Đổi tiền usd sang tiền việt nam ở đâu

Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN, ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.

Đổi tiền usd sang tiền việt nam ở đâu
Ngoại tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.

Hiện, ngoại tệ là những đồng tiền được sử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế, có giá trị quy đổi cao và ít chịu ảnh hưởng của tỉ giá đồng tiền khác. Một số đồng ngoại tệ mạnh thông dụng nhất thế giới là USD (Đô la Mỹ), EURO (Đồng tiền chung Châu Âu), GBP (Bảng Anh), CAD (Đô la Canada), CHF (Phrăng Thụy Sỹ), YJP (Yên Nhật)...

Tại Điều 3 Thông tư 20/2011/TT-NHNN quy định về địa điểm mua, bán ngoại tệ Theo đó:

- Việc mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật.

- Việc bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép mua ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật và các đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.

Cũng tại Điều 4 Nghị định 89/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ bao gồm:

- Có địa điểm đặt đại lý đổi ngoại tệ tại một hoặc nhiều địa điểm theo quy định sau:

+ Cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch xếp hạng từ 3 sao trở lên.

+ Cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường không, đường thủy).

+ Khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài được cấp phép theo quy định pháp luật;

+ Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải, du lịch của nước ngoài và văn phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam;

+ Khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có khách nước ngoài tham quan, mua sắm.

- Có quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ, có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ; tại nơi giao dịch phải có bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi ngoại tệ.

- Được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền làm đại lý đổi ngoại tệ.

- Một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi ngoại tệ cho một tổ chức tín dụng được phép.

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều được cấp phép mua, bán ngoại tệ. Ngoài ra người dân có thể tìm đến các tổ chức tín dụng, tiệm vàng có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

Ngày 23/10 vừa qua, UBND TP Cần Thơ đã ra quyết định xử phạt hành chính 90 triệu đồng với anh Nguyễn Cà Rê (38 tuổi, thợ điện, ngụ Ninh Kiều) do có hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép. Đáng nói, số ngoại tệ anh Rê bị bắt khi trao đổi chỉ là 100 USD, chỉ bằng chưa tới 1/40 lần so với số tiền anh bị xử phạt.

Theo tìm hiểu, việc xử phạt các hành vi vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ được quy định tại Nghị định 96/2014 của Chính phủ.

Cụ thể, Nghị định này hướng dẫn xử phạt người có hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được cấp giấy phép kinh doanh như trường hợp của anh Rê sẽ bị xử phạt 80-100 triệu đồng. Cơ sở kinh doanh không có giấy phép nhưng vẫn thực hiện thu mua, quy đổi ngoại tệ cũng sẽ bị xử phạt theo khung 500-600 triệu đồng.

Thậm chí, với hành vi mua, bán ngoại tệ giữa các cá nhân với nhau, hay quy đổi không đúng tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước quy định... cũng sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu đến 80 triệu đồng. Ngoài ra, mức phạt bổ sung với hoạt động vi phạm này sẽ là tịch thu số ngoại tệ và tiền Việt Nam Đồng trong giao dịch trái phép này.

Đổi USD ở đâu để không bị phạt?

Thực tế, nhu cầu đổi ngoại tệ của người dân chỉ ở mức nhỏ lẻ và tự phát. Vì vậy, người dân thường lựa chọn cơ sở gần nhất để trao đổi và rất khó nhận biết cơ sở nào là hợp pháp.

Đổi tiền usd sang tiền việt nam ở đâu
Hầu hết chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đều được phép trao đổi ngoại tệ. Ảnh minh họa: ACB.

Hiện tại, hầu hết ngân hàng thương mại đều được Ngân hàng Nhà nước cấp phép mua, bán ngoại tệ. Vì vậy, tất cả chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng thương mại đều là các điểm trao đổi USD, ngoại tệ hợp pháp.

Tuy nhiên, tỷ giá ngoại tệ lại thay đổi theo từng ngày và từng ngân hàng, nên người dân cần tham khảo trước tỷ giá niêm yết tại mỗi ngân hàng để so sánh và lựa chọn địa chỉ phù hợp nhất như Techcombank, BIDV, Eximbank... Cũng giống như lãi suất, tỷ giá ngoại tệ hiện nay được các ngân hàng niêm yết công khai trên website chính thức và đều tuân thủ theo khung biến động do Ngân hàng Nhà nước quản lý.

Ngoài các ngân hàng thương mại trong nước, người dân cũng có thể tìm đến các điểm kinh doanh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp phép kinh doanh ngoại tệ. Các tổ chức tín dụng này đều phải công khai danh sách địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống trên trang tin điện tử để người dân nhận biết.

Có được đổi ngoại tệ ở tiệm vàng?

Hiện nay, hầu hết cơ sở kinh doanh, tiệm vàng đều không được cấp phép mua, bán ngoại tệ mà chủ yếu vẫn là tự phát với mác "chợ đen".

Như tại khu vực phố Hà Trung (quận Hoàn Kiếm), nơi vốn được xem là phố ngoại tệ của Hà Nội với hoạt động mua, bán diễn ra rất sôi nổi. Tại một số cơ sở ở đây tỷ giá quy đổi cũng cao hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại.

Đổi tiền usd sang tiền việt nam ở đâu
Phố Hà Trung (Hoàn Kiếm) từ lâu đã được xem là phố vàng, phố ngoại tệ của Hà Nội với rất nhiều cửa hàng vàng. Ảnh: Đức Long.

Tuy nhiên, vẫn có một số cửa hàng được cấp phép kinh doanh ngoại tệ nếu đáp ứng một số điều kiện mà người dân có thể căn cứ vào đó để nhận biết cơ sở kinh doanh hợp pháp.

Dễ nhận ra nhất chính là cơ sở kinh doanh ngoại tệ phải có bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền. Vì các cơ sở này chỉ là đơn vị được tổ chức tín dụng, ngân hàng ủy quyền để trở thành đại lý mua, bán ngoại tệ và tỷ giá tại đây cũng phải công khai tuân thủ theo tổ chức tín dụng ủy quyền.

Đặc biệt, mỗi cửa hàng chỉ được làm đại lý cho một tổ chức tín dụng, và chỉ được đặt tại địa điểm trên địa bàn nơi tổ chức tín dụng có trụ sở chính hoặc chi nhánh.

Các tiệm vàng cũng có thể được cấp phép đổi ngoại tệ nếu nằm tại cơ sở lưu trú du lịch 3 sao trở lên; khu vui chơi giải trí có thưởng cho khách nước ngoài; văn phòng bán vé của hãng hàng không; cửa khẩu... Nhưng phải đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất như có nơi giao dịch riêng, được trang bị đầy đủ phương tiện như máy fax, két sắt, tên đại lý đổi tiền tệ...

Ngoài ra, các nhân viên làm việc tại đây phải có giấy xác nhận được tổ chức tín dụng cấp, được đào tạo và tập huyến về kỹ năng nhận biết loại tiền tệ thật, giả... Căn cứ vào một số điểm dễ nhận dạng này, người dân có thể nhận biết đâu là cơ sở kinh doanh ngoại tệ hợp pháp, tránh trường hợp bị xử phạt hàng chục triệu đồng chỉ vì đổi số lượng nhỏ ngoại tệ.

Đồng đô la Mỹ (USD) là một loại tiền tệ toàn cầu là loại tiền được chấp nhận cho thương mại trên toàn thế giới. Do vậy nhu cầu đổi tiền Việt sang USD hay là ngược lại từ USD sang tiền Việt ở các doanh nghiệp hay tổ chức cá nhân rất là lớn.

Dưới đây Công Danh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đồng Đôla và các cách để đổi tiền USD như thế nào để phù hợp với qui định của chính phủ Việt Nam.

Theo Wiki, đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim, USD (tiếng Anh: United States Dollar), trong ngôn ngữ tiếng việt thì còn được gọi ngắn là “đô la” hay “đô”, là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ.

Nó cũng được dùng để dự trữ ngoài Hoa Kỳ. Hiện nay, việc phát hành tiền được quản lý bởi các hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve). Ký hiệu phổ biến nhất cho đơn vị này là dấu $.

Hiện nay giá USD trên thị trường ngày càng có xu hướng leo thang, tính đến hiện nay thì tỷ giá trung tâm USD/VND và các đồng ngoại tệ khác ngày [hienthingay]/[hienthithang]/[hienthinam] được ngân hàng nhà nước niêm yết ở mức như sau:

===> Như vậy: dựa trên bảng tỷ giá trên thì khi các bạn muốn tính 1 USD, 20 USD, 30 USD, 400 USD, 600 USD, 700 USD,…Hay 1000 USD hoặc 1 triệu USD thì bạn chỉ cần lấy tỷ giá nhân với số tiền USD sẽ ra tổng tiền Việt Nam.

Đổi tiền usd sang tiền việt nam ở đâu

Theo Thông tư 20/2011/TT-NHNN, bạn chỉ được phép mua bán ngoại tệ nói chung và đồng Đô la nói riêng ở các địa điểm được phép thực hiện mua bán ngoại tệ thuộc, mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng như ngân hàng thương mại, công ty tài chính…

Xem thêm:  Tổng hợp số tổng đài Vietcombank, hotline Vietcombank hỗ trợ 24/7

Dưới đây là các địa điểm và tổ chức giúp bạn có thể đổi USD sang tiền Việt và từ tiền Việt sang USD

Bạn có thể đến các phòng giao dịch/chi nhánh của các ngân hàng nhà nước gần nhất để đổi tiền Việt sang USD hay là bán lại đồng đô la cho ngân hàng thu mua. Bạn có thể xem bảng tỷ giá các đồng ngoại tệ ở trên theo từng ngân hàng để biết được giá mua vào và bán ra mới nhất của đồng Đô la.

Ngoài ra, ở chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) được phép thực hiện nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân có trách nhiệm:

  • Thông báo bằng văn bản đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) về việc thực hiện mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân.
  • Thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống trên trang tin điện tử của tổ chức tín dụng được phép.
  • Thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn.

Bởi vậy, khi muốn bán USD nói riêng và ngoại tệ nói chung thì cần lên trang tin điện tử của tổ chức tín dụng xem cụ thể địa điểm được mua, bán ngoại tệ để đến đó bán ngoại tệ.

Hiện nay, hầu hết cơ sở kinh doanh, tiệm vàng đều không được cấp phép mua, bán ngoại tệ mà chủ yếu vẫn là tự phát với mác “chợ đen”.

Song vẫn có một số cửa hàng được cấp phép kinh doanh ngoại tệ nếu đáp ứng một số điều kiện mà người dân có thể căn cứ vào đó để nhận biết cơ sở kinh doanh hợp pháp.

Xem thêm:  Cách đòi nợ tiền khéo và hiệu quả dành cho bạn

Dễ nhận ra nhất chính là cơ sở kinh doanh ngoại tệ phải có bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền. Vì các cơ sở này chỉ là đơn vị được tổ chức tín dụng, ngân hàng ủy quyền để trở thành đại lý mua, bán ngoại tệ và tỷ giá tại đây cũng phải công khai tuân thủ theo tổ chức tín dụng ủy quyền.

Đặc biệt, mỗi cửa hàng chỉ được làm đại lý cho một tổ chức tín dụng, và chỉ được đặt tại địa điểm trên địa bàn nơi tổ chức tín dụng có trụ sở chính hoặc chi nhánh.

Không chỉ thế, người dùng cũng có thể mua bán đồng Đôla qua mạng, do nhiều cá nhân cung cấp, mang đến thu đổi tận nhà.

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều được cấp phép mua, bán ngoại tệ. Ngoài ra người dân có thể tìm đến các tổ chức tín dụng, tiệm vàng có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

Các tiệm vàng cũng có thể được cấp phép đổi ngoại tệ nếu nằm tại cơ sở lưu trú du lịch 3 sao trở lên; khu vui chơi giải trí có thưởng cho khách nước ngoài; văn phòng bán vé của hãng hàng không; cửa khẩu… Nhưng phải đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất như có nơi giao dịch riêng, được trang bị đầy đủ phương tiện như máy fax, két sắt, tên đại lý đổi tiền tệ…

Các nhân viên làm việc tại đây phải có giấy xác nhận được tổ chức tín dụng cấp, được đào tạo và tập huyến về kỹ năng nhận biết loại tiền tệ thật, giả… Căn cứ vào một số điểm dễ nhận dạng này, người dân có thể nhận biết đâu là cơ sở kinh doanh ngoại tệ hợp pháp, tránh trường hợp bị xử phạt hàng chục triệu đồng chỉ vì đổi số lượng nhỏ ngoại tệ.

Hiện nay có rất nhiều tổ chức cá nhân thực hiện mua bán hàng hóa qua mạng, chơi Bitcoin,… thường sẽ có số lượng rất nhiều USD trên các trang công ty chuyên về dịch vụ ví điện tử hay cổng thanh toán trực tuyến trên mạng Internet, điển hình như Paypal…

Nếu như bạn cần đổi tiền Việt sang USD với một lượng lớn thì có thể tham gia vào các Group trên Facebook để tìm kiếm những tổ chức hay cá nhân đang có nhiều tiền trên Paypal để thực hiện mua bán trao đổi. Ưu điểm là giá mua vào rẻ hơn các ngân hàng thương mại rất nhiều.

Nhưng nguy hiểm ở chỗ:

  • Chính phủ vừa ban hành Nghị định 88/2019 về qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, trong đó phân loại vi phạm theo từng số tiền ngoại tệ trao đổi, mua bán trên thị trường. Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 31/12.
  • Theo đó, hành vi mua, bán ngoại tệ dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) giữa cá nhân hoặc tại tiệm vàng, điểm thu đổi ngoại tệ không được cấp phép sẽ bị phạt cảnh cáo.
  • Mua bán trao đổi ngoại tệ 1.000-10.000 USD sẽ bị phạt tiền 10-20 triệu đồng. Mức phạt tăng lên 20-30 triệu đồng nếu số tiền mua, bán hoặc thanh toán bằng ngoại tệ từ 10.000 đến dưới 100.000 USD. Mức phạt này cũng áp dụng nếu đại lý mua bán ngoại tệ không niêm yết tỷ giá rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng.
  • Còn với giao dịch từ 100.000 USD trở lên sẽ bị phạt tối đa 100 triệu đồng. Riêng hành vi xuất, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt bất hợp pháp sẽ bị phạt đến 250 triệu đồng.

Hy vọng với những thông tin mà VNCB nêu trên bạn biết cách quy đổi Đô la sang tiền Việt và từ tiền Việt sang Đô la như thế nào. Nếu bạn có những cách đổi tiền hay hơn hay là có những thắc mắc nào thì có thể bình luận ở dưới bài viết này.