Glucosamin dụng cho phụ nữ cho con bú

Cùng với sự già hóa dân số thì các vấn đề xương khớp đang dần được cộng đồng quan tâm. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thật vậy, việc tập luyện thể thao, ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn có cơ thể dẻo dai. Đồng thời, bạn cũng sẽ có được hệ xương khớp khỏe mạnh.

Ngày nay, có nhiều loại thuốc ra đời hỗ trợ cho hệ xương khớp. Glucosamine sulfate là một loại thuốc khá phổ biến. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức cơ bản về glucosamine cũng rất cần thiết. Hãy cùng YouMed tìm hiểu về Glucosamine trong bài viết sau đây nhé!

1. Glucosamine sulfate là thuốc gì?

Hiện nay có nhiều loại glucosamine. Bao gồm: glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride, N-acetyl glucosamine. Những chất này có một vài điểm tương đồng. Tuy nhiên, chúng có thể khác nhau về hiệu quả khi dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung. Hầu hết các nghiên cứu khoa học về glucosamine đều liên quan đến glucosamine sulfate.

Glucosamine sulfate là một chất hóa học tự nhiên, được tìm thấy trong cơ thể con người. Cụ thể, nó được tìm thấy trong dịch quanh khớp của bạn. Ngoài ra, nó còn được tìm thấy trong tự nhiên. Ví dụ như trong vỏ của các loài động vật có vỏ (tôm, cua…). Glucosamine sulfate còn được sản xuất trong phòng thí nghiệm.

Glucosamin dụng cho phụ nữ cho con bú
Glucosamine sulfate là một chất hóa học tự nhiên, được tìm thấy trong cơ thể con người.

2. Cơ chế tác động của glucosamine sulfate

Glucosamine sulfate hỗ trợ cơ thể xây dựng nên dây chằng, gân, sụn và dịch quanh khớp.

Sụn và dịch quanh khớp như là một lớp đệm lót giữa mặt khớp. Những người bị thoái hóa khớp, lớp sụn bị phá vỡ và trở nên mỏng đi. Điều này dẫn đến tăng sự ma sát ở mặt khớp, tăng đau và cứng khớp.

Glucosamin dụng cho phụ nữ cho con bú

 Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung glucosamine có thể tăng hình thành sụn và dịch quanh khớp hoặc giúp ngăn ngừa phá hủy sụn, dịch khớp, hoặc cả hai.

3. Công dụng của glucosamine

3.1. Thoái hóa khớp

Hiện nay đã có bằng chứng cho thấy vai trò của glucosamine sulfate trong thoái hóa khớp.

Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra glucosamine sulfate có thể làm giảm đau ở những người thoái hóa khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối.

Ở một số người, glucosamine sulfate có thể hiệu quả như một số thuốc giảm đau (acetaminophen, ibuprofen…). Tuy nhiên, các thuốc giảm đau có tác dụng nhanh. Trong khi đó, sau 4 – 8 tuần, glucosamine mới có hiệu quả. Do đó, những người uống glucosamine sulfate vẫn cần uống thuốc giảm đau.

Glucosamin dụng cho phụ nữ cho con bú
Có nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò của glucosamine sulfate trong thoái hóa khớp gối

Ngoài ra, loại thuốc này còn làm chậm quá trình phá hủy khớp. Nó giúp ngăn ngừa quá trình này trở nên trầm trọng nếu sử dụng trong vài năm.

Cũng cần lưu ý rằng, glucosamine sulfate dường như không ngăn ngừa khỏi quá trình thoái hóa khớp.

Vai trò của glucosamine trong các bệnh lý khác cũng đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, bằng chứng chưa được rõ ràng. Có thể kế đến như:

3.2. Đau khớp gối

Một nghiên cứu cho thấy, sản phẩm chứa glucosamine sulfate kết hợp với methylsufonlylmethane, hyaluronic acid…, liều 3 lần một ngày trong 8 tuần có thể giảm đau ở người đau khớp gối.

3.3. Đa xơ cứng

Uống 1000mg glucosamine sulfate hàng ngày trong 6 tháng có thể giảm sự tái phát của bệnh.

3.4. Viêm khớp thái dương hàm

Một nghiên cứu nhỏ cho thấy dùng kết hợp glucosamine sulfate và chondroitin làm giảm đáng kể các dấu hiệu đau và viêm, cũng như tăng khả năng vận động của hàm.

3.5. Bệnh tim mạch

Người uống glucosamine có thể có nguy cơ bệnh tim mạch thấp hơn. Tuy nhiên, liều lượng tối ưu là bao nhiêu thì vẫn chưa rõ ràng.

>> Xem thêm: Những điều cần biết về thuốc điều trị tim mạch Verospiron (spironolacton)

4. Liều dùng

Đối với thoái hóa khớp gối. Các liều lượng sau đây đã được nghiên cứu trong khoa học.

