Procurement staff là gì

Procurement Là Gì? Công Việc Của Procurement Là Gì?

Trái ngược với nhân viên Sales là mang lại doanh thu cho nhà hàng, khách sạn, người phụ trách công việc Procurement lại mang tiền đó đi mua sắm. Vậy, Procurement là gì? Tại sao Procurement lại có trong cơ cấu của nhà hàng, khách sạn? Công việc của Procurement là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Procurement là gì? Ý nghĩa của vị trí

Theo từ điển Anh Việt, Procurement có nghĩa là sự thu mua. Trong cơ cấu của một nhà hàng, khách sạn thì Procurement dùng để chỉ nhân viên đảm nhiệm việc quản lý chi tiêu về việc mua sắm nguyên nhiên vật liệu, thiết bị, bàn ghế, các đồ đạc phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất.
Nhân viên Procurement có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một nhà hàng, khách sạn. Việc chi tiêu của Procurement hợp lý sẽ tác động mạnh đến giá thành dịch vụ và dẫn đến ảnh hưởng cả chi phí của chuỗi cung ứng.

Ví dụ: Không kể đến các yếu tố khác, chỉ cần bộ phận Procurement thương lượng giá thỏa thuận ít đi 1% là đã có thể kéo theo chi phí và giá thành dịch vụ, đồ ăn, thức uống giảm xuống. Ngoài ra, Procurement còn nâng cao hiệu suất thu mua và quản lý chất lượng nguyên vật liệu nhập vào, giúp các nhà hàng, khách sạn quản lý dòng ngân sách hiệu quả.

Trong cơ cấu của một nhà hàng, khách sạn, Procurement đóng vai trò rất quan trọng[Nguồn: Internet]

Công việc của Procurement là gì?

Tùy vào quy mô và cách thức hoạt động của từng nhà hàng, khách sạn mà công việc cụ thể của các Procurement sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, vị trí này có các công việc tổng quát như sau:
- Tiếp nhận những mặt hàng cần mua sắm từ các bộ phận khác. Sắp xếp và phân loại theo thứ tự ưu tiên để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh được diễn ra thông suốt.
- Tìm kiếm thông tin, đánh giá năng lực về khả năng cung cấp của các nhà cung cấp có mặt trên thị trường.
- Gửi thư tới các nhà cung cấp, yêu cầu họ gửi lại những thông tin cơ bản về sản phẩm như: kích thước, giá cả, chất lượng, loại hàng
- Lên kế hoạch tới thăm nơi bày sản phẩm, nhà máy sản xuất của nhà cung cấp để đánh giá chất lượng sản phẩm khách quan nhất.
- Tới các hội chợ triển lãm, trung tâm mua bán, siêu thị để tìm kiếm sản phẩm.
- Tiến hành so sánh, lựa chọn các đơn vị chào hàng. Đồng thời thực hiện phân tích cần thiết để lựa chọn ra sản phẩm phù hợp nhất với yêu cầu đã đề ra.
- Mở thầu và tổ chức bỏ thầu.
- Thương thảo hợp đồng, đàm phán giá cả, thảo thuận thời hạn giao hàng và thanh toán.
- Giám sát tiến độ giao hàng, số lượng có theo đúng như các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng không.
- Làm các thủ tục cần thiết để nhận hàng.
- Yêu cầu bồi thường, khiếu nại trong trường hợp sản phẩm có lỗi do nhà cung cấp.

Procurement gặp nhà cung cấp để trao đổi, thương thảo [Nguồn: Internet]

Nếu như trước đây, nhiều người không xem Procurement là một nghề thì hiện nay, nhân viên Procurement được xem là một trong những vị trí cực kỳ quan trọng trong cơ cấu của một nhà hàng, khách sạn. Họ là người giúp cho các nhà hàng, khách sạn đầu tư ít nhưng thu về mức lợi nhuận cao nhưng vẫn đảm bảo được vấn đề chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Vì lý do đó, Procurement hiện là vị trí đang được các nhà tuyển dụng ráo riết tuyển dụng. Nếu yêu thích thì đừng ngần ngại theo đuổi công việc này nhé!

Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực nhà hàng khách sạn, muốn phát triên bản thân trong lĩnh vực này thì có thể tham khảo Khóa Học Quản Lý Nhà Hàng của Hướng Nghiệp Á Âu, hoặc để lại thông tin chi tiết, trường sẽ liên hệ trực tiếp tư vấn cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề