Hậu bối hay người thấp đai hơn trong karate gọi là gì

Ở số trước tôi đã giới thiệu về Shuri-te, Naha-te cũng như 2 hệ phái Karate đầu tiên, lần này tôi sẽ tiếp tục trình bày về những hệ phái phát triển sau đó. Tuy nhiên để giúp mọi người dễ phân biệt, tôi muốn liệt ra những điểm chính cần nhắc đến khi so sánh phái này với phái khác:

  1. Hơi thở: thở tự nhiên vs thở theo nhịp
  2. Tấn pháp: tấn cao vs tấn thấp
  3. Thủ pháp: tay nắm vs tay mở
  4. Chuyển động: thẳng vs vòng tròn
  5. Kata: Shuri-te vs Naha-te

Riêng về phần Kata, tôi muốn nói thêm là hệ thống Kata của Shuri-te và Naha-te khác nhau một trời một vực vì bên thì giống Nhật, bên lại giống Tàu. Nếu áp 5 điểm trên vào để so sánh Shorin-ryu và Shorei-ryu thì tôi nghĩ các bạn cũng dễ hình dung hơn rồi. Shorin-ryu của Chibana Chosin chuộng hơi thở tự nhiên, đứng tấn cao, tay nắm chặt, di chuyển trực diện và dạy Kata của Shuri-te. Trong khi đó, Shorei-ryu dạy môn sinh thở theo nhịp, đứng tấn thấp, tay mở ra, chuyển động vòng tròn và đi Kata của Naha-te.

Trong dàn hậu bối phát triển trực tiếp từ Shorin-ryu và Shorei-ryu, có khá nhiều phái mà hầu như karateka ở Việt Nam chưa bao giờ nghe tới, vì vậy tôi chỉ tập trung vào tứ đại hệ phái, bao gồm: Shotokan, Shito-ryu, Goju-ryu và Wado-ryu.

Shotokan Karate do Funakoshi Gichin [1868-1957] sáng lập sau khi đã học cả Shorin-ryu và Shorei-ryu. Mong muốn truyền bá Karate đến chính quốc Nhật, Gichin đã thực hiện nhiều thay đổi mang tính cách mạng mặc dù phải đối mặt với sự chỉ trích từ các bậc thầy khác của Okinawa. Thứ nhất, ông là người đã đề xuất thay đổi kanji của Tote [Đường Thủ] thành Karate [Không Thủ]. Thứ hai, Gichin áp dụng hệ thống võ phục và cấp đai của Judo vào Karate để dễ dàng phân loại môn sinh. Thứ ba, cách giảng dạy Karate hiện đại, bao gồm 3 nội dung Kihon, Kata, Kumite, cũng do ông phát triển. Với những đóng góp này, Funakoshi Gichin được coi là cha đẻ của Karate hiện đại.

Quay lại với Shotokan Karate, Gichin phát triển phái của mình chủ yếu từ căn bản của Shorin-ryu và một ít đặc điểm khác của Shorei-ryu. Cụ thể, Shotokan chuộng hơi thở tự nhiên, dùng kĩ thuật nắm tay, chuyển động thẳng, đi Kata của Shuri-te nhưng lại đứng tấn thấp. Thật ra thì việc kết hợp ưu điểm của tiền nhân cũng là chuyện bình thường, điều khiến Shotokan hơi bị “lạc loại” so với các phái Okinawa lại nằm ở chiến thuật ra đòn. Các phái Okinawa khác ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của võ Tàu nên họ chuộng tư tưởng ra đòn liên hoàn đến khi đối thủ gục ngã. Gichin thì lại đưa tư tưởng “nhất kích tất sát” của Kenjutsu vào Shotokan để nó trở nên gần gũi và dễ tiếp thu với người Nhật chính quốc hơn. Vì vậy nên môn sinh Shotokan khi ra đòn thường chỉ giới hạn trong vài động tác thôi.

Tương tự Funakoshi Gichin, một võ sư khác tên Mabuni Kenwa [1889-1952] cũng học cả Shorin-ryu và Shorei-ryu rồi lập ra phái riêng là Shito-ryu. Tuy nhiên, Shito-ryu của Kenwa kết hợp gần như tất cả những gì học được từ 2 dòng chứ không thiên về Shuri-te như Shotokan. Một mặt, phái này nhấn mạnh chuyển động thẳng, nguyên lí lấy đà để phát lực và các kĩ thuật bàn tay nắm. Mặt khác, môn sinh cũng được dạy thở theo nhịp, ứng dụng nguyên lí vòng tròn và đứng tấn thấp. Về số lượng Kata thì Shito-ryu là vô địch trong tất cả các hệ phái Karate do tổng hợp cả các bài từ Shuri-te lẫn Naha-te.

Tiếp đến là Goju-ryu Karate, hệ phái này được lập ra bởi Miyagi Chojun [1888-1953], một học trò của ông tổ dòng Naha-te. Nối gót thầy mình, Chojun cũng lên đường sang Trung Quốc tầm sư học đạo. Thành quả mang về của ông là những bài luyện thủ pháp, được chỉnh sửa rồi kết hợp vào 2 bài Kata đặc trưng của Goju-ryu là Sanchin và Tensho. Do hấp thu nhiều tinh hoa từ Thiếu Lâm Nam phái như vậy nên cũng chẳng lạ gì khi hệ phái này chuộng thở theo nhịp, đứng tấn thấp, đánh tay mở, chuyện động vòng tròn và đi Kata Naha-te. Thậm chí, trong chương trình của Goju-ryu còn có cả kĩ thuật Kakie tương tự Thôi Thủ nổi tiếng của Thái Cực Quyền.

Phái cuối cùng, Wado-ryu là phái duy nhất trong tứ đại hệ phái mà sáng tổ không phải là dân gốc Okinawa. Otsuka Hironori [1892-1982] sinh tại vùng Ibaraki, Nhật Bản. Ngay khi mới 5 tuổi, Hironori đã theo học Shindo Yoshin-ryu Jujutsu và đạt đến đẳng cấp cao của môn phái năm 29 tuổi. Sau đó ông chuyển qua học Shotokan, được thọ giáo trực tiếp từ Funakoshi Gichin. Tuy nhiên, do bất đồng quan điểm với thầy mà Hironori tách ra tự đào luyện theo hướng của mình. Wado-ryu nhìn chung là sự kết hợp giữa quyền cước của Shotokan và nhu thuật của Shindo Yoshin-ryu.

Với sự hình thành của tứ đại hệ phái, Karate đã phổ biến toàn quốc và được coi là di sản quý báu của Nhật. Tuy nhiên mãi đến khi Mỹ chiếm đóng nước này sau Thế Chiến 2 thì thời hoàng kim của Karate mới bắt đầu. Những binh sĩ Mỹ đồn trú tại Nhật đã học và đưa môn này về quảng bá tại nước nhà, nhờ đó mở màn cho trào lưu tập Karate bùng phát khắp thế giới.

[Còn tiếp]

Người viết: Gyoka

Mỗi bộ môn võ thuật đều có một hệ thống cấp bậc khác nhau nhằm đánh giá khả năng của học viên. Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về hệ thống phân cấp đai Karate.

LEEP.APP tin rằng trong Karate nói riêng và võ thuật nói chung, không cảm giác nào tuyệt hơn việc tiến bộ và lên cấp sau quá trình tập luyện vất vả. Hiểu rõ về hệ thống phân cấp bậc sẽ giúp bạn xác định hành trình tập luyện trước mắt, để qua đó nhanh chóng đạt được cấp bậc mình mong muốn. 

Hệ thống cấp bậc trong Karate

Khi bắt đầu học Karate, bạn sẽ được xếp loại dựa trên hệ thống cấp. Karate có 10 cấp [tiếng Nhật gọi là “kyu”] trải dài từ 1 đến 10. Cấp 1 và cấp cao nhất và thấp dần đến cấp 10 [bạn sẽ bắt đầu ở đây].

