Thi lại đại học nên bắt đầu từ đầu

Sau khi hoàn thành chương trình học tại các trường THPT, các bạn học sinh sẽ bước vào một kỳ thi quan trọng để bước chân vào giảng đường của trường đại học. Đề các môn của kỳ thi này sẽ dàn trải với lượng kiến thức xuyên suốt trong 3 năm học THPT. Chính vì vậy trước mỗi kỳ thi, các bạn học sinh cần phải dành ra một khoảng thời gian khá dài để ôn luyện. Tuy nhiên nhiều bạn không biết mình cần bao nhiêu thời gian để ôn thi? Nếu ôn muộn quá sẽ không thể nhớ hết kiến thức. Bên cạnh đó việc ôn thi quá sớm có thể làm các bạn quên đi một phần nào đó. Vậy khi nào bắt đầu ôn thi đại học là hợp lý?

Tiến trình ôn thi đại học hiệu quả

Để có thể đạt được điểm số như mong đợi trong kỳ thi vào đại học, các bạn cần phải trải qua một tiến trình ôn luyện. Tiến trình ôn thi này sẽ được chia thành 3 giai đoạn. Tùy theo năng lực cũng như mục tiêu của mỗi bạn mà thời gian dành ra cho 1 giai đoạn là khác nhau, cụ thể như sau:

►Giai đoạn 1 - Ôn luyện bao phủ tất cả các kiến thức cơ bản và trọng tâm đề thi đại học: Với những bạn có học lực khá, giỏi và luôn chú tâm nghe giảng cũng như học bài cũ trước khi đến lớp thì chắc chắn sẽ không phải mất nhiều thời gian cho giai đoạn này. Tuy nhiên với những bạn còn đang mơ hồ không biết mình nên bắt đầu ôn luyện từ đâu? Ôn những gì thì cần phải dành ra một khoảng thời gian khá dài cho giai đoạn này.

Bạn đang xem: Ôn thi lại đại học nên bắt đầu từ đâu

►Giai đoạn 2 - Thực hành giải đề thi: Sau khi đã nắm được hết những kiến thức cơ bản, bạn sẽ bắt đầu bước sang giai đoạn thứ hai đó là thực hành giải đề. Khi giải đề, bạn nên rèn luyện kỹ năng làm bài trong khoảng thời gian quy định, nhận diện dạng bài,…một cách nhuần nhuyễn.

►Giai đoạn 3 - Tổng kết lại những kiến thức đã ôn để chuẩn bị bước vào kì thi: Cuối cùng bạn sẽ ôn lại tất cả những kiến thức đã học trong thời gian ôn thi. Giai đoạn này sẽ không làm mất nhiều thời gian của bạn như lúc ôn tập ban đầu.

Nên bắt đầu ôn thi đại học từ khi nào?

Như vậy tiến trình ôn thi đại học sẽ trải qua 3 giai đoạn. Tùy theo năng lực và khả năng ghi nhớ kiến thức của mỗi bạn mà thời gian cần dành ra cho các giai đoạn sẽ khác nhau. Với những bạn có học lực tốt, khả năng ghi nhớ kiến thức nhanh thì chỉ cần khoảng 1 - 2 tháng để hoàn thành các giai đoạn của tiến trình ôn thi vào đại học. Tuy nhiên với những bạn học lực trung bình hoặc yếu kém và không có khả năng ghi nhớ kiến thức nhanh thì có thể mất khoảng 3 - 4 tháng. Sau khi biết mình nên ôn thi đại học thi đại học từ khi nào, bạn nên lưu ý một số những vấn đề sau để có thể ôn luyện thật tốt:

►Ngay từ khi bắt đầu năm học mới nên chú tâm vào các bài giảng trên lớp để không mất nhiều thời gian ôn tập lại.

Xem thêm: 26 Bài Văn Tả Quang Cảnh Sân Trường Trong Giờ Ra Chơi Ngắn Nhất

►Không nên chủ quan và nhảy cóc giai đoạn trong tiến trình ôn thi.

► Không nên ôn tổng hợp quá sớm khi chưa nắm chắc các kiến thức cơ bản cũng như cách giải các dạng bài tập vì sẽ dễ bị xáo trộn kiến thức.

►Khi ôn thi nên đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể và khoanh vùng kiến thức một cách khôn ngoan, đúng chiến lược.

Xem thêm: 4 Bài Văn Kể Cho Bố Mẹ Nghe Một Câu Chuyện Buồn Cười ] Em Gặp Ở Trường

Với những chia sẻ vừa rồi, chắc hẳn bạn đã biết khi nào nên bắt đầu ôn thi đại học thì hợp lý nhất? Bắt đầu ôn thi đúng thời điểm sẽ giúp bạn nắm được hết kiến thức mà không sợ sẽ quên hết khi bước chân vào phòng thi để có thể làm bài thật tốt và đạt được điểm số như mong đợi.

Thi lại đại học, dễ mà khó

Với tâm lý chủ quan, nhiều sĩ tử thi lại đến ba, bốn hay thậm chí là năm lần mà vẫn chưa "hoá được rồng".

Dễ thì dễ thật!

Không quá khó để tìm thấy những tấm gương thi lại với điểm số cao vượt hẳn so với năm trước, thế nhưng, để đạt được kết quả ấy, có thể nhiều người không biết, họ đã phải vượt qua nhiều áp lực như thế nào, trước hết là chính bản thân mình.

“Ôn thi lại, hơn hết, chúng ta có nhiều lợi thế về kiến thức sẵn có sau 3 năm trau dồi liên tục trên ghế nhà trường, đó là lượng kiến thức quan trọng nhất, bởi vì nó là nền tảng cho các kiến thức tiếp theo khi chúng ta học thêm, trau dồi thêm”. Nam [20 tuổi, sinh viên năm nhất] chia sẻ. Nam có thể được cho là một ví dụ tiêu biểu khi đạt số điểm 27, một số điểm hiếm hoi trong kì thi đại học năm 2010 vừa qua, chính thức trở thành tân sinh viên đại học Bách khoa Hà Nội. Với số điểm đại học khối A là 20 của năm 2009, cậu sinh viên này đã phải trải qua 1 mùa thi nữa căng thẳng để vào được ngôi trường mơ ước của mình.

Còn Lan, tân sinh viên của đại học Ngoại Thương lại chia sẻ thêm rằng “Kĩ năng là một trong những yếu tố quan trọng để đạt được điểm số cao trong mọi kì thi, kiến thức có thể cho là nền tảng nhưng kĩ năng lại là công cụ để thực hiện, để áp dụng nền tảng đó”. Kĩ năng rất dễ mất đi khi không được trau dồi thường xuyên, như trong toán học thì có kĩ năng tính toán, kĩ năng nhẩm, hay trong tiếng Anh thì lại có kĩ năng đọc lướt, đọc nhanh...”Và điều quan trọng, ôn thi lại đại học, chúng ta đã có một phản xạ vốn có trong các kĩ năng từ những năm ôn thi trước, nó giúp chúng ta rất nhiều trong quá trình ôn thi lại, việc chúng ta cần làm là phải rèn giũa thêm, bởi vì, như đã nói, kỹ năng là một yếu tố rất quan trọng”.

Một trong những lợi thế hơn cả, đó là thời gian. Cùng trong một khoảng thời gian là một năm, các thí sinh lớp 12 vừa phải học một lúc 9 môn học trên lớp cùng 3 môn thi đại học, đó là chưa kể đến kì thi tốt nghiệp với 6 môn bất kì mà đến tháng 4, các thí sinh lớp 12 mới chính thức được biết. Còn khi ôn thi lại, các sĩ tử sau kì thi “hoá rồng” không thành công, lại có trọn vẹn một năm chỉ để ôn ba môn cho kì thi năm sau, không phải đi học, không có áp lực về điểm số trên trường và quan trọng nhất là chế độ ăn, ngủ, nghỉ hợp lý để bảo đảm sức khỏe cho kì thi tới.

Nhưng khó thì cực khó!

Dễ như vậy, nhưng một điều rất lạ có thể thấy rằng, hàng năm, vẫn rất nhiều các sĩ tử thi lại đến nhiều lần nhưng vẫn chưa “hoá rồng”. Có thể cho rằng những cái dễ thì có thể thấy trước mắt, còn những cái khó thì phải vào “quá trình” mới biết được.

Áp lực sau kì thi cũ có thể coi là một trong những yếu tố tâm lý với nhiều người. Nhiều bạn có thể đón nhận những áp lực ấy từ bố mẹ, từ những người bạn, từ gia đình, họ hàng, hàng xóm và thậm chí là ngay chính bản thân. Sự thất vọng, sự hụt hẫng có thể mang tới một vết trượt dài về thời gian cho nhiều thí sinh sau một cuộc thi không thành công. Ngay cả khi muốn thi lại, nhũng áp lực đó lại khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi rồi lại nản chí, không tin vào bản thân. Đó là một trong những tâm sự của bạn Thành Trung -một trong những thí sinh thành công trong lần hoá rồng thứ hai. Thành Trung chia sẻ thêm: ”Để có thể vượt qua áp lực đó, cái quan trọng nhất là vượt qua bản thân, tin vàochính mình, đừng để ý những gì người khác nói và hãy nghe những gì mình nghĩ”.

Một trong những khó khăn nữa trong việc ôn thi lại, đó là sẽ không còn các thầy cô giáo trên lớp hướng dẫn, truyền tải cách giải các vấn đề vướng mắc và quan trọng hơn, sẽ không còn nhiều những người bạn để cùng chia sẻ những cái khó, để cùng trau dồi, tìm tòi và học hỏi. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân lớn khiến trong việc ôn thi lại một mình của nhiều sĩ tử gặp gián đoạn, một trong những nguyên nhân dẫn đến nản chí rất nhiều, nhất là khi gặp những vấn đề khó. Nhưng với kinh nghiệm của mình, Tuấn [Đại học Ngoại Thương] chia sẻ: “Không nên ngại ngùng với việc đi học thêm cùng các em lớp dưới, có các lớp ôn thi lại dành cho lớp 13, nhưng các lớp ấy chỉ thường mở tập trung vào những tháng sát ngày thi, như thế thì đã khá là muộn. Sang [Đại học Công Nghiệp] nói thêm: “Đi học thêm, không những có bạn, có thầy mà chúng ta còn được biết thêm về những đổi mới, những trọng tâm trong thi cử năm nay”

Nhìn vào cái dễ trước mắt là thời gian, chính điều đó đã hình thành nên tâm lý chủ quan của rất nhiều sĩ tử. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng nhất giải thích cho việc “hoá rồng” hụt nhiều lần của đa số các thí sinh. Với suy nghĩ “thời gian còn nhiều, học lúc nào cũng được” đã khiến cho rất nhiều bạn phí một khoảng thời gian không hề nhỏ cho việc ôn thi. Kiến thức và kỹ năng rất nhanh sẽ hao hụt theo thời gian và khi đã không còn thì rất khó để có thể lấy lại được, chưa kể đến việc bồi bổ thêm lượng kiến thức mới. Thậm chí, nhiều bạn đã bỏ hẳn một khoảng thời gian dài với những ý nghĩ như sau tết hay thậm chí là mấy tháng cận ngày thi mới ôn thì thực sự dường như là sai lầm. Hoa [Đại học Luật] cho biết:“Ngay từ lúc biết kết quả trong kì thi trước, nếu đã có ý định thi tiếp, bạn có thể dành cho mình vài ngày nghỉ ngơi và lập một kế hoạch chi tiết cho việc ôn thi lại, càng sớm thì càng giữ được lượng kiến thức và kĩ năng sẵn có”.

Cũng trong tâm lý chủ quan, nhiều bạn sang năm sau thi lại thường chọn những trường quá sức mình với suy nghĩ “học nhiều năm rồi thì phải thi trường cao hơn”. Suy nghĩ này nên được đặt là mục tiêu ngay khi bắt đầu đầu ôn thi lại. Nếu không, nên chọn những trường vừa sức mình, có thể như năm ngoái hay thấp hơn năm ngoái. Đây là một trong những chia sẻ của thầy Giang [giáo viên đại học Nông Lâm Thái Nguyên].

Trong những thí sinh thi đại học hàng năm, vẫn xuất hiện các sinh viên của các trường đại học, đó là những sinh viên thi lại với tham vọng được học trường cao hơn, hay trường mình yêu thích. Đây là một điều nên khuyến khích, nhưng cái khó, các sĩ tử này phải làm chủ được thời gian của mình khi một lúc vừa học trên giảng đường đại học, vừa học để ôn thi tiếp.

***

Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền” luôn là một câu nói đúng, nhất là dành cho các sĩ tử nói chung, hay những sĩ tử ôn thi lại nói riêng. Sau tết, chỉ còn chưa đầy 5 tháng nữa là một kì thi nữa lại bắt đầu, Mực Tím Online chúc tất cả các thí sinh, nhất là các thí sinh sau 1 năm hay nhiều năm thi nhưng chưa “hoá”, sức khoẻ tốt, kiến thức đủ để “hoá rồng” thành công.

Sei-Lu

muctim.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề