Khi vật nuôi bị bệnh có nên tiêm vacxin không

Vắc-xin là chế phẩm thường được dùng cho trẻ nhỏ để bảo vệ khỏi những bệnh nguy hiểm, thường có khả năng gây tử vong. Thông qua việc kích thích sự tự vệ tự nhiên của cơ thể, vắc-xin tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh nhanh hơn và hiệu quả hơn

Cơ chế hoạt động của Vắc-xin như thế nào?

Vắc-xin giúp hệ miễn dịch của bạn tấn công các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn bằng cách chuẩn bị sẵn sàng cho hệ miễn dịch ứng phó với một số bệnh cụ thể. Từ đó, nếu vi-rút hoặc vi khuẩn tấn công cơ thể bạn sau này, hệ miễn dịch của bạn sẽ nhận diện được và biết cách chống lại.

Vắc-xin có an toàn không?

Vắc-xin rất an toàn. Nếu không tiêm hoặc dùng vắc-xin, con của bạn còn có thể bị tổn hại về sức khỏe hơn nhiều do một bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Tất cả vắc-xin đều được kiểm tra độ an toàn một cách nghiêm ngặt, bao gồm cả các thử nghiệm lâm sàng, trước khi được đưa ra sử dụng rộng rãi. Các quốc gia sẽ chỉ đăng ký và phân phối vắc-xin đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chặt chẽ về chất lượng và độ an toàn.

Tại sao tôi cần đưa con đi tiêm chủng?

Vắc-xin có thể cứu mạng sống của con người. Chỉ riêng vắc-xin sởi ước tính đã giúp ngăn chặn tử vọng cho hơn 21 triệu người từ năm 2000 đến 2017. Vắc-xin sẽ giúp bảo vệ con bạn khỏi các bệnh nguy hiểm hoặc nguy cơ bị tử vong, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch đang phát triển như trẻ sơ sinh. Bạn cần phải tiêm chủng cho con mình. Nếu không tiêm chủng thì những bệnh lây nhiễm cao như sởi, bạch hầu và bại liệt, những bệnh đã từng được xóa sổ tại nhiều quốc gia trên thế giới, sẽ có nguy cơ bùng phát trở lại.

Liệu cơ thể của con tôi có tiếp nhận được tất cả các loại vắc-xin?

Có. Nhiều cha mẹ lo lắng rằng nhiều vắc-xin có thể làm quá tải hệ miễn dịch của trẻ. Nhưng trẻ em tiếp xúc với hàng trăm loại vi trùng hàng ngày. Thực tế là, bị cảm lạnh hay đau họng sẽ tạo áp lực lớn hơn đến hệ miễn dịch của con bạn hơn là tiêm chủng.

UNICEF

Bạn vẫn cần phải tiêm chủng cho con. Mặc dù những bệnh này có thể đã được xóa sổ ở quốc gia hay khu vực bạn đang sinh sống, nhưng chúng ta đang sống ở một thế giới ngày càng kết nối nhiều hơn, điều này nghĩa là dịch bệnh có thể lan từ nơi này sang nơi khác.

Miễn dịch cộng đồng là gì?

Nếu trong cộng đồng bạn sinh sống  có đủ số người được tiêm chủng một bệnh nào đó, thì cộng đồng đó có thể đạt tới mức độ miễn dịch cộng đồng. Khi cộng đồng được miễn dịch, dịch bệnh không thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác vì phần lớn mọi người đã được miễn dịch. Miễn dịch cộng đồng tạo ra một tầng bảo vệ chống lại bệnh cho cả những người chưa được tiêm chủng, như trẻ sơ sinh.

Miễn dịch cộng đồng có thể phòng ngừa, ngăn chặn bùng phát và lây lan dịch bệnh. Bệnh ngày càng hiếm xảy ra và thậm chí có thể hoàn toàn biết mất không còn tồn tại trong cộng đồng.

Vắc-xin có thể khiến con của tôi bị ốm không?

