Tiểu luận hindu giáo với văn hóa đông nam á năm 2024

2 TCHƯƠNG 3: NHỮNG DẤU ẤN CỦA MỘT THỜI KỲ HINDU HÓA TRONG NỀN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC ĐÔNG NAM Á 2 T .............................................. 75 2 T3. Di tích văn hóa Hindu - những gì còn lại của một thời kỳ Hindu hóa 2 T ................ 76 2 T3. Phật giáo - một thành tố văn hóa không thể thiếu trong nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á 2 T ................................................................................................................. 88 2 TKẾT LUẬN 2 T........................................................................................................... 107 2 TTÀI LIỆU THAM KHẢO 2 T ................................................................................... 111

  • Đông Nam Á, vào thời điểm có giao lưu với những yếu tố ngoại sinh đã là một chủ thể phát triển, đạt đến một trình độ phát triển nhất định về kinh tế và văn hóa để có thể chủ động trong việc tiếp nhận những yếu tố văn hóa đến từ bên ngoài, mà hệ quả của nó là việc hình thành nên những quốc gia dân tộc trong khu vực sau giai đoạn “Hindu hóa”, và là một khu vực với bản sắc riêng khác hẳn với những nền văn hóa nguyên mẫu mà nó tiếp nhận.

Do vị trí đặc biệt của mình, nằm trên con đường biển thông thương giữa phương Đông và phương Tây, giữa hai nền văn minh lớn của thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, nên ngay từ những năm đầu công nguyên, quan hệ văn hóa đã xảy ra giữa một số vùng cư trú phát triển trong khu vực với cả hai nền văn hóa Trung, Ấn đã phát huy ảnh hưởng của mình đến vùng đất Đông Nam Á. Nằm dưới hai cái bóng quá vĩ đại, gần như những quan hệ theo chiều ngược lại không thể không có, nhưng những nhân tố văn hóa mang sắc màu Đông Nam Á quá mờ nhạt, nhỏ bé và tự tan ra trong hai nền văn hóa lớn đó.

Một số nhà nghiên cứu phương Tây cho rằng ảnh hưởng của hai nền văn hóa đến các nước Đông Nam Á rất khác nhau. Văn hóa Trung Quốc đến với cư dân một số quốc gia trong vùng bằng vũ lực và áp đặt. Còn văn minh Ấn Độ đến Đông Nam Á bằng con đường hòa bình. Có lẽ do cách thức du nhập của hai nền văn hóa khác nhau như vậy nên vùng ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong một thời gian dài nhiều thế kỷ có phần rộng lớn hơn văn hóa Trung Quốc.

Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, mà đại diện là hai tôn giáo lớn Ấn Độ giáo và Phật giáo đến Đông Nam Á mạnh mẽ hơn cả. Từ đầu công nguyên trở đi, hai tôn giáo này đã thay nhau chiếm vị trí chủ đạo trong từng giai đoạn của lịch sử các nước Đông Nam Á. Cùng với sự có mặt của hai tôn giáo lớn này, văn hóa Ấn Độ đã chuyển tải, đem lại những ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự ra đời cũng như sự phát triển của kiến trúc, điêu khắc, hội họa, ngôn ngữ, văn tự, cũng như nền văn học các nước Đông Nam Á.

Vì những lý do trên nên đề tài luận văn chủ yếu đề cập đến “Quan hệ văn hóa Ấn Độ

  • Đông Nam Á mười thế kỷ đầu công nguyên” thì gần như là nói về sự hiện diện của văn hóa Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á sơ kỳ tạo nên một thời kỳ mà các sử gia Phương Tây thường gọi là giai đoạn “Hindu hóa” hay các quốc gia “Hindu hóa” là khái niệm bao gồm các quốc gia Đông Nam Á sơ kỳ xuất hiện trong khoảng mười thế kỷ đầu công nguyên bởi vì có hai yếu tố cho thấy cách gọi hợp lý đó:

Thứ nhất, những sắc thái văn hóa Ấn Độ làm cho người ta dễ dàng nhận thấy ở các loại hình tôn giáo, nghệ thuật, chữ viết và văn chương, thậm chí tên các quốc gia Đông Nam Á, tên của các vương triều hay kinh đô trong khoảng thời gian này đều phỏng theo tên các vùng - miền địa phương của Ấn Độ. Chẳng hạn: Kalinga, Amaravati, Champa, Campuchia.. đó những dấu ấn văn hóa Trung Hoa lại có những biểu hiện hòa đồng rất khó phân biệt với sở tại.

Thứ hai, chính cư dân Đông Nam Á đã lựa chọn, thích ứng và tạo điều kiện cho văn hóa Ấn Độ lan tỏa và ảnh hưởng sâu sắc trên nhiều vùng của khu vực. Có thể một nền văn hóa thiên về tâm linh phù hợp với cư dân vừa ra khỏi tình trạng xã hội công xã nguyên thuỷ hơn. Văn hóa Ấn Độ chính là yếu tố quan trọng tiếp sức cho sự ra đời của các nhà nước đầu tiên của khu vực: Phù Nam, Champa, Campuchia, Pagan, Dvaravati, Sri Vijaya, Kalinga... những nhà nước tên tuổi nhất trong mười thế kỉ đầu của lịch sử khu vực là những ví dụ rất điển hình.

Nghiên cứu quan hệ văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á để thấy rõ:

  • Hai tôn giáo lớn của Ấn Độ là Ấn Độ giáo và Phật giáo đã xâm nhập một cách hòa bình và phát huy ảnh hưởng mạnh mẽ vào Đông Nam Á từ những thế kỷ đầu công nguyên.
  • Cùng với sự có mặt của hai tôn giáo lớn này, trong tiến trình phát triển của lịch sử các quốc gia Đông Nam Á, Ấn Độ giáo và Phật giáo đã có những đóng góp nhất định đối với sự ra đời của một số quốc gia cổ, đối với sự hưng thịnh của một số quốc gia cùng những dấu ấn với những đặc trưng quan trọng của nó đã để lại rõ nét trong kiến trúc, điêu khắc, hội họa của cư dân trong khu vực Đông Nam Á.
  • Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ chính là nền tảng cho sự ra đời của ngôn ngữ, văn tự, văn học, nghệ thuật các nước Đông Nam Á sau này.
  • Sự phát triển của các quốc gia cổ Đông Nam Á thông qua ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đóng góp rất lớn vào sự hình thành lịch sử khu vực.

Vì ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên nên chúng tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài “Quan hệ văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á mười thế kỷ đầu công nguyên” với

trình kể trên ông chủ yếu viết về sự Ấn Độ hóa để nói về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ở Đông Nam Á. Cụ thể ông đã nêu lên những bằng cớ đầu tiên của công việc này, trình bày những nguyên nhân, những phương thức tạo thành các cơ sở ban đầu, điểm xuất phát cùng những con đường lan tỏa văn hóa và cuối cùng là đánh giá mức độ thâm nhập của văn hóa Ấn Độ vào Đông Nam Á. Và còn một hạn chế rất lớn của ông và của các nhà nghiên cứu tiếp sau là ông đã sử dụng rất nhiều thuật ngữ “Ấn Độ hóa” để chỉ những quốc gia cổ Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Tuy vậy, gạt ra những nhận xét mang tính chủ quan đó thì đây là một tài liệu rất có giá trị đã tái hiện lại toàn bộ quá trình thâm nhập, lan tỏa và những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á sơ kì lịch sử.

Hiện nay, vẫn còn tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về yếu tố văn hóa Ấn Độ trong việc hình thành nền văn minh Đông Nam Á và tác động qua lại giữa hai yếu tố đó. Loại quan niệm thứ nhất mà Q. Uênx đại diện cho rằng, khi tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ, văn hóa Đông Nam Á vẫn giữ được bản sắc riêng. Các học giả khác mà V. Poadoanh là tiêu biểu thì cho sự ảnh hưởng đó là sự thích nghi của văn minh Ấn Độ trong điều kiện và tình huống mới ở môi trường “ngoại Ấn”. Còn theo G thì coi văn hóa Đông Nam Á có trước là “cơ sở hạ tầng”, còn văn minh ngoại lai Ấn Độ là “cấu trúc thượng tầng”. Trong luận văn này chúng tôi đặc biệt quan tâm đến quan điểm của Giáo sư Lương Ninh về quan hệ văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á thời sơ kì - đó là sự “lựa chọn” và “thích ứng”, văn hóa Đông Nam Á đã lựa chọn những điểm phù hợp và tiếp nhận một cách chủ động từ văn hóa Ấn Độ.