Để phân biệt giữa các cấp với nhau, chúng ta thường dựa trên màu đai của người đó. Tuy nhiên, có một số màu đai nhất định được dùng chung cho nhiều cấp.

Hệ thống cấp không thay đổi và không dễ bị nhầm lẫn như hệ thống đai. Vậy nên, để chắc chắn, bạn có thể hỏi cấp của người tập bên cạnh việc nhìn màu đai để xác định cấp bậc của họ.

Các bạn học viên được lên cấp sau quá trình tập luyện nỗ lực hết mình

Hệ thống đai trong môn võ này

Đai Obi là một yếu tố không thể thiếu trong bộ trang phục Karate gi. Bởi hai tác dụng vô cùng quan trọng là cố định áo tập, đồng thời thể hiện cấp độ hiện tại của người tập. Hệ thống đai được chia theo màu sắc. Mỗi cấp độ sẽ tương ứng với một màu khác nhau.

Nghe tưởng chừng đơn giản, hệ thống đai lại là hệ thống dễ bị nhầm lẫn và gây nhiều băn khoăn cho các bạn mới bắt đầu tập. Hệ thống màu đai sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng lưu phái, từng võ đường hay từng đất nước. Hệ thống đai Karate phổ biến nhất tại Việt Nam sẽ được phân như sau:

  • Đai Nâu [Brown]: thể hiện cấp 1, 2, 3.
  • Đai Xanh da trời đậm [Dark Blue]: thể hiện cấp 4 và cấp 5.
  • Đai Xanh lá [Green]: thể hiện cấp cấp 6.
  • Đai Xanh da trời nhạt [Light Blue]: thể hiện cấp 7.
  • Đai Vàng [Yellow]: thể hiện cấp 8.
  • Đai Trắng [White]: thể hiện cấp 9 và cấp 10.

Hệ thống đai Karate tại Việt Nam sẽ bao gồm 6 màu chính

Bạn có biết không? Mỗi màu đai không phải lựa chọn một cách ngẫu nhiên mà từng màu đều có ý nghĩa đằng sau chúng. Có thể nói, các màu đai như thể hiện cho vòng tròn của cuộc sống. Khi tập Karate càng lâu, bạn sẽ càng thấy mình thay đổi, phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần rất nhiều và rõ rệt.

Đai Nâu

Đây là gam màu tượng trưng cho sự khởi đầu của quá trình võ thuật. Học viên Karate đã sẵn sàng bắt đầu và chuẩn bị cho quá trình luyện tập, phát triển. Hình ảnh này tương tự như một chồi non đang nằm sâu dưới lớp đất màu mỡ, chuẩn bị vươn mình đón chào thế giới.

Đai xanh da trời đậm

Vươn mình lên khỏi mặt đất vào sáng sớm, cái cây bé nhỏ bắt gặp bầu trời vẫn đang yên giấc, cảnh vật xung quanh đều đắm chìm trong tông màu xanh da trời đậm.

Sau khi trải qua quá trình tập luyện cơ bản, người tập tuy còn bỡ ngỡ nhưng đai xanh chứng tỏ họ đã mở lòng để tiếp thu kiến thức mới, lắng nghe lời thầy dạy và không ngừng trau dồi kỹ năng Karate, kết hợp tinh thần nhiệt huyết.

Đai xanh lá

Khi càng luyện tập, học viên Karate càng trở nên thuần thục và không ngừng hoàn thiện bản thân. Hình ảnh này được ví von như cái cây càng mọc càng lớn, càng mọc càng xanh.

Đai xanh da trời nhạt

Khi bắt đầu hoàn thiện các kỹ năng, người tập sẽ được công nhận và lên đai xanh da trời nhạt. Lúc này, bạn đã hoàn thành hơn nửa chặng đường trong cuộc hành trình.

Học viên đang tiến gần hơn đến những gì mình mong muốn. Vươn cao lên, hướng về phía bầu trời màu xanh nhạt là ý nghĩa đằng sau màu sắc này.

Đai vàng

Cao hơn cả bầu trời xanh là ánh mặt trời ấm áp, cây vươn cao hơn để đón lấy những tia nắng mặt trời, sưởi ấm và nuôi dưỡng từ gốc đến ngọn. Đai vàng sẽ được trao cho người tập khi đã gần kết thúc cuộc hành trình của mình. Lúc đó, bạn đã trưởng thành hơn và sẵn sàng cho những thử thách trước mặt.

Đai trắng

Điểm đến cuối cùng của cuộc hành trình chinh phục 10 cấp là khi bạn nhận được đai trắng. Tuy nhiên, kết thúc của con đường này chỉ là sự khởi đầu cho một hành trình mới trong cuộc sống. Đối với Karate, những điều mới lạ ở đây chính là đẳng. Hệ thống phân cấp cao nhất trong Karate.

Hệ thống đẳng trong Karate

Khi kết thúc hệ thống cấp và nhận được đai trắng, bạn sẽ được thi lên đẳng [tiếng Nhật gọi là “dan”]. Tương tự như tốt nghiệp THPT, bạn sẽ thi lên đại học. 

Trong Karate, nếu thi đỗ, bạn sẽ được cấp đai Đen. Vậy nên, đai Đen Karate không thể hiện cho cấp mà thể hiện cho đẳng. Bạn hãy lưu ý điều này để tránh nhầm lẫn nhé.

Theo nhiều cách, đai Đen có thể coi là tượng trưng cho sự kết thúc. Khi mặt trời lặn, bóng tối bao trùm lấy mọi thứ. Học viên Karate đã hoàn thành việc chuyển đổi từ đai Nâu không có kỹ năng thành đai Đen, thuần thục và hoàn thiện.

Mặc dù đai Đen thể hiện sự thông thạo các nguyên tắc cơ bản của Karate. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là màu sắc này chứng tỏ bạn đã sẵn sàng chia sẻ kiến thức, trải nghiệm với người khác và tiếp tục phát triển, tìm kiếm con đường mới.

Bạn hãy nhớ đai đen Karate không thể hiện cho cấp mà thể hiện cho đẳng nhé

Hệ thống đẳng cũng được chia thành 10 cấp bậc khác nhau. Đẳng cao nhất là thập đẳng và thấp nhất là nhất đẳng. Màu đen đại diện chung cho 10 đẳng nên để dễ phân biệt. Các đẳng sẽ có tên gọi riêng, cụ thể từ thấp đến cao như sau:

  • Đai Đen nhất đẳng
  • Đai Đen nhị đẳng
  • Đai Đen tam đẳng
  • Đai Đen tứ đẳng
  • Đai Đen ngũ đẳng
  • Đai Đen lục đẳng
  • Đai Đen thất đẳng
  • Đai Đen bát đẳng
  • Đai Đen cửu đẳng
  • Đai Đen thập đẳng

Bên cạnh đó, trên đai Karate cũng có có vạch màu trắng hoặc vàng để phân biệt thứ tự. Mỗi đẳng sẽ tương ứng với số lượng vạch trên đai, nhằm giúp người đối diện dễ xác định cấp độ của học viên. 

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn cũng đã biết về “đẳng cấp” của mỗi người khi tham gia môn võ này thông qua màu sắc của đại rồi, đúng không nào? Chúc bạn nhanh chóng đạt được màu sắc đai mà mình mong muốn nhất khi luyện tập Karate nhé.

Nguồn tham khảo

Hệ thống Cấp, Đẳng và Màu Đai của Karatedo tại Việt Nam //daidenvn.wordpress.com/2015/05/02/cac-mau-dai-cua-karatedo-tai-viet-nam Ngày truy cập 11/10/2020

Video liên quan

Chủ Đề