Quy định về quỹ hội cha mẹ học sinh

Năm học này, học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi [quận 4 - TPHCM] được học trong ngôi trường mới. Tuy nhiên, phụ huynh học sinh cũng phải đóng các khoản thu đầu năm lên tới 1 triệu đồng/học sinh

Quỹ phụ huynh học sinh thường bị các trường thu gộp với các khoản thu khác và thường được quy định như một khoản thu bắt buột.Sở GD-ĐT TPHCM vừa kết thúc đợt thanh tra thu tiền trường đầu năm tại 23 trường. Ông Nguyễn Văn Nam, chánh thanh tra sở, nhận xét: Quỹ phụ huynh học sinh thường bị các trường thu gộp với các khoản thu khác và thường được quy định như một khoản thu bắt buộc. Thực tế, hiện nay hầu hết các trường đều thu theo kiểu này. Tuy nhiên, với mức độ công tác của mình, thanh tra của sở chưa đủ phát hiện và chấn chỉnh.

Nhiều trường vi phạm tính tự nguyện

Thời gian qua, Báo NLĐ nhận được nhiều phản ánh của phụ huynh về vấn đề các trường thu quỹ phụ huynh theo kiểu thu gộp, thu bắt buộc. Ví dụ tại Trường Tiểu học Lương Định Của, quận 3 - TPHCM, phụ huynh được trường thông báo các khoản tiền đầu năm như: khen thưởng học sinh 150.000 đồng, phụ lương tạp vụ 20.000 đồng/tháng, giấy photocopy bài kiểm tra 300.000 đồng... Giải thích cho khoản thu phụ lương tạp vụ, bà Vũ Thị Mỹ Anh, hiệu trưởng nhà trường, cho rằng do hiện nay tiền lương của các bảo mẫu phục vụ chăm sóc học sinh quá ít, nên ban đại diện cha mẹ học sinh đã nhất trí cho thu thêm 20.000 đồng/tháng/học sinh để tăng thêm lương cho các bảo mẫu. Và các khoản còn lại, bà hiệu trưởng cũng cho biết đều đã được ban đại diện cha mẹ học sinh trường, lớp thông qua. Với cách làm này, phụ huynh không muốn đóng cũng khó lòng mà từ chối. Không chỉ có phụ huynh bức xúc mà ngay cả người trong ban đại diện cha mẹ học sinh cũng tỏ ý bất bình vì khoản đóng góp tự nguyện mang tính bắt buộc này. Một thành viên trong ban đại diện cha mẹ học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, quận 1 phản ánh với Báo NLĐ về việc ban đại diện cha mẹ học sinh trường này gửi thư ngỏ cho các phụ huynh về việc thu quỹ phụ huynh trường. Theo đó, để thực hiện 5 công trình: nâng cao điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị nhà trường; nâng cao hiệu quả học tập; nâng cao ý thức chấp hành nội quy nhà trường; tăng cường giáo dục toàn diện và chăm lo thầy cô giáo thì cần số tiền lên tới 179 triệu đồng. Do đó, mức đóng góp của mỗi học sinh là 200.000 đồng. Ngoài quỹ trường, phụ huynh học sinh còn phải đóng 100.000 đồng quỹ lớp, 20.000 đồng/tháng tiền hỗ trợ phục vụ bán trú... Cuối thư ngỏ còn có ghi chú: “Đề nghị quý phụ huynh đóng góp 200.000 đồng cho quỹ hội vào ngày họp 28-9. [Quý phụ huynh có thể đóng góp nhiều hơn 200.000 đồng...]”. Trong khi đó, theo quy định, việc đóng góp quỹ phụ huynh là hoàn toàn tự nguyện, nghĩa là ai đóng góp bao nhiêu thì tùy, không bắt buộc.

Không chịu công khai quyết toán

Trong nhiều năm qua, việc thu quỹ phụ huynh hết sức tùy tiện, gây bức xúc trong dư luận. Trước tình hình đó, Sở GD-ĐT quy định các trường chỉ được thu quỹ phụ huynh học sinh khi đề ra những công việc [còn gọi là công trình] cụ thể. Năm nay, đối phó với quy định đó, các trường đã đề ra hàng loạt công trình để thu hàng trăm triệu đồng của phụ huynh học sinhVấn đề dư luận quan tâm là hiệu quả sử dụng số tiền này như thế nào? Theo ông Nguyễn Văn Nam, trong trường hợp quỹ phụ huynh không dùng hết, phải công khai cho tất cả phụ huynh được biết. Tuy nhiên, qua kiểm tra, sở vẫn phát hiện nhiều trường chưa thể hiện tinh thần công khai dân chủ đối với khoản thu này.Thực tế có nhiều đơn vị đến cuối năm vẫn không chi hết tiền đóng góp của phụ huynh nhưng đầu năm lại cứ thu thêm.

