Học lớp luật sư

Học luật sư có khó không?

Sau khi tốt nghiệp cử nhân Luật, có rất nhiều định hướng khác nhau cho các bạn sinh viên, trong đó nên học luật sư hay công chứng viên là câu hỏi thường gặp nhất. Liệu việc học luật sư có khó không và chọn con đường nào là đúng đắn và phù hợp với bản thân? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Blog.TopCV để có lựa chọn hợp lý nhất nhé!

Luật sư là ai và muốn thành luật sư cần học những gì? 

Khi nhắc tới ngành Luật, luật sư là vị trí công việc phổ biến nhất, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu để làm luật sư cần học những gì và thực tế công việc luật sư ra sao. 

Khi tốt nghiệp Đại học ngành Luật, bạn mới chỉ là cử nhân Luật. Muốn trở thành luật sư bạn cần đi học lớp đào tạo luật sư, làm luật sư tập sự và thi đỗ chứng chỉ hành nghề. Trung bình mất khoảng 3-5 năm để một cử nhân luật chính thức trở thành luật sư và bắt đầu công tác

Trên thực tế, luật sư không phải công việc duy nhất mà cử nhân luật có thể lựa chọn sau khi ra trường. Ngoài luật sư, bạn có thể công tác tại bộ phận pháp chế của các tổ chức, doanh nghiệp, hoặc học các chứng chỉ chấp hành viên, công chứng viên, đấu giá viên, thừa phát lại…

Học luật sư có khó không? Học luật sư mấy năm thì có chứng chỉ hành nghề?

>>> Tham khảo: Học Luật ra làm gì ngoài luật sư? TOP 7 công việc ngành Luật

Giải đáp một số câu hỏi ngành Luật sư

Luật sư học khối nào?

Để trở thành luật sư, bạn cần có bằng cử nhân Luật tại các trường Đại học đào tạo ngành Luật [ví dụ như Đại học Luật Hà Nội, Đại học Kiểm sát Hà Nội, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật của Học viện Ngoại giao, Đại học Ngoại thương,…]. Hầu hết các trường đều tuyển sinh bằng các tổ hợp xét tuyển phổ biến: A00, A01, C00, D01, D03,… do đó nếu bạn còn phân vân muốn thi luật sư thì học khối nào thì dù học khối nào thì thí sinh cũng có thể thi vào khoa Luật tại các trường Đại học trên cả nước.

>>> Tham khảo: Thuật ngữ tiếng Anh ngành Luật | Từ điển chuyên ngành [P5]

Học Luật sư mấy năm để có chứng chỉ hành nghề?

Sau khi tốt nghiệp Đại học ngành Luật, nếu muốn trở thành Luật sư, bạn cần phải đăng ký học khóa học đào tạo Luật sư kéo dài 12 tháng tại Học viện Tư pháp và sau đó công tác tại vị trí luật sư tập sự của một văn phòng luật hoặc đoàn luật sư trong vòng tối thiểu 12 tháng

Tiếp theo, để có đủ điều kiện hành nghề luật sư, công dân cần:

  • Thi đỗ các bài thi trong kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư
  • Được Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp thẻ Luật sư
  • Được Bộ Tư pháp cấp giấy chứng nhận hành nghề Luật sư
  • Đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân hoặc tham gia vào một đoàn luật sư 

Trung bình một cử nhân Luật sẽ mất từ 3-5 năm để có được chứng chỉ hành nghề luật sư cũng như đủ điều kiện hành nghề luật sư kể từ lúc tốt nghiệp Đại học. Trong quá trình học và hành nghề tập sự, bạn cần lựa chọn cho mình hướng đi [tư vấn hay tố tụng, hình sự hay dân sự] cũng như một trong số các lĩnh vực luật để phát triển chuyên sâu.

Học Luật sư ở đâu? Luật sư cần học những gì? 

Học viên phải học lớp đào tạo Luật sư tại Học viện Tư pháp gồm 2 cơ sở Hà Nội và TP.HCM. Địa chỉ Học viện Tư pháp cơ sở Hà Nội nằm ở phố Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy còn cơ sở TP.HCM ở địa chỉ số 821 phố Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Khóa đào tạo luật sư gồm có những học phần cơ bản như sau

  • LS1: Luật sư và đạo đức nghề luật sư
  • LS2: Kỹ năng cơ bản của luật sư trong lĩnh vực tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án
  • LS3: Kỹ năng cơ bản của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự
  • LS4:  Kỹ năng cơ bản của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ, việc dân sự
  • LS5:  Kỹ năng cơ bản của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ việc hành chính
  • Khối kiến thức chuyên sâu: học viên tự chọn 2 trong số 12 học phần 
  • Thực tập cuối khóa
Học luật sư có khó không? Luật sư cần học những gì?

>>> Tham khảo: Học luật có nhất thiết phải theo nghề luật?

Học Luật sư có khó không?

Học luật sư có khó không là băn khoăn của rất nhiều cử nhân Luật sau khi tốt nghiệp. Trên thực tế, khối lượng kiến thức và kỹ năng của mỗi khối kiến thức bắt buộc rất lớn, ví dụ trong học phần LS3 – Hình sự, học viên sẽ phải học tới 9 chuyên đề kiến thức và 3 lần diễn án sơ thẩm, bao gồm

  • Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng và tham gia một số hoạt động điều tra
  • Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
  • Kỹ năng trao đổi với người bị buộc tội, bị hại và đương sự khác
  • Kỹ năng kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và cơ quan tổ chức khác
  • Kỹ năng chuẩn bị các công việc trước khi ra phiên tòa sơ thẩm
  • Kỹ năng của luật sư tại phiên tòa sơ thẩm
  • Diễn án sơ thẩm lần I
  • Kỹ năng của Luật sư trong giai đoạn xét phúc thẩm
  • Diễn án sơ thẩm lần II
  • Kỹ năng của luật sư trong vụ án về người dưới 18 tuổi
  • Diễn án sơ thẩm lần III
  • Thi kết thúc học phần

Do đó nếu thực sự muốn trở thành một luật sư, người học cần hết sức kiên trì và quyết tâm, bởi chặng đường học tập, hành nghề tập sự, thi chứng chỉ,… kéo dài ít nhất từ 3-5 năm sau khi tốt nghiệp không hề ngắn, đòi hỏi sự nỗ lực và chăm chỉ. 

>>> Tham khảo: TOP 5 kĩ năng cơ bản của ngành Luật

Nên học Luật sư hay công chứng viên?

Đây cũng là băn khoăn của nhiều cử nhân luật sau khi tốt nghiệp, bởi lộ trình để có chứng chỉ hành nghề công chứng viên cũng cần ít nhất 3 năm tương tự như chứng chỉ hành nghề luật sư với các giai đoạn: học lớp đào tạo công chứng viên tại Học viện Tư pháp [12 tháng] – hành nghề tập sự tại văn phòng công chứng hoặc sở Tư pháp địa phương [12 tháng] – thi đỗ bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng của Bộ Tư pháp. 

Nếu bạn còn phân vân nên học luật sư hay công chứng viên thì trước hết cần tìm hiểu cụ thể chi tiết công việc của mỗi hướng đi, tham khảo thêm sự trợ giúp của thầy cô giáo, các anh chị đi trước,… để có lựa chọn đúng đắn, phù hợp với tính cách và định hướng của bản thân, tránh lãng phí thời gian.

Điều kiện miễn đào tạo nghề công chứng viên

Chú ý, theo khoản 1 điều 10 Luật công chứng 2014, người đã có tối thiểu 5 năm hành nghề luật sư, hoặc người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên sẽ được miễn đào tạo nghề công chứng mà chỉ cần tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng kéo dài 3 tháng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng [thường là Học viện Tư pháp] trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.

>>> Tham khảo: Mẫu CV ngành Luật tiêu chuẩn

Hy vọng những chia sẻ của Blog TopCV về Học luật sư có khó không? Nên học luật sư hay công chứng viên đã giúp bạn chọn lựa được hướng đi đúng đắn. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Hãy truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí công việc hấp dẫn nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề