Định phí bắt buộc là gì

Kết quả

Phân loại chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động:

Như chúng ta đã biết, độ lớn của chi phí trong doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau. Nếu nghiên cứu mối quan hệ của chi phí với các nhân tố ảnh hưởng đến độ lớn của chiphí thì có thể biểu diễn phương trình chi phí dưới dạng:

C = f[a, b, c..., x, T]

Trong đó :

C: Tổng chi phí [Chi phí toàn bộ].

a, b, c, ...., x, các nhân tố ảnh hưởng đến độ lớn của chi phí

T: Sự biểu hiện tiền tệ [giá trị] của chi phí.

Giả định các nhân tố khác [Kỹ thuật, công nghệ, tổ chức... ] không thay đổi thì có thể biểudiễn phương trình của chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động [số lượng sản phẩm hoàn thành, doanh thu thực hiện...] dưới dạng: C = f[x].

Trong đó x là khối lượng hoạt động của doanh nghiệp.

Theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng sản phẩm [doanh thu thực hiện] các chi phíđược phân biệt thành:

- Chi phí khả biến [gọi tắt là biến phí].

- Chi phí bất biến [gọi tắt là định phí].

- Chi phí hỗn hợp.

a- Chi phí khả biến [biến phí].

Biến phí là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Khốilượng [hay mức độ] hoạt động có thể là số lượng sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động, số km thực hiện, doanh thu bán hàng thực hiện...

Nếu gọi:

X1là mức độ hoạt động 1.

- X2là mức độ hoạt động 2 [X2> X1].

Thì về phương diện lý thuyết, sự biến động của chi phí trong mối quan hệ với khối lượnghoạt động có thể xảy ra 3 trường hợp, tương ứng sẽ có 3 loại chi phí khả biến:

- C1là tổng chi phí khả biến tương ứng mức độ hoạt động 1.

- C2 là tổng chi phí khả biến tương ứng mức độ hoạt động 2 [C2>C1].

- Cj1là chi phí bình quân một đơn vị khối lượng tương ứng với C1và X1.

- Cj2là chi phí bình quân một đơn vị khối lượng tương ứng với C2và X2.

Thì về phương diện lý thuyết, sự biến động của chi phí trong mối quan hệ với khối lượnghoạt động có thể xảy ra 3 trường hợp, tương ứng sẽ có 3 loại chi phí khả biến:

Trường hợp này tổng chí phí khả biến quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với khối lượng hoạtđộng thực hiện, còn chi phí trung bình của một đơn vị khối lượng hoạt động thì không thay đổi: Biến phí trường hợp này gọi là biến phí tỷ lệ.

Thuộc chi phí này có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phíkhấu hao theo sản lượng, hoa hồng cho đại lý.

Trường hợp này, toàn bộ chi phí khả biến tăng nhanh hơn tốc độ tăng khối lượng hoạt động,vì vậy chi phí trung bình một đơn vị khối lượng hoạt động cũng tăng lên.

Đồ thị tổng chi phí và chi phí trung bình một đơn vị khối lượng:

Trường hợp này có thể giải thích như sau: Khi cường độ lao động vượt quá mức bìnhthường, hiệu lực của các yếu tố sản xuất sẽ giảm đi [ví dụ: xuất hiện nhiều sản phẩm hỏng hơn...], hoặc khi có sự tăng thêm tiếp tục khối lượng sản xuất, đòi hỏi phải tăng cường nhiều hơn các chi phí sản xuất.

Trường hợp này toàn bộ chi phí khả biến tăng chậm hơn khối lượng hoạt động, do đó chiphí trung bình của một đơn vị khối lượng hoạt động giảm xuống.

Đồ thị tổng chi phí khả biến và chi phí trung bình một đơn vị khối lượng hoạt động đượcbiểu diễn như sau:

Hiện thượng này xảy ra có thể giải thích là: Trong khi tăng khối lượng hoạt động đã tạo nêncác điều kiện để sử dụng có hiệu quả hơn các yếu tố của quá trình sản xuất [ví dụ: giảm được hao hụt vật liệu và giảm phế liệu, khả năng sử dụng có hiệu quả công suất máy móc thiết bị khi trả lương theo sản phẩm và phát huy được tối đa kinh nghiệm của người lao động...].

b- Chi phí bất biến [chi phí cố định - định phí].

Chi phí bất biến [định phí] là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động thực hiện.

Trong quản lý doanh nghiệp cần phân biệt các loại định phí sau đây:

+ Định phí tuyệt đối : Là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi khốilượng hoạt động, còn chi phí trung bình của một đơn vị khối lượng hoạt động thì giảm đi. Ví dụ:chi phí khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, tiền lương trả theo thời gian...

Đồ thị của định phí tuyệt đối được biểu diễn như sau

+ Định phí tương đối [định phí cấp bậc]: Trường hợp trữ lượng [khả năng] của các yếu tốsản xuất tiềm tàng đã khai thác hết, muốn tăng được khối lượng hoạt động cần phải bổ sung, đầu tư các khả năng sản xuất tiềm tàng mới. Trường hợp này sẽ xuất hiện chi phí bất biến cấp bậc. Chẳng hạn, để sản xuất từ 5.000 - 10.000 sản phẩm mỗi tháng, công ty cần phải thuê nhà xưởng hết 10.000.000 đồng mỗi tháng. Nếu công ty muốn tăng năng lực sản xuất trên 10.000 sản phẩm mỗi tháng thì phải đầu tư thêm vào nhà xưởng, chi phí thuê nhà xưởng sẽ tăng lên. Trong trường hợp này, khối lượng sản xuất sản phẩm không phải là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến độ lớn của chi phí bất biến mà quy mô sản xuất cần thiết phải thay đổi khả năng, trữ lượng và năng lực sản xuất.

Đồ thị của chi phí bất biến cấp bậc như sau: [Đồ thị 3.5]

+ Định phí bắt buộc: Là định phí không thể thay đổi được một cách nhanh chóng vì chúng thường liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc tổ chức cơ bản của một doanh nghiệp.

Định phí bắt buộc có 2 đặc điểm:

- Có bản chất sử dụng lâu dài.

- Không thể giảm bớt đến số không trong một thời gian ngắn.

Do định phí bắt buộc có bản chất sử dụng lâu dài và có ảnh hưởng đến mục tiêu của doanhnghiệp nên khi quyết định đầu tư vào tài sản cố định, các nhà quản trị cần phải cân nhắc kỹ lưỡng vì một khi đã quyết định thì doanh nghiệp sẽ buộc phải gắn chặt với quyết định đó trong một thờigian lâu dài [chi phí khấu hao tài sản, bảo hiểm tài sản...]

Ngoài ra, định phí bắt buộc không thể tuỳ tiện cắt giảm, dù chỉ cho một thời gian ngắn vì nósẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh lợi và mục đích lâu dài của doanh nghiệp. Do đó, dù mức độ hoạt động có bị suy giảm hoặc đình đốn ở một thời kỳ nào đó, nhà quản trị vẫn phải giữ nguyên định phí bắt buộc, không được thay đổi nếu vẫn muốn theo đuổi và đạt được mục đích lâu dài của doanh nghiệp.

+ Định phí tuỳ ý [không bắt buộc] : Định phí tuỳ ý là các định phí có thể được thay đổinhanh chóng bằng các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. Kế hoạch của các định phí tuỳ ý là ngắn hạn, thường là một năm. Các chi phí này có thể sẽ được cắt giảm trong những trường hợp đặc biệt cần thiết.

Các ví dụ về định phí tuỳ ý là: Chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí nghiêncứu phát triển...

Cần chú ý là khái niệm định phí bắt buộc và định phí tuỳ ý chỉ là khái niệm tương đối, tuỳthuộc vào nhận thức chủ quan của các nhà quản trị doanh nghiệp. Có những nhà quản trị này nhìn nhận một khoản định phí nào đó là bắt buộc nên rất ngần ngại khi phải điều chỉnh. Ngược lại, có nhà quản trị khác cho rằng định phí đó là tuỳ ý và do đó thường xuyên xem xét lại và điều chỉnh khi có điều kiện.

c- Chi phí hỗn hợp.

Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí và biến phí.Các ví dụ điển hình về chi phí hỗn hợp là chi phí điện thoại, Fax, chi phí sửa chữa, bảo trì...

Nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí hỗn hợp, cácnhà quản trị doanh nghiệp cần phải phân tích chi phí hỗn hợp thành các yếu tố định phí và biến phí. Các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp thường được áp dụng là phương pháp cực đại - cực tiểu và phương pháp bình phương bé nhất. Sau đây sẽ giới thiệu phương pháp cực đại - cực tiểu là phương pháp đơn giản nhất và thường được áp dụng phổ biến.

Sử dụng phương pháp cực đại - cực tiểu trong quá trình phân tích chi phí hỗn hợp đòi hỏiphải xác định số liệu chi phí ở cả 2 mức độ hoạt động cao nhất và thấp nhất. Chênh lệch chi phí giữa 2 cực được chia cho chênh lệch mức độ hoạt động của 2 cực đó nhằm xác định các yếu tố biến phí. Căn cứ kết quả tính được, mức hoạt động và tổng chi phí ở mức hoạt động đó, sẽ xác định được các yếu tố của định phí. Sau khi xác định được các yếu tố định phí và biến phí, nhà quản trị sẽ thiết lập được phương trình của chi phí hỗn hợp cụ thể đó.

Phương pháp cực đại - cực tiểu đơn giản, rất dễ áp dụng nhưng có nhược điểm là chỉ sửdụng 2 điểm để xác định công thức xác định chi phí hỗn hợp, do đó kết quả phương pháp này thường không chính xác trừ khi các điểm xảy ra đúng vị trí để phản ảnh mức trung bình của tất cả các giao điểm của chi phí và các mức độ hoạt động.

Việc phân biệt định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc thiếtkế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn và các quyết định quan trọng khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, việc phân biệt định phí, biến phí còn giúp nhà quản trị xác định đúng đắn phương hướng đểnâng cao hiệu quả của chi phí:

- Đối với biến phí: Phương hướng chính là tiết kiệm tổng chi phí và chi phí cho một đơn vịkhối lượng hoạt động.

- Đối với định phí: Cần phấn đấu để nâng cao hiệu lực của chi phí trong sản xuất - kinhdoanh.

Nguồn: Ths. Đinh Xuân Dũng và các tác giả khác [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Video liên quan

Chủ Đề