Viết về lịch sử sơ kỳ Đông Nam Á có rất nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu nổi tiếng như D.G Hall với cuốn Lịch sử Đông Nam Á nhưng công trình này chịu ảnh hưởng và tiếp thu phần lớn phần cổ sử của G, đáng chú ý nhất là quyển Lịch sử Đông Nam Á của Giáo sư Lương Ninh được tái bản năm 2008 đã trình bày một hình thức lịch sử Đông Nam Á: trong đó các sự kiện lịch sử chủ yếu của tất cả các quốc gia, các vùng được giới thiệu “cắt lát” theo thời gian để thấy mối liên hệ ngang của nó trong khung “lát thời gian” khoảng vài thế kỷ ở các thời kì xa xưa và vài thập kỉ ở thời gian gần đây, nội dung đánh dấu mốc lịch sử nổi bật của các quốc gia trong lát thời gian đó, cùng những mối liên quan, tương đồng, thậm chí tương tác, tạo nên lịch sử Vùng, lịch sử Khu vực. Đây là một tài liệu giúp ích rất nhiều cho luận văn về tiến trình lịch sử của các quốc gia cổ trong khu vực thuộc giai đoạn sơ kì.

Lịch sử và văn hóa của từng nước Đông Nam Á cũng rất được các nhà nghiên cứu quan tâm. Điển hình nhất là quyển Lịch sử văn hóa thế giới cổ trung đại do Giáo sư Lương Ninh chủ biên được tái bản năm 2009 đã cung cấp một nguồn tư liệu quý báu về lịch sử và văn hóa truyền thống ở những khu vực có nền văn hóa phát triển rực rỡ trong thời kì cổ - trung đại, trong đó có văn hóa truyền thống Ấn Độ và văn hóa truyền thống Đông Nam Á. Công trình này đã cung cấp những hiểu biết đại cương và giản yếu về tư tưởng, triết thuyết, văn tự, văn học, sử học, nghệ thuật và khoa học thời cổ- trung đại đã giúp luận văn có một cái nhìn tổng thể hơn về đặc trưng văn hóa và sự tương tác văn hóa giữa Ấn Độ với Đông Nam Á và giữa các vùng trong khu vực Đông Nam Á.

Nhiều tác phẩm nghiên cứu riêng từng quốc gia cổ, nhưng vẫn đề cập đến sự ảnh hưởng, qua lại với nền văn hóa Ấn. J. Boissilie với Nghệ thuật tạc tượng Champa - nghiên cứu và sưu tầm về các Đạo giáo và tiếu tượng học đã phân tích khá rõ những đặc trưng của tôn giáo Ấn trong nghệ thuật điêu khắc cổ Champa. Về lịch sử và văn hóa Phù Nam có các tác phẩm như: Sử liệu Phù Nam của Lê Hương; Vương quốc Phù Nam của Giáo sư Lương Ninh; Văn hóa Óc Eo những khám phá mới của Lê Xuân Diệm...Đây là những công trình đi sâu vào tìm hiểu lịch sử và văn hóa của vương quốc cổ Phù Nam - một quốc gia nổi bật nhất trong lịch sử khu vực (bảy thế kỉ đầu công nguyên) với vai trò là một trung tâm điểm giao lưu văn hóa Đông - Tây, giữa Trung Hoa và Ấn Độ, Ấn Độ với các nước Đông Nam Á khác. Đặc biệt những công trình nghiên cứu chuyên biệt của Giáo sư Lương Ninh, tập hợp lại trong ấn phẩm gần đây nhất của Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Hà Nội Một con đường sử học, trong đó có những bài viết mang tính chuyên môn rất cao về sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ xuống Đông Nam Á như :Nước Chí Tôn, một quốc gia cổ ở miền Tây sông Hậu, Thần tích Hindu giáo và nghệ thuật tiếu tượng Hindu giáo ở Đông Nam Á, Những bông sen vàng và giao lưu văn hóa Đông Nam Á. Luận văn cũng đã sử dụng kết quả khảo cổ học của Tiến sĩ Lê Thị Liên với công trình Nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở đồng bằng Sông Cửu Long trước thế kỷ X đã cung cấp những tư liệu quý giá về nghệ thuật và các kết quả khảo cổ học về di tích nghệ thuật đầy đủ nhất và mới nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có nền văn hóa Óc Eo - một trung tâm văn hóa phát triển bậc nhất của vương quốc cổ Phù Nam. Đây là một công trình tổng hợp các tư liệu về nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở Đồng bằng sông Cửu Long dưới các khía cạnh loại hình, sự phân bố, số lượng các di vật và mối liên hệ của chúng với các di tích, qua đó, tác giả đã nêu lên ý kiến về nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo dưới các góc độ kĩ thuật chế tác, nghệ thuật thể hiện, nội dung, đặc trưng

  • Rút ra nhận xét, đánh giá về những dấu ấn của một thời kỳ Hindu hóa trong nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á ngày nay về tôn giáo, tín ngưỡng, văn tự, văn học, nghệ thuật...
  • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  • Đối tượng nghiên cứu
  • Những con đường du nhập và lan tỏa văn hóa từ Ấn Độ đến các quốc gia Đông Nam Á trong khoảng mười thế kỷ đầu công nguyên.
  • Sự hiện diện của những yếu tố văn hóa Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á trong mười thế kỷ đầu công nguyên.
  • Những dấu ấn của một thời kỳ Hindu hóa trong nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á ngày nay.
  • Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chủ yếu nghiên cứu quan hệ văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á trong giới hạn thời gian ở thời kì sơ kỳ của lịch sử Đông Nam Á (hay nói cách khác trong khoảng mười thế kỷ đầu công nguyên). Tuy nhiên, giới hạn thời gian này chỉ có tính chất tương đối. Và khái niệm “Hindu hóa” dùng để chỉ tác động của văn hóa truyền thống cổ điển Ấn Độ (kéo dài sự phát triển đến sau thế kỉ thứ X - tức thời kỳ Chola) và đó cũng là thời kì mà nó du nhập mạnh mẽ xuống khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, đến sau thế kỷ thứ X, quan hệ qua lại giữa các nước Đông Nam Á cổ với Ấn Độ vẫn còn rất “nồng thắm”, và điều đó đã được phản ánh rõ ở Champa với ảnh hưởng của Siva - Nararaja (thế kỉ X - XI), đô thị Pagan (thế kỉ XI - XIII), hay Angkor Wat và Angkor Thom ở Campuchia (thế kỉ XII - XIII).

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ (chủ yếu về tín ngưỡng, tôn giáo, văn tự, văn học, nghệ thuật...) đến sự hình thành và phát triển của một số quốc gia cổ Đông Nam Á: Phù Nam, Champa, Sri Vijaya, Angkor, Pagan, Kalinga...

  1. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

  1. Phương pháp tiếp cận hệ thống: đặt quan hệ văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á trong bối cảnh khu vực và thế giới thời cổ - trung đại. Đặt Ấn Độ trong quan hệ với khu vực Đông Nam Á thời cổ - trung đại và trong hệ thống các nước ở khu vực thời sơ kì lịch sử. Phương pháp tiếp cận hệ thống là cơ sở để xem xét các vấn đề trình bày trong luận văn.
  2. Là một đề tài lịch sử, quan điểm khi nghiên cứu là tuân thủ phương pháp lịch sử, bám sát các sự kiện lịch sử, nghiên cứu theo không gian và thời gian lịch sử, chân thực lịch sử, trình bày lịch sử như nó từng có. Sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng vận động của vấn đề nghiên cứu.
  3. Sử dụng kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học có liên quan như khảo cổ học, dân tộc học.
  4. Những đóng góp của luận văn

Trên cở sở tập hợp, lựa chọn, xử lý về căn bản nhiều nguồn tài liệu khác nhau, luận văn tập trung mô tả một cách chân thực bức tranh tổng thể về mức độ, phương thức thâm nhập, phạm vi ảnh hưởng và quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa văn hóa Ấn Độ với văn hóa các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn sơ kỳ (mười thế kỷ đầu công nguyên). Luận văn có thể cung cấp hệ thống thư mục cũng như các luận điểm cơ bản của các nhà nghiên cứu từ đó góp phần bổ sung vào việc nghiên cứu giai đoạn lịch sử này một cách có hệ thống hơn.

Không dừng lại ở việc hệ thống hóa các nguồn tư liệu và luận điểm cơ bản của các nhà nghiên cứu, luận văn còn đi sâu phân tích, giải thích những con đường du nhập, lan tỏa văn hóa và sự hiện diện của văn hóa Ấn Độ ở Đông Nam Á giai đoạn sơ kỳ. Trên cơ sở đó, rút ra những nhận định, đánh giá tầm quan trọng và vai trò của văn hóa Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á và đặc biệt là cách tiếp nhận và những dấu ấn văn hóa của một thời kỳ Hindu hóa ở các quốc gia Đông Nam Á ngày nay như thế nào.

CHƯƠNG 1: NHỮNG CON ĐƯỜNG LAN TỎA CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ XUỐNG ĐÔNG NAM Á

  1. Bức tranh tổng thể của lịch sử khu vực Đông Nam Á mười thế kỷ đầu công nguyên

Đông Nam Á là khu vực khá rộng, trải ra trên một phần trái đất vào khoảng 92P 0 P kinh đông đến 140P 0 P kinh đông, từ khoảng 28P 0 P vĩ bắc, chạy qua xích đạo đến 15P 0 P vĩ nam.

Do điều kiện địa lí của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, vì thế, khu vực này được gọi là khu vực “Châu Á gió mùa”. Trước đây, có những nhận thức khác nhau về tính khu vực của Đông Nam Á, thoạt đầu, nhận thức bắt nguồn từ bên ngoài Đông Nam Á rồi mới đến chính các nước trong khu vực nhưng những nhận thức đó còn phiến diện, đôi khi lệch lạc và chưa thể đầy đủ. Nếu như trước đây, người ta còn nhấn mạnh đến những yếu tố “ngoại lai” trong quá trình phát triển lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á, thì đến nay, người ta đã có những nhận định đúng đắn hơn về lịch sử khu vực rằng trước khi tiếp xúc với các nền văn minh từ bên ngoài, cư dân Đông Nam Á đã có một đời sống văn hóa khá cao, nhiều người đã khẳng định rằng, ít nhất cho đến thế kỷ XVI, “Đông Nam Á đã nổi lên như một trung tâm văn minh, một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa trước khi trở thành một khu vực địa lí - chính trị”.[4,tr]. Đương nhiên, trong quá trình phát triển lịch sử, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của các nền văn minh bên ngoài, song sự tác động ấy không vì thế mà biến vùng này thành khu vực “Ấn Độ hóa” hay “Hán hóa” mà nó đã “lựa chọn những gì thích hợp trong thế giới Đraviđa, đồng thời phục tùng các đặc điểm của mình chứ không phải tiếp thu tất cả những gì xa lạ với họ”[14].

Vào những thế kỉ tiếp giáp công nguyên, trên cơ sở phát triển của đồ đồng, đồ sắt bắt đầu được sử dụng phổ biến ở Đông Nam Á. Với đồ sắt phát triển, các dân tộc Đông Nam Á nói chung bắt đầu đứng trước ngưỡng cửa của một xã hội có giai cấp và nhà nước. Từ khoảng đầu công nguyên đến thế kỷ thứ VII là giai đoạn sơ kỳ của các nước ở khu vực Đông Nam Á, của các tiểu quốc của những cư dân nói tiếng Nam Đảo hình thành rải rác ở vùng ven biển từ phía nam Hải Vân (Việt Nam) đến bán đảo Malaixia và trên một số hải đảo, còn các tiểu quốc của những cư dân nói tiếng Môn - Khmer hình thành trên lưu vực sông Iwaradi, Menam, Semun, Mekong..ững cư dân phát triển ở ven biển, eo biển, cửa

biển, cửa sông đã chủ động mở cửa tiếp xúc giao lưu với văn hóa bên ngoài. Vì vậy, có thể thấy ngay rằng, người Ấn Độ khi đến Đông Nam Á không phải tiếp xúc với những gì man ri cần được khai hóa mà họ đã được tiếp xúc với một xã hội có một trình độ văn minh nhất định.

Sự hình thành quốc gia này còn gắn liền với việc tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa là những trung tâm văn hóa lớn ở liền bên cạnh. Những ảnh hưởng này khá toàn diện và sâu sắc cả về chữ viết, văn chương, tôn giáo và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc. Hơn nữa, giữa các tiểu quốc với nhau vẫn thường xuyên có mối liên hệ, trao đổi văn hóa và sản phẩm, đồng thời vẫn phát triển bản sắc văn hóa riêng của mỗi tiểu quốc, mỗi tộc người.

Chính nhờ sự giao lưu tiếp biến văn hóa nói trên mà từ những khoảng đầu công nguyên đến thế kỉ thứ VII, hàng loạt các quốc gia sơ kì đã được hình thành và phát triển ở khu vực phía Nam của Đông Nam Á lục địa. Các vương quốc cổ này thoạt đầu chỉ là những địa điểm quần cư, hoặc đã là nhà nước thực sự được nói tới trong thư tịch cổ hay trong bia ký. Nhưng dù trong trường hợp nào thì cho đến nay người ta cũng chỉ biết được tên gọi của các vương quốc này mà thông thường đó là tên gọi của kinh đô hoặc của vùng trung tâm mà thôi. Đã có tới khoảng 30 vương quốc như thế được hình thành rải rác ở khu vực Đông Nam Á, đó là vương quốc Champa ở vùng Nam trung bộ Việt Nam, Bhavapura (Semun - Khorat), Naravara ở vùng Óc Eo, An Giang và vương quốc Phù Nam ở Nam bộ Việt Nam.

Trên lưu vực sông Mênam và Irawađi vào những thế kỉ đầu công nguyên là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Môn, có thể trong thời gian bành trướng của Phù Nam, vùng hạ lưu Mênam cùng với một số địa điểm quần cư của người Môn đã bị lệ thuộc vương quốc này. Thư tịch cổ Trung Hoa nói tới một trong số những nước phụ thuộc ấy tên là nước Xích Thổ. Nhiều nhà nghiên cứu đoán định Xích Thổ là một “nước” của người Môn ở hạ lưu Mênam. Vào nữa sau thế kỉ VII và thế kỉ VIII, ở vùng này còn xuất hiện một vương quốc khác của người Môn đó là Dvaravati. Các tài liệu không nói gì về vị trí của vương quốc này nhưng một tấm bia tìm được ở Laburi đã cho phép đoán định Dvaravati nằm ở vùng hạ lưu sông Mênam sau đó một bộ phận hoàng tộc của Dvaravati đã chuyển lên phía Bắc, tham gia xây dựng một quốc gia Môn khác là Haripunjaya, vương quốc này còn tồn tại đến thế kỷ XIII.

Khi nghiên cứu về Phù Nam, nhiều học giả cho rằng “chủ nhân của vương quốc này là cư dân gốc Đông Nam Á nói tiếng Nam đảo” [39]. Họ đã xây dựng vương quốc của mình tồn tại hơn 5 thế kỉ và đã có lúc chinh phục được hầu hết các tiểu quốc ở phía Nam bán đảo Trung Ấn. Nhưng nước Phù Nam không phải là một quốc gia thống nhất chặt chẽ với đúng nghĩa của nó, trong đó có thể bao gồm nhiều tiểu quốc phụ thuộc với nhiều mức độ khác nhau. Nhờ những điều kiện sinh sống thuận lợi và nhờ tiếp xúc với văn minh Ấn Độ qua vai trò xúc tác của Phù Nam, các tiểu vương quốc này đã dần mạnh lên. Phù Nam khủng hoảng vào thế kỉ thứ VI, lãnh thổ rộng lớn của nó “mọc” lên hàng loạt vương quốc độc lập khác. Quá trình này diễn ra từ khoảng thế kỉ thứ VII đến thế kỉ X. Đó là giai đoạn các nước nhỏ hình thành theo khu vực tự nhiên hợp nhất lại, lấy một tộc đa số và phát triển nhất làm nồng cốt, hình thành nên các quốc gia “dân tộc” làm đà cho sự phát triển cực thịnh vào giai đoạn sau.

Trong khi Phù Nam khủng hoảng thì Chân Lạp ở lưu vực Sêmun đã mạnh lên, đem quân đánh bại Phù Nam (khoảng 580 - 640) và chinh phục lại vương quốc này. Vương quốc mới này được thư tịch cổ Trung Hoa gọi là Chenla - tức Chân Lạp. Theo Tùy thư, “ Nước Chân Lạp nằm ở phía Tây Nam nước Lâm Ấp, vốn là thuộc quốc của Phù Nam.. có họ là Kshatrya, tên là Chitrasena. Các vua tiền bối đã làm cho nước lớn mạnh, Chitrasena đã chiếm và bắt Phù Nam thuần phục”[39, tr-246].

Ở đảo Sumatra đến cuối thế kỉ thứ VIII đã thành lập vương quốc Sri Vijaya, bao gồm cả vùng Đông đảo Sumatra và Bangka. Đến thế kỉ VIII Sri Vijaya đã bành trướng hết phần Tây đảo Sumatra, sang cả Mã Lai, đến tận Ligo (Bắc Mã Lai), nơi tìm thấy bia, đánh chiếm vương quốc Taruma ở Tây Java.

