Cao đẳng và đại học cái nào tốt hơn

Theo chia sẻ của những chuyên gia tư vấn tuyển sinh: Nên học Cao đẳng hay Đại học? hay Cao đẳng khác Đại học như thế nào? là vấn đề nhiều bạn thí sinh thắc mắc. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề trên qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Tìm hiểu chung về hệ học Cao đẳng và Đại học

Về hệ đào tạo Cao đẳng và Đại học, những chuyên gia tư vấn tuyển sinh cho biết:  Giáo dục đại học là sự tổng hòa của nguồn tri thức gắn với thực tiễn nghề nghiệp. Bằng đại học là một tiêu chuẩn cứng và được nhiều công ty và cơ quan dùng để xét tuyển.

Xét trên góc độ lý thuyết , học Đại học sẽ cung cấp nhiều kiến thức nhất so với các cấp học khác. Bên cạnh đó, chương trình học này cũng cần có sự tư duy cao hơn các cấp khác . Đây là lý do mà hầu hết các bạn thí sinh muốn chọn lựa hệ học này.

Hệ học Cao đẳng và Đại học thu hút nhiều thí sinh quan tâm

Hiện nay ở Việt Nam đại học được chia ra thành 2 loại. Bao gồm đại học công lập và đại học tư thục. Tuy nhiên, ở cả 2 hình thức, chất lượng đào tạo và đội ngũ giảng viên của trường đều được đánh giá theo kiến thức chuyên môn.Bên cạnh đó, hệ thống trường Đại học khá phong phú, đem đến nhiều chọn lựa cho thí sinh.  Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ năng lực để thi tuyển vào các trường đại học. Học sinh cần phải trải qua một kỳ thi tuyển gắt gao để đạt được ước mơ.

Cao đẳng là hệ đào tạo kiến thức chuyên môn về nhiều ngành nghề khác nhau ở mức độ thấp hơn bậc Đại học, với thời gian đào tạo từ 2-3 năm tùy chương trình đào tạo. Hiện nay, hệ Cao đẳng bao gồm: Cao đẳng chính quy, Cao đẳng nghề và Cao đẳng chuyên nghiệp.

Hệ Cao đẳng chính quy được hiểu là Cao đẳng thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trong hệ thống giáo dục Đại học, do Bộ Giáo dục và đào tạo quản lý.

Hình thức học Cao đẳng chính quy là học tập trung và liên tục theo quy chế của Bộ Giáo dục và đào tạo. Nội dung của chương trình đào tạo chuyên sâu về lý thuyết hơn thực hành. Cao đẳng nghề là hệ Cao đẳng thuộc hệ thống trường nghề, do bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý. Nội dung chương trình học tập chuyên sâu vào kỹ năng thực hành hơn lý thuyết.

Về thời gian học từ 2-3 năm tùy từng ngành, nghề đào tạo đối với thí sinh tốt nghiệp THPT; đối với hệ liên thông là 1 năm đối với thí sinh tốt nghiệp Trung cấp nghề và 1,5 năm đối với thí sinh tốt nghiệp trung cấp nghề khác nghề đào tạo.

>>> Tham khảo thêm: Những thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y mới nhất 2019

2. Giải đáp thắc mắc: Nên học Cao đẳng hay Đại học?

Để giúp bạn giải đáp vấn đề này, bài viết xin chia sẻ một số ưu điểm và hạn chế của chương trình Đại học với hệ đào tạo Cao đẳng. Cụ thể như sau:

Về ưu điểm

  • Tiết kiệm thời gian: bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm một năm học đại học và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn sớm hơn những bạn đang theo đuổi hệ giáo dục Đại học 4 năm trở lên.
  • Bên cạnh đó, với những ngành nghề nghề không nhất thiết cần phải có bằng Đại học như: kỹ thuật, cơ khí, chế tạo máy, công nghệ thông tin, dược, y tá, trợ lý bác sĩ v.v… sinh viên chỉ cần có những kiến thức cơ bản và ứng dụng để bước vào xã hội.
Hệ học Cao đẳng được đánh giá là có nhiều thuận lợi cho thí sinh
  • Hiện nay các nhà tuyển dụng không chỉ quan trọng bằng cấp mà còn chú trọng tới kinh nghiệm làm việc cũng như sự chuyên nghiệp trong công việc. Điều này cho thấy trong những ngành nghề nói trên, tốt nghiệp Cao Đẳng đôi khi đem lại cho các em một khả năng cạnh tranh vượt trội hơn những bạn cùng trang lứa.
  • Tiết kiệm chi phí: một số trường Cao Đẳng có học phí thấp hơn trường Đại học. Thêm vào đó, sinh viên có thể đi làm chỉ trong vòng 3 năm sau khi lấy bằng tốt nghiệp.

Có thể học Liên thông lên chương trình Đại học: Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Cao đẳng, học viên có thể Liên thông lên chương trình học Đại học để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

Về một số điểm hạn chế

Bên cạnh một số mặt thuận lợi thì hệ học Cao đẳng cũng có nhiều hạn chế so với chương trình đào tạo đại học. Cụ thể:

  • Khả năng cạnh tranh tại nơi làm việc: những ứng cử viên có bằng cấp Đại học luôn được các nhà tuyển dụng ưu tiên và trong nơi làm việc họ luôn được cân nhắc để thăng chức hoặc đầu tư đào tạo nâng cao.
  • Mức lương: Sinh viên Đại học luôn được cân nhắc trả lương cao hơn sinh viên Cao đẳng
  • Khả năng học lên cao hơn: Trong những năm trở lại đây, khả năng liên thông từ chương trình cao đẳng lên chương trình đại học đã hạn chế rất nhiều. Nhiều trường đại học hiện nay không chấp nhận sinh viên được học liên thông từ bậc cao đẳng. Do đó, khả năng học lên cao của các bạn sinh viên tốt nghiệp cao đẳng hiện nay không còn dễ dàng như những năm trước.
  • Sự hài lòng: Một kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên Đại học luôn đạt được sự hài lòng và tự tin trong công việc. Ngược lại, sinh viên Cao Đẳng chính vì sự chênh lệch về tiền lương và sự đánh giá của con người qua thước đo học vấn đã khiến họ bất mãn và kém tự tin hơn.

Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn có sự cân nhắc, đánh giá và chọn lựa hệ học phù hợp.

Cùng với việc chọn cho mình một ngành nghề phù hợp, câu hỏi nên xét tuyển Đại học hay Cao đẳng là thắc mắc được nhiều thí sinh và phụ huynh đặt ra. Đại học có phải là con đường duy nhất để thăng tiến và thành công? Bằng Cao đẳng liệu có thể tìm kiếm việc làm? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Xét tuyển cao đẳng và đại học

Để vào được đại học, thí sinh phải trải qua một kỳ thi tuyển THPT gắt gao. Và thật đáng tiếc, dù phải ôn luyện rất nhiều và từ rất sớm, nhưng không phải mọi thí sinh không thể vượt qua kỳ thi này. Ngoài ra, thời gian đào tạo đại học thường kéo dài từ 4 - 6 năm nên có thể ảnh hưởng khá đến điều kiện tài chính gia đình bạn. Ngoài ra, có nhiều trường đại học đã và đang áp dụng hình thức xét tuyển học bạ, mở ra cơ hội mới cho sinh viên đạt kết quả không tốt trong kỳ thi THPT

Xét tuyển hệ cao đẳng lại mang nhiều ưu điểm:

  • Phù hợp với năng lực của đa số học sinh.
  • Thời gian đào tạo ngắn chỉ 2 đến 3 năm.
  • Có cơ hội học liên thông đại học sau khi tốt nghiệp

Nếu lực học của bạn không đủ để vào trường đại học như ý, đừng ngần ngại xét tuyển hệ cao đẳng nhé. Dù đi đường vòng nhưng nếu nỗ lực cố gắng, bạn vẫn có cơ hội tìm kiếm được công việc tốt, nhất là khi thị trường tuyển dụng "thừa thầy thiếu thợ" như hiện nay

Tại các trường Đại học, ngoài các môn chuyên ngành, sinh viên phải mất khoảng 1 năm đầu để học những môn đại cương, hàn lâm. Giáo dục Đại học có 4 khối kiến thức chung, bao gồm: Chính trị, tư tưởng, ngoại ngữ, toán đại cương… có tổng cộng vào khoảng 30 tín chỉ. Gần như tất cả các trường đều học khối kiến thức chung này. 30 tín chỉ ấy chiếm mất khoảng 1 năm học. Những năm tiếp theo khi tiếp cận kiến thức chuyên ngành, hệ đào tạo đại học hướng bạn đến cách tư duy để tiếp cận kiến thức, do đó nhiều sinh viên thường bị nản chí, ra trường khó xin việc làm do kiến thức về công việc bị hạn chế.

Chương trình đào tạo tại các trường Cao đẳng lại đề cao tính thực tiễn, gắn liền với doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Chính bởi vậy, trong quá trình học, sinh viên sẽ được đào tạo một cách chủ động để học và nắm vững kỹ năng nghề. Chính bởi vậy sinh viên các trường Cao đẳng luôn dẫ dàng hòa nhập được với công việc thực tế ngay sau khi tốt nghiệp.

Chỉ so sánh riêng về thời gian học tập, thì đã có thể dễ dàng nhận định rằng học đại học tốn kém hơn rất nhiều so với hệ cao đẳng. Nhưng chi phí cũng chỉ là một khía cạnh để bạn đánh giá. Mỗi lựa chọn có lợi thế riêng, và tùy điều kiện và bối cảnh riêng của mỗi người mà lựa chọn nào trở nên tối ưu.

Bậc Cao đẳng thường tập trung vào việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp trong một ngành hẹp. Người tốt nghiệp ra có chuyên môn tốt, và bắt nhịp với công việc nhanh. Vì thế, họ nhanh chóng hòa nhập và đôi khi mức lương khởi điểm cao hơn người học hệ đại học. Đổi lại, người học ĐH được trang bị nhiều kiến thức nền hơn, vì thế khả năng thăng tiến về lâu dài thường cao hơn người học cao đẳng

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp không còn quá quan trọng vấn đề bằng cấp mà chú trọng đặc biệt đến khả năng tiếp cận, xử lý công việc. Do đó, học CĐ hoàn toàn có thể thăng tiến trong sự nghiệp. Chưa kể đến, nhiều người sau khi đi làm một thời gian lại tiếp tục học 2 năm còn lại để lấy bằng ĐH, thậm chí sau đó là bằng thạc sĩ hoặc cao hơn, khi họ có điều kiện về tài chính và thời gian tốt hơn.

Với những so sánh trên đây, hy vọng rằng các em có thể lựa chọn hướng đi đúng đắn cho bản thân trong tương lai

Video liên quan

Chủ Đề