Khám cho mẹ sau sinh ở đâu

Sau khi rời khỏi bệnh viện hay các cơ sở y tế, mẹ vẫn phải quay l để tái khám sau khi sinh 1 tháng hoặc khoảng hơn 1 tháng nữa để kiểm tra sức khỏe sau sinh mổ đấy nhé. Chúng sẽ chẳng vất vả như lần vượt cạn mới đây của mẹ đâu.

Vậy mẹ cần biết những gì về việc kiểm tra sức khỏe sau sinh, chúng ta cùng tìm hiểu cùng POH nhé.

Tại sao mẹ cần kiểm tra sau sinh?

Sau khi sinh nở thì phụ nữ phải đối mặt với việc có các cơn đau nhức ở cơ thể. Không ít chị em vẫn tồn tại tình trạng chảy máu, đau bụng, đau ngực, đau âm đạo hay dịch âm đạo rỉ ra bất thường…

Mẹ cần liên hệ với bác sĩ để tránh khỏi những hậu quả khó lường, thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của chị em phụ nữ, các lần sinh nở sau…

Khám cho mẹ sau sinh ở đâu

Sau sinh, mẹ cần kiểm tra sức khỏe theo lịch hẹn với bác sĩ

Dù có bận rộn ra sao thì mẹ cũng đừng quên việc đi khám sức khỏe sau sinh nhất là kiểm tra sức khỏe sau sinh mổ. Mẹ có thể đăng ký chương trình khám sau sinh hoặc nhờ người thân nhắc nhở để đi khám đúng ngày hẹn. Khi đi khám, những mẹ bầu có thể đặt câu hỏi cho bác sĩ về sức khỏe của bản thân hay các vấn đề xung quanh đến bạn bé mới chào đời…

Ví dụ nên cho bé bú như thế nào, sau bao lâu có thể quay trở lại quan hệ tình dục… Chắc hẳn những bà mẹ mang thai lần đầu sẽ có nhiều điều muốn được bác sĩ tư vấn. Không chỉ dừng lại ở sức khỏe, mẹ bầu có thể được bác sĩ giải tỏa tâm lý, mẹ sau khi sinh nở có thể không ổn định về mặt cảm xúc.

Khám cho mẹ sau sinh ở đâu

Kiểm tra sức khoẻ sau sinh bao gồm gì?

Đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng và huyết áp của mẹ xem có bình thường hay không. Phần âm đạo được kiểm tra để tránh việc sa âm đạo sau sinh, thông thường bác sĩ sẽ có kiểm tra cường độ của cơ thịt sau sinh. Vết khâu tầng sinh môn có bị hiện tượng gì bất thường không.

Sản dịch là một thứ bắt buộc phải kiểm tra với các mẹ sau sinh. Vì từ đây mà bác sĩ có kết luận mẹ bị xuất huyết không, tình trạng khôi phục của tử cung ra sao.

Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng tử cung của mẹ xem đã ổn định chưa, có bị u hay không để có biện pháp điều trị kịp thời.

Khám cho mẹ sau sinh ở đâu

Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho mẹ sau sinh

Bên cạnh việc kiểm tra bụng, thì với những mẹ sinh mổ, bác sĩ sẽ xem xét vết mổ có hiện tượng đỏ sưng hay có chất gì bài tiết bất thường không… Vết mổ ở bụng sẽ chậm lành hơn so với các khu vực khác mẹ nhé.

Mẹ đã cho bạn bé bú trong suốt 1 tháng nhưng nhiều mẹ vẫn không để ý đến sự bất thường của phần ngực đâu. Bác sĩ vẫn sẽ kiểm tra ngực xem có u cục, sưng đỏ hay tiết dịch bất thường không….

Tư vấn sau sinh là rất cần thiết cho mẹ bầu chưa ổn định được tâm lý. Có những mẹ rất hạnh phúc vì bé yêu được chào đời, thế nhưng có những mẹ lại đang còn rất bỡ ngỡ, cảm thấy vất vả khi phải chăm bé… thậm chí là không được người nhà quan tâm san sẻ cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý vốn nhạy cảm.

Khám cho mẹ sau sinh ở đâu

Khám cho mẹ sau sinh ở đâu?

