Đồng gồm máy nguyên tử liên kết với nhau

10:09:1903/08/2020

Vậy đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Khái niệm phân tử, phân tử khối là gì? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Đơn chất là gì?

1. Định nghĩa đơn chất

• Đơn chất do 1 nguyên tốt hóa học cấu tạo nên

* Ví dụ: - Khí oxi tạo nên từ nguyên tố O

- Kim loại Natri tạo nên từ nguyên tốt Na

- Kim loại Nhôm tạo nên từ nguyên tố Al

→ Khí oxi, kim loại Na, Al gọi là đơn chất

• Đơn chất kim loại: Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.

• Đơn chất phi kim: Không dẫn điện, dẫn nhiệt và không có ánh kim.

• Đơn chất do 1 nguyên tố hóa học cấu tạo nên gồm 2 loại: Đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.

2. Đặc điểm cấu tạo của đơn chất

• Đơn chất kim loại: Nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định

• Đơn chất phi kim: Nguyên tử liên kết với nhau theo một số nhất định [thường là 2].

II. Hợp chất là gì?

1. Định nghĩa hợp chất

Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.

* Ví dụ: - Nước H2O gồm 2 nguyên tốt H và O

- Muối ăn: NaCl gồm 2 nguyên tốt Na và Cl

- Axit Sunfuric: H2SO4 gồm 3 nguyên tố H, S và O.

Hợp chất gồm:

- Hợp chất vô cơ: H2O, KOH, NaCl, HNO3,...

- Hợ chất hữu cơ: CH4 [mêtan], C2H4 [etilen], C2H2[axetilen],...

2. Đặc điểm cấu tạo của hợp chất

- Trong hợp chất: Nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và một thứ tự nhất định.

III. Phân tử

1. Định nghĩa phân tử

• Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

* Ví dụ: - Khí Hidro [H2], Oxi [O2] : 2 nguyên tử cùng loại liên kết với nhau

- Nước [H2O]: 2H liên kết với 1O

- Muối ăn: 1Na liên kết với 1Cl

2. Phân tử khối là gì?

• Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị Cacbon.

* Ví dụ: O2 = 16.2 = 32đvC

 Cl2 = 35,5.2 = 71đvC

 CaCO3 = 40 + 12 + 16.3 = 100đvC

 H2SO4 = 1.2 + 32 + 16.4 = 98đvC.

[SCRIPT_ADS_IN_IMAE]

IV. Trạng thái tự nhiên

- Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những nguyên tử [như đơn chât kim loại] hay những phân tử [như các hợp chất].

- Tùy điều kiện nhiệt độ và áp suát, mỗi chất có thể tồn tại ở 3 trạng thái: rắn, lỏng và khí, ví dụ: Nước đá, nước lỏng và hơi nước. Ở trạng thái khí các hạt cách xa nhau.

V. Bài tập về đơn chát, hợp chất phân tử khối.

* Bài 1 trang 25 SGK Hóa 8: Hãy chép các câu sau đây vào vở bài tập với đầy đủ các từ thích hợp:

"Chất được phân chia thành hai loại lớn ... và ... Đơn chất được tạo nên từ một ... còn ... được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên."

"Đơn chất lại chia thành ... và ... Kim loại có ánh kim dẫn điện và nhiệt, khác với ... không có những tính chất này [trừ than chì dẫn điện được].

Có hai loại hợp chất là: hợp chất ... và hợp chất ...

° Lời giải:

• "Chất được phân chia thành hai loại lớn là đơn chất và hợp chất. Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học còn hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên"

• "Đơn chất lại chia thành kim loại và phi kim. Kim loại có ánh kim, dẫn điện và nhiệt, khác với phi kim không có những tính chất trên [trừ than chì dẫn điện được].

• Có hai loại hợp chất là: hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.

