Tại sao có thai không nên ngồi xổm

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu thường phải kiêng kỵ rất nhiều thứ, như tránh ăn các thực phẩm không lành mạnh; tránh tư thế vận động quá mạnh… để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Trong đó, tư thế ngồi khi mang thai cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Và tại sao bà bầu không nên ngồi xổm khi mang thai, là thắc mắc của rất nhiều chị em. Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau nhé!

Ngồi xổm là cách ngồi quen thuộc của nhiều người; tư thế của ngồi xổm là ngồi xuống, gập đầu gối, mông gần như sát đất, gót chân đặt trên đất. Nhiều chị em thường có thói quen ngồi xổm khi nói chuyện, làm việc nhà… Nhưng khi mang thai thói quen này có tốt không?

Theo các bác sĩ sản khoa cho biết, mẹ bầu không nên ngồi xổm trong cả thai kỳ. Bởi khi mang thai, phần cơ thể dưới và cột sống của mẹ bầu đã phải chịu áp lực của thai nhi. Nếu bà bầu ngồi xổm sẽ khiến các mạch máu bị ùn tắc; gây ảnh hưởng đến việc lưu thông máu. Điều này sẽ khiến mẹ bầu bị tê chân; nghiêm trọng hơn là tình trạng phù nề và tĩnh mạch bị suy giãn.

Khi mẹ bầu ngồi xổm thì trọng tâm sẽ đổ về phía trước nhiều; gây mất thăng bằng cho cơ thể; dễ dẫn đến bị ngã gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi

Nhất là vào những tháng giữa và cuối của thai kỳ khi thai nhi lớn dần lên; lúc này nếu mẹ bầu ngồi xổm sẽ gây áp lực lên tử cung; bởi phần thai nhi nặng sẽ đè lên bàng quang [bọng đái] làm tăng áp lực bàng quang và gây các cơn đau, khó chịu cho mẹ.

Tuy nhiên, gần đây các bác sĩ lại khuyên các bà bầu sắp đến ngày sinh nên ngồi xổm đúng cách; đề giúp xương chậu giãn nở và ép lên tử cung sẽ dễ sinh hơn. Đồng thời, giúp cung cấp nhiều oxy hơn cho thai nhi; giúp giảm căng thẳng và áp lực cho mẹ; ngăn chặn thoát vị đĩa đệm.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có được ngồi xổm không?

Ở những tháng đầu tiên của thai kỳ, bụng của mẹ bầu chưa to; nên cơ thể người mẹ vẫn rất linh hoạt. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo bà bầu không nên ngồi xổm trong cả thai kỳ. Bởi những áp lực đè nén lên tử cung khi ngồi xổm, có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cũng nên hạn chế ngồi xổm kể cả trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Tư thế ngồi “đúng chuẩn” tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Tư thế ngồi đúng cách không những giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái; mà còn giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Dưới đây là những tư thế ngồi tốt cho mẹ bầu:

  • Ngồi thẳng lưng: đây là tư thế ngồi thẳng lưng, với phần vai hơi đẩy ra sau lưng không trùng; không đẩy người ra phía trước.
  • Ngồi sâu vào trong ghế, sao cho mông chạm vào lưng ghế để có được điểm tựa tốt. Mẹ bầu nên kê thêm chiếc đệm ở đường cong của lưng, sẽ giúp không bị mỏi lưng.
  • Để chân thoải mái; không gác cao chân; không bắt chéo chân. Khi ngồi đảm bảo đầu gối tạo góc 90 độ để làm sao cho trọng lượng cơ thể phân bố đều hai bên.
  • Không nên ngồi một chỗ quá lâu, hãy vận động bằng cách: duỗi tay, duỗi chân, duỗi người thường xuyên. Khi đứng dậy hãy dịch người về phía trước và đứng thẳng.
  • Tuyệt đối không nên chồm người về phía trước khi đứng.
  • Mẹ bầu không vặn vẹo mà nên xoay cả người.
Ngồi sâu vào ghế, tựa vững chắc mẹ vừa thoải mái lại tốt cho thai nhi

Tại sao bà bầu không nên ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, ngồi gập người…

Qua những thông tin phía trên, chị em đã có câu trả lời cho tại sao mẹ bầu không nên ngồi xổm trong suốt thai kỳ rồi. Vậy ngoài ngồi xổm thì còn có những tư thế ngồi nào khác; mà bà bầu nên tránh khi mang thai? Đó là:

Ngồi chân không chạm đất: tư thế ngồi này làm cho máu không dồn được xuống chân; khiến tình trạng phù nề thêm nghiêm trọng hơn.

Ngồi vắt chéo chân: kiểu ngồi này khiến máu dồn về chân nhiều hơn; khiến mẹ bầu dễ bị giãn tĩnh mạch, phù nề; gây ảnh hưởng sức khỏe và dễ làm mẹ kiệt sức.

Mẹ bầu ngồi vắt chéo chân sẽ khiến tổn thương vùng xương chậu, gây sưng mắt cá chân và chuột rút [ảnh: internet].

Ngồi buông thõng vai: với tư thế ngồi này sẽ khiến tủy sống phải gánh một trọng lượng lớn hơn bình thường; sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ. Khiến mẹ đau lưng nhiếu hơn đấy.

Ngồi gập người về phía trước: khi ngồi gập người về phía trước; sẽ khiến lực dồn nén về phía bụng; khiến lưu lượng oxy đến thai không đủ, gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi.

Qua bài viết trên, các mẹ đã hiểu tại sao bà bầu không nên ngồi xổm khi mang thai; cũng như có thêm những kiến thức về các tư thế nên và không nên ngồi trong suốt thai kỳ; để cả mẹ và con đều khỏe rồi. Chúc mẹ bầu luôn có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!

Khi mang thai, mẹ bầu cần phải lưu ý rất nhiều từ cách đi đứng, tư thế ngồi, tư thế nằm, chế độ ăn uống… để có một thai kỳ thật khỏe mạnh. Vậy mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không? Bài viết sau sẽ giải đáp giúp chị em thắc mắc này.

1. Mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không?

Theo các chuyên gia, tư thế ngồi xổm không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ngồi xổm. Trong giai đoạn này, thai nhi đang phát triển rất nhanh, bụng mẹ lớn lên từng ngày khiến phần dưới cơ thể và cột sống phải chịu áp lực rất lớn. Mẹ sẽ phải  chịu nhiều cơn đau tức, mạch máu ở chân, tay bị chèn ép, có thể bị suy giãn tĩnh mạch, phù nề, không giữ được thăng bằng tốt nên dễ bị ngã. Do đó, mẹ bầu ngồi xổm trong 3 tháng đầu dễ gặp nguy hiểm với tư thế này.

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không?

Thay vì ngồi xổm, các mẹ bầu nên thực hành những tư thế ngồi, đi đứng đúng để giảm tình trạng đau nhức cơ thể, mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Cách ngồi đúng cho mẹ bầu:

Lưng thẳng, vai hơi đẩy ra sau khi ngồi.

Ngồi sâu vào ghế, chạm mông vào chỗ tựa để không bị đau lưng. Mẹ có thể kê thêm chiếc gối đệm ở phần võng lưng để giảm đau nhức mỏi.

Khi ngồi, mẹ cần để chân thoải mái dưới sàn nhà, hoặc kê lên một chiếc ghế thấp, đầu gối tạo thành một góc 90 độ.

Nếu ngồi ghế xoay, mẹ hãy xoay cả người.

Các mẹ bầu không nên ngồi lâu quá 30 phút. Thường xuyên vận động, đứng lên đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ không bị nhức mỏi  cơ thể.

Các mẹ bầu cần ngồi đúng tư thế để không bị đau mỏi và ảnh hưởng tới em bé.

2. Lợi ích của việc ngồi xổm khi mang thai

2.1. 5 lợi ích của ngồi xổm với mẹ bầu

Mặc dù việc ngồi xổm không có lợi cho mẹ bầu 3 tháng đầu nhưng đến 3 tháng cuối thai kỳ, các bác sĩ lại khuyến khích tư thế này. Ngồi xổm mang lại cho các mẹ bầu 5 lợi ích sau:

Giúp cơ sàn chậu của mẹ khỏe hơn. Theo các chuyên gia, những mẹ bầu chăm chỉ tập ngồi xổm [hay squat] đúng kỹ thuật sẽ có cơ sản chậu khỏe hơn. Bài tập này giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu tốt hơn cả tập kegel.

Ngăn đau lưng, đau vùng chậu. Trong thai kỳ, mẹ bầu thường bị đau nhức toàn thân do hormone relaxin và progesterone làm các dây chằng bị nới lỏng. Tập ngồi xổm đúng kỹ thuật sẽ giúp  các mẹ giải quyết được vấn đề này.

Ngồi xổm rất có ích cho việc chuyển dạ và sinh nở sau này. Nếu mẹ bầu ở 3 tháng cuối tập squat sẽ đối phó được với những cơn co thắt khi chuyển dạ, giúp em bé tụt xuống xương chậu sâu hơn.

Giúp mẹ chịu đựng được tư thế sinh bé. Ngồi xổm giúp cơ bắp ở chân mẹ bầu khỏe hơn, chịu đựng được tư thế khi sinh bé tốt hơn. Những tư thế này sẽ dồn trọng lực khiến xương chậu mở rộng hơn, giúp đẩy em bé ra ngoài dễ dàng.

Vòng 3 đẹp hơn. Ngồi xổm nhiều hay tập squat sẽ giúp vòng 3 của mẹ bầu được định hình tròn đẹp trong suốt thai kỳ và sau khi sinh.

Ngồi xổm ở 3 tháng cuối thai kỳ giúp mẹ dễ sinh hơn.

Một trong những lợi ích của các mẹ tập squat khi mang thai là thời gian chuyển dạ có thể giảm xuống khoảng 90 phút. Nếu mẹ có tư thế sinh phù hợp nữa thì quá trình sinh bé còn diễn ra nhanh hơn. Nói tóm lại, việc ngồi xổm hay tập squat là bài tập có lợi  cho phụ nữ mang thai. Ở giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ nên hạn chế tư thế này. Nhưng từ những tháng sau, mẹ hoàn toàn có thể tập luyện theo hướng dẫn của chuyên gia.

2.2. Những trường hợp mẹ bầu không nên ngồi xổm

Ngồi đúng tư thế giúp mẹ tránh bị đau mỏi. thai sản trọn gói

Sau 30 tuần mà em bé chưa ở vị trí thuận lợi thì mẹ không nên ngồi xổm. Tư thế này giúp đẩy bé tiến sâu hơn xuống xương chậu nhưng nếu thai ngôi mông thì mẹ không nên ngồi xổm.

Nếu mẹ bị đau khi ngồi xổm thì cần phải tránh tư thế ngồi này. Có thể mẹ đã ngồi sai kỹ thuật.

Vì lý do y tế, chẳng hạn như mẹ bị mạch máu tiền đạo và mang đa thai dưới 35 tuần cũng không nên ngồi xổm.

Tin liên quan

  • Mang thai có được dùng mỹ phẩm không
  • Nhiễm HPV có mang thai được không
  • Phụ nữ mang thai có được uống cà phê không

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Video liên quan

Chủ Đề