Chợ lớn sài gòn ở đâu

[2SaiGon] – Có lẽ với bất cứ ai đã từng cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh đều nghe qua danh xưng Chợ Lớn, hay một cụm từ thông dụng hơn mà mọi người ở cái xứ “nam kỳ lục tỉnh” này vẫn hay gọi “Sài Gòn – Chợ Lớn”. Danh xưng Chợ Lớn có tự lúc nào? Nó nằm ở con phố nào giữa một TP.HCM rộng lớn? Và Chợ lớn chứa đựng những giá trị gì mà bất kì ai khi đến TP.HCM đều muốn tìm hiểu?

Chợ Bến Thành mở đường nối Sài Gòn – Chợ Lớn làm một

Khu chợ cổ lớn nhất Sài Gòn trước ngày trùng tu

Theo học giả Vương Hồng Sển, thì “Chợ Lớn như nay ta còn gọi, đối với Hoa kiều là Thầy Ngôồn [Đề Ngạn] hay Xi Cóon [Tây Cống]; còn sách cũ Pháp viết là Cholon hay Cholen, Cho Leun”. Ảnh: Tư Liệu

Chợ Lớn hay Chợ Cũ?

Trước khi Pháp đến Nam Kì [trước năm 1859], Chợ Lớn vốn mang tên Sài Gòn. Trịnh Hoài Đức trong “Gia Định thành thông chí” nói đây là nơi phố thị buôn bán sầm uất, sinh hoạt văn hóa, kinh tế nhộn nhịp cuối thế kỷ 18 như sau: “Chợ Sài Gòn cách phía nam trấn 12 dặm, đường hai bên tả hữu quan lộ, ấy là đường phố lớn thẳng suốt 3 đường giáp đến bờ sông….Các con đường ấy xuyên giáp nhau như hình chư điền, phố xá liên tiếp sát mái nhau, người Tàu và người ta ở chung lộn dài 3 dặm”.

Khi dời chợ Sài Gòn về nơi hiện nay [Chợ Bến Thành] thì vẫn còn nhiều người buôn bán ở nơi cũ và biến thành “chợ cũ”. Và người ta gọi chợ Sài Gòn được xây dựng khang trang ở khu Borresse nay là đường Hàm Nghi là “chợ mới” [Chợ Bến Thành] để phân biệt với chợ cũ. Và theo thời gian danh từ Chợ Cũ [ khu chợ Sài Gòn xưa] tọa lạc ở Chợ Lớn ngày nay mất dần và ít ai còn nhớ. Tới nay chưa có nhà nghiên cứu nào nói rõ điều này!

Chợ Lớn [Chợ Cũ] do người Hoa thành lập năm 1778 [theo Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa], nằm gọn trong khu vực từ đường Tản Đà tới Kim Biên và từ Nguyễn Trãi xuống kinh Tàu Hủ. Năm 1782, kết thúc giao tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn, khu vực này bị tàn phá. Những tưởng Chợ Lớn sẽ đi vào dĩ vãng, nhưng ít lâu sau người Hoa từ cù lao Phố [Biên Hòa] di cư xuống với gốc nhóm người Minh Hương [nhóm người Hoa đã sinh sống ở khu vực này từ trước] đã xây dựng lại một Chợ Lớn sung túc và nhộn nhịp hơn.

Khi Pháp chiếm Nam Kì, danh từ Chợ Lớn được dùng đặt làm Thành phố. Ngày 6/6/1865 đô đốc Roze kí quyết định thành lập. Theo quyết định này địa giới Chợ Lớn nằm trong khu vực phía bắc giáp đại lộ Beylie [Ngô Quyền], phía Tây giáp đại lộ Charles Thompson [Hùng Vương], phía Nam là kinh Bao Ngạn [Đường Nguyễn Thị Nhỏ và Lò Siêu] phía đông là Kinh Tàu Hủ. Cả thành phố chia làm 5 khu vực. [theo “Địa chí quận 5”].

Bản đồ Chợ Lớn năm 1874. Ảnh: Tư Liệu

Cho đến năm 1969, Chợ Lớn trở thành quận của thành phố Sài Gòn và nằm gọn trong khu vực các đường Trần Hoàng Quân [Nguyễn Chí Thanh], Hùng Vương giáp quận 10,11 ở phía Tây, đại lộ Cộng Hòa [Nguyễn Văn Cừ] giáp quận 2 phía Bắc, Kinh Bến Nghé [Tàu Hủ] giáp quận 8 phía đông và đường Ngô Nhân Tịnh – Dương Công Trừng [Nguyễn Thị Nhỏ] giáp quận 6 phía Nam.

Và đến ngày nay, danh từ Chợ Lớn được dùng để chỉ vùng đất bao gồm quận 5, quận 6, quận 10 và một phần của quận 11. Trong đó quận 5 là khu vực sinh sống chủ yếu của cộng đồng người Việt gốc Hoa tại thành phố. Các giá trị văn hoá, kiến trúc, tôn giáo của hàng trăm năm trước vẫn còn được bảo tồn, đặc biệt là nét văn hoá ẩm thực Trung Hoa hiện diện trong các quán ăn, nhà hàng rất phong phú và hấp dẫn. Khi thành phố lên đèn, cũng là lúc các nhà hàng – khách sạn như: Đồng Khánh, Ngọc Lan Đình, Ái Huê, Á Đông…Ngoài vai trò là trung tâm thương mại, ăn uống, giải trí, Chợ Lớn còn có một khu phố Đông Y lý tưởng và những công trình kiến trúc Trung Hoa cổ kính đang chờ du khách khám phá.

Nhà hàng khách sạn Đồng Khánh tọa lạc tại Chợ Lớn. Thương hiệu Đồng Khánh đã nổi tiếng trên 50 năm với tiêu chuẩn 3 sao là sự kết hợp hoàn hảo giữa nét đặc sắc Trung Hoa và thiết kế tinh tế của Việt Nam.

“China Town” giữa lòng Sài Gòn

Được xem là “China Town” giữa lòng Sài Gòn, Chợ Lớn đã trở thành địa danh du lịch nổi tiếng mà bất cứ du khách nào khi đến Sài Gòn cũng muốn ghé thăm. Đây là nơi sinh sống và buôn bán nhộn nhịp của cộng đồng người Việt gốc Hoa. Với những xưởng sản xuất tiểu thủ công nghiệp sầm uất, những khu phố ẩm thực hấp dẫn, cùng vô số hàng quán, tiệm ăn mang phong vị Trung Hoa nằm san sát nhau trên từng con phố.

Hội quán Tuệ Thành [Chùa Bà Thiên Hậu].

Những giá trị văn hóa mà cộng đồng người Hoa lưu dấu nơi đây trở thành sức cuốn hút mạnh mẽ với khách du lịch phương xa, nhiều hội quán chứa đựng nét đẹp kiến trúc, tín ngưỡng của người Hoa như Tuệ Thành [chùa Bà Thiên Hậu], Ôn Lăng, Hà Chương,…Đến với từng hội quán, du khách cảm nhận được sự linh thiêng và trang trọng, điêu đó cho thấy đời sống tinh thần tâm linh của người Hoa rất lớn và họ hết sức sùng bái. Bên cạnh đó còn có các công trình mang giá trị kiến trúc như Chợ Bình Tây, đứng ở góc đường Tháp Mười, bạn sẽ thấy ngôi chợ nổi bật giữa không gian nhộn nhịp, không chỉ dừng ở mức độ phục vụ buôn bán, mà người xưa còn tô điểm cho nó trang trọng, thể hiện sự sung túc và sầm uất của nơi giao thương, vì chợ và sinh hoạt ở chợ là nét văn hóa của người Việt xưa.

Chợ Bình Tây còn được biết với tên gọi là Chợ Lớn Mới được xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ XX.

Chợ Lớn còn có những giá trị lịch sử của riêng nó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạm trú tại Sài Gòn trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Trong thời gian đó Người ở tại cơ sở của phân cuộc Liên Thành thương quán tại số 1-2-3 Quai Testard [bến Testard] – Chợ Lớn. Sau đó kênh được lấp đi, năm 1915 đổi thành đường Tổng Đốc Phương, nay là đường Châu Văn Liêm – quận 5. Trong ba căn nhà đó, một căn được giữ lại di tích lưu niệm về Hồ Chủ Tịch. Đó là căn nhà số 5 đường Châu Văn Liêm.

Và đặc biệt hơn khi bạn di chuyển trên đường Võ Văn Kiệt [Đại lộ đông-tây] qua bệnh viện Nhiệt Đới, ngày trước nơi đây gọi là Bệnh viện Chợ Quán, là bệnh viện xưa nhất ở Sài Gòn được xây dựng xong năm 1864. Bệnh viện chuyên điều trị các loại bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần. Do nhu cầu điều trị bệnh tâm thần nên trong bệnh viện có xây một khu riêng biệt để nhốt các bệnh nhân tâm thần. Khu nhốt bệnh nhân đó nay đã trở thành một di tích lịch sử văn hóa. Cố Tổng Bí Trần Phú đã bị giam và hy sinh tại đây.

Trại giam trong bệnh viện Chợ Quán [Bệnh viện Nhiệt Đới].

Chợ Lớn đã sinh ra giữa lòng Sài Gòn huyên náo, là nơi giao thường buôn bán từng vang danh khắp xứ Đông Dương và cho đến ngày nay giá trị ấy vẫn còn nguyên vẹn. Chắc rắng trong thời gian tới Chợ Lớn sẽ ngà càng được quan tâm phát triển hơn, không dừng lại ở mức độ buôn bán mà những giá trị văn hóa lịch sử sẽ được liên kết và động lực thúc đẩy du lịch của thàn phố nói chung và quận 5 nói riêng.

Hữu Khánh [t/h]

Page 2

Chợ Lớn là một trong những địa điểm nằm trong địa phận Sài Thành. Với số lượng hàng sỉ tương đối nhiều. Đây là nơi cung cấp nguồn đầu mối cho rất nhiều người kinh doanh. Dưới đây sẽ là chi tiết về địa điểm cụ thể và những mặt hàng được bán trong chợ đầu mối. Hãy cùng nganhang24h.vn khám phá nhé.

Chợ Lớn ở đâu?

Chợ Lớn còn có tên gọi khác là chợ Bình Tây hoặc chợ Cũ. Khu chợ này nằm tại trung tâm quận 6 của thành phố Hồ Chí Minh. Nằm trải dài gắn liền đến cả bốn tuyến đường.

Ban đầu, khi mới hình thành chợ nằm giữa đường Tháp Mười và Phan Văn Khỏe. Thuộc địa phận thôn Bình Tây ngày xưa.Về sau lại mở rộng thêm đến đoạn Lê Tấn Kế và Trần Bình. Lúc này địa chỉ đổi thành 57a đường Tháp Mười thuộc phường số 2.

Mô tả

Quy mô

Có thể nói quy mô của nó vô cùng rộng lớn. Không chỉ có chiều rộng về diện tích mà còn có chiều sâu về lịch sử. Hiếm có một khu chợ nào tại Việt Nam mà rộng đến 25000 m2. Để trở nên lớn mạnh như vậy phải trải qua quá trình hình thành và bồi đắp dần. Vì lúc đầu, khi mói ra đời con số đó chỉ là 17000 m2.

Chợ Lớn có tổng cộng 2300 sạp lớn nhỏ với hơn 30 loại hình kinh doanh. Riêng khu vực nhà lồng có gần 1450 sạp. Cách đây vài năm, tại đây chỉ có khoảng 1400 sạp. Vậy mà giờ đã tăng thêm 900 không phải là điều đơn giản.

Cho tới hiện tại số tiền đầu tư cho việc tu sửa lại nó cũng không hề nhỏ. Theo thống kê vào năm 2016, 114 tỷ đồng là tổng kinh phí xây dựng và nâng cấp chợ Lớn. Nền chợ được lát bằng đá mài, sàn cũng được thay toàn bộ.

Bên cạnh đó, khi đến đây chúng ta còn được chiêm ngưỡng biểu tượng chiếc đồng hồ lớn trên nóc nhà. Cũng như hình tượng rồng ngày xưa được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Ngày nay, cũng không kém tầm với nhiều dịch vụ giải trí sang trọng.

Lịch sử ra đời

Chợ được thiết kế theo kiến trúc Á Đông với 12 cổng chính phụ ra vào. Hình dạng của nó y như “ bát quái trận” vậy. Bởi, nó được xây dựng từ những năm 1928 dưới tay của một thương gia người gốc Hoa. Khi ấy nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân đang rất cần thiết.

Năm 1930, chính quyền thành phố được tặng lại khu chợ và chính thức khánh thành. Với những kỹ thuật xây dựng mang tầm châu Âu. Dù mang kiến trúc khá cổ của người phương đông, nhưng vẫn mang một nét gì đó bền vững và vô cùng độc đáo.

62 năm sau, chợ Lớn bắt đầu được sửa chửa, thay đổi để hoàn thiện. Năm 2016, chợ lớn bắt đầu mở rộng ra trên 2 tuyến đường mới. Và trong năm 2018 chúng được nâng cấp toàn bộ. Tầng hầm 172 mét vuông được trang bị thêm khi việc phục hồi hình ảnh chợ thành công.

Chợ Lớn Nằm Ở Đâu TpHCM, Đường Gì, Quận Mấy? Bán Những Gì?

Chợ lớn bán những gì?

Chợ Lớn chủ yếu cung cấp mặt hàng sỉ với giá cả vô cùng ưu ái. Bao gồm quần áo, các loại gia vị, đồ gia dụng, bánh kẹo, giày dép,… Chia đều ra 5 khu, mỗi khu quy định những sản phẩm nhất định.

  • Tại đây những mặt hàng được đưa ra cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Cụ thể
  • Về gia vị: có đầy đủ nấm kim châm, rong biển, thậm chí là vi cá, bào ngư,…
  • Bánh kẹo: Mứt, các loại bánh nhập khẩu, bánh trung thu, đồ ăn vặt,…
  • Quần áo, dày dép: Đồ may sẵn, hàng nước ngoài, được nhập về từ nhiều quốc gia. Chăn, màn, rèm cửa cũng đều có cả.
  • Đồ gia dụng: inox, nhựa, thủy tinh, sành, sứ, đồ mạ vàng.

Khu vực chợ lớn còn có nhiều nhà hàng, quầy ăn sang trọng. Bên cạnh đó, cũng có những gian hàng ăn vặt vô cùng hấp dẫn với các món ăn đa dạng. Thậm chí còn có món chuối nướng. Điển hình nhất tại đây là đặc sản Trung Hoa. Nếu có nhu cầu đến Sài Gòn. Hãy ghé chợ Lớn thưởng thức một lần.

Ngoài ra còn có trang sức, trái cây, dụng cụ bách hóa.

Tham khảo:Top 8 Chợ Đồ Lót Giá Sỉ Tại TpHCM

Chợ Lớn hoạt động vào thời gian nào?

Bạn sẽ không phải lo nhiều về vấn đề đến chợ Bình Tây không đúng thời gian. Vì khác với những chợ khác, nơi đây hoạt động tấp nập xuyên suốt 2 giờ đến 22 giờ mỗi ngày. Nếu muốn kinh doanh hay cảm nhận nhịp sống tấp nập hãy đến địa điểm này.

Một số gợi ý và kinh nghiệm lấy hàng tại các chợ

Không chỉ riêng khu chợ Bình Tây, bạn có thể lựa chọn nhiều mặt hàng tại những chợ có quy mô lớn tại các quận khác. Ví dụ như chợ An Đông nổi tiếng với các mặt hàng thời trang, làm đẹp. Chợ bến thành, Bình Điền, Tân Bình, Kim Biên cũng rất đáng để ghé đến.

  • Trước khi lấy hàng thì bạn phải xác định rõ mặt hàng mà mình kinh doanh
  • Lọc và so sánh giữa các chợ cung cấp mặt hàng mình vừa xác định.
  • Tìm hiểu về kỹ năng mua hàng từ những người đã từng trải nghiệm. Có thể rủ thêm người quen cùng đi mua hàng.
  • Khi lựa chọn hàng phải xem xét kỹ lưỡng. Không nên nghĩ giá rẻ mà chủ quan.
  • Thanh toán cẩn thận, tránh trả giá quá vô lý.

Giới thiệu trang giá nông sản cập nhật mới nhất xem tại: //gianongsan.org

Như vậy, bạn không còn phải thắc mắc về địa chỉ cũng như mặt hàng có tại chợ Bình Tây thông qua bài viết Chợ Lớn Nằm Ở Đâu TpHCM, Đường Gì, Quận Mấy? Bán Những Gì? Ngoài ra bạn có thể xem thêm nhiều thông tin kinh doanh khác tại trang nganhang24h.vn.

Xem thêm:

  • Chợ Đồ Lót Giá Sỉ Lớn Nhất Tại TpHCM Nhập về Bán
  • Tỷ giá USD chợ đen hôm nay
  • Bánh Ú Người Hoa Mua Ở Đâu Ngon Nhất TpHCM
  • Chợ Đen Là Gì? Mua Gì? Bán Gì
  • Các shop bán vàng non tại TpHCM đẹp và giá rẻ

Chợ Lớn Nằm Ở Đâu TpHCM, Đường Gì, Quận Mấy? Bán Những Gì?

4.3 [85%] 4 vote[s]

Đăng Ký Tài Khoản Ngân Hàng Online Nhận 30.000VNĐ + 10tr mở theo hướng dẫn này

Video liên quan

Chủ Đề