Nợ chú ý nhóm 2 là gì

Nhiều khách hàng vô tình bị xếp vào nợ xấu nhóm 2 của CIC khiến họ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn tiếp tục vay vốn. Nhưng họ lại không thực sự hiểu nợ xấu nhóm 2 là gì? Khi rơi vào nhóm này thì có tiếp tục được vay vốn hay không và ngân hàng nào sẽ cho họ vay là điều mà nhiều người thắc mắc.

Không ai lại muốn mình rơi vào trường hợp nợ xấu vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến những giao dịch khác của họ. Khi rơi vào trường hợp nợ xấu nhóm 2 thì khách hàng cần phải có cách xử lý khôn khéo với ngân hàng. Trong một số trường hợp, khách hàng vẫn có thể tiếp tục được vay vốn. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích xung quanh vấn đề nợ xấu nhóm 2. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nợ xấu nhóm 2 thực ra chính là hình thức nợ quá hạn ngân hàng. Các khách hàng có khoản nợ kể cả nợ lãi và nợ vốn quá hạn từ 10 đến 90 ngày hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn nợ lần đầu của khách hàng.

Theo quy định của Nhà nước thì nợ xấu nhóm 2 thực chất không phải là nợ xấu. Khi khách hàng rơi vào tình trạng nợ xấu nhóm 2 nghĩa là họ đang ở trong tình trạng báo động, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn nợ xấu.

Những nguyên nhân gây ra nợ xấu nhóm 2

Thực chất, để chuyển từ nhóm 1 sang nhóm 2 chỉ từ 10 ngày sang 11 ngày nên nhiều người nếu không chú ý sẽ rất dễ rơi vào nợ xấu nhóm 2 này. Có thể kể đến một số nguyên nhân chính như sau:

  • Khách hàng cần thanh toán tiền lãi nhưng khi đến thời hạn nộp lại quên.
  • Một số khách hàng có thời gian nhận lương và ngày đóng tiền lãi chênh nhau trên 10 ngày.
  • Gặp rắc rối khi chuyển tiền liên ngân hàng dẫn đến việc thanh toán tiền trễ trên 10 ngày.
  • Một số người chần chừ chờ đến cuối tháng rồi thanh toán tiền luôn cho tiện nhưng lại trên 10 ngày nên bị chuyển sang nhóm 2.

  • Số lượng người vay vốn tín chấp ngày càng nhiều. Bởi vì số tiền lãi ít nên họ ngại phải ra tận ngân hàng để đóng tiền.
  • Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng chi tiêu mà quên đi việc phải thanh toán tiền nên rơi vào tình trạng nợ xấu.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn rơi vào trường hợp nợ xấu nhóm 2?

Khách hàng cần lưu ý để tránh để mình rơi vào trường hợp nợ xấu nhóm 2 vì họ sẽ gặp nhiều rắc rối như:

  • Khách hàng phải đóng tiền khoản nợ hiện tại và đợi 12 tháng sau mới được trở về nhóm 1.
  • Nếu muốn vay vốn thêm hoặc vay vốn ở ngân hàng cũng rất khó khăn vì xét duyệt hồ sơ.
  • Nếu khách hàng đang vay ngắn hạn thì khả năng được đáo hạn lại vào cuối kỳ là rất thấp.

Rất nhiều khách hàng vô tình rơi vào nợ xấu nhóm 2. Vậy nếu chẳng may gặp phải tình huống này thì khách hàng nên làm gì? Việc đầu tiên chính là nhanh chóng ra ngân hàng thanh toán khoản nợ đó. Hãy nhớ đóng lãi đúng hạn, nếu có trễ thì cũng không nên quá 10 ngày.

Nếu khách hàng muốn vay thêm tiền thì phải nắm được thông tin ngân hàng nào cho vay nợ xấu nhóm 2 và những điều kiện kèm theo đó là gì.

Ngân hàng nào cho khách hàng nợ xấu nhóm 2 vay?

Vay tín chấp khi bị nợ nhóm 2

Nếu đã sử dụng dịch vụ vay vốn ngân hàng và không may rơi vào nợ xấu nhóm 2 thì hầu như các ngân hàng sẽ từ chối cho vay tiếp. Có một số tổ chức tài chính có thể hỗ trợ khách hàng vay vốn tiếp là:

  • Prudential Finance: Mặc dù có hỗ trợ cho khách hàng trong nợ xấu nhóm 2 vay vốn nhưng quá trình xét duyệt hồ sơ và đánh giá của tổ chức Prudential Finance rất khắt khe. Khách hàng cần chứng minh lý do mình trả chậm đối với thẻ tín dụng và chứng minh quá trình trả chậm của mình không lặp đi lặp lại nhiều lần đối với các khoản vay tín chấp.
  • FE Credit: Đây cũng là một trong số các tổ chức chấp nhận cho vay vốn đối với những khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 2. Dĩ nhiên, để đảm bảo an toàn thì quá trinh xét duyệt cũng rất khắt khe và số tiền được vay cũng không cao.

Vay vốn thế chấp khi bị nợ nhóm 2

Đó là trường hợp vay tín chấp, vậy nếu vay thế chấp mà rơi vào trường hợp nợ xấu nhóm 2 thì phải làm sao?

Hầu hết các ngân hàng đều không sẵn sàng cho vay nợ nhóm 2. Nhưng nếu bạn đáp ứng được các điều kiện như thu nhập tốt, có tài sản thế chấp tốt thì vẫn có một số ngân hàng chấp nhận cho vay như:

  • Ngân hàng quốc tế VIB
  • Ngân hàng Sài gòn thương tín Sacombank
  • Ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV
  • Ngân hàng Nông Nghiệp Agribank
  • Ngân hàng Sài gòn công thương SCB
  • Ngân hàng Bảo Việt

Để có thể được các ngân hàng chấp nhận cho vay vốn, khách hàng cần nắm vững các thông tin sau:

  • Cần có kế hoạch vay vốn rõ ràng, phương thức thanh toán nợ để ngân hàng không phải e ngại sau khi cho vay tiền rồi chuyển sang nợ xấu là điều sẽ không xảy ra.
  • Mục đích vay vốn rõ ràng.
  • Chứng minh được tình hình tài chính của mình ổn định.
  • Nắm rõ lịch sử tín dụng của mình: Khi nào phát sinh nợ nhóm 2, nợ nhóm 2 trong thời gian bao lâu,… để có thể giải trình với ngân hàng khi được hỏi.

Cách xóa nợ xấu nhóm 2

Theo quy định của ngân hàng thì không thể xóa nợ xấu nhóm 2. Bình thường thì thời gian để xóa nợ xấu nhóm 2 sẽ là 12 tháng và sau thời gian này thì lịch sử nợ xấu của bạn sẽ hoàn toàn biến mất trung tâm CIC.

Có rất nhiều vấn đề gây phiền phức cho khách hàng nếu chẳng may rơi vào trường hợp này. Khách hàng nên hạn chế tối thiểu khả năng rơi vào trường hợp nợ xấu nhóm 2 bằng cách chú ý đến thời gian phải thanh toán tiền nợ và nên sử dụng dịch vụ đáo hạn ngân hàng để trả nợ. Hy vọng bài viết sau đây của VNCB đã cung cấp các thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ các vấn đề liên quan đến nợ xấu nhóm 2.

Xem thêm bài viết:

  • Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân nhanh chóng nhất
  • Nếu vay tiền không trả sẽ phạm tội gì?
  • Nợ xấu có mua trả góp được không?

Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Chủ Đề