Hàng hóa trên thị trường tiền tệ thường

Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn (dưới 1 năm), nơi diễn ra các hoạt động của cung và cầu về vốn ngắn hạn. Vốn ngắn hạn bao gồm cả giấy tờ có giá ngắn hạn, có kỳ hạn tức là mua bán những món nợ ngắn hạn rủi ro thấp, tính thanh khoản cao. Thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì các ngân hàng là chủ thể quan trọng nhất trong việc cung cấp và sử dụng vốn ngắn hạn.

Thị trường tiền tệ là thị trường phi tập trung tại các phòng kinh doanh của các ngân hàng và các công cụ kinh doanh đầu tư chuyên nghiệp thông qua mạng lưới điện thoại, internet rộng lớn. Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ là nghiệp vụ chuyển giao vốn có khả năng thanh toán cao, ít xảy ra rủi ro đối với người đầu tư.

Thị trường tiền tệ là nơi mua bán các loại chứng từ có giá ngắn hạn, nơi đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của nền kinh tế.

Mục lục

  • 1 Phân loại
    • 1.1 Phân loại theo cách thức tổ chức
    • 1.2 Phân loại theo công cụ nợ
  • 2 Tham khảo

Phân loạiSửa đổi

Thị trường tiền tệ được phân loại căn cứ vào cách thức tổ chức hay loại công cụ.

Phân loại theo cách thức tổ chứcSửa đổi

Nếu căn cứ theo cơ cấu tổ chức thị trường tiền tệ được chia thành 2 cấp: là thị trường tiền tệ sơ cấp và thị trường tiền tệ thứ cấp.

  • Thị trường tiền tệ sơ cấp: là nơi chuyên phát hành các loại trái phiếu mới của ngân hàng, công ty tài chính, kho bạc... Thị trường tiền tệ sơ cấp thật sự là nơi tìm vốn của người phát hành trái phiếu và cung ứng vốn của người mua trái phiếu.
  • Thị trường tiền tệ thứ cấp: chuyên tổ chức mua bán các loại trái phiếu đã phát hành ở thị trường sơ cấp, nhưng lại mang tính chất chuyển hóa hình thái vốn. Tức là, trái phiếu có hình thái hiện vật cụ thể là máy móc, vật tư... bây giờ họ lại cần tiền, nghĩa là cần vốn dưới hình thái tiền tệ.

Phân loại theo công cụ nợSửa đổi

Nếu căn cứ vào các loại công cụ tham gia trên thị trường thì thị trường tiền tệ bao gồm:

  • Thị trường vay nợ ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng dưới sự điều hành của ngân hàng trung ương.
  • Thị trường trái phiếu ngắn hạn và thị trường các loại chứng từ có giá khác như: kỳ phiếu thương mại, khế ước giao hàng, tín phiếu của các công ty tài chính, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu ngân hàng...

Tham khảoSửa đổi

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của kinh tế hàng hóa, đóng vai trò điều tiết cung cầu về nguồn vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể. Vậy thị trường tiền tệ là gì? Chức năng của thị trường tiền tệ như thế nào? Hãy cùng FINVEST tìm hiểu ngay!

[Có thể bạn nên đọc]

Thị trường tiền tệ là gì? 

Hàng hóa trên thị trường tiền tệ thường

Thị trường tiền tệ là thị trường trao đổi vốn ngắn hạn như vay vốn ngân hàng hoặc mua bán các chứng khoán ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi. Trong đó, thị trường tiền tệ thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu về tiền trong nền kinh tế.

Đây là thị trường lớn nhất trên thế giới, hoạt động 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần được các chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư và người tiêu thụ mua bán dẫn đến một dòng tiền lớn được trao tay liên tục.

Trong thị trường tiền tệ, các loại thị trường bao gồm:

– Thị trường tiền gửi

– Thị trường tín dụng

– Thị trường liên ngân hàng

– Thị trường mở

– Thị trường trái phiếu kho bạc

Đặc điểm của thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ có các đặc điểm chính như sau:

– Là hình thức tài chính gián tiếp đóng vai trò trung gian giữa người vay và người cho vay

– Công cụ có tính thanh khoản cao, cung cấp lợi tức tiết kiệm cho các nhà đầu tư.

– Có tính toàn cầu hóa, giao dịch thông qua mạng là chính.

– Không có quy định, không bị giám sát của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.

– Nghiệp vụ cơ bản trên thị trường tiền tệ: quyền chọn kỳ hạn, đáo hạn, hoán đổi…và các nghiệp vụ khác.

– Thời gian đáo hạn thường dưới một năm. 

Chức năng của thị trường tiền tệ  

Thứ nhất, là một “sân chơi” để các nhà đầu tư tạo điều kiện cho ngành tài chính phát triển, thuận lợi cho thanh toán quốc tế, lưu thông hàng hóa. Bên cạnh đó, đây là công cụ cung cấp phương tiện giúp cá nhân và doanh nghiệp điều chỉnh tình hình thanh khoản thực theo số lượng tiền mong muốn.

Thứ hai, có tác dụng cung ứng vốn ngắn hạn cho các chủ thể cần vốn ngắn hạn trong nền kinh tế. 

Thứ ba, việc mua bán các chứng khoán ngắn hạn giúp các ngân hàng Trung ương điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông để kìm hãm lạm phát hoặc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Thứ tư, áp dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở để bổ sung cho công cụ chính sách tiền tệ trực tiếp, góp phần ổn định nền tài chính quốc gia.

Các chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ bao gồm:

– Kho bạc nhà nước: Nhà phát hành, nhà quản lý.

– Ngân hàng trung ương: Điều tiết thị trường.

– Các ngân hàng thương mại: Thu nhận và chuyển hóa nguồn tiền. 

– Các công ty tài chính và tổ chức kinh tế: Đóng tư cách là người có nhu cầu về vốn kinh doanh.

– Cá nhân trong xã hội: Tham gia thị trường tiền tệ nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vốn, giao dịch tiền tệ, mua bán giấy tờ với các ngân hàng thương mại. 

Các công cụ lưu thông của thị trường tiền tệ

Hàng hóa trên thị trường tiền tệ thường

Các công cụ lưu thông của thị trường tiền tệ

1. Kì phiếu kho bạc (Treasure bills)

– Là công cụ vay nợ ngắn hạn do Nhà nước phát hành nhằm mục đích điều hòa lưu thông tiền tệ  hoặc mục đích chống lạm phát hay khuyến khích phát triển sản xuất.

Đặc điểm: thời gian đáo hạn dưới một năm, lãi và vốn được trả một lần khi đáo hạn.

2. Kì phiếu ngân hàng (Bank bill)

– Là loại chứng khoán ngắn hạn từ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng đến 12 tháng, được ngân hàng thương mại và công ty tài chính phát hành nhằm huy động vốn và cho vay.

Đặc điểm: ít rủi ro hơn, không bị ảnh hưởng bởi mức độ dao động giá.

3. Chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm (Certificates of time deposit hay CD)

– Là một công cụ vay nợ ngắn hạn do ngân hàng (hoặc tổ chức tiết kiệm) bán cho người gửi tiền.

Đặc điểm: được thanh toán lãi theo lãi suất đã định trước và khi đáo hạn sẽ được hoàn trả hết mệnh giá ban đầu.

4. Thương phiếu (Commercial paper)

– Là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định.

Đặc điểm: quy định người trả tiền phải thanh toán cho người thụ hưởng đúng hạn, không được phép từ chối hoặc trì hoãn việc trả tiền.