Uống liều duy nhất 1500 mg hoặc chia thành 3 lần mỗi ngày. Dùng đơn độc glucosamine hoặc kết hợp với 400 mg chondroitin sulfate 2 hoặc 3 lần mỗi ngày. Dùng trong vòng 3 năm.

Hoặc 750 mg glucosamine sulfate 2 lần mỗi ngày phối hợp với chiết xuất từ củ nghệ 500 mg 2 lần mỗi ngày. Dùng trong 6 tuần.

5. Tác dụng phụ

Khi uống glucosamine sulfate có thể có các tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn.
  • Tiêu chảy
  • Ợ nóng.
  • Táo bón.
  • Ít gặp hơn, là: đau đầu, buồn ngủ, kích ứng da.

6. Thận trọng

6.1. Đái tháo đường

Glucosamine có thể ảnh hưởng đến đường huyết và isulin máu. Tuy nhiên, bằng chứng chưa rõ ràng. Vì vậy, người bị đái tháo đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

6.2. Tăng cholesterol

Glucosamine dường như không làm tăng cholesterol. Nhưng một vài nghiên cứu cho thấy, glucosamine làm tăng nồng độ insulin. Điều này có thể làm tăng cholesterol. Vì vậy, cần kiểm soát tốt nồng độ cholesterol hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

6.3. Phụ nữ mang thai và cho con bú

Hiện nay chưa có dữ liệu đáng tin về việc liệu glucosamine có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú hay không. Vì vậy, những đối tượng này nên tránh sử dụng.

Bài viết trên tóm tắt  một số kiến thức cơ bản về glucosamine sulfate. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Đừng ngại để lại những thắc mắc ở phần bình luận, cũng như chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Mong nhận được những phản hồi cũng như đồng hành cùng bạn ở những bài viết kế tiếp. Youmed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Xem thêm bài viết liên quan:

Glucosamine là hợp chất giống như cellulose được sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng khớp và sụn thường được dùng cho những bệnh nhân mắc các bệnh lý về xương khớp.

Glucosamin dụng cho phụ nữ cho con bú

Glucosamine được sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng khớp và sụn đồng thời loại thuốc này còn có những công dụng khác, Glucosamine là hợp chất giống như cellulose, được cơ thể sử dụng để tạo sụn chúng kích thích sản xuất sụn, do đó khiến các khớp hồi phục. Glucosamine cũng bảo vệ sụn và ngăn không cho sụn phân hủy.

Liều dùng thuốc Glucosamine

Glucosamine là đường amin được cơ thể tự tạo ra, có công thức hóa học C6H13NO5 là tổng hợp của Glycosylate protein và lipid, nó rất quan trọng trong việc cấu tạo nên sụn khớp. Glucosamine mới nhập về Việt Nam, nên việc sử dụng thuốc cần phải có sự hướng dẫn của các Bác sĩ hoặc Dược sĩ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp: Người lớn: bạn dùng 500mg, 3-4 lần mỗi ngày. Liều dùng tối đa: 1500 mg/ngày. Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Để sử dụng thuốc hiệu quả bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của các Bác sĩ chuyên khoa và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Glucosamine có thể thấy như:

  • Táo bón;
  • Tiêu chảy;
  • Buồn ngủ;
  • Nhức đầu;
  • Ợ nóng;
  • Buồn nôn;
  • Đau dạ dày.

Những đối tượng cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc Glucosamine bao gồm:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý.

Thuốc glucosamine làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ, để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Những thuốc có thể tương tác với thuốc glucosamine bao gồm: thuốc trợ tim, insulin, thuốc làm loãng máu và thuốc lợi niệu.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc Glucosamin

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, Liều lượng ban đầu được khuyến cáo là: 1.500mg glucosamine và 1.200 mg chondroitin mỗi ngày trong vòng 6 đến 8 tuần. Hoặc bệnh nhân có thể được sư dụng giảm liều xuống còn .000mg glucosamine và 800mg chondroitin, có thể sử dụng glucosamine trong khi vẫn dùng các thuốc trị viêm khớp thông thường, nếu thấy hiệu quả tốt nên tiếp tục sử dụng trong vài tháng.

Trong quá trình sử dụng Glucosamine có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: tăng huyết áp tạm thời và tăng nhịp tim, nhịp mạch. đầy hơi, đi ngoài phân mềm, khó chịu đường tiêu hóa, buồn ngủ, mất ngủ, đau đầu, dị ứng da, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời…

Bệnh nhân bị tiểu đường hay bệnh nhân bị hạ đường huyết được khuyên là cần thận trọng khi sử dụng glucosamine Một số nghiên cứu khác cho rằng, hiện Glucosamine vẫn chưa ảnh hưởng trực tiếp tới đường huyết.

Các bệnh nhân bị rối loạn chảy máu, nên cẩn trọng khi sử dụng Glucosamine bởi có tăng nguy cơ chảy máu.

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, khuyến cáo không nên dùng Glucosamine.

Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ về thuốc Glucosamine để sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao nhất.