Giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch

- Quá trình cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giảm giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá, nhờ đó thu dược giá trị thặng dư siêu ngạch.

- Khái niệm: Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của nó.

- Xét từng trường hợp, thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nhanh chóng xuất hiện rồi cũng lại nhanh chóng mất đi. Nhưng xót toàn bộ xã hội tư bản thân giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Tăng năng suất lao dộng, làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng.

- Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối cùng có một cơ sở chung đó là dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động để rút ngắn thời gian lao động cần thiết.

- Điểm khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối:

+ Giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt, còn giá trị thặng dư tương đối dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội. Giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ được thay thế bằng giá trị thặng dư tương đối khi trình độ kỹ thuật mới được áp dụng ở các tư bản cá biệt trở thành phổ biến trong xã hội. Vì thế, C. Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.

+ Giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu dược. Nó biểu hiện sự tiến bộ kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản được áp dụng rộng rãi. Xét về mặt đó thì nó thể hiện quan hệ giữa giai cấp công nhân và toàn bộ giai cấp các nhà tư bản. Giá trị thặng dư siêu ngạch là mục đích trực tiếp mà mỗi nhà tư bản cố gắng đạt tới trong cuộc cạnh tranh với các nhà tư bản khác. Xét về mặt này, giá trị thặng dư siêu ngạch không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa công nhân làm thuê và nhà tư bản, mà còn biểu hiện mối quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau.

Từ đó, ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng xuất lao động giảm giá trị của hàng hoá.

Loigiaihay.com

Giá trị thặng dư, giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch
- Giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Giá trị thặng dư phản ánh bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa - quan hệ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động làm thuê. Để thu được giá trị thặng dư, có hai phương pháp chủ yếu: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối. 

- Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt khỏi giới hạn thời gian lao động cần thiết. 

Ngày lao động kéo dài trong khi thời gian lao động cần thiết không đổi, do đó thời gian lao động thặng dư tăng lên. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là cơ sở chung của chế độ tư bản chủ nghĩa. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, khi lao động còn ở trình độ thủ công và năng suất lao động còn thấp. Với lòng tham vô hạn, nhà tư bản tìm mọi thủ đoạn để kéo dài ngày lao động, nâng cao trình độ bóc lột sức lao động làm thuê. Nhưng một mặt, do giới hạn tự nhiên của sức lực con người; mặt khác, do đấu tranh quyết liệt của công nhân đòi rút ngắn ngày lao động, cho nên ngày lao động không thể kéo dài vô hạn. Tuy nhiên, ngày lao động cũng không thể rút ngắn đến mức chỉ bằng thời gian lao động tất yếu. Một hình thức khác của sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là tăng cường độ lao động. Vì tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động trong ngày, trong khi thời gian lao động cần thiết không thay đổi. 

- Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội. Việc tăng năng suất lao động xã hội, trước hết ở các ngành sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng, sẽ làm cho giá trị sức lao động giảm xuống do đó, làm giảm thời gian lao động cần thiết. Khi độ dài ngày lao động không thay đổi, thời gian lao động cần thiết giảm sẽ làm tăng thời gian lao động thặng dư - thời gian để sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối cho nhà tư bản. 

- Để giành ưu thế trong cạnh tranh, để thu được nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản đã áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, cải tiến tổ chức sản xuất, hoàn thiện phương pháp quản lý kinh tế, nâng cao năng suất lao động. Kết quả là, giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội. Nhà tư bản nào thực hiện được điều đó thì khi bán hàng hóa của mình sẽ thu được một số giá trị thặng dư trội hơn so với các nhà tư bản khác. Phần giá trị thặng dư thu được trội hơn giá trị thặng dư bình thường của xã hội được gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch. Xét từng đơn vị sản xuất tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời cục bộ. Nhưng xét về toàn bộ xã hội tư bản, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Vì vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch là một động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. 

Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động. Cái khác nhau là ở chỗ giá trị thặng dư tương đối thì dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội; còn giá trị thặng dư siêu ngạch thì dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt. 

Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. 

Quy luật kinh tế cơ bản là quy luật phản ánh bản chất và mục đích của một phương thức sản xuất. Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế cơ bản.Bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất công nhân buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản. Lao động không công của công nhân làm thuê là nguồn gốc của giá trị thặng dư, nguồn gốc làm giàu của nhà tư bản. Sản xuất giá trị thặng dư là mục đích duy nhất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì mục đích đó, các nhà tư bản sản xuất bất cứ loại hàng hóa nào, kể cả vũ khí giết người hàng loạt, miễn là thu được nhiều giá trị thặng dư. Phương tiện để đạt mục đích là tăng cường bóc lột công nhân làm thuê trên cơ sở phát triển kỹ thuật, tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động v.v.. 

Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Nội dung của quy luật là tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường các phương tiện kỹ thuật và quản lý để bóc lột ngày càng nhiều lao động làm thuê. Quy luật giá trị thặng dư có tác dụng mạnh mẽ trong nhiều mặt của đời sống xã hội. Một mặt, nó thúc đẩy kỹ thuật và phân công lao động xã hội phát triển, làm cho lực lượng sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh và nâng cao năng suất lao động. Mặt khác, nó làm cho các mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản, trước hết là mâu thuẫn cơ bản của nó - mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất - ngày càng gay gắt.

Câu hỏi: Tại sao nói giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối?

Lời giải:

+ C. Mác gọigiá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá trị thặng dư siêu ngạch làgiátrị thặng dưthu được do tăng năng suất lao động cá biệt [trong một xí nghiệp], làm chogiá trịcá biệt củahàng hóa thấp hơngiá trịthị trườngcủanó.

Hãy để Top lời giải cung cấp thêm cho các bạn những kiến thức về giá trị thặng dư siêu ngạch nhé!

1. Giá trị thặng dư siêu ngạch là gì?

- Giá trị thặng dư siêu ngạch là một dang của giá trị thặng dư nói chung, đều được hiểu là mức độ dôi ra khi lấy mức thu của một đầu vào nhân tố trừ đi phần giá cung của nó.

- Tuy nhiên, giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư mà doanh nghiệp hay các chủ đầu tư thu được do quá trình gia tăng năng suất lao động đặc biệt, làm cho giá trị hàng hóa thấp hơn giá trị của thị trường.

- Xét theo góc độ thời gian thì giá trị thặng dư siêu ngạch không tồn tại lâu trong xã hội, nó nhanh chóng xuất hiện và cũng nhanh chóng mất đi.

- Tuy nhiên thì giá trị thặng dư siêu ngạch được đánh giá là xuất hiện thường xuyên. Giá trị thặng dư siêu ngạch là ước mơ của nhiều nhà tư bản và cũng chính là động lực để các nhà tư bản thay đổi kỹ thuật sản xuất để tăng năng xuất lao động đồng thời tăng số lượng hàng hóa sản xuất ra.

- Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối có đặc điểm chung đó là đều dự trên năng suất lao động để út ngắn thời gian lao động cần thiết.

2.Ý nghĩa của giá trị thặng dư siêu ngạch

- Giá trị thặng dư siêu ngạch là tạo ra giá trị thặng dư một cách hợp lý và hiệu quả hơn, việc áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất hàng hóa cũ giúp cho doanh nghiệp đó ngày vàng tiến bộ hơn, phát triển hơn, sản xuất được nhiều hàng hóa hơn, đem lại các giá trị mới cho hàng hóa cũ của mình. Như vậy ý nghĩa đầu tiên đó chính là đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp.

- Áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất giúp người công nhân giảm bớt được sức lao động, không mất quá nhiều thời gian để tạo ra sản phẩm của mình. Tuy nhiên nó vẫn có 2 mặt đó chính là khi công nghệ mới đồng nghĩa là người công nhân phải học thêm cái mới những ai không biết có thể bị đào thải nhanh chóng.

- Một vấn đề nữa đó là khi công nghệ xem vào quá nhiều thì doanh nghiệp chỉ cần đội ngũ nhân công có chất lượng tốt chủ chốt còn lại không cần thiết, như vậy công nhân đối mặt với tình trạng mất việc.

3. Nguồn gốc của giá trị thặng dư siêu ngạch

- Về bản chất, mục đích của giá trị thặng dư siêu ngạch chính là mang lại lợi nhuận cho nhà tư bản. Nguồn gốc của giá trị thặng dư siêu ngạch là do:

+ Sự cạnh tranh về các mặt hàng giống nhau giữa các nhà tư bản. Các doanh nghiệp sản xuất một loại hàng hóa và bán trên cùng một thì trường dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt. Để có sức cạnh tranh với các đối thủ thì buộc các nhà tư bản phải có những phương pháp kỹ thuật sản xuất hiệu quả làm tăng đến mức tối đa năng suất lao động, những phương pháp đó phải là những phương pháp mới, có độ chính xác cao mà các doanh nghiệp khác chưa từng áp dụng, từ đó rút ngắn quá trình sản xuất.

+ Căn bản của giá trị thặng dư chính là tạo ra sản phẩm có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội. Mà để giá trị cá biệt là giá trị riêng do 1 người tạo ra còn giá trị xã hội là giá trị do nhiều người cùng tạo ra, và để làm được điều đó thì đồng nghĩa bạn phải khiến cho 1 người lao động làm sao đó có thể tự tạo ra được 1 hàng hóa và đó chính là thông quá sự hỗ trợ của công nghệ mới.

4. Đặc điểm giá trị thặng dư siêu ngạch

a, Giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời

- Giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ xuất hiện nhanh chóng và cũng nhanh chóng mất bị hay nói cụ thể hơn là thay thế. Bởi thị trường kinh tế hiện nay là cạnh tranh, nếu như doanh nghiệp của bản áp dụng dây chuyển sản xuất như vậy đem lại lợi nhuận cao thì ngay sau đó các doanh nghiệp khác cũng sẽ áp dụng cho mình để tạo ra giá trị riêng cho hàng hóa của mình.

- Với thị trường luôn luôn thay đổi như vậy thì hàng hóa phải có sự khác biệt, sự khác biệt đó sẽ đưa đến lợi nhuận khủng hơn những sản phẩm khác. Nên sớm muộn gì cũng phải áp dụng giá phương pháp công nghệ khác để tạo ra giá trị thặng dư siêu ngạch.

b,Giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối

- Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động vẫn như cũ.

Video liên quan

Chủ Đề