Vì sao cần phải cải tạo đất

Vì sao phải cải tạo đất? Cải tạo đất giúp bà con khai thác tối đa tiềm năng của đất, giúp đất phù hợp với từng loại cây trồng....

  • Tác giả: congnghecaogroup.vn

  • Ngày đăng: 30/03/2021

  • Xếp hạng: 4 ⭐ [ 51860 lượt đánh giá ]

  • Xếp hạng cao nhất: 5 ⭐

  • Xếp hạng thấp nhất: 2 ⭐

  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Độ phì nhiêu của đất nông nghiệp nước ta có sự giảm sút hàm lượng hữu cơ, lượng mùn trong đất nhanh chóng. Trước đây, rất nhiều loại đất có hàm lượng hữu cơ từ 2-3% phổ biến thì nay gần như không còn gặp. Những loại đất ở đồng bằng phù sa cũng chỉ còn trên dưới 1% hàm lượng hữu cơ. Ngoài ra, diện tích có nguy cơ bị hoang hóa cũng theo đó mà tăng đến gần 1/3 lãnh thổ, quá kinh khủng!

Xem chi tiết

Đất trồng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với nông nghiệp. Khi đất màu mỡ, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng thì cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Nhưng nếu đất chua, nhiễm mặn hay cằn cỗi, nghèo kiệt thì cây không thể cho năng suất cao được. Không có một mảnh đất nào là mãi mãi tươi tốt theo thời gian. Sau mỗi mùa vụ, đất trồng đều sẽ bị thoái hóa dần đi. Bao nhiêu dưỡng chất có trong đất đều đã nuôi cây lớn lên, ra hoa và kết trái. Vì thế điều mà bà con cần phải làm đấy là cải tạo đất. Vậy tại sao cần phải cải tạo đất trồng? Hãy cùng Giá Thể khám phá trong bài viết này nhé!

Tại sao cần phải cải tạo đất trồng?

Tại sao cần cải tạo đất trong nông nghiệp?

Đôi nét về tình hình canh tác đất nông nghiệp của nước ta hiện nay

Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của nước ta tự bao đời nay. Sự phát triển của nông nghiệp là gắn liền với sự đi lên, phát triển của kinh tế nước nhà. Và muốn có được một ngành nông nghiệp lớn mạnh, chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố đất. Tuy nhiên, chính đất trồng lại là vấn đề mà nhiều bà con đang gặp phải. Bởi lẽ, theo tình hình hiện nay cho thấy đất đang ngày một bị “vắt kiệt sức lao động”. Điều này là do bà con nông dân tiến hành canh tác đất một cách liên tục.

Thậm chí nhiều người vì những nhu cầu lợi nhuận mà họ lạm dụng phân bón hóa học, các thuốc BVTV tràn lan. Tệ hơn,một số đã áp dụng phương pháp trồng độc canh. Những điều trên khiến cho đất trồng của chúng ta trở nên suy thoái, bạc màu và khô cứng.

Theo thống kê thì có hơn 1,3 triệu ha đất bị suy thoái, khoảng 2,3 triệu ha đất có dấu hiệu suy thoái và hơn 6,6 triệu ha có nguy cơ suy thoái. Đây là một số liệu báo động cực lớn đến ngành nông nghiệp nước nhà. Trong khi đó có một sự thật ai cũng biết, đấy là nông nghiệp chỉ phát triển khi đất đai màu mỡ, phù sa. Như thế thì các vi sinh vật và động vật trong đất mới có đủ điều kiện để chúng sinh trưởng. Nhờ vậy mà năng suất cây trồng mới được nâng cao.

Cải tạo đất là điều quan trọng, cần thiết

Với những chia sẻ về tình hình canh tác đất nông nghiệp của nước ta hiện nay, có lẽ bạn cũng đã hiểu được tầm quan trọng của việc cải tạo đất. Cải tạo đất đấy chính là cách mà chúng ta khai thác và phát triển tiềm năng của đất trồng. Yêu cầu đất phải tạo ra được lương thực, thực phẩm để phục vụ cũng như nuôi sống con người. Khi chúng ta làm giàu cho đất, cũng có nghĩa là chúng ta đang góp phần vào việc phát triển kinh tế, làm giàu quốc gia.

Tình trạng mà đất thường gặp phải sau một thời gian canh tác là đất chua, đất mặn, cằn cỗi,.. Vì thế nên bà con nông dân không thể khai thác tối đa năng suất của cây trồng cho nông nghiệp. Do đó, cải tạo đất là điều cần thiết mà bà con phải hướng đến. Vậy nhưng để cải tạo đất hiệu quả thực không phải chuyện đơn giản. Muốn cải tạo đất sao cho tốt nhất, bà con phải đặt công sức, trí tuệ, vốn liếng của mình vào đó. Ngoài ra, có 4 yêu cầu ông cha ta khi xưa thường nói mà bà con cần quan tâm. Đấy là: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Trong quá trình canh tác, bà con đặc biệt phải lưu ý đến 4 điều đó nhé.

Một số biện pháp giúp bà con cải tạo đất tốt nhất

Một số biện pháp giúp bà con cải tạo đất tốt nhất

Trường hợp đất trồng bị thoái hóa sẽ được chia ra theo nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, bà con không thể áp dụng một cách cải tạo đất cho tất cả các tình trạng ấy. Mỗi loại đất sẽ có riêng những biện pháp cải tạo, khắc phục khác nhau. Nhưng điểm mấu chốt sau cùng vẫn chính là phải bổ sung một lượng lớn các chất mùn hữu cơ vào đất. Chất hữu cơ sẽ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng giúp cho đất tơi xốp, màu mỡ trở lại. Và sau đây, Giá Thể xin được tổng hợp cho bà con một số biện pháp cải tạo phổ biến nhé!

