Đứng trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản làm thế nào để bảo vệ nên độc lập

Việc để đất nước rơi vào tay của thực dân phương Tây, là do các quốc gia phong kiến Đông Nam Á không tiến hành duy tân đất nước nhằm đưa đất nước phát triển, không có tầm nhìn cũng như tiến bước theo thời đại, bảo thủ, cố duy trì chiếc ngai vàng phong kiến đang trở nên mục ruỗng. Khi thực dân phương Tây đến “gõ cửa” thì giai cấp cầm quyền các nước này thực hiện phương sách giữ nước bằng việc “đóng cửa”, ngăn chặn người và hàng hóa từ châu Âu đến, hoặc quá thụ động trong việc tìm kiếm chính sách đối phó với mưu toan của thực dân phương Tây. Kết quả là các nước Đông Nam Á lần lượt rơi vào tay các nước thực dân, biến các nước này thành thuộc địa, trở thành nơi khai thác thị trường và nhân công của riêng mình. Trong tình hình đó, các quốc gia Đông Nam Á buộc phải tiến hành đấu tranh vũ trang chống lại các cuộc xâm lược để giữ nước, giữ độc lập dân tộc. Cũng vì thế, phong trào đấu tranh vũ trang chống xâm lược diễn ra sôi nổi từ khi thực dân châu Âu nổ súng xâm lược.

       Với tinh thần và ý chí chiến đấu quật cường, toàn thể nhân dân các quốc gia Đông Nam Á đã tự nguyện tham gia vào hàng ngũ yêu nước, chiến đấu chống lại kẻ thù chung, nhằm hoàn thành một ước nguyện là góp một phần sức lực nhỏ bé của mình công cuộc bảo vệ sự tồn vong của quốc gia dân tộc. Có thể nói rằng phong trào là sự thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn, là đỉnh cao của tinh thần quật cường của nhân dân các nước Đông Nam Á.

       Ngay từ khi thực dân phương Tây xâm nhập và xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ đất nước. Cuộc đấu tranh giữ đất, giữ làng diễn ra bền bỉ, liên tục, kiên cường, lớp trước ngã xuống, lớp sau nối tiếp tiến lên, kiên quyết đánh giặc cho dù phải hy sinh cả tính mạng; tất cả vì một mục tiêu chiến đấu cho dân tộc sinh tồn. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, cuộc đấu tranh mới ở giai đoạn khởi đầu, đặt nền móng cho những bước tiến của giai đoạn sau.

       Trước khi người Âu châu đến "gõ cửa", các nước Đông Nam Á đang ở trong tình trạng thấp kém, lạc hậu cách xa rất nhiều lần so với phương Tây. Nhưng khi bị xâm lược, các quốc gia Đông Nam Á đều tiến hành kháng cự để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Những cuộc kháng cự đó có khi là do nhà nước phong kiến tiến hành, có khi do một hoàng thân lãnh đạo, nhưng cũng có khi do chính nhân dân tự động tiến lên khi tổ quốc bị xâm lăng.

      Khi thực dân phương Tây xâm lược, các nhà nước phong kiến ở Đông Nam Á đã cùng với nhân dân đứng lên kháng chiến chống xâm lược. Nhưng đến khi các vương triều và giai cấp phong kiến đầu hàng thực dân thì nhân dân đã tự động đứng lên chống xâm lược và chống luôn cả giai cấp phong kiến nhu nhược đầu hàng. Mặc dù không có sự lãnh đạo của chính quyền, nhưng cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân tỏ ra rất anh dũng, quả cảm, mang lòng yêu nước sâu sắc. Tuy nhiên, các cuộc chiến đấu ấy đều ở trong trạng thái thiếu tổ chức, thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. Các cuộc chiến tranh của nhân dân Indonesia chống Bồ Đào Nha và Hà Lan dưới sự lãnh đạo của Tơrunô Giôgiô, của Đipônêgôrô, cuộc kháng chiến của nhân dân Achê, cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam ở các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Định và những cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của Trương Định, Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực...Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Khơ Me dưới sự lãnh đạo của hoàng thân Sivôtha, của AchaSoa, của Pôcumbô; những cuộc chống trả quân Anh của quân đội Miến Điện do Mahabanđula chỉ huy và những cuộc kháng cự sau đó của nhân dân Miến Điện; các cuộc nổi dậy chống Tây Ban Nha của các tiểu vương và các bộ lạc ở Cebu, ở Manila, ở các đảo Luxông, Xamara, Lâyetta của Philippin… mang những sắc thái khác nhau nhưng đều chung mục đích chống xâm lược, bảo vệ độc lập và chịu chung một kết cục là bị đàn áp thất bại.

     Quá trình đấu tranh chống xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á diễn ra không cùng thời điểm cụ thể, không giống nhau về hình thức, lại khác về phương pháp đấu tranh, nhưng lại có điểm chung, thống nhất ở mục tiêu: ngăn chặn quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân, cố gắng bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Trong quá trình xâm lược, thực dân phương Tây vấp phải sự kháng cự kéo dài và kiên cường, liên tục của nhân dân từng nước. Ngay trong một nước cuộc kháng cự này thất bại, cuộc khởi nghĩa khác lại nổi lên, người trước ngã xuống, người sau tiến lên, kiên quyết đánh đuổi quân xâm lược. Ở Campuchia, cuộc chiến đấu do hoàng thân Sivôtha tổ chức đang tiếp diễn thì cuộc khởi nghĩa do Acha Soa lãnh đạo đã bùng lên. Khi Acha Soa bị bắt, cuộc khởi nghĩa không tan rã mà nó được tiếp sức bằng cuộc nổi dậy của nghĩa quân Pô cum Bô. Ở Việt Nam, cuộc xâm lăng của thực dân Pháp bị sự tấn công liên tục và khắp nơi của nhân dân yêu nước. Từ Đà Nẵng, Quảng Nam cho tới Gia Định, Cần Thơ, Đồng Tháp Mười… đều vấp phải phong trào kháng Pháp của nhân dân. Ở Miến Điện, ba lần tiến hành chiến tranh là cả ba lần thực dân Anh gặp phải sự chống cự quyết liệt của quân đội triều đình. Sau khi quân triều đình thất bại, thì nhân dân khắp cả nước vùng lên chống lại thực dân Anh bằng cuộc chiến tranh du kích bền bỉ, anh dũng làm cho quân giặc khiếp sợ.

      Phong trào đấu tranh vũ trang của các quốc gia Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến những năm cuối thế kỷ XIX thực sự tạo thành một sức mạnh to lớn, bước đầu làm chậm bước tiến của thực dân phương Tây, không những thế còn làm cho đội quân xâm lược nhà nghề nhiều phen kinh sợ, hàng ngàn binh lính thực dân đã phải bỏ mạng tại nơi đây. Phong trào là sức mạnh của sự đoàn kết quân dân, nhiều giai tầng trong xã hội, mặc dù bị thất bại, nhưng nó tạo cơ sở cho các phong trào đấu tranh thời kỳ sau phát triển mạnh mẽ và giành được thắng lợi hoàn toàn. Các cuộc đấu tranh chống lại thực dân phương Tây do người nông dân lãnh đạo, hay do một nhà sư, một trí thức phong kiến, một hoàng thân hoặc một thủ lĩnh bộ lạc đứng đầu, thì tất cả đều chung một mục tiêu bảo vệ cho kỳ được đất nước, giữ cho kỳ được xóm làng quê hương không để rơi vào tay giặc.

Nga xâm lược Ukraine: James Landale nêu 5 kịch bản kết thúc của cuộc chiến tranh

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Quân đội Ukraine vào tháng 02/2022

Hiện nay thật khó để dự đoán cuộc chiến tại Ukraine cuối cùng sẽ diễn tiến như thế nào. Tin tức từ chiến trường, nền ngoại giao bị tắt tiếng, sự thống khổ của những người dân bị mất nhà cửa, tất cả có thể đã quá choáng ngợp.

Vì thế chúng ta hãy chậm lại trong chốc lát và nhìn nhận cuộc xung đột tại Ukraine có thể diễn tiến tiếp theo như thế nào. Và một số kịch bản kết thúc cuộc chiến nào đang được các nhà hoạch định chính trị và quân sự xem xét? Chỉ một số ít người có thể tự tin dự báo tương lai nhưng cũng có vài kịch bản có khả năng xảy ra. Đa số là không mấy sáng sủa.

1-Cuộc chiến ngắn ngày

Theo kịch bản này, thì Nga sẽ tiếp tục leo thang quân sự. Xuất hiện thêm các cuộc pháo kích bằng rocket và tên lửa bừa bãi. Không quân Nga - vốn có vai trò không nổi trội lắm cho đến nay - sẽ tiến hành những cuộc pháo kích có sức hủy diệt. Những cuộc tấn công mạng quy mô lớn càn quét qua Ukraine, nhắm vào các cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng. Hệ thống cung cấp năng lượng và mạng lưới viễn thông bị cắt đứt. Hàng ngàn dân thường bị thiệt mạng. Mặc dù kháng cự kiên cường nhưng Kyiv bị thất thủ trong thời gian tính chỉ theo ngày. Một chính quyền bù nhìn thân Nga được lập lên tại Ukraine. Tổng thống Zelensky bị ám sát hoặc bỏ trốn đến miền tây Ukraine hoặc ra nước ngoài, lập nên chính phủ lưu vong. Tổng thống Putin tuyên bố chiến thắng và rút đi một số lực lượng, chỉ duy trì đủ lực lượng để kiểm soát. Hàng ngàn người tị nạn tiếp tục rời bỏ đất nước. Ukraine cùng Belarus trở thành những nhà nước chư hầu của Moscow.

Quảng cáo

Kết cục này không phải là không thể xảy ra nhưng còn phụ thuộc vào một số nhân tố: Lực lượng Nga mạnh lên, Nga huy động thêm lực lượng và tinh thần chiến đấu ngoan cường của phía Ukraine bị suy giảm. Tổng thống Putin có thể đạt được mục tiêu thay đổi chế độ của Kyiv và đặt dấu chấm hết cho sự hòa nhập với phương Tây của Ukraine. Thế nhưng bất kỳ chính phủ thân Nga nào cũng sẽ không chính danh và dễ có nguy cơ bị lật đổ. Và kết cục như thế này sẽ là không bền vững và khả năng cao xảy ra một cuộc xung đột.

2-Cuộc chiến dài hơi

Cuộc chiến tại Ukraine có thể kéo dài. Có thể lực lượng Nga sẽ bị sa lầy, gặp khó khăn vì khâu hậu cầu thiếu hiệu quả và tinh thần xuống dốc, cùng năng lực lãnh đạo kém. Có lẽ lực lượng Nga cần thêm thời gian để đảm bảo vị thế tại thủ đô Kyiv nơi có các chiến binh phòng vệ chiến đấu ở mọi nơi. Sự vây hãm kéo dài. Cuộc giao tranh cũng làm gợi nhớ đến chiến kéo dài và tàn bạo của Nga vào những năm 1990 nhằm đánh chiếm và phá hủy phần lớn Grozny, thủ phủ của Chechnya.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Binh sĩ Chechnya trong cuộc chiến chiếm Grozny của Nga

Và thậm chí khi lực lượng Nga đã có thể hiện diện tại một số thành phố của Ukraine thì có lẽ họ phải chật vật để duy trì thế kiểm soát. Có lẽ Nga không thể cung cấp đủ binh sĩ cho một quốc gia rộng lớn như vậy. Lực lượng phòng vệ Ukraine chuyển sang nổi dậy hiệu quả, tinh thần dâng cao và được dân chúng hậu thuẫn. Phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí và đạn dược. Và sau đó, có lẽ sau nhiều năm, có lẽ là một thế hệ lãnh đạo mới ở Moscow, lực lượng Nga cuối cùng rời khỏi Ukraine, trong thế thua cuộc và đổ máu như những người tiền nhiệm đã rời khỏi Afghanistan vào năm 1989 sau một thập kỷ chiến đấu chống lực lượng nổi dậy theo đạo Hồi.

3-Chiến tranh lan ra châu Âu

Cuộc chiến này có thể lan ra khỏi biên giới của Ukraine hay không? Tổng thống Putin có thể tìm cách giành thêm một số phần khác như gửi quân đến các quốc gia cộng hòa từng thuộc Liên Xô cũ như Moldova và Gruzia, không thuộc Nato. Hoặc cũng có tính toán sai lầm và leo thang. Ông Putin có thể tuyên bố cung cấp vũ khí đến cho lực lượng Ukraine, một hành động đàn áp có thể gây nên sự đáp trả. Putin cũng có thể đe dọa gửi quân đến các quốc gia vùng Baltic - là thành viên của Nato như Lithuania để lập nên một hành lang trên đất liền với thành phố biển Kaliningrad tách biệt của Nga.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Quảng trường bên ngoài tòa thị chính của thành phố Kharkiv ngày 01/03 bị tàn phá sau các trận pháo kích của Nga

Kịch bản này sẽ là một cuộc chiến đầy rủi ro và vô cùng nguy hiểm đối với Nato. Theo Điều số 5 trong Hiến chương của Nato thì một cuộc tấn công nhằm vào một quốc gia thành viên của liên minh quân sự này là cuộc tấn công đối với toàn khối. Thế nhưng Putin có thể chấp nhận rủi ro nếu ông cảm thấy đây là cách duy nhất để cứu vãn vị thế lãnh đạo của mình. Nếu như vậy thì ông ta có thể khiến tình hình leo thang hơn khi phải đối mặt với khả năng bại trận tại Ukraine.

Chúng ta hiện biết rằng nhà lãnh đạo Nga đã sẵn lòng phá vỡ những nguyên tắc quốc tế bấy lâu nay. Logic tương tự cũng có thể được áp dụng đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Tuần này, ông Putin đã ra lệnh đặt lực lượng răn đe hạt nhân vào mức cảnh báo cao. Hầu hết các nhà phân tích cho rằng điều này có nghĩa việc Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân là có thể hoặc một nguy cơ tiềm tàng. Nhưng đó là một cảnh báo rằng học thuyết của Nga cho phép việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược trên chiến trường.

4-Giải pháp hạt nhân

Mặc cho tất cả, có thể đạt một giải pháp ngoại giao khả dĩ hay không?

"Súng đã nổ nhưng con đường đối thoại vẫn còn rộng mở," Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres nói. Chắc chắn đối thoại sẽ tiếp diễn. Tổng thống Pháp Macron đã có cuộc điện đàm với ông Putin. Các nhà ngoại giao cho rằng những đề nghị không chính thức đã được chuyển đến Moscow. Và thật ngạc nhiên khi giới chức Nga và Ukraine đã có các cuộc đàm phán ở biên giới Ukraine với Belarus. Họ có thể đã không đạt tiến triển nào. Nhưng thông qua việc đồng thuận đàm phán, Putin dường như đã chấp nhận một khả năng ngừng bắn thông qua thương lượng.

Và câu hỏi chính là liệu phương Tây có thể đưa ra điều mà các nhà ngoại giao gọi là "off-ramp" [ngã rẽ] hay không. Các nhà ngoại giao nói rằng điều quan trọng là Tổng thống Putin biết là cần phải làm gì để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm có thể đạt được một thỏa thuận giữ được thể diện ở mức tối thiểu.

Hãy xem xét kịch bản này. Chiến tranh cũng không tốt đẹp gì cho Nga. Các lệnh trừng phạt cũng khiến Moscow bất ổn. Phe đối lập thì thêm lợi thế khi số lượng thương vong ngày càng tăng. Putin tự hỏi liệu có đang làm điều vượt quá sức của mình hay không. Ông ta đánh giá cuộc chiến kéo dài có thể gây rủi ro cho vị thế cầm quyền hơn là kết thúc trong tủi nhục.

Việc Trung Quốc can thiệp, gây nên áp lực hòa giải cho Moscow, và Trung Quốc có thể cảnh báo sẽ không mua dầu và khí đốt của Nga nếu nước này không giảm leo thang căng thẳng.

Vì vậy Putin bắt đầu tìm một lối thoát mới. Trong khi đó chính quyền Ukraine xem xét việc quốc gia bị tàn phá và kết luận rằng một sự hòa giải chính trị có thể tốt hơn là tiếp tục tổn thất nhân mạng. Vì thế các nhà ngoại giao tham gia và đạt được một thỏa thuận. Ukraine thì chấp nhận việc Nga tuyên bố chủ quyền tại Crimea và một số phần ở Donbass. Đối ngược lại Putin chấp nhận nền độc lập của Ukraine và quyền của quốc gia này có mối quan hệ sâu sắc hơn nữa với Châu Âu. Điều này có thể dường như không khả thi. Nhưng một kịch bản trỗi lên từ đống tàn tích của một cuộc xung đột đẫm máu không phải là không có khả năng xảy ra.

5-Putin bị lật đổ

Và còn về chính Vladimir Putin thì sao? Khi tiến hành cuộc xâm lược thì ông đã tuyên bố: "Chúng tôi sẵn sàng cho bất kỳ kết cục nào."

Thế nhưng chuyện gì sẽ xảy ra với kết cục ông ấy mất quyền lực? Điều này có thể khó mà nghĩ ra được. Thế giới đã thay đổi trong những ngày gần đây và điều này đã được suy tính đến.

Giáo sư Sir Lawrence Freedman, từ Đại học Kings College, London viết rằng: "Hiện nay có khả năng sẽ có sự thay đổi chế độ tại Moscow cũng như ở Kyiv."

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một người bị cảnh sát bắt giữ ở Moscow vào ngày 02/03 trong một cuộc biểu tình chống chiến tranh ở Moscow

Tại sao ông ấy lại có thể nói điều này? Có lẽ Putin theo đuổi một cuộc chiến tàn khốc. Hàng ngàn binh sĩ Nga đã bỏ mạng. Nga thì thấm đòn từ các lệnh trừng phạt. Putin bị mất sự ủng hộ của công chúng. Có lẽ có nguy cơ về một cuộc cách mạng quần chúng. Ông ấy sử dụng lực lượng an ninh nội bộ để đàn áp phe đối lập. Điều này khiến các thành viên cấp cao trong giới chính trị, kinh tế và quân sự của Nga cảm thấy chua chát và nổi dậy. Phương Tây nói rõ là Putin phải bị lật đổ và được thay thế bằng một lãnh đạo ôn hòa hơn, sau đó thì Nga sẽ được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và các mối quan hệ ngoại giao được phục hồi. Xảy ra cuộc lật đổ đẫm máu ở Điện Kremlin và Putin thất bại. Một lần nữa ngay lúc này kịch bản này dường như khó xảy ra. Nhưng không phải là không thể xảy ra nếu mà những người hưởng lợi từ Putin không còn tin rằng ông ta có thể bảo vệ được lợi ích của họ.

Kết luận

Những kịch bản trên không mang tính loại trừ lẫn nhau - một số có thể kết hợp lại để tạo ra những kết cục khác nhau. Tuy nhiên khi cuộc xung đột diễn tiến thì thế giới đã thay đổi và sẽ không quay trở lại hiện trạng như trước.

Mối quan hệ giữa Nga với thế giới bên ngoài sẽ khác biệt. Thái độ của Châu Âu đối với an ninh sẽ có bước đổi thay. Và đối với những người theo chủ nghĩa tự do thì một trật tự thế giới dựa trên luật pháp có lẽ đã trở lại như ý nghĩa vốn có lúc ban đầu.

BBC News Tiếng Việt bổ sung:

Nhà báo Deborah Haynes viết trên trang Sky News 06/03/2022 bài về câu hỏi 'Thế chiến III đã bắt đầu chưa?". Bà trích các chuyên gia an ninh, quân sự cho rằng, nếu chưa có Thế chiến thì một xung đột mang tính sinh tồn tầm toàn cầu [existential global conflict] đã bắt đầu, với cuộc chiến ở Ukraine của Nga.

Video liên quan

Chủ Đề