Có phải sở “giơ cao đánh khẽ”?

Sai phạm của các trường đã quá rõ ràng và kéo dài khiến dư luận bất bình. Tuy nhiên, trong tháng 9 vừa qua, sở chỉ đi kiểm tra việc thu tiền đầu năm ở 23/1.200 trường. Và trong số 23 trường này, ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết: “Ở những nơi vi phạm, đoàn kiểm tra đã đề nghị trường khắc phục, sửa chữa. Sắp tới, sở sẽ đi kiểm tra lại xem các trường đã khắc phục như thế nào”. Điều đáng nói là đầu năm học, sở đã có văn bản đề nghị các trường thực hiện đúng việc thu chi theo quy định của sở. Tại sao khi đi kiểm tra vẫn có nhiều trường vi phạm? Ông Huỳnh Công Minh nói: “Tôi cũng không biết trả lời câu hỏi này như thế nào vì đó là việc thực hiện của các trường. Quan điểm của sở là khi thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện ở đâu vi phạm thì sẽ nhắc nhở, xử lý. Khi sở đi kiểm tra lại mà không thấy khắc phục, chấn chỉnh thì sẽ xử lý nghiêm”.

Gánh nặng

Tôi là một trong những người của ban đại diện Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, quận 1 - TPHCM. Ngay sau cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi cảm thấy rất bức xúc với những cách dựng lên một bộ phận được gọi là ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm để nhà trường sử dụng làm công cụ thu tiền của tất cả phụ huynh học sinh khác trong trường. Tôi thấy việc thu tiền quỹ trường không được đa số phụ huynh bằng lòng “tự nguyện” thực hiện, mà hầu như là sự bắt buộc thái quá.

Chúng tôi là những công chức chỉ làm công ăn lương, cho con cái học trường công lập đã đóng đầy đủ các khoản chi phí do sở GD-ĐT quy định, từ tiền cơ sở vật chất đến các loại phí liên quan, nay lại phải gồng mình gánh vác các loại quỹ trường, quỹ lớp như hiện nay thì thật sự là một khó khăn lớn.

Tôi là một trong những người của ban đại diện Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, quận 1 - TPHCM. Ngay sau cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi cảm thấy rất bức xúc với những cách dựng lên một bộ phận được gọi là ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm để nhà trường sử dụng làm công cụ thu tiền của tất cả phụ huynh học sinh khác trong trường. Tôi thấy việc thu tiền quỹ trường không được đa số phụ huynh bằng lòng “tự nguyện” thực hiện, mà hầu như là sự bắt buộc thái quá. Chúng tôi là những công chức chỉ làm công ăn lương, cho con cái học trường công lập đã đóng đầy đủ các khoản chi phí do sở GD-ĐT quy định, từ tiền cơ sở vật chất đến các loại phí liên quan, nay lại phải gồng mình gánh vác các loại quỹ trường, quỹ lớp như hiện nay thì thật sự là một khó khăn lớn.


[Trích thư một phụ huynh trong ban đại diện cha mẹ học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Huệ]

LTS: Vào đầu năm học mới, câu chuyện về việc trường học "tận thu" lại nóng lên khiến nhiều phụ huynh bức xúc.

Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Bước vào năm học mới, nhiều phụ huynh tất tả để lo chạy tiền cho con vào nhập học.

Ngoài những khoản tiền bắt buộc phải chi như tiền sách giáo khoa, tiền quần áo, giày dép, tiền học phí, tiền mua bảo hiểm thì còn hàng chục khoản tiền khác.

Khá nhiều trường học “tận thu” nhưng lại tránh mang tiếng thu tiền của phụ huynh nhiều nên tự “đẻ” thêm một số khoản tiền khác.

Ví như đã thu tiền quỹ hội phụ huynh lại thu thêm khoản tiền quỹ lớp.

Quỹ lớp, quỹ hội đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều phụ huynh. Ảnh minh họa: Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Nếu gộp chung hai khoản tiền phải đóng này thì số tiền cha mẹ các em bỏ ra một năm cho con phải tính đến bạc triệu.

Bởi thế, áp lực tiền trường đang đè gánh nặng lên vai các bậc cha mẹ. Khổ nhất là những gia đình có điều kiện kinh tế dưới mức trung bình. 

Nhập nhằng tên gọi quỹ hội phụ huynh và quỹ lớp

Quỹ hội phụ huynh chính là tiền mà cha mẹ học sinh ủng hộ để phục vụ việc học tập và sinh hoạt cho con em mình.

Số tiền thu được của mỗi lớp tùy từng trường quy định sử dụng. Có trường cho các lớp giữ lại khoảng 70%, 30% còn lại sẽ nộp về quỹ hội phụ huynh nhà trường.

Có trường lại thu 70% số tiền phụ huynh từng lớp ủng hộ, 30% còn lại để tại lớp. 

Con trẻ tựu trường rồi mà vẫn đầy ắp tâm tư

Có thể kể ra những khoản thầy cô sẽ chi từ số tiền quỹ hội giữ lại như photo tài liệu ôn tập, bồi dưỡng cho học sinh trong đội tuyển, chi bồi dưỡng cho các em giao lưu, tập văn nghệ, chi phần thưởng cho học sinh, hỗ trợ kịp thời học sinh gặp khó khăn…

Nhưng với số tiền để lại lớp quá ít như vậy nên các lớp [được nhà trường bật đèn xanh] mới “đẻ” thêm khoản tiền quỹ lớp.

Thế là, cha mẹ các em lại phải móc hầu bao đóng thêm một loại quỹ nữa là quỹ lớp.

Số tiền phải đóng quỹ lớp cũng không hề nhỏ. Cô con gái học tại một trường tư thục ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết mỗi tháng con phải đóng tiền quỹ lớp 100 ngàn đồng [tiền quỹ hội phụ huynh nhà trường đã thu đầu năm một triệu đồng].

Số tiền này, được chi cho việc photo tài liệu học tập, ủng hộ các phong trào của nhà trường, sơn, sửa, phòng vệ sinh, trang trí phòng nội trú…

Ở một số trường công lập ở Đồng Nai mức đóng tiền quỹ hội phụ huynh và tiền quỹ lớp có ít hơn [hai khoản khoảng 600 ngàn đồng/học sinh/năm].

Khá nhiều phụ huynh bức xúc “đã đóng tiền quỹ hội còn phải đóng tiền quỹ lớp. Quỹ hội với quỹ lớp khác nhau chỗ nào?”.

Khổ nỗi cũng chỉ là những tiếng bàn tán, xì xào bên ngoài chứ mấy ai dám lên tiếng vì họ lại sợ con mình bị để ý, bị trù dập.

Thế nên đa phần phụ huynh bảo nhau “nhắm mắt đóng cho xong để yên chuyện”.

Một số trường Trung học phổ thông ở Bình Thuận dù đã thu đồng loạt [mức thu bắt buộc] mỗi phụ huynh 250 ngàn đồng tiền quỹ hội phụ huynh nhưng mỗi lớp học vẫn thu tiền quỹ lớp riêng. Mức thu nhiều ít do từng lớp quyết định.

Cần xóa bỏ tiền quỹ lớp

Nhiều trường học hiện nay sử dụng nguồn kinh phí do cha mẹ học sinh đóng góp trái với tinh thần của Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT.

Cách đơn giản nhất để chống lạm thu

Thông tư quy định “Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp từ đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh theo nghị quyết cuộc họp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh lớp.

Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo nghị quyết của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường”.

Vì thế, theo đúng nguyên tắc sau khi phụ huynh đóng góp xây dựng kinh phí cho lớp sẽ thống nhất trích về trường bao nhiêu %.

Số còn lại sẽ để lớp hoạt động. Và nguồn kinh phí này gọi là quỹ lớp.

Nhưng trong thực tế, nhiều hiệu trưởng lại đứng ra quy định buộc các lớp phải nộp hết tiền phụ huynh đóng góp cho lớp về trường.

Sau đó nhà trường sẽ trích lại [khoảng 30%] cho các lớp. Số tiền quá ít này không thể giúp lớp hoạt động. Bởi vậy, tiền quỹ lớp đã ra đời. 

Xóa bỏ quỹ lớp ở nhiều trường học hiện nay không ai khác chính là Ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp, cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường.

Ngay trong biên bản cuộc họp phụ huynh đầu năm ở lớp cũng như ở trường, Ban đại diện phụ huynh cần cương quyết đề xuất ý kiến này.

Khi và chỉ khi phụ huynh đồng lòng thì dù muốn hay không, nhà trường cũng không thể làm khác.

Phan Tuyết

Video liên quan

Chủ Đề