  • Cày sâu, bừa kỹ và bón phân hữu cơ. Cách làm này sẽ giúp tăng bề dày của lớp đất mà chúng ta canh tác.
  • Bón vôi để giúp đất khử chua.
  • Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục và thay nước thường xuyên. Với biện pháp này sẽ giúp hòa tan được các chất phèn trong nước. Ngoài ra, tháo nước có hòa tan phèn thì thay thế bằng nước ngọt.
  • Tiến hành làm ruộng bậc thang để hạn chế và ngăn ngừa các dòng nước chảy. Từ đó mà tránh được tình trạng xói mòn và rửa trôi.
  • Trồng xen cây phân xanh để tăng được độ che phủ đất.

Vì sao bà con cần cải tạo đất phèn,đất mặn?

Vì sao bà con cần cải tạo đất phèn,đất mặn?

Ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, lượng đất phèn và đất mặn chiếm diện tích rất lớn. Nó rơi vào khoảng 2,5 triệu ha. Tình trạng này xuất phát từ sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang ngày một tăng nặng nề, dẫn đến tăng diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn. Hơn nữa là khi vào những mùa khô, nước ngọt bị thiếu. Vì thế tình trạng này sẽ càng thêm trầm trọng và gây nguy hại đến cây trồng cũng như chất lượng của nông nghiệp.

Đất phèn, đất mặn – Hai loại đất này làm hạn chế đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Ngoài ra, nó còn tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất. Các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp đã đưa ra các phương pháp khắc phục, xử lý. Nhằm giúp cho người dân canh tác phần nào được thích nghi và an tâm hơn. Nếu chúng ta đẩy mạnh tiến trình nghiên cứu cải tạo với toàn bộ diện tích đất thì tiềm năng năng suất sẽ là rất lớn đấy nhé!

Trên đây là một vài chia sẻ của Giá Thể để giúp bà con trả lời câu hỏi: Tại sao cần cải tạo đất trong nông nghiệp? Tóm lại, muốn có được năng suất nông sản tốt, bà con phải tiến hành cải tạo đất. Việc cải tạo đất là vô cùng quan trọng và mang đến những lợi ích tuyệt đối. Hi vọng rằng những thông tin trên đây là bổ ích, có ý nghĩa với mọi người. Chúc thành công!

Xem thêm:

Các câu hỏi tương tự

Để cải tạo và bảo vệ đất trồng cần phải?

A. Canh tác tốt, công tác thủy lợi, bón phân hợp lý

B. Bón phân hợp lý

C. Bón vôi

D. Chú trọng công tác thủy lợi

Để cải tạo và bảo vệ đất trồng cần phải?

A. Canh tác tốt, công tác thủy lợi, bón phân hợp lý

B. Bón phân hợp lý

C. Bón vôi

D. Chú trọng công tác thủy lợi

Câu 9. Vì sao phải sử dụng đất trồng hợp lý?

a. Diện tích đất trồng có hạn, bị thu hẹp.

b. Dân số tăng nên nhu cầu lương thực thực phẩm tăng theo.

c. Giup nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

d. Đáp án a,b.

Câu 10. Những loại đất nào cần được cải tạo?

a. Đất sám bạc màu.

b. Đất đồi dốc.

c. Đất chua, phèn, mặn, đất sám bạc màu, đất đồi dốc.

d. Đất phù sa.

Câu 11. Đất sám bạc màu cần biện pháp cải tạo nào?

a.  Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ.

b. Làm ruộng bậc thang.

c.Trồng xen cây nông nghiệp giữa các cây phân xanh.

d. Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.

e.Bón vôi.

Câu 12a. Tác dụng của phân bón:

a.Bón phân làm cho đất thoáng khí

b.Bón phân nhiều cho năng suất cao

c.Bón phân đạm hóa học chất lượng nông sản mới tốt

d.Bón phân hợp lý, cây trồng mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt.

  Câu 12b: Phân bón gồm:

a.Phân xanh, đạm, vi lượng.

b. Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh .

c.Đạm, lân, Kali

d. Phân chuồng, phân hóa học, phân xanh.

Câu 13. Phân bón có 3 loại:

a. Phân xanh, phân đạm, phân vi lượng.

b. Phân đạm, phân lân, phân kali.

c. Phân chuồng, phân hóa học, phân xanh.

d. Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh.

Câu 14.Phân bón có tác dụng:

a. Tăng sản  lượng và chất lượng nông sản.

b. Tăng các vụ gieo trồng trong năm.

c. Tăng năng  suất, chất lượng sản phẩm và tăng độ phì nhiêu của đất.

d. Cả 3 câu trên.

Câu 15.Sắp xếp các loại phân bón vào đúng nhóm phân bón theo bảng .

a. Cây điền thanh.

b. Phân trâu bò.

c. Supelan.

d. DAP.

e. Phân lợn.

f. Cây muồng muống.

g. Phân NPK.

h. Nitragin[ chứa vsv chuyển hóa đạm]

i. Bèo dâu.

j. Khô dầu dừa.

k. Khô dầu đậu tương.

l. Urê [ phân bón chứa đạm]

làm hộ em đk sắp phải thi ờiiiiiii///cảm ơn đã giúp em nhaaa

Video liên quan

Chủ Đề