Cắt tụi mật bao lâu ko có biến chứng

Với phương pháp phẫu thuật cắt túi mật nội soi, người bệnh có thể rút ngắn thời gian nằm viện, đẩy nhanh quá trình phục hồi chỉ trong vài tuần.

Theo ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm - Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, đối với trường hợp phẫu thuật cắt túi mật nội soi, người bệnh có thể xuất viện sau 1-2 ngày nếu ổn định và không có biến chứng xảy ra. Đối với phẫu thuật cắt túi mật hở, người bệnh sẽ cần ở lại bệnh viện trong khoảng 5-7 ngày để theo dõi. Quá trình hồi phục sau phẫu thuật có thể mất khoảng 4-6 tuần.

Người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt túi mật khi bị sỏi túi mật, polyp túi mật lớn và ung thư túi mật. Ảnh: Shutterstock

Khi nào người bệnh được chỉ định cắt túi mật?

Phẫu thuật cắt túi mật thường được chỉ định để điều trị polyp túi mật, sỏi túi mật và ung thư túi mật. Ngoài ra, bất cứ tình trạng nào ở túi mật gây triệu chứng nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh cũng đều có thể được cân nhắc điều trị bằng phẫu thuật. Hầu hết phẫu thuật cắt túi mật được tiến hành qua nội soi, một số trường hợp khác cần được mổ mở. Điểm chung của hai phương pháp này là người bệnh sẽ được gây mê toàn thân trong quá trình thực hiện.

Cắt túi mật bằng phẫu thuật nội soi: ưu điểm của phương pháp này bao gồm vết mổ nhỏ hơn, tăng tính thẩm mỹ, người bệnh ít đau, khả năng hồi phục nhanh hơn và ít gặp biến chứng. Dù vậy, không phải người bệnh nào cũng phù hợp với phương pháp mổ nội soi.

Cắt túi mật bằng phẫu thuật mở hoặc mổ mở: thường được chỉ định cho các đối tượng có tiền căn phẫu thuật trước gây sẹo dính, người thừa cân, béo phì, thai phụ trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc trong trường hợp đặc biệt như chảy máu trong quá trình mổ, mổ cấp cứu... Thậm chí, có những trường hợp phẫu thuật viên phải chuyển từ mổ nội soi sang mổ mở để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Những lưu ý trước và sau khi phẫu thuật cắt túi mật

Trước khi phẫu thuật, người bệnh cần được khám tiền mê và thực hiện một số xét nghiệm: xét nghiệm máu, siêu âm bụng..., đồng thời tắm bằng dung dịch sát trùng Chlorhexidine 4% vào buổi tối trước ngày mổ. Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh dự phòng đường tĩnh mạch để giảm nguy cơ nhiễm trùng sau mổ, xem xét bệnh sử và các loại thuốc điều trị, các chất bổ sung hoặc thực phẩm chức năng [nếu có] mà người bệnh đang sử dụng cũng như có thể yêu cầu người bệnh ngưng một vài loại thuốc trước khi mổ.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được chuyển đến phòng hồi tỉnh, kiểm tra sức khỏe. Khi tình trạng ổn định, người bệnh sẽ đưa về phòng bệnh. Trong khoảng 6-8 giờ sau mổ, người bệnh có thể ăn uống trở lại nên vận động đi lại sớm, hít thở sâu để phòng ngừa biến chứng viêm phổi và tắc mạch do cục máu đông sau mổ.

Bác sĩ Tâm khuyến cáo, người bệnh cần gọi ngay cho bác sĩ nếu có các triệu chứng bất thường sau phẫu thuật như sốt hoặc lạnh run, vết mổ sưng, đỏ, buồn nôn, nôn ói, đau bụng dữ dội, đầy hơi chướng bụng, vàng da vàng mắt và nước tiểu sậm màu.

Người bệnh cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật cắt túi mật. Ảnh: Shutterstock

Người bệnh nên ăn gì và kiêng gì sau phẫu thuật cắt túi mật

Những ngày đầu sau mổ, người bệnh nên ăn các món dạng lỏng, dần dần mới chuyển qua dạng thức ăn dạng đặc, theo nguyên tắc ăn từ ít đến nhiều, chia thành nhiều bữa nhỏ để dễ hấp thu. Người bệnh cũng nên chọn các thực phẩm chứa chất béo tốt [chất béo chưa bão hòa], các chế phẩm từ sữa như sữa chua, sữa ít béo và bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, uống 1-1,5 lít nước mỗi ngày để cơ thể đào thải nhanh chóng lượng thuốc mê còn sót lại trong cơ thể.

Một số loại thực phẩm có thể gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau mổ mà người bệnh cần tránh như thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ uống có ga, thực phẩm giàu cholesterol, đồ uống có chứa cafein, rượu, bia, thuốc lá...

Ngoài ra, để phòng tránh biến chứng sau mổ, người bệnh cần lưu ý vận động nhẹ nhàng thường xuyên để ngăn ngừa hình thành cục máu đông, không khuân vác vật nặng trong 4-6 tuần. Người bệnh nên thay băng vết thương hàng ngày theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, mặc quần áo rộng, thoải mái, tránh cọ xát vào vết thương và tránh để vết thương tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì nó có thể làm vết sẹo sẫm màu.

Theo bác sĩ Tâm, phẫu thuật cắt túi mật là loại phẫu thuật có độ an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn về ngoại tiêu hóa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

Hoàng My

Thực tế chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về việc phẫu thuật cắt bỏ túi mật có làm giảm tuổi thọ của người bệnh hay không. Thế nhưng chắc chắn rằng túi mật đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa.

Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ phải đối mặt với một số bất lợi về sức khỏe. Trong đó, một trong biến chứng có tỷ lệ cao nhất sau cắt túi mật là tiêu chảy. Tỷ lệ này chiếm đến 17% trên tổng số ca đã phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Đây cũng là lý do khiến các bác sĩ cân nhắc trước khi chỉ định cắt túi mật trong các trường hợp rủi ro cao như:

- Sỏi mật kích thước > 3cm, thành túi mật bị vôi hóa, túi mật "sứ"

- Sỏi mật gây biến chứng gây viêm túi mật cấp, ung thư túi mật, viêm tụy…

- Polyp túi mật có kích thước > 10mm.

Với các trường hợp còn lại, ví dụ như khi sỏi mật chưa gây biến chứng, sử dụng thuốc, tán sỏi qua da và bổ sung thảo dược hỗ trợ bào mòn sỏi sẽ là lựa chọn ưu tiên để bảo tồn túi mật.

Điều gì xảy ra khi cơ thể không còn túi mật?

Đầu tiên, dịch mật được gan sản xuất sẽ được đổ trực tiếp liên tục xuống ruột non mà không có sự điều tiết của túi mật. Điều này sẽ gây ra tình trạng khi thì thiếu dịch mật tiêu hóa chất béo khiến người bệnh bị đầy trướng, chậm tiêu, khi lại thừa dịch mật gây tiêu chảy, đi lỏng.

Tiếp theo, khoảng 5 - 30% người bệnh sau cắt túi mật sẽ gặp hội chứng sau cắt túi mật [PCS]. Hội chứng này là tình trạng xuất hiện các cơn đau quặn mật hoặc đau hạ sườn phải kết hợp với nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác tương tự như khi người bệnh chưa cắt túi mật.

Hội chứng sau cắt túi mật có thể xuất hiện ngay ở giai đoạn đầu sau khi phẫu thuật. Tình trạng này thường kéo dài vài tháng nhưng cũng có khi là vài năm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ăn uống, sinh hoạt của người bệnh.

Sau cắt túi mật, nhiều người vẫn bị đau bụng như khi vẫn còn sỏi mật

Với những người bị cắt túi mật do sỏi, sau phẫu thuật, bạn vẫn có thể bị tái phát sỏi tại các đường ống dẫn mật và phải đối mặt với nguy cơ phẫu thuật lần 2. Tỷ lệ tái phát sỏi mật sau cắt túi mật khá cao, rơi vào khoảng 30 - 50%. Vì vậy, thay vì để sỏi tái phát, người bệnh nên áp dụng các giải pháp ngăn ngừa từ sớm.

Giải pháp giúp tăng cường sức khỏe sau phẫu thuật cắt túi mật

Để ngăn chặn tình trạng tiêu chảy, đầy trướng, chậm tiêu, đau bụng hay sỏi tái phát sau cắt túi mật, người bệnh nên áp dụng các lời khuyên sau:

Có thực đơn ăn uống phù hợp, khoa học

Trong những ngày đầu sau mổ, thực đơn cho người cắt túi mật nên ưu tiên các món dễ tiêu, dạng lỏng như cháo súp và chia nhỏ bữa ăn để tránh gây gánh nặng lên hệ thống tiêu hóa. Đồng thời, bạn nên:

- Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo như mỡ, da, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt trâu…

- Thay các món chiên, xào, rán sử dụng nhiều dầu mỡ thành các món luộc, hấp

- Dùng chất béo thực vật như dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành, quả bơ…

- Tăng dần lượng chất xơ từ rau xanh, trái cây theo đáp ứng của cơ thể.

Bổ sung thảo dược giúp hỗ trợ ngăn sỏi mật tái phát

Nguyên nhân sỏi mật không chỉ có một mà là sự hội tụ của nhiều yếu tố: suy giảm chức năng gan, vận động đường mật [ứ trệ dịch mật], nhiễm khuẩn. Vì thế để giúp bào mòn sỏi mật hay phòng sỏi tái phát đều cần các thảo dược:

- Giúp tăng cường chức năng gan như Diệp hạ châu, Nhân trần, Chi tử

- Giúp tăng co bóp túi mật, lợi mật như Uất kim, Chỉ xác, Kim tiền thảo

- Giúp kháng khuẩn, kháng viêm như Sài hồ, Hoàng bá.

Thảo dược nào cũng có tác dụng tốt với gan, mật nhưng để đạt hiệu quả cao, nên có sự phối hợp của cả 8 thảo dược. Điều này sẽ tạo ra tác động toàn diện lên hệ thống gan mật, từ đó giúp giảm đau, đầy trướng, hỗ trợ bào mòn sỏi và ngăn sỏi xuất hiện trở lại.

Sử dụng 8 thảo dược quý giúp bài sỏi mật, ngăn sỏi tái phát

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến sức khỏe sau mổ cắt túi mật

Dưới đây là các câu hỏi thường gặp sau cắt túi mật mà bạn nên tham khảo để phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Cắt túi mật có uống sữa được không?

Người bệnh đã cắt bỏ túi mật vẫn có thể uống sữa. Tuy nhiên nên chọn các loại sữa ít béo, sữa đậu nành thay vì sữa nguyên chất. Bởi sữa nguyên chất có hàm lượng chất béo khá cao, dễ khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu.

Thực phẩm nào có lợi cho người sau cắt túi mật?

Khi không còn túi mật, việc hấp thu chất béo sẽ gặp trở ngại. Người bệnh dễ bị đầy trướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên ăn các thực phẩm sau:

- Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như táo, chuối, bưởi, cam, lê, dâu tây, các loại đậu, rau xanh, việt quất, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch… Tuy nhiên trong những ngày đầu sau phẫu thuật, bạn nên ăn vừa phải, tăng dần số lượng để cơ thể có thời gian thích nghi.

- Các loại thực phẩm ít chất béo như thịt lợn nạc, thịt gà trắng hay gà tây, cá [cá tuyết, cá bơn] hoặc các chất béo lành mạnh như dầu oliu, dầu dừa hoặc trái bơ.

Ngoài ra, bạn cũng hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo, chia nhỏ bữa ăn, ưu tiên các món ăn dễ tiêu như cháo súp trong những ngày đầu sau mổ để hồi phục nhanh hơn.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ cắt túi mật sống được bao lâu, cắt túi mật có ảnh hưởng gì không. Nếu có chế độ ăn khoa học kết hợp bổ sung các thảo dược giúp hỗ trợ ngăn sỏi tái phát, bạn vẫn có thể sống khỏe mạnh khi không có túi mật.

Thông tin cho bạn

TPBVSK Kim Đởm Khang - Giải pháp cho người sỏi mật từ 8 thảo dược quý

Với thành phần chính là 8 thảo dược quý, TPBVSK Kim Đởm Khang sử dụng thích hợp cho người bị sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật và người đã phẫu thuật lấy sỏi tán sỏi, người hay bị tái phát sỏi mật, tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật.

TPBVSK Kim Đởm Khang là giải pháp được nhiều bị sỏi mật lựa chọn để:

- Hỗ trợ làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật.

- Hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành trong đường mật, tăng cường chức năng gan.

Để mua được sản phẩm TPBVSK Kim Đởm Khang chính hãng, người dùng có thể liên hệ trực tiếp tới: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội

Điện thoại: 0981.238.218 - 0243.775.9865

Website: www.dongtay.net.vn

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Video liên quan

Chủ Đề