Hình phạt chính thấp nhất trong bộ luật hình sự là gì

Dựa trên những phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có nhiều quy định mới và đạt được nhiều thành quả đáng nghi nhận. Một trong số đó là quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp cụ thể. Những quy định này góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm ở nước ta.

Công ty Luật Thái An với mong muốn đem đến nhiều kiến thức pháp luật cho bạn đọc trên nhiều lĩnh vực, các luật sư của chúng tôi đã có bài viết tư vấn về quyết định hình phạt trong từng trường hợp cụ thể. Rất mong được bạn đọc đón nhận quan tâm.

Cơ sở pháp lý quy định quyết định hình phạt trong từng trường hợp cụ thể là Bộ luật Hình sự năm 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Khi bàn về khái niệm quyết định hình phạt, đã có nhiều quan điểm được đưa ra từ nhiều góc độ khác nhau. Việc hiểu quyết định hình phạt  như thế nào có vai trò quan trọng, thể hiện tập trung nhất chính sách hình sự của nhà nước. Dựa trên kinh nghiệm tranh tụng và nghiên cứu từ nhiều tài liệu khác nhau, chúng tôi xin được đưa ra khái niệm quyết định hình phạt  như sau:

“Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt để áp dụng cho người phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Cần lưu ý rằng quyết định hình phạt chỉ đặt ra đối với người phải chịu trách nhiệm hình sự mà không thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. 

Quyết định hình phạt trong một số trường hợp đặc biệt nhằm để đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật hình sự đối với người phạm tội. Sau đây là phần phân tích cụ thể:

Điều 54 BLHS 2015 đã quy định về trường hợp quyết định hình phạt này như sau:

1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

Như vậy, theo quy định này thì có hai trường hợp được quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng:

Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS.

Các tình tiết giam nhẹ hiểu theo cách rộng thì không chỉ có các tình tiết được quy định tại Điều 51 BLHS mà còn có thể là các tình tiết khác mà Tòa án xác định đó là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng thì chỉ xét đến tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51.

Như vậy, dù có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng chỉ có một hoặc không có tình tiết nào được quy định tại Điều 51 của BLHS thì không có căn cứ để quyết định hình phạt trong trường hợp này.

Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

Đối với hai trường hợp trên, nếu khung hình phạt được áp dụng là khung hình phạt duy nhất hoặc là khung hình phạt nhẹ nhất của các điều luật thì tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Điều này được quy định tại khoản 3 Điều 54 BLHS 2015.

===>>> Xem thêm: Các tình tiết giảm nhẹ đối với tội phạm hình sự.

Về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội được quy định tại Điều 55 BLHS 2015:

Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

1. Đối với hình phạt chính:

a] Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

b] Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyn đi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyn đi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

c] Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;

d] Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

đ] Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

e] Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.

2. Đối với hình phạt bổ sung:

a] Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

b] Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.

“Phạm nhiều tội” theo quy định tại Điều 55 được hiểu là trường hợp người phạm tội có nhiều hành vi phạm tội hoặc chỉ có một hành vi phạm tội nhưng thỏa mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau và bị xét xử cùng một lần về nhiều tội phạm được cấu thành tội phạm đó phản ánh.

===>>> Xem thêm: Các hình phạt đối với người phạm tội hình sự.

Đối với trường hợp người phạm tội có nhiều hành vi phạm tội khác nhau và mỗi hành vi đó cấu thành một tội phạm. Điều này đòi hỏi các hành vi phạm tội này có thể liên quan với nhau và được thực hiện để phục vụ cùng một mục đích. Hoặc tuy không có liên quan đến nhau để thực hiện nhằm các mục đích khác nhau.

Còn trường hợp người phạm tội có một hành vi phạm tội nhưng hành vi này lại cấu thành nhiều tội phạm khác nhau. Khi xét xử người phạm nhiều tội, tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội phạm theo các căn cứ quyết định hình phạt đã được đề cập ở phần trên, sau đó tổng hợp hình phạt đó để được hình phạt chung theo các quy định mà nhất là các nguyên tắc chung của tổng hợp hình phạt.

Trước khi đi vào phân tích, chúng tôi xin đưa ra khái quát các nguyên tắc chung của tổng hợp hình phạt. Theo đó, việc tổng hợp hình phạt có thể theo các nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc thu hút là nguyên tắc cho phép lấy hình phạt nặng nhất là hình phạt chung [hình phạt nặng nhất thu hút các hình phạt khác];
  • Nguyên tắc cộng một phần là nguyên tắc cho phép cộng hình phạt cao nhất với một phần hình phạt còn lại thành hình phạt chung;
  • Nguyên tắc cộng toàn bộ là nguyên tắc cho phép cộng toàn bộ các hình phạt để có hình phạt chung
  • Nguyên tắc cùng tồn tại tức là khi không áp dụng được ba nguyên tắc trên thì có nghĩa là không có tổng hợp hình phạt thành hình phạt chung mà các hình phạt phải được cùng chấp hành. Ví dụ như hình phạt trục xuất và hình phạt tiền không thể tổng hợp được với các hình phạt khác.

Sau đây là phần phân tích về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội đối với hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là hình phạt tù có thời hạn thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung. Hình phạt chung không được vượt quá 3 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn [điểm a khoản 1 Điều 55 BLHS]. Cách tổng hợp này là theo nguyên tắc cộng toàn bộ hoặc cộng một phần khi quyết định hình phạt.

Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỉ lệ 3 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 1 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung [điểm b khoản 1 Điều 55 BLHS]. Việc tổng hợp hình phạt theo cách này cũng theo nguyên tắc cộng toàn bộ

Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân hoặc tử hình thì hình phạt chung là tù chung thân hoặc tử hình [điểm c, điểm d khoản 1 Điều 55 BLHS]. Cách tổng hợp hình phạt này là theo nguyên tắc thu hút [hình phạt nặng nhất thu hút hình phạt nhẹ hơn]

Nếu có nhiều hình phạt tiền thì hình phạt chung là tổng các khoản tiền phạt [điểm đ khoản 1 Điểm 35 BLHS]. Cách tổng hợp này là theo nguyên tắc cộng toàn bộ.

Cần lưu ý: hình phạt tiền và hình phạt trục xuất không được tổng hợp với các loại hình phạt khác theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 55 BLHS. Quy định này là theo nguyên tắc cùng tồn tại các loại hình phạt khác nhau.

===>>> Xem thêm: Các căn cứ quyết định hình phạt.

Tại điểm a khoản 2 Điều 55 BLHS đã quy định: nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó theo nguyên tắc cộng toàn bộ hoặc cộng một phần; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền được cộng lại thành hình phạt chung theo nguyên tắc cộng toàn bộ.

Nếu các hình phạt đã quyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên theo nguyên tắc cùng tồn tại các loại hình phạt khác nhau. Điều này được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 BLHS.

Như vậy, các quy định trên được xây dựng trên cơ sở cụ thể hoác các nguyên tắc chung của tổng hợp hình phạt là nguyên tắc cộng toàn bộ, nguyên tắc cộng một phần, nguyên tắc thu hút và nguyên tắc cùng tồn tại.

Những kiến thức quan trọng nhất khi quyết định hình phạt trong từng trường hợp cụ thể đã được chúng tôi tổng hợp trong bài viết sau – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án là trường hợp một người đã bị kết án và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật, nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong thì lại bị xét xử về một vụ án khác. Do đó khi quyết định hình phạt về tội phạm đang bị xét xử, Tòa án phải tổng hợp với hình phạt của bản án trước chưa thi hành hoặc thi hành chưa xong, sau đó buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt chung cho các bản án.

Các trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án được quy định tại Điều 56 BLHS 2015, như sau:

1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tng hợp với phân hình phạt chưa chp hành của bản án trước ri quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lc pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Trong trường hợp một người đang phải chấp hành [chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong] một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt chung như quy định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Hình sự. Thời gian đã chấp hành của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

Trong trường hợp khi xét xử một người đang chấp hành một bản án [đã chấp hành, nhưng chưa chấp hành xong hoặc chưa chấp hành] mà lại phạm một tội mới, thì khi xét xử tội mới đó, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Hình sự.

Trường hợp này khác với trường hợp trên ở chỗ tội phạm bị xét xử sau là do người phạm tội thực hiện sau khi bị kết án, còn trường hợp trên thì tội phạm bị xét xử sau do người phạm tội thực hiện trước khi bị kết án. Hậu quả pháp lý của trường hợp tổng hợp này cũng nặng hơn trường hợp trên ở chỗ người bị kết án có thể chấp hành hình phạt trên 30 năm tù.

Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp các bản án. Tùy từng trường hợp cụ thể mà Chánh án Tòa án ra quyết định tổng hợp theo khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 56 Bộ luật Hình sự   như đã giới thiệu ở trên.

Trong trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật đều của cùng một Tòa án thì Chánh án Tòa án đó ra quyết định tổng hợp hình phạt.

Trong trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Tòa án khác nhau nhưng cùng cấp [cùng cấp huyện trong cùng một tỉnh hoặc khác tỉnh, cùng cấp tỉnh, cùng cấp khu vực, cùng cấp quân khu], thì Chánh án Tòa án ra bản án sau cùng [về mặt thời gian] ra quyết định tổng hợp hình phạt.

===>>> Xem thêm: Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự.

Việc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt được quy định tại điều 57 BLHS 2015:

1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, khi quyết định hình phạt, tòa án không những phải dựa vào các căn cứ quyết định hình phạt chung mà còn phải dựa vào quy định bổ sung cho trường hợp này. Cụ thể như sau:

Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định [khoản 3 Điều 57 BLHS].

