Chỉ thị 16 là gì cách ly bao nhiêu ngày

TPHCM tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày, kể từ 0.00’ ngày 2/8.

Tại văn bản này, UBND TPHCM yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM tiếp tục tập trung thực hiện mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND TPHCM tại Công văn số 2468/UBND-VX ngày 23/7/2021 và các Công văn khác từ ngày 9/7/2021 đến nay.

Đồng thời, tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân TPHCM an tâm “ai ở đâu ở đấy". Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi Thành phố cho tới khi hết thời gian giãn cách, trừ những trường hợp được UBND TPHCM phối hợp với các tỉnh, thành đưa về quê theo nhu cầu.

TPHCM tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp giảm mật độ giao thông với các nhóm đối tượng, thời gian đã được quy định cụ thể tại Công văn số 2490/UBND-VX ngày 26/7/2021, Công văn số 2522/UBND-VX ngày 28/7/2021 và Công văn số 2523/UBND-VX ngày 28/7/2021 của UBND TPHCM.

Sáng 1/8, UBND TP Thủ Đức, TPHCM ra mắt đội tiêm lưu động và đội phản ứng nhanh xử lý các trường hợp có triệu chứng mắc COVID-19.

Trong công tác tổ chức tiêm vaccine, UBND TPHCM đề nghị các quận, huyện, TP Thủ Đức đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, an toàn, hiệu quả, không để vaccine hết hạn; phấn đấu mỗi ngày một đội tiêm phải tiêm ít nhất 200 người/ngày; tùy theo điều kiện có thể tổ chức tiêm sau 18 giờ đối với những điểm tiêm có khả năng đáp ứng để đẩy nhanh tiến độ; tổ chức các đội tiêm lưu động để thực hiện tiêm chủng tại các khu vực đặc thù; đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tổ chức đảm bảo cung cấp, hỗ trợ kịp thời lương thực, thực phẩm cho tất cả những người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn nguồn dự trữ, nhất là người dân tại các khu phong toả; không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc; tổ chức hỗ trợ y tế cần thiết cho mọi người dân, nhất là người dân trong các khu phong tỏa.

Bên cạnh đó, tăng cường chăm lo động viên tinh thần, đảm bảo phương tiện phòng hộ, hỗ trợ vật chất cho lực lượng y tế tuyến đầu và các lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

Riêng về phương thức làm việc của cơ quan, đơn vị nhà nước, tiếp tục thực hiện theo Công văn số 2510/UBND-VX ngày 27/7/2021 của UBND TPHCM.

Thêm gần 3500 bệnh nhân được xuất viện

Liên quan đến tình hình dịch bệnh, trưa 1/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh [HCDC] cho biết: Tính hết ngày 31/7, có 93.037 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh được Bộ Y tế công bố [đã tính số ca nhiễm đã công bố sáng ngày 01/8]; trong đó: 92.733 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 304 trường hợp nhập cảnh.

Trong ngày 31/7, có thêm 3.493 bệnh nhân xuất viện, tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu là 34.639. Hiện đang điều trị 35.218 bệnh nhân dương tính [bao gồm bệnh nhân có kết quả xét nghiệm PCR xét nghiệm nhanh dương tính] trong đó có 933 bệnh nhân nặng đang thở máy và 12 bệnh nhân can thiệp ECMO. Tính cộng dồn đến nay có 1.338 bệnh nhân tử vong.

Theo HCDC, sau hơn 3 tuần thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và tăng cường một số biện pháp, tình hình dịch bệnh tại TPHCM đã có những chuyển biến tích cực. Để tiếp tục kéo giảm số ca mắc, tập trung điều trị và hạn chế số ca tử vong, TP.HCM cần tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 thêm một thời gian.

TPHCM kêu gọi sự ủng hộ và chung sức của người dân trong việc thực hiện các biện pháp để kiểm soát, khống chế dịch bệnh. Đảm bảo nguyên tắc “nhà cách ly với nhà, người cách ly với người”, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết và luôn tuân thủ Thông điệp 5K của Bộ Y tế, quy định tại khu cách ly, khu phong tỏa. Chủ động chăm sóc và theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo./.


Ngày 15/8/2021, Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Công văn 2766 quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh thêm 14 ngày, kể từ 00 giờ, ngày 16/8/2021.
Tỉnh nhận định: Qua 28 ngày thực hiện giãn cách xã hội tỉnh ta đã cơ bản khống chế sự lây lan dịch bệnh trên diện rộng, số ca nhiễm có xu hướng giảm dần, đa số người dân có ý thức chấp hành nghiêm, không ra khỏi nhà...

Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra, nhất là kế hoạch tổng xét nghiệm sàng lọc trên địa bàn tỉnh, qua đó, sớm khống chế sự lây lan dịch bệnh, nhanh chóng đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới, ngày 15/8/2021, Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Công văn 2766 quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh thêm 14 ngày, kể từ 00 giờ, ngày 16/8/2021 .

Thành lập Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19

Tỉnh yêu cầu người dân ở tại nhà “ai ở đâu thì ở đấy” để khống chế triệt để, cắt đứt nguồn lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng. Ý thức chấp hành của người dân là yếu tố quan trọng nhất để chiến thắng và đẩy lùi dịch bệnh.

Thành lập Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh và Ban Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tại các huyện, thị xã, thành phố do đồng chí Chủ tịch UBND làm Chỉ huy trưởng, đồng thời thành lập bộ phận thường trực để bảo đảm công tác chỉ đạo phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh và tại các địa phương 24/24 giờ.

Thực hiện công tác tiêm vắc xin chặt chẽ, an toàn, đúng tiến độ

UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo nghiêm túc, chặt chẽ, quyết liệt giãn cách xã hội bảo đảm “chặt ngoài, chặt trong”, theo phương châm “4 tại chỗ”. Đánh giá, phân loại, xác định cụ thể các vùng nguy cơ dịch bệnh theo từng cấp độ [vùng đỏ, vùng cam, vùng vàng, vùng xanh] với phương châm “giữ vững và mở rộng vùng xanh, chuyển hóa nhanh vùng cam, vùng vàng để sớm trở thành vùng xanh và khoanh chặt, khống chế dập dịch triệt để vùng đỏ không để dịch lây lan sang các vùng khác”.

Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiêm vắc xin chặt chẽ, khoa học, đúng tiến độ, an toàn, nhất là giãn cách, không để lây nhiễm dịch bệnh và mất an ninh trật tự. Ứng dụng mạnh mẽ, đồng bộ công nghệ thông tin trong công tác truy vết, xét nghiệm, tiêm chủng, điều trị và hệ thống thông tin báo cáo liên quan đến công tác phòng, chống dịch. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP, ngày 01/7/2021 của Chính phủ bảo đảm kịp thời, chính xác, không để xảy ra nhũng nhiễu, tiêu cực trong công tác này. Thường xuyên rà soát hộ có hoàn cảnh khó khăn, có khả năng thiếu đói để trợ cấp kịp thời; địa phương nào để xảy ra thiếu đói trong thời gian giãn cách xã hội phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.

Hạn chế thấp nhất ca tử vong, bảo đảm an sinh xã hội

Các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nghiêm, có hiệu quả kế hoạch tổng xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 trên địa bàn toàn tỉnh, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bố trí luân phiên ít nhất 50% cán bộ, công chức làm việc tại nhà [trừ ngành Y tế, lực lượng vũ trang và các đơn vị bảo đảm các hoạt động thiết yếu].

Các ngành chức năng tỉnh phối hợp với các địa phương kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành quy định giãn cách xã hội và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là các hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ.

Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc trả kết quả xét nghiệm sàng lọc sớm nhất, đồng thời cùng các địa phương xác định cụ thể các vùng nguy cơ sau xét nghiệm sàng lọc. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thu dung, điều trị, hạn chế thấp nhất ca tử vong. Tập trung mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm bảo đảm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch và điều trị bệnh.

Lãnh đạo tỉnh cũng giao các ngành chức năng trên tất các lĩnh vực bảo đảm việc thực hiện giãn cách xã hội được nghiêm túc, chặt chẽ. Ngành Công thương phải bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hoá thiết yếu cho người dân trong thời gian tiến hành tổng xét nghiệm sàng lọc và thực hiện giãn cách xã hội, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, nâng giá trái quy định, thu gom hàng hoá…

Ngành Giao thông vận tải có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra chặt chẽ vừa bảo đảm lưu thông thông suốt hàng hoá vừa bảo đảm phòng, chống dịch theo quy định.

Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội bảo đảm thực hiện chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ chặt chẽ, kịp thời, đúng đối tượng.

Ngành Thông tin và Truyền thông phối hợp với Công an tỉnh tăng cường công tác quản lý, xử lý nghiêm các hành vi đưa tin sai sự thật, làm ảnh hướng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 và gây hoang mang trong nhân dân.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền được tăng cường để kịp thời đưa thông tin đến người dân sớm, đầy đủ nhất. Lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với chính quyền đẩy mạnh công tác vận động tổ chức, cá nhân hỗ trợ tinh thần, vật chất cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch và hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn, giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, nhân dân thực hiện nghiêm biện pháp giãn cách xã hội, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hỗ trợ các lực lượng làm nhiệm vụ tại các nơi bị phong tỏa, cách ly y tế.

Video liên quan

Chủ Đề