Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là gì năm 2024

Bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm chất, đặc điểm, tính cách, cách thức để tồn tại và biểu hiện của một cộng đồng xã hội - dân tộc cụ thể, riêng biệt mà nhờ đó người ta có thể phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Đối với nước ta, bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Những đặc điểm tích cực trong bản sắc dân tộc Việt Nam là: lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, … Tất cả đã kết tinh thành sức mạnh và in đậm dấu ấn độc đáo của cộng đồng các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Ngày nay, vấn đề bản sắc dân tộc và việc giữ gìn bản sắc dân tộc là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong bối cảnh toàn cầu. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã mở rộng quan hệ, giao lưu, hợp tác quốc tế. Tuy nhiên trong quá trình mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế sẽ không tránh khỏi sự va chạm, thậm chí là đụng độ giữa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc với các giá trị bên ngoài. Vấn đề đặt ra là làm sao để chúng ta có thể vừa bảo tồn, giữ gìn, phát huy được các giá trị đạo đức truyền thống và vừa tiếp thu được những giá trị tích cực của nhân loại, làm cho bản sắc dân tộc thực sự trở thành nguồn động lực nội sinh thúc đẩy phát triển trong xu thế toàn cầu hóa? Tất cả những điều này sẽ được phân tích cụ thể trong cuốn Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay của TS. Phạm Thanh Hà.

Tác giả đã phân tích cơ sở hình thành, những đặc điểm và nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Đặc biệt, đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và những tác động hai mặt của toàn cầu hóa, tác giả đã đề ra những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam, phát triển lành mạnh con người, xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.

Thực tế cho thấy việc nghiên cứu bản sắc dân tộc Việt Nam không chỉ nhằm xác định sự giống nhau và sự khác biệt giữa dân tộc ta với dân tộc khác mà quan trọng hơn là nhằm xây dựng niềm tự hào, khơi dậy nguồn sức mạnh nội sinh thúc đẩy đất nước phát triển. Theo tác giả, giữ gìn bản sắc dân tộc không có nghĩa là giữ lại tất cả những gì của quá khứ, mà phải giữ gìn một cách hợp lý. Chúng ta phải chủ động hội nhập trên cơ sở lựa chọn cái tốt đẹp của dân tộc mình và dân tộc khác, đồng thời phải mạnh dạn vứt bỏ cái lạc hậu, cái không phù hợp. Ở phần cuối cuốn sách, tác giả nhấn mạnh, muốn giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam thì việc giữ gìn phải được thực hiện thường xuyên, đồng bộ và cần có sự quan tâm của mọi cấp, ngành, địa phương.

Cuốn sách được chia thành 3 chương: Chương I: Bản sắc dân tộc Việt Nam và vai trò của việc giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. Chương II: Toàn cầu hóa và tác động của toàn cầu hóa đến bản sắc dân tộc Việt Nam. Chương III: Định hướng cơ bản và một số giải pháp nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Tin mới

  • English
  • Truyền hình
  • Đăng nhập

Tất cả chuyên mục

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước Trụ sở: Số 228 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú - TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là gì năm 2024

Văn hóa 05:10, 16/08/2023 GMT+7

Tuổi trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là gì năm 2024

Lê Thị Hồng Phấn Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bình Phước

BPO - Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Đảng ta đã xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.

Trong thời đại kỷ nguyên số, vấn đề xây dựng và bảo vệ nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đang đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức, khó khăn. Làm thế nào để bảo tồn và phát triển văn hóa trong thời đại 4.0, đó không còn là câu chuyện riêng ai mà là của tất cả mọi người, trong đó có trách nhiệm rất lớn của thế hệ trẻ.

Mỗi thanh niên là một sứ giả văn hóa

Thế hệ trẻ là những người thụ hưởng nhiều giá trị của văn hóa, đồng thời tiếp xúc nhiều nhất với những giá trị văn hóa mới. Họ cũng là lực lượng có khả năng sáng tạo và đổi mới cao, tạo ra những sản phẩm văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong bảo tồn và phát triển văn hóa, những năm qua, tuổi trẻ Bình Phước đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa góp phần thúc đẩy phát triển và bảo tồn nền văn hóa của dân tộc, đặc biệt là những giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là gì năm 2024
Công trình thanh niên số hóa thông tin tại Đền thờ vua Hùng, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng nhằm cung cấp đến người dân các thông tin cần thiết về lịch sử hình thành, xây dựng và cấu trúc của đền thờ. Trong ảnh: Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành công trình - Ảnh: V.N

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các huyện, thị, thành đoàn và đoàn trực thuộc duy trì, đẩy mạnh tuyên truyền việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với đời sống thực tiễn và trong công việc; tổ chức tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác. Qua đó, hơn 2.000 thanh niên đã được các cấp tuyên dương. Phát động triển khai đợt sinh hoạt chính trị “Nhớ về Bác, lòng ta trong sáng hơn” với 58 đợt, thu hút hơn 40.000 lượt đoàn viên thanh niên tham gia. Các cấp bộ đoàn đã duy trì “Viết nhật ký làm theo lời Bác”; tổ chức thi kể chuyện, báo tường; tiếp tục duy trì “Tủ sách Bác Hồ” trưng bày nhật ký và những đầu sách về cuộc đời, sự nghiệp của Người...

Bên cạnh đó, các cấp bộ đoàn, hội, đội tăng cường giáo dục đoàn viên thanh niên ý thức trân trọng giá trị văn hóa dân tộc; định hướng xây dựng hình mẫu thanh niên Bình Phước thời kỳ mới, nền tảng là những giá trị đạo đức, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam với cốt lõi “tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn”; xây dựng hình ảnh thanh niên Bình Phước gắn với cuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt”.

Tỉnh đoàn chỉ đạo các huyện, thị, thành đoàn và đoàn trực thuộc thành lập fanpage để đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Hiện nay, Tỉnh đoàn có 3 fanpage, 21 fanpage của đoàn cấp huyện, hơn 200 fanpage các cơ sở đoàn. Đổi mới trong công tác tuyên truyền, Tỉnh đoàn đã thiết kế hơn 500 sản phẩm infographic, clip với nội dung đa dạng, phong phú, ngắn gọn, dễ nhớ, sinh động về sự kiện nổi bật của đoàn, hội, đội, các sự kiện quan trọng của đất nước; đăng tải video/clip giới thiệu về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hóa trong và ngoài tỉnh... thu hút nhiều lượt người xem.

Thời gian qua, tuổi trẻ Bình Phước đã tổ chức nhiều hoạt động đối ngoại, giao lưu văn hóa với thanh niên các nước: Nhật Bản, Campuchia, Lào thông qua chương trình: Giao lưu hữu nghị giữa thanh niên, sinh viên tỉnh Bình Phước với sinh viên Campuchia và Lào đang học tập tại TP. Hồ Chí Minh; giao lưu thanh niên Việt - Nhật; tổ chức các hoạt động tình nguyện, giao lưu với đoàn thanh niên tỉnh Chămpasắk của Lào, với các tỉnh Mondulkiri, Kratie, Tbong Khmum thuộc Campuchia… Thông qua các hoạt động giao lưu đã mở ra nhiều cơ hội tiếp cận, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các vùng miền, khu vực và quốc tế; đồng thời giới thiệu, quảng bá văn hóa của Bình Phước đến với bạn bè quốc tế, thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa thanh niên tỉnh nhà với tuổi trẻ các nước.

Bảo tồn văn hóa thời 4.0

Nhằm tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa, đặc biệt trong thời đại 4.0, các cấp bộ đoàn, hội, đội phải thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tăng cường giáo dục thanh thiếu nhi về lòng yêu nước, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức và sứ mệnh, trách nhiệm xã hội; nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và những nét văn hóa truyền thống tại địa phương nói riêng.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là gì năm 2024
Phát huy vai trò tiên phong, tính năng động, sáng tạo, thời gian qua đoàn viên thanh niên đã có những đóng góp tích cực vào nhiệm vụ chuyển đổi số của tỉnh. Trong ảnh: Đội hình thanh niên tình nguyện huyện Bù Đăng hỗ trợ người dân đăng ký tạo tài khoản dịch vụ công quốc gia - Ảnh: Ngọc Quế

Trong thời đại 4.0, hình thức tuyên truyền phải phong phú, đa dạng, thu hút như: tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, tọa đàm, xây dựng ấn phẩm tuyên truyền bằng infographic, video…; tổ chức về nguồn, hành trình đến với “địa chỉ đỏ”; ứng dụng công nghệ số, số hóa về địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” để tăng cường thông tin tích cực đến thanh niên và xã hội, với phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”; lành mạnh hóa môi trường mạng xã hội, tạo ra các trào lưu, xu hướng tích cực trong thanh niên; đấu tranh đẩy lùi thông tin xấu, độc, trào lưu, xu hướng tiêu cực.

Phát huy vai trò xung kích, đi đầu của đoàn viên thanh niên trong bảo tồn và phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh. Mỗi đoàn viên thanh niên phải luôn tìm hiểu, học hỏi về các giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh. Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch để quảng bá văn hóa của tỉnh Bình Phước đến với nhiều người hơn. Đoàn viên thanh niên phải là những người xung kích trong việc phát hiện âm mưu, thủ đoạn, nội dung, phương thức chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị và nắm vững những luận cứ để trực tiếp và tổ chức đấu tranh phản bác lại quan điểm sai trái thù địch tuyên truyền cho nhân dân hiểu, tạo “sức đề kháng” trước những âm mưu phá hoại an ninh tư tưởng, văn hóa nước ta của các thế lực thù địch.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa gì?

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là để khẳng định sự độc lập tự chủ của dân tộc về mọi mặt, đồng thời cũng tạo niềm tin và là cơ sở vững chắc cho các quan hệ hợp tác quốc tế. Đó là nền tảng tinh thần cho dân tộc Việt Nam vững bước đi lên.

Bản sắc văn hóa dân tộc gồm những gì?

Thứ nhất là ngôn ngữ. ... .

Thứ hai là phong tục, truyền thống và tôn giáo. ... .

Thứ ba là trang phục. ... .

Thứ tư là ẩm thực. ... .

Thứ năm là kiến trúc. ... .

Thứ nhất, lưu giữ những giá trị tinh túy của tinh thần dân tộc cho thế hệ mai sau. ... .

Thứ hai, bảo vệ khỏi sự băng hoại của thời gian..

Làm thế nào để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?

- Tôn vinh và bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống của địa phương: Đây là cách hiệu quả nhất để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chính quyền địa phương có thể tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa như hội chợ, lễ hội, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật để giới thiệu và bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống.

Bản sắc văn hóa dân tộc là gì ví dụ?

Bản sắc văn hóa dân tộc là tập hợp các giá trị văn hóa, thứ tự xã hội, tập quán, và đặc điểm nghệ thuật đặc trưng cho một nhóm người cụ thể hoặc một cộng đồng dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc thường xuất phát từ lịch sử, địa lý, truyền thống, và ngôn ngữ riêng biệt của dân tộc đó.