Việc quy định khung hình phạt nhẹ và riêng cho trường hợp chuẩn bị phạm tội trong điều luật cụ thể và quy định áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm đối với trường hợp phạm tội chưa đạt mà điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình là những điểm mới về sự phân hóa trách nhiệm hình sự giữa hành vi phạm tội hoàn thành và hành vi phạm tội chưa hoàn thành trong BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999.

Giữa hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và trường hợp tội phạm hoàn thành của tội phạm nhất định cũng như giữa các trường hợp chuẩn bị phạm tội, giữa các trường hợp phạm tội chưa đạt với nhau có sự khác nhau về mức độ nguy hiểm cho xã hội do có sự khác nhau về mức độ thực hiện tội phạm cũng như do có sự khác nhau về các tỉnh tiết khiến tội phạm không thực hiện được đến cùng.

Do đó, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến tội phạm không thực hiện được đến cùng được coi là hai căn cứ bổ sung bên cạnh căn cứ chung là tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Quyết định hình phạt trong trường hợp này được quy định tại Điều 58 BLHS 2015:

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia của từng người đồng phạm vì tính chất của đồng phạm có ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm được cùng thực hiện còn tính chất và mức độ tham gia của mỗi người đồng phạm là yếu tố ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của mỗi người đồng phạm.

Tính chất tham gia được quyết định bởi vai trò của người đồng phạm, tác dụng của họ đến hoạt động chung của vụ đồng phạm. Thông thường, người tổ chức và người xúi giục có vai trò nguy hiểm hơn cả hoặc có trường hợp người thực hành cũng bị coi là có vai trò nguy hiểm nếu đã có những hoạt động đắc lực. Mức độ tham gia chỉ sự đóng góp thực tế của những người đồng phạm vào việc gây ra tội phạm cũng như hậu quả của tội phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ TNHS thuộc người đồng phạm nào tăng chi áp dụng đối với người đó. Đó là những tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội như tái phạm nguy hiểm, là người chưa đủ 18 tuổi phạm tội… hoặc là những tình tiết khác liên quan đến cá nhân từng người đồng phạm.

===>>> Xem thêm: Các tình tiết tăng nặng đối với tội phạm hình sự.

Trường hợp miễn hình phạt được quy định tại Điều 59 BLHS 2015 như sau:

Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

Miễn hình phạt đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội chỉ đặt ra cho những trường hợp nếu như việc áp dụng hình phạt là không cần thiết, không đạt được mục đích của hình phạt hoặc trái với nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam.

Trong thực tế có những trường hợp phạm tội, nếu áp dụng hình phạt đối với họ sẽ không đạt mục đích của hình phạt thì việc truy cứu TNHS hay áp dụng hình phạt đối với những trường hợp này là không cần thiết. Vì vậy pháp luật đã có những quy định để miễn hình phạt

Theo Điều 59, người bị kết án có thể được miễn hình phạt nếu thỏa mãn các điều kiện sau: Phải thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của BLHS năm 2015 [tức là người phạm tội phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 và phải là người giúp sức, phạm tội lần đầu trong vụ án đồng phạm mà có vai trò không đáng kể]; người phạm tội đáng được khoan hồng đặc biệt và người phạm tội chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

Những trường hợp được miễn hình phạt thường là những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng nhưng thuộc trường hợp ít nghiêm trọng không có hoặc có tình tiết tăng nặng nhưng không đáng kể mà lại có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể; người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả…

===>>> Xem thêm: Các trường hợp miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt

Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật Thái An về quyết định hình phạt trong trường hợp cụ thể. Xin lưu ý là sau thời điểm chúng tôi viết bài này, luật pháp đã có thể thay đổi các quy định liên quan. Hãy gọi tới Tổng đài tư vấn Luật Hình Sự. Bạn sẽ được tư vấn trực tiếp và chính xác nhất về các vấn đề liên quan tới tội phạm hình sự.

Hiến pháp nước ta và Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đều quy định về quyền được thuê luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư bào chữa hoặc người khác bào chữa”. Sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa, người phạm tội sẽ được bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

===>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Luật sư tại Công ty Luật Thái An

Luật sư Nguyễn Thị Huyền là Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Cử nhân luật Đại học Luật Hà Nội [tháng 6/2000]; Tốt nghiệp khóa đào tạo Học Viện Tư Pháp - Bộ Tư Pháp và mang thẻ Luật sư số 6459/LS cấp tháng 7/2011.Các lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư nước ngoài, Lao động, Dân sự, Hôn nhân và gia đình, Đất đai;

* Tố tụng: Dân sự, Kinh doanh thương mại, Hành chính, Lao động

Video liên quan

Chủ Đề