Trên đảo Java hình thành quốc gia Kalinga ở vùng đồng bằng Kêđu mà trung tâm của nó có lẽ ở khoảng Jakarta ngày nay. Thế kỉ VIII, Kalinga chinh phục đảo Pali và cả Campuchia.

Những vương quốc sơ kì nằm rải rác trên bản đồ khu vực mà không có đường biên giới rõ ràng, chiến tranh dường như chưa xảy ra, đất đai nhiều hoang vu, thú dữ và sự bí ẩn vẫn còn ngự trị, những hiện tượng không thể giải thích được về một xã hội sơ khai dễ chấp nhận một nền văn hóa siêu linh và bí ẩn của Ấn Độ. Trong tiềm thức của người Ấn Độ cổ xưa, Đông Nam Á hiện lên như một miền đất vàng đã mang lại sự sung túc cho những ai từ

đó trở về, phải chăng, điều đó đã tạo ra sự cuốn hút rất lớn cho những thương nhân Ấn Độ giương buồm ra khơi mỗi khi có điều kiện, trong những năm đầu công nguyên, cùng với sự cập bến thường xuyên của những đoàn thuyền thương nhân Ấn Độ, ở khu vực Châu Á gió mùa đã diễn ra quá trình tiếp thu văn hóa mà sau này G đã gọi bằng thuật ngữ “Ấn Độ hóa”. Thuật ngữ “Ấn Độ hóa” mang ý nghĩa rộng, bao gồm những yếu tố ảnh hưởng từ nền văn hóa cổ điển hay văn hóa truyền thống của Ấn Độ mà cơ sở của nó là Hindu giáo và văn hóa Hindu. Nói một cách khác văn hóa Hindu là linh hồn của văn hóa truyền thống Ấn Độ, nó ảnh hưởng sâu sắc đến cả văn hóa phật giáo. Do đó, thời kì ra đời của các vương quốc sơ kì Đông Nam Á là nhận sự ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Ấn Độ.

Hơn nữa, khi xem xét quá trình tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ tại các nước Đông Nam Á sâu sắc đến mức có học giả còn gọi đây là thời kì “Hindu hóa”. Bàn về vấn đề này, một số nhà nghiên cứu cho rằng việc lập nước ở đây nằm trong làn sóng lan tỏa của văn hóa Ấn Độ xuống phía Nam mà kết quả là hình thành một “Ấn Độ bên ngoài”, “Ấn Độ rộng lớn”, “Đại Ấn Độ”, “Thế giới Ấn Độ hóa” hay “Hindu hóa”.

Về ảnh hưởng này, G đã dành hẳn chương II trong công trình Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông, Ông đã đưa ra một định nghĩa phù hợp về “Ấn Độ hóa” được thể hiện ở Đông Nam Á là “sự lan tỏa của một nền văn hóa có tổ chức, dựa trên quan niệm Hindu về vương quyền, được xác định đặc trưng bằng sự tôn thờ Hindu giáo và Phật giáo, hệ thần thoại Purânas, tin theo Dharmasâstras (Đạo Pháp) và lấy Sanskrit (Phạn ngữ) làm phương tiện diễn đạt”[7]. Theo định nghĩa này, G đã đưa ra 4 nhân tố: (a) quan niệm về địa vị và quyền hành của nhà vua được đặc trưng bởi tục thờ cúng theo đạo Hindu hay đạo Phật, (b) biểu đạt văn chương bằng phương tiện chữ Phạn, (c) một thần thoại lấy từ Ramayana và Mahabharata, Puranas và các văn bản chữ Phạn khác chứa đựng một hạt nhân của truyền thống hoàng tộc và những phả hệ truyền thống của các hoàng gia thuộc khu vực sông Hằng, và (d) sự tuân thủ Dharmasastra, luật thiêng liêng của đạo Hindu và đặc biệt là Manava Dharmasastra tức “Những luật của Manu”[18, tr 41].

Chính Ông cũng cho rằng, chính người Ấn Độ đã không hề tiến hành một cuộc chinh phục bằng quân sự nhằm thôn tính một quốc gia nào, rằng ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ chỉ như một lớp Vecni phủ trên một nền văn hóa chung của “Châu Á gió mùa”, trong đó, mỗi vùng, mỗi quốc gia đã không bị mất đi tính cách riêng, độc đáo của mình.