Như đã nói ở trên, công việc khám hậu sản là vô cùng quan trọng. Các địa điểm có dịch vụ khám hậu sản hiện nay khá nhiều, mẹ có thể hỏi nơi mẹ chọn để sinh em bé có dịch vụ này không để có thể đăng ký luôn. Ngoài ra, POH sẽ gợi ý cho mẹ những địa điểm uy tín sau đây:

  • Bệnh viện phụ sản Trung ương; Điện thoại: 024 38252161; Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Khoa sản Bệnh viện Bạch Mai; Điện thoại: 024 3869 3731; Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện phụ sản Hà Nội; Điện thoại: 024 3834 3181; Địa chỉ: 929 La Thành, Ngọc Khánh, Đống Đa, Hà Nội
  • Khoa Sản – phụ khoa Bệnh viện đại học Y Hà Nội;  Điện thoại: 024 3574 7788; Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội
  • Khoa Sản – phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec; Điện thoại: 024 3974 3556;  Địa chỉ 1: 458 Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Khoa Sản & Phụ khoa Bệnh viện Việt Pháp; Điện thoại: 024 3577 1100; Địa chỉ: Số 1, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Khám cho mẹ sau sinh ở đâu

Việc tái khám sau sinh là để chắc chắn sự hồi phục sau sinh của các mẹ vẫn diễn ra tốt đẹp sau khi đã trải qua quá trình mang thai và sinh nở. Quan trọng nhất, đây cũng là lúc các mẹ có thể hỏi hay thắc mắc bất kỳ vấn đề gì mình cần biết sau sinh.

Một số sản phụ rất ngạc nhiên hoặc thậm chí còn thất vọng về tính chất “quá nhanh gọn” của việc khám hậu sản và không có sự chi tiết, tưởng chừng như hơi qua loa. Vì vậy, để cho buổi tái khám thật sự hữu ích với mình, các mẹ nên chuẩn bị những thắc mắc hay băn khoăn trước khi đi khám để hỏi bác sĩ. Thậm chí nếu sợ quên do bận rộn hoặc quá mệt mỏi với những công việc sau sinh, các mẹ có thể ghi chúng vào tờ giấy và mang theo.

Tái khám sau sinh sẽ không chỉ giúp các mẹ kiểm tra được tình trạng sức khỏe đang hồi phục của mình mà còn giúp giải đáp những thắc mắc cần thiết dựa trên cơ sở khoa học đáng tin cậy từ các bác sĩ. Thời gian 6 tuần sau sinh cũng là khoảng thời gian khá ổn định cho cả mẹ và bé có thể ra ngoài đi khám. Vì vậy các mẹ nên lưu tâm đến giai đoạn này nhé.

Tái khám sau sinh giúp đảm bảo sức khỏe cho sản phụ.

Có nên đi tái khám sau sinh hay không?

Câu hỏi có nên tái khám sau sinh hay không được nhiều sản phụ đặt ra trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh. Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ người mẹ sau khi sinh em bé quay trở lại khám rất ít, một phần vì người mẹ cảm thấy tình trạng phục hồi cơ thể của bản thân rất tốt nhưng trên thực tế bạn phải kiểm tra mới biết chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân.

Ngoài ra các biện pháp tuyên truyền về việc tái khám sau sinh vẫn chưa thực sự phổ biến, nhiều người mẹ thậm chí còn không biết nên đi khám sau khi sinh để đảm bảo được sức khỏe của bản thân cũng như người nhà cảm thấy an tâm hơn

Sau đây là những lý do người mẹ nên đi tái khám sau sinh:

  • Đối với các bà mẹ sau khi sinh thường và sinh mổ, vết thương tại tầng sinh môn và vết thương mổ dễ bị nhiễm trùng, xuất huyết thậm chí là sốc nếu không được chăm sóc cẩn thận vì vậy bạn nên đi tái khám sinh để kiểm tra tình trạng các vết thương đó

  • Trong khoảng thời gian mang thai, tử cung của người mẹ phình to gấp 1000 lần, sau khi sinh, những tàn dư sót lại bên trong tử cung sẽ bong ra và đào thải, tuy nhiên sẽ có trường hợp các tàn dư đó biến tính tạo thành những nguy cơ gây nguy hiểm cho người mẹ. Vì vậy khoảng thời gian tái khám sau sinh được coi là thời điểm vàng để xác định tình trạng cơ thể và tránh những rủi ro về sau này.

  • Giúp người mẹ kiểm tra tình trạng sa tử cung, tổn thương chức năng đáy chậu, đau lưng, đau nhức vùng xương mu

  • Giúp người mẹ sàng lọc và điều trị những biến chứng ảnh hưởng xấu đến người mẹ có thể xảy ra sau sinh như tình trạng tăng cân không kiểm soát được, thiếu máu, viêm núm vú...

Ngoài ra người mẹ sẽ được tư vấn cũng như giải đáp tất cả những câu hỏi về các vấn đề sau sinh hoặc những gợi ý về cách chăm sóc trẻ dựa trên kết quả khám tổng quát của trẻ vì vậy mẹ nên liệt kê những điều cần hỏi bác sĩ trước khi đến thăm khám để tiết kiệm được thời gian thăm khám.

Khám cho mẹ sau sinh ở đâu

Siêu âm tái khám sức khỏe sau sinh.

Khám sức khỏe sau sinh sẽ khám những gì?

Không có lộ trình chính xác nào cho những việc sẽ được làm trong ngày tái khám của mẹ sau 6 tuần sinh bé. Bởi nó cũng có sự khác nhau giữa tình trạng của mẹ và cách khám của bác sĩ. 

Thông thường, tái khám sau sinh sẽ bao gồm:

  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát: Để biết rằng tình trạng chung trong những tuần đầu tiên của các mẹ là như thế nào? Các mẹ có gặp phải vấn đề gì không? Các mẹ có thấy cần thêm sự trợ giúp về vấn đề gì không?

  • Khám sàn chậu: Để xem vùng đáy chậu có ổn không? Hoặc nếu có vết khâu ở tầng sinh môn thì liệu nó đã lành chưa hoặc có gây khó chịu gì không? Các mẹ cũng có thể yêu cầu kiểm tra các cơ mà hoạt động mạnh trong khi sinh liệu đã trở lại trạng thái bình thường chưa? Nếu mẹ nào thấy biểu hiện của rối loạn chức năng sàn chậu như sự bất thường khi đi tiêu và đi tiểu (có thể có từ trước khi sinh)…

  • Kiểm tra vết mổ sau sinh: Nếu sinh mổ, liệu vết mổ có nhiễm trùng không? Nếu đã lành, bác sĩ có thể tư vấn thêm cho các mẹ cách làm mờ hoặc xóa bỏ vết sẹo hình thành từ vết mổ đó

  • Đo huyết áp: Huyết áp cao sau sinh rất nguy hiểm, các bác sĩ sẽ kiểm tra đề phòng trường hợp tiền sản giật sau sinh.

  • Kiểm tra tình trạng thay đổi cơ sau sinh: Để xem nó có còn không hoặc có bị ra nhiều nữa không? Bao giờ thì bắt đầu có kinh nguyệt trở lại?  Các mẹ sẽ được cân để xem cân nặng của mình có phù hợp với giai đoạn này hay không và nếu thừa cân, các mẹ có thể nhận được những lời khuyên về các bài tập thể dục hoặc chế độ dinh dưỡng giúp giảm cân, lấy lại vóc dáng trước khi mang bầu

  • Việc cho bú: Dù các mẹ cho con ăn sữa công thức hay sữa mẹ thì liệu có cần sự trợ giúp gì nữa không, ví dụ về cách pha sữa, tư thế cho con bú…Hoặc nếu mẹ nào bị thiếu sữa, họ có thể tư vấn cho các mẹ cách để có nhiều sữa hơn

  • Tư vấn biện pháp ngừa thai: Rất nhiều mẹ băn khoăn về việc ngừa thai đúng cách sau khi sinh nên đây là cơ hội tốt để nhận được những lời khuyên có ích, đảm bảo cuộc sống vợ chồng luôn hòa hợp và vui vẻ

Ngoài ra, các mẹ có thể nói bất cứ vấn đề nào của mình, có thể là những vấn đề liên quan đến sức khỏe, các bộ phận trên cơ thể hoặc thậm chí là những việc khiến bản thân mệt mỏi, chán nản, xuống tinh thần do chưa quen với việc chăm sóc trẻ nhỏ…Có thể bác sĩ hoặc người hỗ trợ sẽ giúp các mẹ cởi bỏ được những nút thắt của vấn đề một cách nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn



Khám cho mẹ sau sinh ở đâu

Khám cho mẹ sau sinh ở đâu

Khám cho mẹ sau sinh ở đâu

Khám cho mẹ sau sinh ở đâu

Khám cho mẹ sau sinh ở đâu