Khái niệm trừu tượng là gì

I. Ý TƯỞNG KHÁI NIỆM

Học về tư tưởng con người, nhưng có thể nhìn theo ba quan niệm khác nhau:

Luận lý học: Học những tư tưởng đã thành hình và định ra quy tắc về tư tưởng đúng.

Siêu hình học: Tìm giá trị tư tưởng khi nhận tức thực tại, khám phá bản tính tư tưởng [hữu hay vô chất].

Tâm lý học: coi tư tưởng như hiện tượng, sự kiện tâm linh. Nhìn tư tưởng thành hình thế nào.

1. Định nghĩa

a. Ổn định danh từ

Cần phân biệt một số danh từ: tư tưởng, ý tưởng, quan niệm, khái niệm, ý niệm.

- Tư tưởng: là hiện tượng thuộc về ý thức do kinh nghiệm và tự lực mà phát sinh ra [Đào Duy Anh]. Tư tưởng là cái gì bao quát, chỉ đời sống trí thức con người.

- Ý tưởng : Chỉ cái mình tưởng nghĩ tới trong trí [vật, người...]

- Quan niệm [conception]: có thể là động từ [thí dụ quan niệm vật gì] hay danh từ [thí dụ có quan niệm sai. Quan niệm để chỉ việc có ý tưởng [động từ], còn cái được quan niệm trong trí gọi là ý tưởng.

- Khái niệm: Là ý tưởng nhưng tổng quát và trừu tượng dùng trong khoa học và triết học. Có khi được thay bằng ý niệm.

b. Ý tưởng là gì ?

Là biểu thị tinh thần của một vật. Con người có thể có ý tưởng về bất cứ vật nào và cũng có ý tưởng về chính ý tưởng nữa.

- Ý tưởng thường nghiệm về người: Thí dụ đối với trẻ con, người là vật hai chân đáng sợ cũng có lúc dễ thương.

- Ý tưởng luân lý hay khái niệm là gì. Thí dụ: con người, theo nhà tự nhiên học là con vật có xương sống... còn theo triết gia thì lại là con vật có lý trí [hồn, xác], có ý thức, tự do, tình cảm...

2. Ý tưởng và hình ảnh

- Có điểm giống nhau, khác nhau:

* Giống nhau: là sự kiện tâm linh, cả hai đều giữ vai trò biểu thị [phân biệt các vật].

* Khác nhau:

+ Về nguồn gốc: thì ý tưởng là biểu thị tinh thần, còn hình ảnh sinh lý [khả giác].

+ Về tính chất: ý tưởng trừu tượng hơn hình ảnh.

+ Về áp dụng: Ý tưởng áp dụng cho nhiều vật chung cùng loại. Còn hình ảnh chỉ áp dụng một số.

3. Ý tưởng và ngôn ngữ

Nói chung, nơi con người, ý tưởng và ngôn ngữ thường đi với nhau. Có ý tưởng và được diễn tả bằng ngôn ngữ.

a. Điểm giống và khác nhau:

Ý tưởng và ngôn ngữ giống nhau ở tính cách biểu thị, giúp ta nhận thức được các vật.

Nhưng ý tưởng và ngôn ngữ khác nhau về cách cấu tạo. Ý tưởng thành hình do cuộc tinh luyện của trí khôn trừu tượng, còn ngôn ngữ do nhiều yếu tố: tâm lý [ý tưởng], sinh lý [phát âm], vật lý [trầm, bổng...]. Xét về tính chất thì ý tưởng trừu tượng hơn ngôn ngữ. Ngôn ngữ giống hình ảnh, người ta gọi ngôn ngữ là hình ảnh phát âm.

b. Ý tưởng và ngôn ngữ giúp nhau

- Ý tưởng giúp ngôn ngữ: Có cuộc tiến triển từ ký hiệu cảm xúc tới ký hiệu ý nghĩa, tới ký hiệu khái niệm [ngôn ngữ]. Tiến triển này cắt nghĩa được nhờ ý tưởng hay tư tưởng. Tư tưởng tạo nên liên tưởng, diễn tả điều nghĩ trong trí khôn.

- Ngôn ngữ giúp ý tưởng: ngôn ngữ ảnh hưởng tới tư tưởng nhiều. Ngôn ngữ diễn tả, thông đạt tư tưởng ngôn ngữ bảo tồn ý tưởng và phân tích ý tưởng. Nhưng cũng có khi ngôn ngữ làm sai lạc tư tưởng và bất lực vì không thể diễn tả [Thí dụ: dùng Pháp - Anh ngữ diễn tả nhiều khi không nổi].

II. TRỪU TƯỢNG VÀ TỔNG QUÁT HÓA. [hay khái quát hóa]

1. Nguồn gốc của tư tưởng

Thuyết duy nghiện [D.Hume, Condillae, taure] cho rằng thí nghiệm giác quan là điều kiện cần và đủ để làm thành hình ý tưởng hay tư tưởng.

Còn thuyết duy lý thì chối vai trò kinh nghiệm giác quan để thành hình ý tưởng. Họ đề cao vai trò lý trí. Thí dụ hình thức bẩm sinh của Platon, hay duy lý bẩm sinh của DESCARTES do lý trí hoạt động hoặc duy lý của Kant [hòa giải hai khuynh hướng duy nghiệm - duy lý] nhận kinh nghiệm và vai trò trí khôn.

Chúng ta nghĩ thế nào ?

Kinh nghiệm cần nhưng không đủ để ý tưởng thành hình. Lý trí cần, nhưng không đủ. Khả năng hiểu biết chỉ bẩm sinh nhưng cũng nhờ kinh nghiệm mới có nhận thức, ý tưởng.

2. Trừu tượng và tổng quát hóa.

Trừu tượng giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt tâm lý. Đây là chức năng phân tích và lựa chọn nên trừu tượng can thiệp vào rất nhiều tác động tâm lý [trí tuệ] như làm thành khái niệm, phán đoán... phân tích là một trong các công tác của trừu tượng. Tổng hợp là cái nhìn toàn thể đòi phải có trừu tượng để chọn đại cương, loại chi tiết.

Trừu tượng có cấp bậc như kim tự tháp, càng lên ngọn [đỉnh] thì càng trừu tượng và tạm chia thành ba đợt trừu tượng: khoa học, toán học và triết học. Tổng quát hóa là tác động tinh thần nhờ đó trí khôn tập trung vào một ý tưởng những yếu tố chung cho các vật cùng loại. Ở đây đối lập với cá thể hóa.

3. Nhược điểm của khái niệm.

Cái nhìn khái niệm là cái nhìn thiếu sót, nhìn khía cạnh này mà có thể thiếu khía cạnh khác.

Nhưng ý tưởng tổng quát hay trừu tưởng là cần cho đời sống tư tưởng [Khoa học, thực tiễn]. Ý tưởng trừu tượng là điều kiện cho ngôn ngữ phát triển. Đời sống đạo đức cũng cần đến ý tưởng trừu tượng [bỏ ích lợi nhỏ, riêng hướng đến công ích lớn hơn].

Video liên quan

Chủ Đề