Hướng dẫn em bé chơi điện thoại

Báo động tình trạng trẻ nghiện điện thoại

Tình trạng trẻ nghiện điện thoại hiện rất đáng báo động, không chỉ ở trẻ vị thành niên mà cả những bé trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Nhiều phụ huynh không ý thức được những tác hại của việc nghiện điện thoại nên cho trẻ sử dụng mà thiếu sự kiểm soát. Trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều dẫn đến hiện tượng "nghiện", nếu không cho chơi, trẻ nhỏ sẽ mè nheo, ăn vạ, ở nhà thì không ăn cơm, không uống sữa. Với những trẻ lớn hơn, khi bị tước điện thoại, các em sẽ có những phản ứng quá khích, không kiềm chế được bản thân.

Các dấu hiệu đặc trưng của nghiện điện thoại là không thể dứt ra được khỏi suy nghĩ về những trò giải trí mà điện thoại mang lại, tận dụng mọi cơ hội để được sử dụng. Các em sẽ cảm thấy bồn chồn, ủ rũ, khó chịu hoặc dễ bị kích thích khi giảm thời gian, không được chơi, không được sử dụng điện thoại. Đối với trẻ nhỏ, xem điện thoại nhiều quá sẽ làm suy yếu khả năng ngôn ngữ và tương tác xã hội lành mạnh của trẻ; ngoài ra rất dễ bị ngộ độc về hình ảnh, hành xử giống nhân vật trong các trò chơi điện tử, trong phim ảnh. Đối với trẻ vị thành niên, việc nghiện điện thoại không chỉ gây ra các vấn đề về sức khỏe như đau nửa đầu, về lưng, về mắt mà còn ảnh hưởng đến học tập và sự phát triển nhân cách của các em.

Chị Nguyễn Hương ở Ba Đình (Hà Nội), có con trai học lớp 10 kể: “Để phục vụ cho việc đi lại và học tập của con, tôi đã mua điện thoại thông minh cho con dùng. Thế nhưng mấy tháng nay, tôi thấy tính tình, lịch sinh hoạt của con thay đổi hẳn. Con ít có nhu cầu trò chuyện với người thân, đi học về là ở trong phòng, đến giờ ăn gọi mãi mới xuống và lúc nào cũng cầm theo cái điện thoại, khi thì cắm tai nghe nghe nhạc vì bảo muốn thư giãn, học nhiều căng thẳng, lúc lại nhắn tin cho ai hoặc xem nốt bộ phim đang "hot"... Chị Trần Thanh Hà ở Hà Đông (Hà Nội) thì cho biết: “Bản thân tôi đã ngoài 40 tuổi mà vẫn còn nghiện điện thoại vì thế tôi rất sợ khi có điện thoại, con sẽ xao nhãng chuyện học hành nên không cho cháu dùng. Thế nhưng hằng ngày, tôi vẫn nghe cháu nói ở lớp giờ ai cũng có điện thoại, cô giáo còn lập riêng một nhóm Zalo của lớp để tiện trao đổi công việc".

"Vẽ đường cho hươu chạy đúng"

 “Tắt điện thoại đi”, “Tắt máy tính đi”... là câu mệnh lệnh vang lên trong nhiều gia đình hiện nay. Thế nhưng thực tế, nhiều phụ huynh cho biết không thể cấm con sử dụng điện thoại bởi nhiều trường hiện nay cho phép con mang điện thoại để phục vụ việc học tập. Mặt khác, các phương tiện giáo dục thông qua công nghệ ngày càng phát triển và điện thoại thông minh là một trợ thủ đắc lực. Thực tế, mỗi ngày có hơn 4.000 ứng dụng di động dành cho lĩnh vực giáo dục được viết ra, trong số đó khoảng 2/3 là miễn phí. Ngoài ra, điện thoại với các ứng dụng bây giờ có thể trở thành kính lúp, máy scan, màn hình trải nghiệm ảo...

Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, PGS, TS Trần Thành Nam, chuyên gia tâm lý cho rằng: “Sử dụng điện thoại có nguy cơ gây nghiện. Chúng ta đã dự báo được thì cần mạnh dạn thử nghiệm. Giống như việc giáo dục về giới tính và tình dục vậy. Không vẽ đường thì hươu vẫn chạy thôi. Giờ vẽ đường cho hươu chạy đúng”. Theo PGS, TS Trần Thành Nam, để trẻ sử dụng điện thoại phù hợp thì cần có những yêu cầu, mục đích, nội dung sử dụng rõ ràng kèm theo những quy định và nguyên tắc được báo trước cho tất cả các bên, kể cả phụ huynh học sinh. Bên cạnh đó, cần có hệ thống hỗ trợ quản lý, cảnh báo và ngăn chặn truy cập nếu thiết bị đang sử dụng sai mục đích, ứng dụng chuyên dụng được cài đặt trên điện thoại dành cho học sinh. Đồng thời, mỗi giáo viên phải là người truyền cảm hứng sử dụng công nghệ, trở thành người sưu tầm các ứng dụng dạy học được cập nhật và cũng phải tự nâng cấp các kỹ năng sử dụng ứng dụng quản lý việc này. Mỗi nhà trường và ngành giáo dục cần đưa các chương trình giáo dục mạng an toàn và năng lực công dân số vào nội dung dạy học.

Cùng với đó, các bậc phụ huynh cần tự trang bị kiến thức và kỹ năng để bảo vệ con em mình khỏi các nguy cơ trực tuyến; trao đổi với trẻ để đưa ra các nguyên tắc về sử dụng internet và điện thoại di động; hướng dẫn con cách giao tiếp an toàn trên không gian mạng, cách báo cáo sự việc với người lớn, cha mẹ, thầy cô khi gặp rắc rối trên mạng; khuyến khích con áp dụng các giá trị sống tích cực như tôn trọng, thấu cảm trong giao tiếp trên mạng; hướng dẫn con giải quyết vấn đề, xung đột trực tiếp, không sử dụng công nghệ. Cha mẹ cũng cần theo dõi các dấu hiệu bất thường của con, như: Thu mình, cảm xúc thay đổi đột ngột, những suy nghĩ ám ảnh lặp lại có liên quan đến hoạt động trên mạng để kịp thời can thiệp.

Công nghệ không gây hại khi có sự sát sao của cha mẹ, thầy cô. Hãy giúp con sử dụng điện thoại đúng cách, trở thành công cụ phục vụ cho các mục đích học tập và sáng tạo của trẻ, thay vì ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống của con.

KIM DUNG

Hướng dẫn em bé chơi điện thoại

Cai nghiện điện thoại nhờ đồ chơi trí tuệ cho bé, tại sao không?

  • Trang chủ
  • MyKingdom CẨM NANG
  • Cai nghiện điện thoại nhờ đồ chơi trí tuệ cho bé, tại sao không?

Thứ năm, 16/09/2021 14:15, (GTM +7)

Hướng dẫn em bé chơi điện thoại

Công việc bận rộn, quỹ thời gian eo hẹp... khiến nhiều phụ huynh đành "giao phó" con mình cho các thiết bị điện tử. Chính vì thế thực trạng ngày nay, có rất nhiều trẻ em được tiếp xúc khá sớm với tivi, điện thoại thông minh hay các thiết bị điện tử khác. Tuy nhiên, việc này không chỉ gây "nghiện" mà còn dẫn đến nhiều tác hại tiêu cực đến trẻ.

Vậy làm cách nào để giúp bé "cai nghiện" các thiết bị điện tử? Có nhiều cách khác nhau như cho bé tham gia nhiều hoạt động thú vị như đọc sách, làm vườn, đi siêu thị, chơi đồ chơi trí tuệ cho bé, đi công viên, bơi lội,... Trong đó việc sử dụng những món đồ chơi trí tuệ cho bé để bé vui chơi, giải trí lành mạnh được nhiều ba mẹ áp dụng. Hơn nữa, những đồ chơi này còn có tác dụng kích thích sự phát triển của tư duy, trí thông minh cùng nhiều kỹ năng quan trọng khác.