* Bài 2 trang 25 SGK Hóa 8: a] Kim loại đồng, sắt tạo nên từ nguyên tố nào? Nêu sự sắp xếp nguyên tử trong một mẫu đơn chất kim loại.

b] Khí nitơ, khí clo tạo nên từ nguyên tố nào?

Biết rằng hai khí này là đơn chất phi kim giống như khí hidro và oxi. Hãy cho biết các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào?

° Lời giải:

a] - Kim loại đồng, sắt được tạo nên từ nguyên tố đồng [Cu] và sắt [Fe]

 - Trong đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo 1 trật tự xác định.

b] - Khí nitơ, khí clo được tạo nên từ nguyên tố nitơ, clo.

 - Trong đơn chất phi kim các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định thường là 2. Nên khí nito do 2 nguyên tử N liên kết với nhau, khí clo do 2 nguyên tử Cl liên kết với nhau.

* Bài 3 trang 26 SGK Hóa 8: Trong số các hợp chất cho dưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, là hợp chất:

 a] Khí amoniac tạo nên từ N và H.

 b] Photpho đỏ tạo nên từ P.

 c] Axit clohiđric tạo nên từ H và Cl.

 d] Canxi cacbonat tạo nên từ Ca, C và O.

 e] Glucozơ tạo nên từ C H và O.

 f] Kim loại magie tạo nên từ Mg.

° Lời giải:

 a] Khí NH3: hợp chất vì được tạo từ 2 nguyên tố nitơ và hidro

 b] Phôtpho[P]: đơn chất vì được tạo từ 1 nguyên tố photpho

 c] Axit clohiđric: hợp chất vì được tạo từ 2 nguyên tố Cl và H

 d] Canxi cacbonat: hợp chất vì được tạo từ 3 nguyên tố Ca, C và O

 e] Glucozơ: hợp chất vì được tạo từ 3 nguyên tố C,H và O

 f] Magie [Mg] : đơn chất vì tạo từ 1 nguyên tố Mg

* Bài 4 trang 26 SGK Hóa 8: a] Phân tử là gì?

b] Phân tử của hợp chất gồm những nguyên tử như thế nào, có gì khác so với phân tử của đơn chất. Lấy thí dụ minh họa.

° Lời giải:

a] Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

b] Phân tử của hợp chất gồm những nguyên tử khác loại liên kết với nhau, còn phân tử của đơn chất thì là những nguyên tử cùng loại.

• Ví dụ:- Phân tử của hợp chất: axit sunfuric tạo ra từ nguyên tử H, S, O

- Phân tử của đơn chất: Khí oxi tạo từ 2 nguyên tử oxi

* Bài 5 trang 26 SGK Hóa 8: Dựa vào hình 1.12 và 1.15 [SGK] hãy chép các câu sau đây vào vở bài tập với đầy đủ các từ và con số thích hợp chọn trong khung:

Phân tử nước và phân tử cacbon đioxit giống nhau ở chỗ đều gồm ba ... thuộc hai ... liên kết với nhau theo tỉ lệ ... Còn hình dạng khác nhau, phân tử trước dạng ... phân tử sau dạng...

° Lời giải:

- Phân tử nước và phân tử cacbon đioxit giống nhau ở chỗ đều gồm ba nguyên tử thuộc hai nguyên tố liên kết với nhau theo tỉ lệ 1 : 2. Còn hình dạng khác nhau, phân tử nước dạng gấp khúc phân tử cacbon dioxit dạng đường thẳng.

* Bài 6 trang 26 SGK Hóa 8: Tính phân tử khối của:

a] Cacbon đioxit, xem mô hình phân tử ở bài tập 5.

b] Khí metan, biết phân tử gồm 1C và 4H.

c] Axit nitric,biết phân tử gồm 1H, 1N và 3O.

d] Thuốc tím [kali pemanganat] biết phân tử gồm 1K, 1Mn và 4O.

° Lời giải:

- Tính phân tử khối của:

a] Cacbon dioxit [CO2] bằng : 12 + 16.2 = 44đvC]

b] Khí metan [CH4] bằng : 12 + 4.1 = 16đvC

c] Axit nitric [HNO3] bằng : 1.1 + 14.1 + 16.3 = 63đvC

d] Kali pemanganat [KMnO4] bằng : 1.39 + 1.55 + 4.16 = 158đvC

* Bài 7 trang 26 SGK Hóa 8: Hãy so sánh phân tử khí oxi nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần so với phân tử nước , phân tử muối ăn và phân tử khí metan [về chất khí này xem bài tập 6].

° Lời giải:

- Phân tử khối của phân tử khí oxi [gồm 2 nguyên tử oxi] bằng: 16.2 = 32đvC;

- Phân tử khối của phân tử nước [gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O] bằng: 2.1 + 16 = 18đvC;

- Phân tử khối của phân tử muối ăn [gồm 1 nguyên tử Na và 1 nguyên tử Cl] bằng: 23 + 35,5 = 58,5đvC;

- Phân tử khối của phân tử khí metan [gồm 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H] bằng 12 + 4 = 16đvC.

→ Phân tử khí oxi nặng hơn phân tử nước, bằng 32/18=1,8 lần phân tử nước

→ Phân tử khí oxi nhẹ hơn phân tử muối ăn,  bằng 32/58,5=0,55 lần phân tử muối ăn

→ Phân tử khí oxi nặng hơn phân tử khí metan, bằng 32/16=2 lần phân tử khí metan

Ở chương trình Hóa THPT, các em sẽ được học về liên kết hóa học và các loại liên kết thường gặp. Đây cũng là một trong những lý thuyết quan trọng trong chương trình Hóa lớp 10. Trong bài viết sau, Marathon Education sẽ cung cấp cho các em một số kiến thức trọng tâm về các loại liên kết hóa học, các em hãy cùng tìm hiểu.

Liên kết hóa học là gì?

Liên kết hóa học là gì? [Nguồn: Internet]

Liên kết hóa học liên quan đến sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử, phân tử hoặc ion để tạo thành hợp chất hóa học. Các liên kết này có tác dụng giữ cho các nguyên tử bền vững trong việc tạo thành nhiều hợp chất khác nhau.

Như vậy, liên kết hóa học là liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hoặc tinh thể. Các hợp chất hóa học sẽ phụ thuộc vào độ bền của các liên kết hóa học giữa các thành phần, liên kết càng mạnh thì hợp chất càng bền vững.

Phân loại liên kết hóa học

Có 4 loại liên kết hóa học mà các em cần phải ghi nhớ:

  • Liên kết ion
  • Liên kết cộng hóa trị
  • Liên kết kim loại
  • Liên kết hidro

Liên kết ion

Liên kết ion [Nguồn: Internet]

  • Khái niệm: Trong một phản ứng hóa học, nếu một nguyên tử hoặc phân tử tăng hoặc giảm electron thì nó sẽ trở thành các ion. Các ion trái dấu sẽ hút nhau bằng lực hút tĩnh điện và tạo thành các hợp chất có chứa liên kết ion.
  • Điều kiện để hình thành liên kết ion:
    • Liên kết ion được hình thành giữa các nguyên tố có tính chất khác nhau [phi kim điển hình và kim loại điển hình].
    • Sự chênh lệch độ âm điện giữa 2 nguyên tử liên kết [hiệu độ âm điện] được quy ước ≥ 1,7 là liên kết ion ngoại trừ một số trường hợp.
  • Phân tử của hợp chất được hình thành từ kim loại điển hình [gồm kim loại nhóm IA và kim loại nhóm IIA] và phi kim điển hình [thuộc nhóm VIIA và Oxi].

  Lý Thuyết Về Oxi Và Tính Chất Hóa Học Của Oxi Hóa Lớp 10

Ví dụ: MgCl2, NaCl, BaF2,… là những hợp chất có chứa liên kết ion, liên kết hóa học được hình thành giữa cation kim loại và anion phi kim.

  • Phân tử của hợp chất muối có chứa cation hoặc anion đa nguyên tử

Ví dụ: NH4Cl, AgNO3, MgSO4,… là những hợp chất có chứa liên kết ion, liên kết được hình thành giữa cation kim loại với anion gốc axit.

Đặc điểm của hợp chất có liên kết ion

  • Hợp chất có liên kết ion có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao, có thể dẫn điện khi hòa tan trong nước hoặc nóng chảy.
  • Các ion được chia thành cation [ion dương] và anion [ion âm].

Liên kết cộng hóa trị

Liên kết cộng hóa trị [Nguồn: Internet]

  • Khái niệm: Trong các liên kết hóa học, liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa 2 nguyên tử được tạo thành bởi một hoặc nhiều cặp electron chung.
  • Điều kiện để hình thành liên kết cộng hóa trị: Các nguyên tử giống hoặc gần giống nhau, liên kết với nhau bằng cách dùng chung các electron hóa trị. Ví dụ như: H2, Cl2, N2, H2O,…
  • Các phân tử đơn chất hình thành từ các phi kim.

Ví dụ: O2, H2, N2, F2,… có chứa liên kết cộng hóa trị được hình thành bởi 2 nguyên tử phi kim giống nhau.

  • Các phân tử hợp chất tạo thành từ các phi kim.

Ví dụ: F2O, NH3, H2O, CO2,… là những hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị, được hình thành bởi 2 nguyên tử phi kim khác nhau.

Phân loại liên kết cộng hóa trị

  • Liên kết cộng hóa trị có cực: Là liên kết hóa học có cặp electron dùng chung bị hút lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn
  • Liên kết cộng hóa trị không cực: Là liên kết có cặp electron dùng chung phân bố đối xứng giữa hai hạt nhân nguyên tử.
  • Liên kết cho – nhận: Là liên kết mà cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp. Nguyên tử đóng góp cặp electron được gọi là nguyên tử cho còn nguyên tử nhận cặp electron được gọi là nguyên tử nhận. Liên kết này được biểu diễn bằng mũi tên “→”, nguyên tử cho ở trước mũi tên còn nguyên tử nhận ở sau mũi tên.

Đặc điểm của hợp chất có liên kết cộng hóa trị

  • Phân tử có liên kết cộng hóa trị có thể tồn tại ở cả 3 thể là rắn, lỏng, khí.
  • Các chất có cực tan trong dung môi có cực và phần lớn các chất không cực tan được trong dung môi không cực.
  • Các chất chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực, ở mọi trạng thái đều không dẫn điện.

  Lý Thuyết Và Các Bài Toán Tính Theo Công Thức Hóa Học

Liên kết kim loại

Liên kết kim loại [Nguồn: Internet]

Liên kết kim loại cũng là một dạng liên kết hóa học phổ biến. Với sự tham gia của các electron tự do, liên kết này được hình thành bởi các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể.

Mạng tinh thể kim loại

Có 3 dạng mạng tinh thể kim loại như sau:

  • Lập phương tâm khối: các nguyên tử, ion kim loại phân bố ở các đỉnh là tâm của hình lập phương.
  • Lập phương tâm diện: các nguyên tử, ion kim loại phân bố ở các đỉnh và tâm các mặt hình lập phương.
  • Lục phương: các nguyên tử, ion kim loại phân bố ở các đỉnh và tâm các mặt hình lục giác đứng. 3 nguyên tử, ion kim loại phân bố phía trong hình lục giác.

>>> Xem thêm: Dãy Hoạt Động Hóa Học Của Kim Loại Là Gì? Ý Nghĩa Và Mẹo Nhớ Nhanh

Liên kết hidro

Liên kết hidro [Nguồn: Internet]

Trong các liên kết hóa học thì liên kết hidro là dạng yếu hơn các loại liên kết khác. Thực chất, đây là một loại liên kết cộng hóa trị phân cực giữa hidro và oxi, trong đó hidro phát triển một phần điện tích dương [+].

Liên kết hidro là một lực liên phân tử [ký hiệu là IMF] tạo thành lực hút lưỡng cực – lưỡng cực đặc biệt khi một nguyên tử hidro liên kết với một nguyên tử có độ âm điện mạnh tồn tại trong vùng lân cận của một nguyên tử âm điện khác với một cặp electron duy nhất.

Ví dụ: Nước [H2O]: Mỗi phân tử nước có khả năng hình thành 4 liên kết hidro với các phân tử nước xung quanh. Cụ thể, 2 liên kết với nguyên tử hidro và 2 liên kết với nguyên tử oxi.

Học livestream trực tuyến Toán - Lý - Hóa - Văn - Anh - Sinh bứt phá điểm số 2022 – 2023 tại Marathon Education

Marathon Education là nền tảng học livestream trực tuyến Toán - Lý - Hóa - Văn - Anh - Sinh uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam dành cho học sinh từ lớp 8 đến lớp 12. Với nội dung chương trình giảng dạy bám sát chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Marathon Education sẽ giúp các em lấy lại căn bản, bứt phá điểm số và nâng cao thành tích học tập.

  Lý Thuyết Anken: Khái Niệm, Danh Pháp Và Phản Ứng Đặc Trưng Của Anken

Tại Marathon, các em sẽ được giảng dạy bởi các thầy cô thuộc TOP 1% giáo viên dạy giỏi toàn quốc. Các thầy cô đều có học vị từ Thạc Sĩ trở lên với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và có nhiều thành tích xuất sắc trong giáo dục. Bằng phương pháp dạy sáng tạo, gần gũi, các thầy cô sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Marathon Education còn có đội ngũ cố vấn học tập chuyên môn luôn theo sát quá trình học tập của các em, hỗ trợ các em giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình học tập và cá nhân hóa lộ trình học tập của mình.

Với ứng dụng tích hợp thông tin dữ liệu cùng nền tảng công nghệ, mỗi lớp học của Marathon Education luôn đảm bảo đường truyền ổn định chống giật/lag tối đa với chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt nhất.

Nhờ nền tảng học livestream trực tuyến mô phỏng lớp học offline, các em có thể tương tác trực tiếp với giáo viên dễ dàng như khi học tại trường.

Khi trở thành học viên tại Marathon Education, các em còn nhận được các sổ tay Toán – Lý – Hóa “siêu xịn” tổng hợp toàn bộ công thức và nội dung môn học được biên soạn chi tiết, kỹ lưỡng và chỉn chu giúp các em học tập và ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn.

Marathon Education cam kết đầu ra 8+ hoặc ít nhất tăng 3 điểm cho học viên. Nếu không đạt điểm số như cam kết, Marathon sẽ hoàn trả các em 100% học phí. Các em hãy nhanh tay đăng ký học livestream trực tuyến Toán – Lý – Hóa – Văn lớp 8 – lớp 12 năm học 2022 – 2023 tại Marathon Education ngay hôm nay để được hưởng mức học phí siêu ưu đãi lên đến 39% giảm từ 699K chỉ còn 399K.

Các khóa học online tại Marathon Education

Qua bài viết trên, Marathon Education đã giúp các em hiểu rõ hơn về liên kết hóa học. Hy vọng, những kiến thức hữu ích này sẽ hỗ trợ phần nào cho quá trình học tập và nghiên cứu của các em. Nếu có điều gì thắc mắc liên quan đến liên kết hóa học hay bất kỳ kiến thức hóa học nào khác, các em hãy liên hệ với anh chị team Marathon để được hỗ trợ giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề