chứng chỉ nghề 3/7 là gì

Trong khung trình độ quốc gia được chia làm 8 bậc. Trong đó có sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ,. Sơ cấp nghề đang được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn sau khi tốt nghiệp cấp 3. Vậy chứng chỉ sơ cấp nghề là bậc mấy? Các bước cấp chứng chỉ sơ cấp nghề như thế nào? Hãy cùng tôi tham khảo bài viết dưới đây!

Nội dung chính

  • Chứng chỉ sơ cấp nghề là gì?
  • Vì sao nên học sơ cấp nghề?
    • Tiết kiệm thời gian, chi phí học tập
    • Rèn luyện kỹ năng thực hành
    • Cơ hội việc làm rộng mở
  • Chứng chỉ sơ cấp nghề là bậc mấy?
  • Các bước cấp chứng chỉ sơ cấp nghề
    • Gửi mẫu chứng chỉ đến cơ quan nhà nước
    • Cấp phát chứng chỉ cho học viên

Chứng chỉ sơ cấp nghề là gì?

Chứng chỉ sơ cấp nghề là bậc học thấp nhất trong các trình độ. Học sơ cấp nghề là học về những kiến thức cơ bản nhất trong một lĩnh vực nghề nào đó, tạo điều kiện cho học viên có đủ kiến thức lý thuyết đơn giản và chủ yếu là chú trọng về kỹ năng thực hành, sau khi tốt nghiệp sẽ có khả năng tìm được những việc làm không đòi hỏi chuyên môn quá cao, hoặc nếu muốn học viên có thể học liên thông lên Trung cấp, Cao đẳng, Đại học ngành nghề mình muốn tùy theo khả năng.

Thời gian cho các khóa học ngắn hạn sơ cấp nghề trung bình là từ 3 tháng đến 12 tháng, có thể lên đến 18 hoặc 24 tháng phụ thuộc vào lĩnh vực cũng như tay nghề, sức khỏe và khả năng lĩnh hội của học viên.

Vì sao nên học sơ cấp nghề?

Tiết kiệm thời gian, chi phí học tập

Khác với hệ cao đẳng, đại học thì việc học sơ câp nghề rút ngắn thời gian học hơn rất nhiều. Đồng thời, khi tham gia khoá học, bạn có thể thực hiện thêm các công việc khác. Khi học sơ cấp nghề bạn sẽ được thực hành nhiều hơn so với việc học lý thuyết. Đảm bảo được chất lượng đầu ra để xin việc làm. Ngoài ra, bạn còn có thể vừa học vừa làm để có thể nâng cao trình độ chuyên môn vừa có thể kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.

Rèn luyện kỹ năng thực hành

Với khoá học sơ cấp nghề, bạn sẽ được thực hành, thực tế rất nhiều. Do đó, bạn sẽ nắm được những kỹ thuật thực hành máy móc, thiết bi thực tế và dễ nắm bắt được tính chất công việc. Đây là chương trình đào tạo chú trọng kỹ thuật và năng lực thực hành giúp cho học viên nắm được thành thạo những kỹ năng làm việc thực tế.

Cơ hội việc làm rộng mở

Thông thường các nhà tuyển dụng luôn có mong muốn tuyển dụng những học viên đã có tay nghề và kinh nghiệm để có thể làm việc luôn cho doanh nghiệp của mình. Với việc được tiếp xúc được thực hành trên máy móc thì những học viên hệ sơ cấp nghề sẽ có cơ hội xin việc làm cao hơn hẳn so vơi các cử nhân đại học. Thông thường, những bạn đươc đào tạo qua sơ cấp nghề sẽ nhận được nhiều cơ hội với mức thu nhập khá và ổn định khi làm việc tại các doanh nghiệp. Do đã được tiếp xúc nhiều với máy móc thực tế nên khi được nhận vào làm việc thì học viên sẽ tiếp thu được công việc nhanh hơn rất nhiều.

Chứng chỉ sơ cấp nghề là bậc mấy?

Chứng chỉ sơ cấp nghề là bậc mấy là câu hỏi của rất nhiều người. Trong khung trình độ quốc gia Việt Nam, cấu trúc gồm 8 bậc trình độ: Bậc 1- Sơ cấp I; Bậc 2 Sơ cấp II; Bậc 3 Sơ cấp III, Bậc 4 Trung cấp; Bậc 5 Cao đẳng; Bậc 6 Đại học; Bậc 7 Thạc sĩ; Bậc 8 Tiến sĩ. Đối với sơ cấp nghề bao gồm 3 bậc:

  • Bậc 1: xác nhận trình độ đào tạo của người học có kiến thức phổ thông, cơ bản. Kỹ năng thao tác cơ bản để thực hiện một hoặc một vài công việc đơn giản có tính lặp lại của một nghề xác định trong môi trường làm việc không thay đổi, với sự giám sát của người hướng dẫn. Ở bậc này yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 5 tín chỉ. Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 1 được cấp chứng chỉ sơ cấp I.
  • Bậc 2: yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 15 tín chỉ. Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 2 được cấp chứng chỉ sơ cấp II.
  • Bậc 3: yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 25 tín chỉ. Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 3 được cấp chứng chỉ sơ cấp III.

Các bước cấp chứng chỉ sơ cấp nghề

Gửi mẫu chứng chỉ đến cơ quan nhà nước

Hồ sơ gửi mẫu chứng chỉ đến cơ quan nhà nước bao gồm:

  • Công văn thông báo mẫu chứng chỉ kèm theo mẫu chứng chỉ,mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp [mỗi loại 03 bản]
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục hoặc giấy phép dạy nghề sơ cấp
  • Quyết định thành lập đối với tổ chức, giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Gửi đến các cơ quan có thẩm quyền: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nơi cơ sở đào tạo sơ cấp đóng trụ sở chính để báo cáo; chịu trách nhiệm về nội dung in trên mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp của cơ sở mình theo quy định.

Cấp phát chứng chỉ cho học viên

Sau khi có công văn công nhận về mẫu chứng chỉ đào tạo sơ cấp, phôi bằng thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức in, cấp phát chứng chỉ cho các học viên. Cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức in chứng chỉ sơ cấp, bản sao chứng chỉ sơ cấp theo mẫu phôi chứng chỉ đã phê duyệt để sử dụng cấp cho người học. Việc in phôi chứng chỉ sơ cấp, phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp phải đảm bảo chặt chẽ, an toàn, bảo mật và phải được lập sổ quản lý.

Trên đây là những thông tin về sơ cấp nghề.. Hy vọng, qua bài viết trên bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi chứng chỉ sơ cấp nghề là bậc mấy? Nếu bạn đang muốn lựa chọn nơi học sơ cấp nghề uy tín và tốt nhất hiện nay, vậy hãy nộp hồ sơ ngay Học viện Xây Dựng. Chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể phát triển được những kỹ năng và sự nghiệp một cách nhanh nhất.

Video liên quan

Chủ Đề