Cùng bài viết tìm hiểu những tác hại của thiết bị điện tử đối với trẻ và giúp bé tránh xa những thiết bị này bằng đồ chơi trí tuệ cho bé.

Những tác hại của thiết bị điện tử đối với trẻ nhỏ

Có thể thấy, các thiết bị điện tử mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống, công việc, học tập và giải trí. Tuy nhiên nếu chúng ta không kiểm soát hay "nghiện" thì chúng sẽ gây ra nhiều tác hại tiêu cực, nhất là với trẻ em.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Theo các chuyên gia về sức khỏe, phụ nữ mang thai và trẻ em không nên tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử. Vì chúng có chứa nguồn bức xạ tác động xấu đến sức khỏe.

Tác động đầu tiên dễ nhận thấy nhất chính là suy giảm thị lực và dễ mắc các bệnh về mắt. Bởi đôi mắt của trẻ rất yếu, không thể chịu đựng được cường độ ánh sáng mạnh của  các thiết bị điện tử. Hơn nữa, trẻ nhỏ lại không ý thức được việc phải ngồi xa mà thường xuyên dán mắt vào màn hình. Điều này khiến mắt trẻ bị khô, mỏi mắt, thậm chí mắc các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị...

Bên cạnh đó, trẻ thường có thói quen giữ nguyên một tư thế khi ngồi xem điện thoại. Điều này về lâu dài sẽ dễ gây ra tình trạng đau cổ, cổ bị lệch hay thoái hóa cột sống.

Ngoài ra các bức xạ của thiết bị điện tử còn có những ảnh hưởng xấu đến tim mạch, hệ thần kinh, làm suy giảm trí nhớ...

Hướng dẫn em bé chơi điện thoại

“Nghiện” điện thoại hay các thiết bị điện tử mang lại nhiều tác hại tiêu cực đến trẻ.

Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

Không khó để bắt gặp những hình ảnh ba mẹ dỗ con ăn, dỗ con nín khóc bằng điện thoại thông minh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ dễ cô lập bản thân với thế giới bên ngoài, ngại giao tiếp với mọi người, tạo khoảng cách với bạn bè, người thân trong gia đình.

"Nghiện" điện thoại, các thiết bị điện tử sẽ làm ảnh hưởng đến việc học hành, thậm chí còn dễ khiến trẻ mắc các bệnh nguy hiểm như trầm cảm, mất tập trung, rối loạn hành vi...

"Cai nghiện" thiết bị điện tử cho trẻ như thế nào?

Việc "cai nghiện" điện thoại cho trẻ cần phải có thời gian để trẻ dần dần thích nghi. Bạn có thể giúp bé tránh xa các thiết bị điện tử theo 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Giúp trẻ hiểu và nhận ra những tác động xấu của thiết bị điện thoại. Bạn có thể đưa ra những dẫn chứng, bằng chứng thực tế để trẻ tin tưởng và cảm thấy "sợ".

Giai đoạn 2: Tiếp theo, bắt đầu công cuộc "cai nghiện" điện thoại bằng việc giới hạn thời gian sử dụng. Thay vì lúc trước cho bé xem thoải mái, hãy theo dõi và chỉ cho bé xem dưới 2 tiếng/ ngày.

Giai đoạn 3: Cho bé tham gia nhiều hoạt động thú vị khác để thay đổi thói quen xem điện thoại hay dùng thiết bị điện tử khi rảnh rỗi. Cả nhà cùng lên kế hoạch vui chơi, giải trí bổ ích như đi chơi công viên, đi siêu thị, tham gia các hoạt động ngoại khóa, bơi lội, bày các trò chơi tại nhà hoặc mua những món đồ chơi trí tuệ cho bé...

Hướng dẫn em bé chơi điện thoại

Giúp bé tránh xa điện thoại bằng những món đồ chơi trí tuệ cho bé bổ ích.

Giúp bé tránh xa các thiết bị điện tử bằng đồ chơi trí tuệ cho bé

Bên cạnh những hoạt động giải trí thú vị ngoài trời, ba mẹ có thể sử dụng đồ chơi trí tuệ cho bé chơi. Đây là cách giúp bé tránh xa các thiết bị điện tử hiệu quả được nhiều ba mẹ áp dụng.

Những món đồ chơi trí tuệ cho bé phù hợp với lứa tuổi, sở thích sẽ cuốn hút trẻ. Từ đó, bé sẽ vui chơi, tập trung khám phá đồ chơi mới mà quên đi sự hiện diện của những thiết bị điện tử. Bên cạnh đó, đồ chơi trí tuệ cho bé với đa dạng màu sắc, hình khối rất tốt trong việc rèn luyện các kỹ năng vận động, phát triển tư duy và trí thông minh.

Khi cùng chơi đồ chơi trí tuệ cho bé với bạn bè, người thân khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ cũng phát triển, các mối quan hệ được mở rộng và tình cảm gia đình cũng gắn kết hơn.

Gợi ý những đồ chơi trí tuệ cho bé phù hợp

Ngày nay, đồ chơi trí tuệ cho bé được sản xuất rất nhiều chủng loại với nhiều thương hiệu khác nhau. Vì vậy, ba mẹ có thể thoải mái chọn lựa món đồ chơi phù hợp với độ tuổi và sở thích của bé nhà mình.

Theo xu hướng ngày nay, đồ chơi trí tuệ cho bé trai hay đồ chơi trí tuệ cho bé gái thường không phân biệt rành mạch. Tuy nhiên, nếu dựa vào sở thích và tính cách đặc trưng của bé trai và bé gái, ba mẹ có thể chọn loại đồ chơi trí tuệ cho bé phát triển trí thông minh và nhiều kỹ năng quan trọng một cách tốt nhất.

Đồ chơi trí tuệ cho bé gái

Những món đồ chơi vẽ, tô màu, đồ chơi thủ công, đồ chơi sưu tập... là những đồ chơi trí tuệ cho bé gái giúp kích thích trí tưởng tưởng và sáng tạo rất tốt. Hơn nữa, những món đồ chơi này với nhiều màu sắc bắt mắt cùng các nhân vật hoạt hình xinh xắn khác nhau sẽ tạo sự hứng thú và yêu thích cho trẻ.

Hướng dẫn em bé chơi điện thoại

Cho bé tập vẽ, tô màu cũng là cách hiệu quả để tránh xa điện thoại.

Đồ chơi trí tuệ cho bé trai

Với những bé trai hiếu động, yêu thích khám phá thế giới, ba mẹ hãy chọn cho bé đồ chơi thông minh qua các đồ chơi đóng vai như công trình xây dựng, xe cứu hộ, thế giới động vật... Còn những bé trai thích sự tìm tòi, ham học hỏi, hãy cho bé chơi các món đồ chơi lắp ráp, xếp hình, kỹ sư robot... Những món đồ chơi này vừa tăng sự tập trung, vừa rèn luyện IQ cho trẻ.

Hướng dẫn em bé chơi điện thoại

Đồ chơi trí tuệ cho bé giúp kích thích sáng tạo, tăng sự tập trung.

Có thể thấy, đồ chơi trí tuệ cho bé mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Thay vì suốt ngày cho bé "dán mắt" vào điện thoại, hãy dành thời gian cho bé mỗi ngày, và cho bé trải nghiệm nhiều món đồ chơi trí tuệ để có thể vừa học vừa chơi.

Tại Mykingdom, mỗi món đồ chơi đều được nghiên cứu kỹ lưỡng và thiết kế nhằm giúp bé phát triển mọi giác quan, khuyến khích trẻ năng động chơi, ham học hỏi và tìm tòi, luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối và thúc đẩy sự phát triển các khía cạnh khác nhau của trẻ được khuyến khích bằng cách chơi, mang đến cho trẻ sự lựa chọn an toàn khi thúc đẩy học tập và phát triển ở trẻ em.

Hãy đến ngay cửa hàng Mykingdom gần nhất và ghé thăm gian hàng đầy màu sắc của những món đồ chơi trí tuệ cho bé! Thông tin chi tiết cũng như cách thức đặt hàng online bạn có thể truy cập vào website của Mykingdom tại địa chỉ: http://www.mykingdom.com.vn