Vắc-xin cực kỳ an toàn, những tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc-xin rất hiếm. Hầu hết các triệu chứng ốm mệt hay khó chịu sau khi tiêm vắc-xin rất nhẹ và tạm thời, ví dụ như hơi đau nhức ở nốt tiêm hoặc sốt nhẹ. Những triệu chứng này có thể được kiểm soát bằng việc dùng thuốc giảm đau do bác sỹ kê, hoặc đắp khăn lạnh lên nốt tiêm. Nếu cha mẹ cảm thấy lo lắng, cha mẹ cần phải hỏi bác sỹ hoặc nhân viên y tế. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng không có bằng chứng nào cho thấy sự liên quan giữa vắc-xin và bệnh tự kỷ.

Vắc-xin có thể phòng ngừa những bệnh gì?

Vắc-xin bảo vệ con bạn khỏi những bệnh nguy hiểm như bại liệt – căn bệnh có thể gây liệt; bệnh sởi – căn bệnh có thể gây viêm não và mù; và bệnh uốn ván – có thể gây co cứng cơ kèm theo đau và khó nhai, khó bú (ở trẻ sơ sinh) và khó thở. Hãy tìm hiểu thêm về danh sách các vắc-xin phổ biến và những bệnh mà vắc-xin có thể phòng ngừa tại đây 

Tôi có thể trì hoãn, không đưa con đi tiêm chủng theo lịch tiêm chủng không?

Một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ con bạn là tuân thủ theo lịch tiêm chủng ở quốc gia mà bạn sinh sống. Nếu bạn trì hoãn và chậm không đưa con đi tiêm vắc-xin, bạn sẽ làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh cho con mình.

Tôi có thể để con tôi bị thủy đậu mà không cần đi tiêm vắc-xin?

Mặc dù thủy đậu là một bệnh nhẹ, nhiều bậc cha mẹ có thể vẫn còn nhớ bệnh này từ hồi họ còn nhỏ (vắc-xin thủy đậu lần đầu tiên được giới thiệu năm 1995), nhưng một số trẻ em vẫn có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong hoặc khuyết tật vĩnh viễn. Vắc-xin giúp xóa bỏ nguy cơ biến chứng từ bệnh thủy đậu, và phòng tránh trẻ mắc thủy đậu lây sang anh chị em ruột, bạn bè hoặc bạn cùng lớp.

Lịch tiêm chủng hợp lý được khuyến cáo cho trẻ em như thế nào?

Lịch tiêm chủng của mỗi quốc gia khác nhau, phụ thuộc vào loại bệnh nào là phổ biến nhất. Bạn có thể tìm hiểu tổng quan về các vắc-xin được khuyến cáo và ngày tiêm chủng từ trung tâm y tế ở địa phương, bác sỹ hoặc Bộ Y tế ở quốc gia bạn sinh sống.

UNICEF Viet Nam

Trong chăn nuôi việc phòng bệnh cho vật nuôi hết sức quan trọng, trong đó vấn đề sử dụng vacxin phòng bệnh cho vật nuôi là biện pháp tốt nhất để đảm bảo cho chăn nuôi phát triển bền vững và an toàn.

Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi sử dụng vacxin cho gia súc, gia cầm:

1.Vacxin là gì?

-Vacxin là thuốc thường được dùng để phòng bệnh cho động vật khoẻ, chưa mắc bệnh. Nếu tiêm cho động vật đó nhiễm bệnh rồi thì bệnh có thể phát sớm hơn, nặng hơn.Trường hợp ngoại lệ có thể dùng Vacxin khi mà động vật đã nhiễm mầm bệnh. Thí dụ: sử dụng Vacxin chống bệnh dại cho người đó bị chó dại cắn. Trường hợp này Vacxin đó tạo ra kháng thể chống Virut dại trước khi Virut lên não, gây bệnh và tiêu diệt Virut dại.– Vacxin phòng bệnh nào thì thường chỉ phòng được loại bệnh đó thôi, không phòngđược các bệnh khác. Thí dụ: Vacxin phòng bệnh dịch tả lợn thì chỉ phòng được bệnh dịch tả lợn, không phòng được bệnh đậu lợn.– Hiệu lực của Vacxin phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của động vật vì nó là kết quả đáp ứng miễn dịch của động vật. Vì lẽ đó, chỉ dùng Vacxin cho động vật ở trạng thái khoẻ mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và mãn tính khác, để tạo được trạng thái đáp ứng miễn dịch tốt.Trong các đợt tổ chức tiêm phòng chỉ chọn những động vật đủ tiêu chuẩn để tiêm nên khó có thể đạt tỷ lệ tiêm phòng 100%.

Cũng cần chú ý thêm rằng trong số động vật đạt tiêu chuẩn được sử dụng Vacxin không phải tất cả đều sinh miễn dịch tốt. Có một số động vật sau khi sử dụng Vacxin, do điều kiện ngoại cảnh có thể sinh miễn dịch kém, không có khả năng chống được sự xâm nhiễm của mầm bệnh và vẫn mắc bệnh. Tỷ lệ động vật tạo được miễn dịch chống bệnh gọi là hiệu giá bảo hộ, đó chính là hiệu lực của Vacxin.

2.Thời điểm dùng vacxin

– Bình thường không nên dùng Vacxin cho động vật quá non và thận trọng đối với động vật đang mang thai.Ở động vật non, các cơ quan đảm nhận chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể chưa hoàn chỉnh nên đáp ứng miễn dịch đối với Vacxin cũng yếu. Ngoài ra, động vật non còn có một lượng kháng thể thụ động do mẹ truyền cho, những kháng thể đó, có thể trung hoà kháng thể trong Vacxin, ngăn cản Vacxin tác dụng. Do đấy, chỉ sử dụng vacxin cho động vật ở lứa tuổi nhất định khi mà lượng kháng thể mẹ truyền cho đã phân huỷ gần hết. Nếu không có dịch đe doạ thì chỉ nên dùng Vacxin cho súc vật từ 2 – 7 tuần tuổi, dựng Vacxin càng muộn càng tốt.Khi có đe doạ buộc phải tiêm Vacxin sớm cho động vật non. Nhưng sau đó cần dùng Vacxin bổ sung.Ở động vật mang thai, trạng thái sinh lý có những thay đổi nên dùng Vacxin dễ gây những phản ứng mạnh và làm sảy thai. Đặc biệt không nên dùng Vacxin sống cho súc vật mang thai, nhất là các Vacxin Virut nhược độc.

– Thời gian tạo miễn dịch ở động vật: sau khi sử dụng Vacxin, động vật sẽ tạo được miễn dịch sau 2 – 3 tuần. Trong thời gian 2 – 3 tuần đó, động vật chưa có miễn dịch

đầy đủ, vẫn có thể mắc bệnh và phát bệnh. Hiện tượng đó có thể đưa đến những nhận định sai lầm, cho rằng Vacxin không có hiệu lực hoặc Vacxin gây ra phản ứng, Vacxin gây ra bệnh.

Cũng cần nói thêm: một số động vật đang mang trùng hoặc ủ bệnh, khi sử dụng Vacxin thì sẽ phát ra nhanh hơn.

Khi vật nuôi bị bệnh có nên tiêm vacxin không

– Chất bổ trợ của Vacxin: một số Vacxin được cho thêm chất bổ trợ với mục đích giữ lâu kháng nguyên trong cơ thể động vật, tăng sức miễn dịch và kéo dài thời gian miễn dịch. Chất bổ trợ thường dùng là keo phèn và Vacxin có keo phèn gọi là Vacxin keo phèn; một chất bổ trợ khác là dầu khoáng hoặc dầu thực vật trộn vào Vacxin tạo thành nhũ và gọi là Vacxin nhũ hoá. Khi sử dụng Vacxin nhũ hoá phải lắc đều và tiêm vào bắp thịt để ít gây ra phản ứng keo phèn hay Vacxin nhũ hoá khi tiêm có thể gây phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm: sưng, nóng, đau… sau một thời gian phản ứng sẽ giảm đi. Cần chú ý thao tác vô trùng khi dùng Vacxin để tránh nhiễm trùng cục bộ.Khi có phản ứng cục bộ có thể chườm chỗ nóng ở nơi tiêm và tiêm Cafein để giảm phản ứng mau hơn. Khi nơi tiêm bị nhiễm trùng gây apxe mủ thì phải trích và tiêm

điều trị bằng kháng sinh

– Một số Vacxin có thể gây phản ứng dị ứng. Phản ứng xảy ra nhanh sau khi tiêm. Động vật thể hiện: sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẩn trên mặt da (lợn). Phản ứng nhẹ thì sau thời gian ngắn sẽ hết phản ứng nặng có thể làm súc vật bị chết thường gọi là phản ứng quá mẫn.Nguyên nhân của dị ứng có thể do bản chất của động vật dễ bị dị ứng với chế phẩm sinh vật lạ đưa vào cơ thể, cũng có thể động vật đó tiếp xúc hoặc sử dụng những chế phẩm gây mẫn cảm tương tự hoặc bản chất của Vacxin.Để tránh phản ứng nặng, điều cần quan tâm là sau khi tiêm Vacxin phải theo dõi cẩn thận trạng thái sức khoẻ của đàn súc vật vài ba giờ liền. Nếu cú hiện tượng dị ứng thì phải xử trí ngay bằng các loại thuốc chống Histamin như: Dimêdron, Ephêdrin, Phenergan, Adrenalin…

– Liều sử dụng Vacxin: cần sử dụng Vacxin (cho uống, nhỏ mắt hay tiêm) đúng theo liều chỉ định đó ghi trên nhãn của lọ thuốc. Nếu tiêm thấp hơn liều quy định có thể làm giảm quá trình đáp ứng miễn dịch. Nếu tiêm liều cao hơn quy định có thể làm tê liệt miễn dịch hoặc gây ra phản ứng. Đối với Vacxin Virut nhược độc thường dùng liều giống nhau cho các lứa tuổi ở động vật. Còn Vacxin vi khuẩn phải dùng theo thể trọng theo tuổi mà cho các liều khác nhau.


– Số lần dùng Vacxin: khi dùng Vacxin lần đầu thì động vật sớm nhất sau một tuần mới có miễn dịch nhưng kháng thể hình thành chưa nhiều, và giảm đi rất nhanh.Để tránh nhược điểm đó, phải sử dụng Vacxin lần thứ 2 cách lần thứ nhất 3 – 4 tuần.Đáp ứng miễn dịch lần này sẽ mạnh hơn, chỉ sau 2 – 3 ngày lượng kháng thể đó tăng nhanh, hàm lượng kháng thể sau 1 – 2 tuần đó cao gấp nhiều lần so với đáp ứng miễn dịch lần đầu và kháng thể tồn tại lâu hơn.Như vậy đợt tiêm đầu tiên cho động vật nên gồm hai mũi tiêm cách nhau 3 – 4 tuần, có thể gọi là đợt tiêm sơ chủng. Tiêm như vậy, ta có thể khắc phục được những nhược điểm và miễn dịch kém ở động vật non.

Sau đó, để duy trì đáp ứng miễn dịch và nâng cao sức miễn dịch, cứ khoảng 4 – 12 tháng tiêm lại một lần cho động vật, tuỳ theo Vacxin, tuỳ theo động vật và tuỳ theo tình hình dịch tễ.

Khi vật nuôi bị bệnh có nên tiêm vacxin không

– Kết hợp Vacxin: một số Vacxin có thể dùng kết hợp, không phải trộn lẫn với nhau, mà tiêm cùng lúc ở các vị trí khác nhau, với những liều quy định, vẫn tạo được miễn dịch cùng lúc chống được mấy bệnh tương ứng với Vacxin được sử dụng, khụng gây ra phản ứng ảnh hưởng đến sức khoẻ động vật.Thí dụ: Trong các đợt tiêm phòng cho lợn, người ta vẫn cùng lúc tiêm 3 loại Vacxin: là Vacxin dịch tả lợn nhược độc Vacxin tụ huyết trùng keo phèn và Vacxin đóng dấu lợn (VR2). ở các trại gà công nghiệp có thể dùng cùng một lác Vacxin Niucatxon và Vacxin Gumboro cho đàn gà.

– Vacxin đa giá: có một số Vacxin được dựng theo phương pháp hỗn hợp cùng lúc vài loại Vacxin phòng vài bệnh, được gọi là Vacxin đa giá. Cách sử dụng hoàn toàn giống các Vacxin khác. thí dụ: Vacxin tụ dấu dùng cho lợn là hỗn hợp 2 loại Vacxin nhược độc phòng bệnh đóng dấu và phòng bệnh tụ huyết trùng cho lợn. Vacxin Tetradog (do hãng Rhụn-Pulenc) sản xuất phòng cùng lúc 4 bệnh ở chó: bệnh Carê, bệnh viêm gan do Virut, bệnh viêm ruột do Virut Parvo và bệnh xoắn trùng Lepto do trộn 4 loại Vacxin với nhau.


– Vacxin đông khô: Vacxin Virut nhược độc thường được đông khô để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và bảo quản. Trong cùng điều kiện bảo quản như nhau, Vacxin đông khô có thể giữ được lâu hơn Vacxin dạng tươi không đông khô. Tuy nhiên, khi vận chuyển hoặc bảo quản vẫn phải giữ Vacxin đông khô ở nhiệt độ từ 40C đến 100C. Khụng được để Vaxcin đông khô trong nhiệt độ thường.
Khi sử dụng phải pha Vacxin với nước cất vô trùng ở nhiệt độ thường, nước cất phải trung tính, (pH: 7 – 7,2) theo đúng liều lượng quy định cho mỗi Vacxin.

Khi vật nuôi bị bệnh có nên tiêm vacxin không

Vac Pac Plus chất ổn định lsy tưởng để bảo vệ vaccine

Vac Pac Plus Tối ưu hóa hiệu quả vắc – xin sống Ổn định môi trường pha vaccine hoạt động theo 3 cơ chế:1. Trung hòa các chất oxy hóa trong nước như clo, cloramine, phèn, gốc nitrate…2. Cân bằng pH trong nước pha

3. Cân bằng áp suất thẩm thấu trong nước pha do có chứa điện giải Na, K

Ưu điểm của chất ổn định nước pha vaccine Vac Pac Plus• Ổn định virus và vi khuẩn vaccine kéo dài đến 6h• Không chứa đường và protein động vật nên không tạo lớp màng, đóng cặn trong đường ống nước• Tinh thể hòa tan ngay lập tức sau khi pha, không mất thời gian chờ đợi. • Xử lý nước: Nhiễm kim loại nặng (phèn, sắt,….) và Nước có chứa NO + Nước có Chlorin,…• Màu xanh bám lâu bền trên lưỡi, lông gà.Cách sử dụng:Chỉ sử dụng cho vaccine sống pha nước uống.Lọ vaccine đông khô sau khi hoàn nguyên đưa về bằng nhiệt độ cơ thể, tiến hành pha Vac – Pac Plus với lượng nước định sẵn. Liều sử dụng: 1 gam Vac – Pac Plus pha với 10 lít nước.

Sau khi pha tinh thể Vac- Pac Plus tan ngay trong nước, lọ vaccine được hòa vào dung dịch và cho gà uống luôn.

3.Bảo quản vacxin– Vacxin phải trong các điều kiện quy định, là điều đặc biệt quan trọng quyết định chất lượng và hiệu lực của Vacxin. Các điều kiện bảo quản chủ yếu:+ Để trong tủ lạnh hay phòng lạnh với nhiệt độ: +40C đến 100C. Trong điều kiện đó giữ được Vacxin đến hạn dựng được ghi trong nhãn của lọ hoặc ống Vacxin. Nếu không bảo quản như vậy hạn dùng Vacxin sẽ rút ngắn hoặc mất hiệu lực ngay.+ Không được để Vacxin ở chỗ nóng, có ánh sáng mặt trời, vì như vậy, Vacxin sẽ mất hiệu lực. Vacxin đã rút từ lọ ra, đã được pha với nước cất không được cầm lâu trong tay và chỉ còn hạn sử dụng không quá 1 – 2 giờ nghĩa là phải dùng ngay.+ Không được giữ Vacxin ở độ lạnh âm, vì độ lạnh âm sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng Vacxin, đặc biệt với nút cao su, làm cho không khí và ẩm độ thấm vào các lọ Vacxin đông khô.+ Không được dùng Vacxin đã quá hạn ghi trên nhãn mác dù Vacxin có thể vẫn được bảo quản tốt…– Kiểm tra lọ Vacxin: trước khi sử dụng bất cứ lọ Vacxin nào cũng phải kiểm tra vật lý; màu sắc, độ trong hay đục, tuỳ theo loại Vacxin. Trước khi xuất xưởng, Vacxin đóđược kiểm tra vật lý, an toàn và hiệu lực. Nhưng quá trình vận chuyển, bảo quản tạiđịa phương có thể có những thay đổi ảnh hưởng đến tính chất, độ an toàn và hiệu lực của Vacxin. Thí dụ: do để Vacxin ở chỗ nóng và ẩm, nấm và vi sinh vật có hại sẽ mọc ở bên ngoài nút cao su và lan vào trong lọ, gây ra những sợi nấm. Vacxin như vậy phải huỷ bỏ.Những chi tiết cần xác định cho từng lọ Vacxin phải ghi trên nhãn của lọ:– Tên Vacxin có đúng với nhu cầu không.– Số lô số liều liều sử dụng.– Ngày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xưởng.– Thời hạn sử dụng, quy cách bảo quản.Những chi tiết này cần ghi vào sổ trước khi sử dụng để dễ tra cứu nếu như khi sử dụng có sự cố. Cũng nên đánh số lọ để biết thuốc nào cần sử dụng cho động vật nào của ai, ở đâu?Những hư hỏng trong lọ Vacxin cần biết để loại trừ:– Nút: chặt hay lỏng, nguyên vẹn hay bị rách, tình trạng lớp sáp phủ ngoài.– Lọ thuỷ tinh có bị rạn nứt không.– Tình trạng thuốc trong lọ: màu có bình thường không, vacxin có bị bẩn hay bị vón không, có vật lạ trong lọ thuốc (bụi than, côn trùng, sợi bông…), khi lắc lọ thuốc có thành một dung dịch đồng nhất hay vẫn chia làm 2 lớp (nếu Vacxin nhũ hoá hoặc keo phèn vẫn chia 2 lớp khi lắc là Vacxin đó hỏng, không dùng được).Khi kiểm tra thấy lọ thuốc đó thay đổi so với bình thường thì phải loại bỏ, tuyệt đối không sử dụng.– Thao tác và sử dụng Vacxin: Khi pha các loại Vacxin phải có dụng cụ: ống tiêm, kim, lọ thuỷ tinh và nước cất đều đó tiệt trùng. Dụng cụ khi hấp hoặc luộc tiệt trùng phảiđể nguội mới dùng. Trước khi pha thuốc, và dùng thuốc tay người cũng phải tiệt trùng bằng cồn 700. Nút cao su của lọ thuốc cũng phải sát trùng trước khi đâm kim qua. Vị trí tiêm trên thân động vật cũng phải sát trùng bằng cồn 700. Đảm bảo tốt ít vô trùng không những được nhiễm trùng nơi tiêm mà còn tạo được phản ứng miễn dịch cho động vật được tốt.Cần chú ý:Đối với Vacxin sống, các dụng cụ để pha thuốc và dùng thuốc đều phải để nguội, không được rửa bằng thuốc sát trùng: Khi dùng xong, dụng cụ phải tiệt trùng bằng đun nước sôi, rồi rửa bằng nước sạch (đun sụi để nguội).Đường cho thuốc vào cơ thể động vật mỗi loại Vacxin có quy định về đường cho Vacxin và liều dùng nghiêm ngặt, đòi hỏi người sử dụng phải tuân thủ.Các đường cho thuốc chủ yếu:– Cho uống Vacxin hoặc nhỏ mắt mũi như: Vacxin Laxụta phòng bệnh Niucatxon cho gà.– Tiêm dưới da như: Vacxin Niucatxon hệ I, Vacxin dịch tả vịt, Vacxin tụ huyết trùng keo phèn.

– Tiêm sâu vào bắp thịt như: Vacxin nhũ hoá phòng bệnh tụ huyết trùng trâu bò.