Giáo viên cốt cán Tiếng Anh là gì

Năm 2021, Đại học Thái Nguyên được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ thực hiện bồi dưỡng giáo viên cốt cán cho 6 tỉnh thành trên cả nước, bao gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Lai Châu, Điện Biên và Thái Nguyên.

Đây là một trong những nội dung nằm trong khuôn khổ kế hoạch thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Việc triển khai hoạt động này đã đem lại những kết quả rất đáng ghi nhận trong việc nâng cao năng lực giáo viên cốt cán của mỗi tỉnh. Sau khi được bồi dưỡng tại Đại học Thái Nguyên, các giáo viên sẽ về triển khai tập huấn đại trà tại tỉnh của mình.

Xác định đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định thành công của chương trình giáo dục phổ thông mới, Đại học Thái Nguyên đã tổ chức đào tạo cán bộ cốt cán của các tỉnh với đối tượng học viên là giáo viên cấp 1,2,3.

Công tác bồi dưỡng giáo viên cốt cán của Đại học Thái Nguyên cơ bản không bị ảnh hưởng dù dịch COVID phức tạp

Chia sẻ về công tác triển khai thời gian qua, Phó giáo sư Nguyễn Danh Nam – Trưởng ban Ban Đào tạo, Đại học Thái Nguyên cho biết, thực hiện Kế hoạch số 577/KH-BGD&ĐT ngày 18/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Tổ chức tập huấn triển khai môn Ngoại ngữ trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên cốt cán các cấp học phổ thông”; Kế hoạch 5277/BGDĐT - GDTrH ngày 17/11/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tập huấn giảng viên chủ chốt về hướng dẫn triển khai môn Ngoại ngữ thì Đại học Thái Nguyên triển khai tập huấn 2 modul.

Trong đó, modul 1: Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 với 116 học viên tham gia và Modul 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh có 352 học viên tham gia.

Phó giáo sư Nguyễn Danh Nam thông tin, các giáo viên tham gia khóa bồi dưỡng đều là giáo viên cốt cán của các trường, đã nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm giảng dạy, xử lý tình huống sư phạm và tổ chức hoạt động dạy - học hiệu quả ở các trường và địa phương mình công tác. Theo đánh giá của các giảng viên, tinh thần của các thầy cô giáo tham gia bồi dưỡng rất tốt, hoàn thành các nhiệm vụ bồi dưỡng đầy đủ, đặc biệt là thái độ học tập rất nghiêm túc, cầu thị, say mê, trách nhiệm. Sự hợp tác với giảng viên đã làm làm nên sự thành công cho khóa bồi dưỡng.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 tuy nhiên theo Phó giáo sư Nguyễn Danh Nam, việc bồi dưỡng giáo viên cốt cán cơ bản không bị ảnh hưởng. Theo công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc tập huấn cốt cán dự kiến sẽ được triển khai theo hình thức trực tiếp, tuy nhiên do dịch bệnh các đơn vị đều phải chuyển sang hình thức trực tuyến với nhiều giải pháp như:

Phân công và phân cấp bồi dưỡng một cách rõ ràng. Đổi mới công tác quản lí bồi dưỡng.

Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng thiết thực, chuyên sâu và dựa trên nhu cầu của giáo viên: bồi dưỡng về năng lực dạy học và năng lực giáo dục và quản lý lớp học.

Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng: Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, chú trọng hình thức bồi dưỡng trực tuyến qua mạng. Ứng dụng phương pháp mới, kiến thức mới. Trong bồi dưỡng, giảm bớt những vấn đề lý thuyết, hàn lâm, tăng cường trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến, …và đặc biệt phải cho giáo viên thực hành, xem các băng hình minh hoạ để học tập kinh nghiệm.

Sử dụng đội ngũ giảng viên sư phạm cốt cán, phát huy thế mạnh của các trường sư phạm trong công tác bồi dưỡng giáo viên.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, có sự hướng dẫn của giáo viên cốt cán, chuyên gia giáo dục.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh và Giám đốc Đại học Thái Nguyên - Phạm Hồng Quang dự giờ thăm lớp bồi dưỡng giáo viên cốt cán tại Lào Cai

Qua bồi dưỡng giáo viên, đại diện Đại học Thái Nguyên nhận định bất cập lớn nhất hiện nay với các trường là giải bài toán giáo viên dạy môn tích hợp. Để dạy tích hợp, thầy, cô giáo cần được bồi dưỡng. Hiện nay, công tác bồi dưỡng giáo viên nòng cốt để tiếp cận chương trình mới là yêu cầu quan trọng nhất và phải được đặt lên hàng đầu. Họ sẽ là những “máy chủ” nắm thật kỹ để truyền đạt kinh nghiệm và triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới những năm tiếp theo.

Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng về đổi mới trong phương pháp giảng dạy cùng việc nâng cao năng lực của mỗi cán bộ giáo viên trở thành giáo viên cốt cán sẽ góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng dạy và học tại các địa phương trên cả nước.

Phát huy vị thế, vai trò của một Đại học vùng, Đại học Thái Nguyên tập trung xây dựng đội ngũ, bồi dưỡng đào tạo, nâng cao năng lực giáo viên cốt cán tại các tỉnh thành. Các giáo viên nòng cốt được tham gia bồi dưỡng đều đánh giá công tác bồi dưỡng lần này rất ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả; quá trình triển khai cẩn thận, có lộ trình hợp lý, khoa học. Sau khóa học, đa số giáo viên cho rằng, họ đã hiểu hơn về chương trình giáo dục phổ thông 2018, về từ quan điểm xây dựng, các điểm mới, nội dung, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, định hướng về phương pháp giáo dục và kiểm tra đánh giá theo phát triển năng lực… Các thầy cô cũng nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ của bản thân trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới và hỗ trợ đồng nghiệp tại địa phương tự bồi dưỡng qua hệ thống online.

Với những nỗ lực trong công tác bồi dưỡng giáo viên năm qua, năm 2022, Đại học Thái Nguyên tiếp tục phát huy vai trò và vị thế, làm tốt hơn nữa “nhiệm vụ chính trị”. Đồng thời, phát triển quy mô đào tạo hợp lý; tạo bước chuyển biến căn bản về chất lượng và đào tạo, khoa học và công nghệ, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế; tập trung phát triển các ngành đào tạo trọng điểm, mũi nhọn đạt chuẩn kiểm định; xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở gắn với mô hình điện tử thông minh.

Hà Anh

Thế nào là giáo viên cốt cán?

Khoản 9 Điều 3 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT định nghĩa:

Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có phẩm chất đạo đức tốt; hiểu biết về tình hình giáo dục; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt; có uy tín trong tập thể nhà trường; có năng lực tham mưu, tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp.

Trong đó, cũng theo Quy định trên, theo khoản 3 Điều 12, giáo viên cốt cán có nhiệm vụ:

- Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương;

- Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn các vấn đề liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục cho học sinh; tham gia biên soạn tài liệu chuyên đề môn học, tài liệu hướng dẫn [cho giáo viên, học sinh];

- Tổ chức hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học cho học sinh theo yêu cầu của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông và cơ quan quản lý;

- Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn về các hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giảng dạy môn học;

- Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về việc thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng internet; về bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường hoặc các trường trên địa bàn; tham gia tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu hàng năm của ngành;

- Tham mưu, tư vấn cho cấp quản lí trực tiếp về công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhằm bảo đảm mục tiêu, chất lượng dạy học, giáo dục và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên;

- Tham gia tổ chức, báo cáo chuyên môn, nghiệp vụ tại các hội nghị chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường hoặc các trường trên địa bàn;

- Thực hiện kết nối, hợp tác với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học giáo dục [đặc biệt là khoa học sư phạm ứng dụng].

Như vậy, có thể thấy, giáo viên cốt cán là người có vị trí quan trong trong đội ngũ giáo viên, giúp hỗ trợ đồng nghiệp cùng phát triển trong công việc.

Thế nào là giáo viên cốt cán? Tiêu chuẩn giáo viên cốt cán [Ảnh minh họa]

Tiêu chuẩn giáo viên cốt cán

Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên cốt cán được quy định tại khoản 1 Điều 12 Quy định ban hành kèm Thông tư 20 như sau:

- Là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp ở cùng cấp học cho tới thời điểm xét chọn;

- Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí về chuyên môn nghiệp vụ phải đạt mức tốt;

- Có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn tham khảo và học tập;

- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, xây dựng và phát triển học liệu số, bồi dưỡng giáo viên;

- Có nguyện vọng trở thành giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.

Nếu có đủ các tiêu chuẩn trên, giáo viên có thể được chọn làm giáo viên cốt cán.

Tuy nhiên, trong trường hợp nhà trường có số lượng giáo viên đáp ứng các điều kiện trên nhiều hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên thì ưu tiên lựa chọn giáo viên cốt cán dựa trên các tiêu chuẩn sau:

- Có trình độ trên chuẩn trình độ đào tạo; được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt;

- Được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong dạy học, giáo dục;

- Có sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giải pháp đổi mới trong dạy học và giáo dục được công nhận và sử dụng rộng rãi trong nhà trường, tại địa phương.

Quy trình lựa chọn giáo viên cốt cán

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ, quy trình lựa chọn giáo viên cốt cán như sau:

- Cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn và đề xuất giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên;

- Trưởng phòng giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán theo thẩm quyền; báo cáo sở giáo dục và đào tạo;

- Giám đốc sở giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt danh sách giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán theo thẩm quyền; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo yêu cầu.

Trên đây là các quy định về tiêu chuẩn giáo viên cốt cán. Nếu có vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Chuẩn trình độ giáo viên tiểu học theo quy định mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề