ quan, bắt đầu từ miệng là nơi nhận thức ăn đến hậu môn thải chất không tiêu hóa được ra ngoài. Cơ quan này chịu trách nhiệm phá vỡ cấu trúc, hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm để sử dụng cho hoạt động sống. Để thực hiện điều này, cần sự kết hợp của cả hoạt động nhai, nghiền cơ học và các enzyme phân hủy sinh học.

Hệ tiêu hóa bao gồm nhiều cơ quan, giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể

Dưới đây là các chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa:

1.1. Cổ họng

Cổ họng là nơi tiếp nhận thức ăn từ miệng để đi xuống thực quản. Đây chỉ là cơ quan trung gian giúp vận chuyển thức ăn.

1.2. Thực quản

Thực quản nằm dưới cổ họng, là một ống dài có chức năng đưa thức ăn xuống dạ dày. Thực quản tạo những cơn nhu động co thắt để đẩy thức ăn xuống, đồng thời giữ thức ăn ở dạ dày không bị trào ngược lên bằng một “van” cơ học.

1.3. Túi mật

Đây là một túi nhỏ, nằm sát gan. có chiều dài khoảng 80 - 100mm. Túi mật có tác dụng co bóp đẩy dịch mật vào ống mật chủ, từ đó vào tá tràng và xuống ruột non, giúp tiêu hóa các chất béo. Túi mật có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa của cơ thể.

1.4. Gan

Gan có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, giúp tổng hợp protein huyết tương, dự trữ glycogen và thải độc. Đây được ví như nhà máy hóa chất của cơ thể, đảm trách và điều hòa các phản ứng hóa sinh.

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa, phân hủy thức ăn quan trọng

1.5. Dạ dày

Dạ dày là cơ quan quan trọng, nó được cấu tạo dạng một cái túi gồm rất nhiều cơ. Khi tiếp nhận thức ăn từ thực quản xuống, acid và enzyme sẽ được tiết ra, trộn lẫn với thức ăn để thủy phân các protein và dưỡng chất cần thiết.

Thời gian lưu trữ của thức ăn tại dạ dày khá lâu do phải thực hiện quá trình phân hủy hầu hết thức ăn, kết quả là dạng chất lỏng hoặc bột nhão sẽ được di chuyển xuống ruột non.

1.6. Ruột non

Ruột non của con người dài đến 6 mét, là nơi thức ăn sẽ tiếp tục được phân hủy, phá vỡ cấu trúc nhờ các enzyme tiết ra từ mật gan hoặc tuyến tụy. Với chiều dài như vậy¸ nhu động ruột giúp thức ăn di chuyển suốt cơ quan này, đồng thời trộn đều thức ăn với dịch tiêu hóa.

Thức ăn qua ruột non tiếp tục được phân hủy tại tá tràng, sau đó dưỡng chất được hấp thụ tại hỗng tràng và hồi tràng trước khi chuyển vào máu.

1.7. Đại tràng

Khi quá trình tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất kết thúc, các chất còn lại không hấp thu được sẽ được chuyển xuống đại tràng ở dạng lỏng. Tại đây đại tràng tiếp tục hút nước từ dịch để chuyển chất thải thành dạng rắn, hay còn gọi là phân. Thông thường, phân được xử lý ở đại tràng trong khoảng 36 giờ.

Đại tràng là nơi xử lý thức ăn dư thừa thành phân

Phân chủ yếu chỉ gồm mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn. Vi khuẩn này cũng thực hiện nhiều chức năng hữu ích cho cơ thể như: tổng hợp Vitamin, xử lý chất thải, cặn lắng, bảo vệ cơ thể chống lại khuẩn hại.

1.8. Trực tràng

Trực tràng nằm ngay dưới đại tràng, có chiều dài khoảng 20cm. Khi phân được di chuyển xuống đây, các dây thần kinh đặc biệt sẽ bị kích thích, sau đó truyền tín hiệu đến vỏ đại não cho biết bạn cần đi đại tiện.

Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, chức năng này hoạt động chưa hoàn thiện nên trẻ chưa thể đi đại tiện tự chủ. Ở người lớn, khi muốn đi vệ sinh, não lại truyền tín hiệu làm giãn cơ vòng để đẩy phân ra khỏi cơ thể. Nếu muốn nhịn, cơ thắt và trực tràng sẽ điều chỉnh, tạm thời bỏ qua cảm giác muốn đi vệ sinh, phân tiếp tục được giữ lại tại đây.

Thức ăn trải qua quá trình tiêu hóa dài để cơ thể hấp thu tốt nhất dưỡng chất

1.9. Hậu môn

Hậu môn là cơ quan cuối cùng của hệ tiêu hóa, được cấu tạo từ cơ sàn chậu và cơ thắt hậu môn. Chức năng của cơ quan này là lưu trữ và đào thải phân. Khi đi vệ sinh, hậu môn sẽ tiết dịch nhầy bôi trơn để phân có thể di chuyển dễ dàng khỏi cơ thể.

Như vậy, tiêu hóa thức ăn ở con người là một quá trình dài, phức tạp với sự tham gia, phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Bất cứ vấn đề xảy ra ở một cơ quan nào của hệ tiêu hóa đều có thể ảnh hưởng, làm định trệ việc tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất.

2. Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn cần ăn gì?

Khi các cơ quan này hoạt động không tốt, bạn có thể gặp phải nhiều tình trạng như: táo bón, trĩ, trào ngược dạ dày, suy dinh dưỡng, thiếu dưỡng chất,… Với các rối loạn không phải bệnh lý, bạn có thể xử lý, tăng cường hệ tiêu hóa mà không cần dùng thuốc bằng các loại thực phẩm như:

2.1. Nước

Thiếu nước là nguyên nhân phổ biến gây táo bón. Cơ thể người cần được hấp thu từ 2- 3l nước lọc mỗi ngày, bạn cần uống nhiều hơn nếu tập thể dục, làm việc quá sức hoặc sống trong điều kiện khí hậu nóng.

Ngoài nước lọc, bạn cũng nên ăn nhiều loại trái cây, rau quả chứa nhiều nước như: bí xanh, dâu, dưa, cần tây, dưa chuột,…

Uống nhiều nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

2.2. Chất béo tốt

Bạn cần bổ sung đủ lượng chất béo vào cơ thể, tuy nhiên ưu tiên chất béo tốt để hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả. Thực phẩm giàu chất béo tốt nên bổ sung gồm: hạt chia, quả óc chó, các loại cá béo [cá thu, cá hồi, cá mòi], hạt lanh,…

2.3. Chất xơ

Cơ thể không có enzyme tiêu hóa chất xơ, song dưỡng chất này rất có lợi cho hệ tiêu hóa.

Chất xơ hòa tan chứa nhiều trong yến mạch, lúa mạch, các loại đậu, trái cây,… có khả năng hấp thu nước thành dạng gel di chuyển dễ dàng trong hệ tiêu hóa. Hấp thụ nhiều chất xơ này giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và tiêu hóa, ngăn chặn hấp thu cholesterol và đường vào máu.

Chất xơ không hòa tan có nhiều trong bột mì nguyên cám, đậu, quả hạch, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt,… Dưỡng chất này không hòa tan trong nước nên cơ thể không thể phân hủy và hấp thu song sẽ làm tăng khối lượng, thúc đẩy đào thải cặn bã, sản phẩm dư thừa của hệ tiêu hóa.

Ngoài ra một số chất dinh dưỡng có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt như: Glutamine, Probiotic, kẽm,…

Như vậy, thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Hi vọng những thông tin MEDLATEC cung cấp trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về cơ chế hoạt động, từ đó bảo vệ và tăng cường hoạt động cho các cơ quan này hiệu quả hơn.

Nếu xem cơ thể chúng ta là một cỗ máy đang vận hành thì quá trình trao đổi chất là cách thức cung cấp nhiên liệu để động cơ trong hoạt động. Vậy hãy tìm hiểu xem cơ chế của sự trao đổi chất trong cơ thể như thế nào qua bài viết dưới đây.

Trao đổi chất là quá trình chuyển đổi thức ăn thành năng lượng để cơ thể hoạt động. Người có cơ chế trao đổi chất nhanh sẽ tiêu thụ lượng calo nhanh hơn so với những người có sự trao đổi chất chậm. Tập thể dục là một trong những cách mà bạn có thể thúc đẩy sự trao đổi chất, vì quá trình tập thể dục sẽ làm cho lượng calo được đốt cháy nhiều hơn. Dưới đây là những điều chúng ta cần biết về sự trao đổi chất trong cơ thể.

Nếu bạn là một vận động viên thì quá trình trao đổi chất khi nghỉ ngơi chiếm 60% - 75% lượng calo đốt cháy mỗi ngày. Nhưng lượng calo đốt cháy khi cơ thể trong chế độ nghỉ ngơi không hoàn toàn giống nhau ở mỗi người.

Đối với những người có tốc độ trao đổi chất cao một cách tự nhiên sẽ có thể ăn nhiều hơn mà không bị tăng cân. Ngược lại, nếu những người có cơ chế trao đổi chất chậm hơn thì sẽ có nguy cơ tăng cân khi ăn nhiều. Vậy có cách nào để thúc đẩy sự trao đổi chất. Dưới đây là một số cách thức mà các nhà khoa học khuyến khích chúng ta thực hiện để tăng sự trao đổi chất và giảm cân.

Một số người có thể bị tăng cân khi ăn nhiều vì cơ chế trao đổi chất chậm

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh giấc ngủ ngắn sẽ dẫn đến tăng cân. Những người ngủ ít nhất 6 giờ vào ban đêm thường rất dễ dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều và họ thường thèm các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Ăn quá nhiều là vấn đề duy nhất khi bạn không ngủ;

Mặc khác thời gian ngủ không đủ cũng làm chậm quá trình trao đổi chất ở người. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania gần đây đã đưa 36 người trưởng thành khỏe mạnh vào phòng thí nghiệm để quan sát giấc ngủ của họ. Hơn 5 ngày, một nửa trong số đó chỉ được ngủ 4 tiếng mỗi đêm, nửa còn lại phải ngủ tới 10 tiếng một lần. Mặc dù nhóm hạn chế giấc ngủ có nhiều hoạt động và thức nhiều giờ hơn trong ngày, nhưng các chất chuyển hóa khi nghỉ ngơi của họ lại chậm lại khoảng 50 - 60 calo mỗi ngày.

Tiến sĩ Kevin Hall, một nhà điều tra cao cấp tại Viện Y tế Quốc gia, đã thực hiện các thí nghiệm để kiểm tra tính đồng nhất của tất cả lượng calo, bất kể chúng đến từ đâu tơi và điều đó dường như là đúng. Nhưng ông cũng nói rằng protein có thể tăng cường trao đổi chất, cơ thể dành nhiều năng lượng hơn để cố gắng tiêu hóa và hấp thụ protein so với việc tiêu thụ chất béo và carbohydrate. Chế độ ăn uống chuyển đổi từ đường hoặc carbohydrate thành chất béo cũng có thể giúp tăng cường sự chuyển hóa.

Trong một nghiên cứu gần đây trên 17 người đàn ông thừa cân hoặc béo phì tuân theo hai chế độ ăn kiêng ít calo khác nhau. Đầu tiên là chế độ ăn nhiều carbohydrate và chất béo thấp hơn. Thứ hai là chế độ ăn ketogenic có lượng carbohydrate thấp hơn và chất béo cao hơn. Lượng Protein giống nhau giữa hai chế độ ăn kiêng. Kết quả cho thấy, những người đàn ông này đều giảm cân ở cả hai chế độ ăn kiêng, nhưng sự trao đổi chất của họ cao hơn một chút so với chế độ ăn ketogenic. Chứng tỏ ăn nhiều protein có thể sẽ giúp duy trì sự trao đổi chất khi nghỉ ngơi.

Bổ sung chất đạm từ nhiều nguồn khác nhau giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất

Khi chúng ta giảm cân, cơ thể sẽ chiến đấu hết mình để lấy lại nó. Bạn càng kéo trọng lượng của mình ra khỏi điểm ổn định tự nhiên, cơ thể bạn sẽ càng chống cự lại. Một cơ chế chống lại việc giảm cân là làm chậm quá trình trao đổi chất khi nghỉ ngơi. Giảm cân càng nhanh và cực đoan, sự trao đổi chất càng xuất hiện chậm. Một loạt các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra chính xác mức độ chậm chuyển hóa sau khi giảm cân có thể mạnh đến mức nào. Hall đã dành 6 năm theo dõi các thí sinh từ chương trình thực tế dành cho những người thừa cân. Chương trình đã cho những thí sinh này thực hiện các bài tập thể dục khắc nghiệt trong vòng 4 tiếng rưỡi mỗi ngày, kết hợp với chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt để họ nhanh chóng giảm cân. Vào cuối cuộc thi, kéo dài trong 7 tháng, một số người đã giảm một nửa trọng lượng bắt đầu. Vấn đề đặt ra là sự trao đổi chất của họ lại bị chậm lại. Đến cuối chương trình, khi họ ở mức cân nặng thấp nhất, trung bình các chất chuyển hóa khi nghỉ ngơi của họ đã giảm hơn 600 calo mỗi ngày. Các nhà khoa học hiện đang thử nghiệm liệu tiêm leptin sau khi giảm cân có thể duy trì sự trao đổi chất và ngăn ngừa cân nặng lấy lại.

Do đó, cách giảm cân chậm và ổn định là cách tốt tốt nhất để kiểm soát cân nặng. Chúng ta cần cố gắng thay đổi cách suy nghĩ về việc giảm cân. Thay vì thực hiện chế độ ăn kiêng bằng cách cắt giảm đáng kể lượng calo và tự giết mình tại phòng tập thể dục để đạt được một trọng lượng nhất định, thì tốt hơn là tập trung vào việc hình thành áp dụng các thói quen mà bạn sẽ có thể gắn bó lâu dài.

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề