Cần giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta là gì

  • 14 CÂU HỎI VỀ DÂN SỐ VÀ ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM [Có đáo án]

    Share
    Xem

    CÂU HỎI ĐÁP VỀ DÂN SỐ VÀ ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM


    CÁC CÂU HỎI ĐÁP VỀ DÂN SỐ VÀ ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆTNAM
    Câu 1:Dân số là gì? Thế nào là sự gia tăng dân số tự nhiên, sự gia tăng dân số cơ giới; sự gia tăng dân sốthực tế?
    ĐÁP:Dân số là tổng số người sống trên một lãnh thổ nhất định được tính vào một thời điểm nhất định. Thường thường, sau một thời gian định kì, người ta lại điều tra toàn bộ dân số của một nước để tìm hiểu các mặt dân số [thành phần, tỉ lệ gia tăng, cấu trúc, tuổi] nhằm có kế hoạch chính xác phát triển xã hội và kinh tế. Đó là tổng điều tra dân số.
    Sự gia tăng dân số tự nhiên là quá trình tái sản xuất dân cư, thế hệ già được thay thế bằng thế hệ trẻ. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là số chênh lệch giữa tỉ lệ sinh và tử trong một khoảng thời gian thường là một năm trên một lãnh thổ nhất định, tính bằng phần trăm [%]
    Sự gia tăng dân số cơ giới là sự tăng giảm dân số ở một khu vực, một quốc gia do có việc chuyển đổi địa bàn cư trú. Nếu số người xuất cư ít hơn nhập cư thì tỉ lệ tăng cơ giới dương và ngược lại là âm.
    Sự gia tăng dân số thực tế là tổng của tỉ lệ tăng tự nhiên và cơ giới. Nó là một khái niệm phản ánh đầy đủ tình hình biến động thực sự của dân số của một nước, một vùng. Gia tăng thực tế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn sự gia tăng tự nhiên tùy thuộc vào sự gia tăng cơ giới. Khi gia tăng cơ giới dương thì gia tăng thực tế lớn hơn gia tăng tự nhiên. Còn khi gia tăng cơ giới âm thì ngược lại. Mặc dầu sự gia tăng thực tế bao gồm hai bộ phận cấu thành nói trên, song động lực phát triển dân số chính là sự gia tăng tự nhiên. Do đó, những biện pháp điều khiển sự phát triển dân số trước hết và chủ yếu phải nhằm vào việc điều khiển tốc độ gia tăng tự nhiên, đặc biệt là điều khiển tỉ lệ sinh.

    Câu 2:Sự gia tăng dân số quá nhanh sẽ dẫn đến những hậu quả như thế nào?
    ĐÁP:Có rất nhiều hậu quả cụ thể. Sự gia tăng dân số quá nhanh sẽ gây ra áp lực nặng nề cho tất cả các mặt, từ chất lượng cuộc sống [dinh dưỡng, thu nhập bình quân, nhà cửa , phương tiện sinh hoạt gia đình, việc làm, điều kiện bảo vệ sức khỏe, giáo dục và phúc lợi xã hội, an ninh trật tự] đến tài nguyên môi trường [sự cạn kiệt tài nguyên nhanh chóng và sự ô nhiễm nặng nề môi trường] và sự phát triển kinh tế.

    Câu 3:Tháp tuổi có những đặc điểm gì?
    ĐÁP::Tháp tuổi còn gọi là tháp dân số, là biểu đồ biểu hiện thành phần nam và nữ theo các độ tuổi trong một thời kì nhất định.
    Trên tháp tuổi một phía trục hoành thể hiện số lượng nữ giới, phía kia chỉ số lượng nam giới [có thể số lượng tuyệt đối hay tương đối], còn trục tung chỉ các nhóm tuổi từng giới.
    Tháp tuổi là công cụ đắc lực để nghiên cứu kết cấu dân số theo độ tuổi. Tháp tuổi phản ánh toàn bộ các hiện tượng về dân số trong một thời kì nhất định. Nhìn tháp tuổi có thể thấy được số dân theo từng giới, từng lứa tuổi [hay độ tuổi], tình hình sinh tử và các nguyên nhân làm tăng, giảm số dân của từng thế hệ.

    Câu 4:Tháp tuổi của nước có dân số trẻ, dân số già khác nhau như thế nào?
    ĐÁP:Nước có dân số trẻ là nước có tỉ lệ người trong độ tuổi dưới 15 vượt quá 35%, còn độ tuổi trên 60 ở dưới mức 10% tổng số dân của cả nước. Còn nước có dân số già là nước có lứa tuổi dưới 15 từ 30 35%, độ tuổi trên 60 vượt quá 10%.
    Các nước đang phát triển có kết cấu dân số trẻ vì lứa tuổi dưới 15 chiếm tới 40% tổng số dân, còn các nước kinh tế phát triển thường có dân số già.
    Tháp dân số trẻ có hình tháp [đáy rộng, đỉnh nhọn] rõ rệt, thể hiện tỉ lệ trẻ em lớn hơn tỉ lệ người lao động một ít , tuổi thọ trung bình đang tăng.
    Tháp dân số già có hình con quay thể hiện tỉ lệ trẻ em thấp, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao, tỉ lệ người già cũng nhiều, tuổi thọ tring bình cao.
    Còn tháp dân số trưởng thành là loại chuyển tiếp có hình chuông, thể hiện tỉ lệ trẻ em tương đương với tỉ lệ người trong độ tuổi lao động, tuổi thọ trung bình cao.

    Câu 5:Như thế nào gọi là dân số hoạt động?
    ĐÁP:Dân số hoạt động gồm những người hoạt động trong các nghề khác nhau của xã hội và hưởng thụ bằng công sức của mình [không tính những người nội trợ]. Dân số hoạt động thường được chia ra 3 khu vực.
    - Khu vực 1 gồm những người hoạt động trong các ngành khai thác tự nhiên, chủ yếu là nông nghiệp [kể cả trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiệp, lâm nghiệp]
    - Khu vực 2 là những người hoạt động trong các ngành chế biến, xây dựng, chủ yếu là công nghiệp
    - Khu vực 3 gồm những người thuộc các ngành không trực tiếp sản xuất, những ngành dịch vụ như bưu điện giao thông, thương mại hành chính, giáo dục, y tế

    Câu 6:Tại sao tỉ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ ngày càng tăng, tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp ngày càng giảm, là xu hướng tất yếu đang diễn ra hiện nay ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta.
    ĐÁP:Các nước đang phát triển nói chung, trong đó có ViệtNam ta hiện nay đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa mạnh mẽ. Tuy bằng nhiều con đường và biện pháp khác nhau, nhưng quá trình công nghiệp hóa và đi theo nó là đô thị hóa đang phát triển nhanh chóng. Quá trình đó đã có tác động đến sự phân công lao động theo ngành. Số người hoạt động trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng. Các loại hình du lịch, dịch vũ ngày càng đa dạng và thu hút một bộ phận đông đảo người lao động.
    Trong khi đó, do nông nghiệp được cơ giới hóa nên số lao động ngày càng giảm. Mặt khác, diện tích đất đai tính theo đầu người ngày càng bị thu hẹp nên một bộ phận lao động nông nghiệp đã di chuyển ra đô thị, sung vào đội quân hoạt động phi nông nghiệp , số lao động nông nghiệp này chuyển sang hoạt động công nghiệp và các ngành dịch vụ. Chính vì vậy, lao động nông nghiệp ngày càng giảm xuống.
    Sự thay đổi cơ cấu lao động đó biểu hiện một quy định tất yếu của sự phân công lao động theo ngành, phù hợp với sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế - xã hội nước ta.

    Câu 7:Tại sao dân cư nước ta tập trung nhiều ở đồng bằng và thưa thớt ở miền núi. Sự chênh lệch đó gây ra những hậu quả như thế nào? Hướng khắc phục ra sao?
    ĐÁP:Đồng bằng là nơi địa hình rộng rãi, tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho việc cư trú và đi lại. Đồng bằng cũng là nơi có đất đai màu mỡ, diện tích rộng, nguồn nước dồi dào nên có nhiều điều kiện dễ dàng cho sản xuất, trước hết là nền nông nghiệp sản xuất lúa nước.
    - Ngành sản xuất lúa nước là một ngành kinh tế quan trọng từ lâu đời của nhân dân ta. Ngành này lại cần rất nhiều lao động, đặc biệt khi còn ở trình độ canh tác thủ công lạc hậu. Ngoài hoạt động nông nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh ở đồng bằng, đòi hỏi rất nhiều nhân lực. Kề sát bờ biển, lại có nhiều cửa sông là nơi thuận lợi để phát triển nghề cá nước ngọt, lợ và mặn. Với các điều kiện trên, đồng bằng đã thu hút một bộ phận lớn dân tộc Việt quy tụ về đây sinh sống.
    - Ngoài ra, sự gia tăng dân số khá nhanh, ở trong một điều kiện tự nhiên và kinh tế có nhiều thuận lợi hơn hẳn miền núi cũng ngày càng làm cho mật độ dân số ở đồng bằng gia tăng.
    Trong khi đó, miền núi lại có độ cao hơn, độ dốc nhiều, mật độ chia cắt dày đặc, diện tích để sản xuất nông nghiệp không nhiều. Khí hậu cũng có nhiều trắc trở và thiếu dịu hòa. Tất cả những điều đó đã gây khó khăn cho sản xuất, cư trú và giao thông đi lại, góp phần làm hạn chế số dân ở miền núi
    Sự phân bố dân cư chênh lệch như vậy gây ra nhiều khó khăn trong tiến hành phát triển đất nước. Miền núi với diện tích rộng [chiếm 4/5 lãnh thổ] là nơi giàu tài nguyên khoáng sản, lâm sản, có nhiều khả năng lớn cho chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp lâu ngày, nhưng lại thiếu nhân lực trầm trọng. Trong khi đó, ở đồng bằng, diện tích đất nhỏ hẹp, mật độ dân cư quá cao để dẫn đến tình trạng diện tích đất canh tác trên đầu người thấp dần [hiện nay chỉ 0,1 ha/người], lao động thừa tương đối gây lãng phí sức lao động. Ngoài ra, còn ảnh hưởng tới hướng chuyên môn hóa của từng đơn vị lãnh thổ do sức ép của dân số gây ra. Những điều đó còn gây khó khăn trong việc nâng cao đời sống và làm cho khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi, giữa miền xuôi và miền ngược ngày càng kéo dài.

    Câu 8:Đô thị hóa là gì? Như thế nào gọi là thúc đẩy quá trình đô thị hóa trên cơ sở phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự diễn biến của môi trường.
    ĐÁP:Đô thị hóa theo nghĩa rộng, là quá trình lịch sử nâng cao vai trò của các thành phố trong việc phát triển xã hội. Quá trình này bao gồm sự thay đổi trong phân bố lực lượng sản xuất, trước hết là trong việc phân bố dân cư, trong kết cấu nghề nghiệp xã hội, kết cấu dân số, trong lối sống, văn hóa Theo nghĩa hẹp, đô thị hóa là sự phát triển của thành phố, nhất là các thành phố lớn và việc nâng cao tỉ trọng của số dân thành thị trong các vùng, các quốc gia nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
    Quá trình đô thị hóa ngày nay là bạn đồng hành của quá trình công nghiệp hóa và mang tính xã hội, kinh tế đặc biệt. Nét tiêu biểu của nó không phải là sự phát triển các thành phố nói chung, mà là việc tập trung dân cư tại các thành phố lớn và cực lớn với các cụm thành phố, các siêu đô thị.
    Việc thúc đẩy đúng hướng quá trình đô thị hóa là vấn đề hết sức quan trọng nhằm vừa bảo đảmphát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ, vừa đảm bảo bảo vệ môi trường. Ở nước ta, việc cải tạo các thành phố cũ hay xây dựng thành phố mới phải đặc biệt chú ý tới môi trường đô thị nhiệt đới bao gồm các vườn cây xanh, mặt nước hồ, hệ thống nguồn nước sạch và cả vành đai thực phẩm và du lịch ngoại thành. Cần xác định đúng chức năng và loại hình thành phố để có quy hoạch đúng hướng. Vấn đề quy mô dân số cũng phải được đặt ra ngay từ đầu. Ngoài ra, ở nước ta quá trình đô thị hóa không đối lập mà phải có tác động tích cực tới nông thôn bằng quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp [bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp] và phát triển các công trình phục vụ công cộng, đảm bảo năng lượng và cải tiến kĩ thuật để chế biến nông sản thành hàng hóa cung cấp cho thành thị, tạo điều kiện đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa nông thôn và thành thị trong quá trình phát triển.


    Câu 9:Chính sách dân số là gì? Những nội dung cơ bản của chính sách dân số của Đàng và Nhà nước ta?
    ĐÁP:Chính sách dân số là thuật ngữ được dùng trong các tài liệu khoa học để chỉ hướng của chính sách kinh tế - xã hội nhằm tác động vào sự phát triển dân số. Chính sách này xây dựng trên cơ sở nhận thức các quy luật phát triển dân số như là một bộ phận hợp thành của sự phát triển xã hội. Nội dung của chính sách dân số chủ yếu gồm:
    1. Việc tác động tới tái sản xuất dân cư
    2. Việc tác động đến quá trình xã hội hóa các thế hệ đang trưởng thành, trước hết tạo vốn tri thức và giáo dục thế hệ trẻ.
    3. Hoàn thiện các điều kiện lao động
    4. Kiện toàn hệ thống tiền lương và các nguồn thu nhập khác, điểu chỉnh việc chuyển cư và cơ cấu lãnh thổ của dân cư.
    5. Tác động đến các điều kiện sống của mọi tầng lớp nhân dân [ăn, ở, y tế, dịch vụ công cộng]
    Để tiến hành chính sách dân số có 3 nhóm biện pháp: kinh tế - xã hội, pháp lệnh và giáo dục. Mối tương quan giữa chúng tiêu biểu cho những hướng cụ thể của chính sách dân số.
    Những nội dung cơ bản của chính sách dân số của Đảng và Nhà nước ta là:
    - Giảm nhanh sự tăng dân số bằng việc thực hiện chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1 đến 2 con.
    - Nâng cao chất lượng con người cả về thể chất lẫn trình độ, qua việc nâng cao mức sống, giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất.
    - Phân công và phân bố lại lao động một cách hợp lí nhầm khai thác các thế mạnh về kinh tế ở miền núi, miền biển, miền đồng bằng và cả ở các đô thị cũng như hợp tác quốc tế về mặt lao động.
    - Cải tạo và xây dựng mới nông thôn, thúc đẩy hoá trình đô thị hoá trên cơ sở phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự diễn biến của môi trường.
    Chính sách dân số đó của Đảng và Nhà nước ta nhầm năng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình người dân và của toàn xã hội. Việc thực hiện chính sách đó đòi hỏi phải tiến hành một cách kiên trì, sử dụng một hệ thống tổng hợp nhiều biện pháp bao gồm cả việc tuyên truyền giáo dục rộng rãi, thực hiện các biện pháp kĩ thuật và cả việc ban hành các chính sách xã hội thích hợp, các pháp lệnh và biện pháp hành chính

    Câu 9:Hiểu như thế nào cho chính xác thuật ngữ kế hoạch hóa gia đình [KHHGĐ].
    ĐÁP:KHHGĐ theo nghĩa hẹp là việc điều chỉnh số con sinh ra trong nội bộ một gia đình. Đó là việc thông qua những quyết định tự nguyện của cặp vợ chồng về quy mô gia đình, nhất là về số con và khả năng thực hiện những quyết định ấy.
    Cơ sở đạo đức, luật pháp của KHHGĐ là việc cha mẹ tự giác xác định nhiệm vụ làm cha, làm mẹ, số con cần có trong gia đình và khoảng thời gian cách nhau giữa các lần sinh. KHHGĐ giúp cho các bậc cha mẹ có được số con như ý muốn, lựa chọn được thời gian sinh đẻ có tình đến dộ tuổi của cha mẹ, các điều kiện kinh tế - xã hội, điều chỉnh khoảng cách giữa các lần sinh , loại trừ việc có thai ngoài ý muốn. KHHGĐ hiện nay thường được hiểu là việc sử dụng các biện pháp tránh thai để điều khiển hành vi sinh đẻ, đồng thời bao gồm cả công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. KHHGĐ không phải chỉ có ở nước ta mà đã trở thành một chương trình quan trọng phổ biến rộng rãi ở các nước đang phát triển từ những năm 60 của thế kỉ này.

    Câu 10:Thế nào là nền kinh tế đang ở bước đi ban đầu của quá trình công nghiệp hóa?
    ĐÁP:Mặc dù nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiệt đới đa dạng, nguồn lao động dồi dào, nhưng hiện tại nền kinh tế nước ta vẫn còn ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm và chưa ổn định. Cơ thể giải thích bằng nhiều nguyên nhân như chế độ thực dân phong kiến thống trị lâu dài, chiến tranh tàn phá nặng nề, những tai biến do thiên nhiên gây ra: nhưng nguyên nhân cựckì quan trọng là công cụ sản xuất của ta còn thô sơ, dụng cụ máy móc trong sản xuất nông nghiệp, trong công nghiệp, giao thông vận tải vv đã cũ kĩ, lạc hậu so với các nướctrên thế giới. Vì vậy, công nghiệp hóa hiểu nôm na là phải khẩn trương trang bị máy móc mới, hiện đại cho tất cả các ngành sản xuất, để nâng cao năng suất lao động, có sản lượng nhiều, chất lượng hàng hóa tốt, giá thành hạ, thỏa mãn nhu cầu của sinh hoạt và xây dựng kinh tế. Tuy nhiên vừa mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, nước ta còn nghèo, đặc biệt là thiếu vốn nghiêm trọng, cho nên phải công nghiệp hóa từng bước, không thế ồ ạt ngay một lúc mà phải chọn ngành nào là trọng tâm thì tiến hành trước, các ngành khác sẽ đi theo sau. Chính ví thế nên nền kinh tế của nước ta đang ở bức đi ban đầu.

    Câu 11:Nền kinh tế có cơ cấu đa dạng khác với đơn điệu như thế nào? Vì sao phải xây dựng nền kinh tế có cơ cấu đa dạng?
    ĐÁP:Trước cách mạng tháng Tám, nước ta là nước phong kiến nửa thuộc địa. Nền kinh tế rất lạc hậu. Nông dân chiếm tỉ trọng dân cư lớn, nhưng bị áp bức, bóc lột nên đời sống cơ cực. Hơn nữa, bọn thực dân không bao giờ muốn phát triển kinh tế ở các thuộc địa, vì vậy người dân chỉ có một con đường là sản xuất lương thực để giải quyết cái ăn, giải quyết nạn đói triền miên. Chính vì thế cho nên nhân dân ta chỉ chú trọng tới nông nghiệp. Trong nông nghiệp cũng chỉ chú trọng trồng cây lương thực. Công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại thì phiến diện,què quặt và thấp kém. Ngày nay, trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập, muốn nâng cao được đời sống của nhân dân thì chúng ta phải khắc phục, xóa bỏ cơ cấu sản xuất đơn điệu, xây dựng một nền kinh tế có cơ cấu đa dạng, nghĩa là có đủ nông nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, dịch vụ Trong công nghiệp cũng phải phát triển cả công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và công nhiệp thực phẩm. Trong nông nhiệp phải phát triển trồng cây lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản đặc sản, giao thông vận tải phải khai thác cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Bên cạnh đó, cơ cấu đa dạng còn thể hiện ở chỗ nhiều thành phần cùng tham gia sản xuất. Đó là quốc doanh tập thể, công tư hợp doanh, tư bản tư doanh và kinh tế gia đình vv

    Câu 12:Khối lượng sản phẩm là gì? Có thể căn cứ khối lượng sản phẩm để đánh giá mức độ phát triển kinh tế của một nước không?
    ĐÁP:Một nền kinh tế phát triển hoàn chỉnh là phải có đầy đủ các ngành sản xuất từ công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ và sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho mọi nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Ví dụ: ngành vật liệu xây dựng sản xuất hàng triệu tấn xi măng phục vụ xây dựng; ngành dệt sản xuất hàng triệu mét vải cho tiêu dùng. Tất cả những sản phẩm đó do nước ta sản xuất ra được gọi là khối lượng sản phẩm.
    Rõ ràng, người ta có thể căn cứ vào khối lượng sản phẩm để đánh giá mức độ paht1 triển kinh tế của một nước. Dễ dàng nhận thấy khi nước này khai thác mỗi năm được 10 triệu tấn than và sản xuất được 10 tỉ KWh điện thì mức độ phát triển kinh tế sao bằng một nước khác mỗi năm khai quát được 700 triệu tấn than và 3000 KWh điện. Đương nhiên sự so sánh đó cũng chỉ mới có giá trị hết sức tương đối. Để đánh giá được mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố và chỉ tiêu khác nữa như lịch sử phát triển kinh tế, bối cảnh sản xuất và bình quân đầu người của từng loại sản phẩm vv

    Câu 13:Trong nông nghiệp hiện nay thường nói đến khoán sản phẩm đến tận người lao động. Vậy xuất xứ của khoán sản phẩm là như thế nào?
    ĐÁP:Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng ruộng đất, người nông dân đã có ruộng, có tổ chức sản xuất là hợp tác xã [HTX]. Tuy nhiên, vì chưa có kinh nghiệm, nên có nơi, có lúc HTX sản xuất trì trệ, năng suất lao động, năng suất sản xuất thấp. Thêm vào đó là những tai biến do thiên tai, nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhiều nơi nông dân quay lưng lại với đất đai, thờ ơ với tư liệu sản xuất. Trong thời gian dài, nông nghiệp chưa làm tròn nhiệm vụ kích thích nền kinh tế phát triển và giải quyết cái ăn cho nhân dân cả nước. Xuất phát từ đó, Bộ Chính trị ra NQ 10 về việc khoán sản phẩm đến tận tay người lao động. Nội dung chủ yếu là giao ruộng cho nông dân sử dụng trong một thời gian dài. Người nông dân sử dụng diện tích ruộng được khoán, mỗi vụ chỉ nộp cho hợp tác xã một số lượng nông sản nhất định. Nếu năng suất cao, dôi ra bao nhiêu thì được hưởng bấy nhiêu. Từ đó, nông dân phấn khởi sản xuất và đó là một trong những nguyên nhân làm cho nước ta trước vốn thiếu lương thực nhưng từ năm 1990 đến nay, mỗi năm đã xuất khẩu được hàng triệu tấn gạo.

    Câu 14:Vì sao phải coi trọng xuất khẩu, khả năng xuất khẩu của nước ta như thế nào?
    ĐÁP:Xuất khẩu là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế. Xuất khuẩ có nghĩa là ta bán ra nước ngoài những sản phẩm sản xuất dư thừa trong nước hoặc những sản phẩm đặc sản mà nhiều nước trên thế giới ưa chuộng để có ngoại tệ mạnh mua thiết bị máy móc hiện đại, nhầm đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa của nước ta. Cùng với nhập khẩu, xuất khẩu tạo nên sự cân bằng trong cán cân thương mại. Và nếu xuất khẩu cao hơn nhập khẩu thì diều đó chứng tỏ khả năng phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Ngược lại, nếu xuất khẩu thấp hơn nhập khẩu thì nước đó sẽ mang nợ triền miên. Chính vì vậy nước ta rất coi trọng xuất khẩu. Mặt khác, khả năng xuất khẩu của nước ta rất to lớn. Trước mắt là xuất khẩu một số tài nguyên như khoáng sản, nông sản, lâm sản, hải sản nhiệt đới Nhưng lâu dài, chúng ta phỉ đẩy mạnh việc chế biến các nguyên liệu, xuất khẩu thành phẩm. Có thế chúng ta mới giải quyết được vấn đề thừa lao động và làm tăng giá trị các nguồn tài nguyên quý giá của nước ta. Muốn xuất khẩu được nhiều hàng hóa, nhất thiết chúng ta phải đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đổi mới các trang thiết bị hiện đại, cải tiến việc quản lí kinh tế và quan trọng hơn cả là phải tạo được một nguồn vốn cần thiết ban đầu.




    Xem thêm tại đây... => iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net

    cùng chuyên mục

  • Video liên quan

    Chủ Đề