Đề tài nghiên cứu xã hội học pháp luật

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Môn Xã hội học Pháp luật Lớp XH 10A TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN KHOA XÃ HỘI HỌC     ­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­  Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2010 BÀI KIỂM TRA MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT VÀ TỘI PHẠM Họ và tên: Phan Văn Hải Lớp: XH 10A Khoa Xã hội học Đề bài: Thực trạng vi phạm Luật an toàn giao thông hiện nay. (Nghiên cứu trên địa bàn TP. Hà Nội 6 tháng đầu năm 2010) Bài làm: I. Mục đích nghiên cứu. - Tìm hiểu về thực trạng tình hình vi phạm an toàn giao thông trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay. - Phát hiện nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm an toàn giao thông trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay. - Từ những nguyên nhân đó đưa ra giải pháp nhằm giúp các cơ quan chức năng khắc phục tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông và giúp người dân ý thức hơn khi tham gia giao thông. II. Giả thuyết nghiên cứu. - Tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông ngày một gia tăng với những diễn biến ngày càng phức tạp. - Người dân còn thiếu hiểu biết về Luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông. - Ở những độ tuổi khác nhau có những mức vi phạm luật an toàn giao thông khác nhau. Trường Đại học Công đoàn
  2. Môn Xã hội học Pháp luật Lớp XH 10A III. Phương pháp nghiên cứu. - Với đề tài nghiên cứu về thực trạng vi phạm an toàn giao thông hiện nay trên địa bàn Hà nội tôi dùng một số Phương pháp nghiên cứu sau để đề tài đạt được sự chính xác – khách quan – khoa học. 1. Phương pháp phân tích tài liệu. - Dựa vào các tài liệu có sẵn từ Sở giao thông công chính Thành phố Hà nội: Các biên bản vi phạm luật an toàn giao thông, các báo cáo của công an giao thông cấp quận huyện hàng tháng, báo an toàn giao thông, trang wed của công an giao thông Thành phố Hà Nội và các bài viết trên các phương tiện truyền đại chúng…Qua sự phân tích tài liệu này ta thấy được gần đây trên địa bàn thành phố Hà Nội tình hình vi phạm Luật an toàn giao thông tăng nhanh so với 6 tháng cuối năm 2009 trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 950 vụ. Sáu tháng đầu năm 2010 tăng 250 vụ. Tiêu biểu và xảy ra nhiều nhất tại địa bàn thuộc quận Đống Đa trong 6 tháng đầu năm với 1200 vụ trong đó :Lỗi ko đội mũ bảo hiểm là 300 vụ, vượt đèn đỏ 400 vụ, đi sai làn đường 150vụ, không bằng lái 50 vụ, trở người quá quy điịnh 300 vụ, nồng đọ cồn quá mức cho phép 100 vụ, ngoài ra còn 1số lỗi khác… - Luật an toàn giao thông để biết được tình trạng vi phạm an toàn giao thông và hiểu về luật giao thông để tôi phân tích và làm rõ hơn tình trạng vi phạm giao thông từ đó có sự so sánh. 2. Phương pháp quan sát - Nhà nghiên cứu đi đến nhưng đầu mối giao thông trọng điểm thuộc thành phố Hà Nội để quan sát thực tế người dân khi tham gia giao thông vi phạm luật an toàn giao thông ở những lỗi nào là chính. Và nhìn nhận một cách thực tế về các cảnh sát giao thông có bắt lỗi đúng ko? Có xử phạt đúng quy định ko? Trường Đại học Công đoàn
  3. Môn Xã hội học Pháp luật Lớp XH 10A - Quan sát hành vi và thái độ của người vi phạm Luật an toàn giao thông thấy được thái độ bất mãn của họ, thái độ rất căng thẳng hung hăng không chịu nhận mình đã mắc lỗi. Và thấy được thái độ của công an giao thông trước những hành vi và thái độ bất mãn như vậy nhưng các chú công an vẫn bình tĩnh giải quyết một cách đúng pháp luật. Bên canh đó theo quan sát còn thấy được việc lương tay ko bắt lỗi của các chú công an giao thông do nể tình riêng. 3. Phương pháp phỏng vấn. - Nhà nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi các khách thể nghiên cứu để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Phỏng vấn Sâu: 8 Người vi phạm an toàn giao thông ở những lỗi khác nhau lứa tuổi khác nhau, 3 đồng chí cảnh sát giao thông, 1trưởng phòng công an giao thông thành phố Hà nội. - Tiến hành phỏng vấn người vi phạm luật an toàn giao thông để biết xem những người vi luật an toàn giao thông có hiểu biết về luật an toàn giao thông hay ko? Nhưng khi đi vào phỏng vấn thu được kết quả là đa số người vi phạm an toàn giao thông là chưa hiểu rõ về luật an toàn giao thông, một số đã hiểu biết nhưng vấn cố tình vi phạm luật an toàn giao thông điều đó chứng tỏ ý thức của người tham gia giao thông là chưa cao. Đồng thời cũng phỏng vấn nhưng người tham gia giao thông ở những độ tuổi khác nhau để có sự so sánh biết xem sự tương quan về tuổi biết được ở độ tuổi nào tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông nhiều và phức tạp. Qua đây ta thấy được ở độ tuổi từ 16 đến dưới 30 tuổi là vi phạm luật an toàn giao thông nhiều nhất. Thấp nhất là độ tuổi từ 40 đến 55 tuổi. - Phỏng vấn những người tai nạn khi tham gia giao thông để biết được xem có phải họ tai nạn giao thông do không hiểu về Luật an toàn Trường Đại học Công đoàn
  4. Môn Xã hội học Pháp luật Lớp XH 10A giao thông hay ko? Thực tế sau khi tiến hành phỏng vấn các đối tượng này ta thấy được những người tai nạn giao thông có đến 80% là họ hiểu biết rõ luật an toàn giao thông, họ bị tai nạn 1phần là do họ bị những người khác khi tham gia giao thông không hiểu luật lên phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ… va chạm vào họ. - Phỏng vấn các đồng chí cảnh sát giao thông để biết được thực trạng vi phạm an toàn giao thông trên từng chốt an toàn giao thông để có sự so sánh? Qua vài lần tâm sự với các đồng chí cảnh sát giao thông thấy được ở mỗi nút giao thông có những nét khác nhau về cơ bản: Như nút Thái Hà - Chùa bộc thường vi phạm lỗi như vượt đèn đỏ, ngoằn sai quy định…Nút giao thông Ô chợ Dừa thì thường vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm, Phóng nhanh vượt ẩu….Diễn biến khá phức tạp. - Phỏng vấn trưởng phòng công an giao thông Hà Nội để biết xem trước tình hình vi phạm Luật an toàn giao thông như vậy cơ quan chức năng đã đề ra những phương án gì để khắc phục tình trạng vi phạm Luật an toàn giao thông đó. Qua phỏng vấn cũng thấy được trưước tình hình vi phạm luật an toàn giao thông tăng nhanh và có diễn biến phức tạp như vậy thì sở giao thông công chính cũng có nhiều giải pháp khắc phục cụ thể như: Chặn ngã tư ở những đầu nút giao thông trong điểm, tăng cường lưc lượng công an tham gia kiểm soát giao thông để người tham gia giao thông ý thức được khi tham gia giao thông, mới đây nhất la tăng mức hình phạt cao nhất đối với những vi phạm luật an toàn giao thông tai địa bàn thành phố Hà Nội. - Đồng thời biết được nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ở mức nguy hiểm là do việc phóng nhanh vượt ẩu, uống rượu bia quá nồng độ cho phép không làm chủ được tay lái , một nguyên không nhỏ dẫn đến Trường Đại học Công đoàn
  5. Môn Xã hội học Pháp luật Lớp XH 10A tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông là do chế tài của của nhà nước ta chưa phát huy được hết vai trò… IV. Kết luận và giải pháp 1. Kết Luận - Qua cuộc nghiên cứu sơ bộ về thực trạng vi phạm an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2010 ta thấy được sự gia tăng về các vụ vi phạm an toàn giao thông và có diễn biến rất phức tạp cụ thể là tăng 250 vụ so 6 tháng cuối năm 2009. - Đồng thời nhà nghiên cứu cũng thấy được rất rõ những nguyên nhân dẫn đến các vụ vi phạm Luật an toàn giao thông trên địa bàn TP. Hà Nội chủ yếu là: không đội mũ bảo hiểm, thiếu hiểu biết về luật an toàn giao thông, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường… - Bên cạnh đó cũng thấy rất rõ và khẳng định rằng ở những lứa tuổi khác nhau có những vụ vi phạm khác nhau ở những lỗi khác nhau vi phạm nhiều nhất ở độ tuổi 26 đến 30 tuổi. Tóm lại, qua những nhận định trên nhà nghiên cứu có thể kết luận rằng giả thuyết nghiên cứu của mình là đúng với ý tưởng nghiên cứu của mình.Qua đây mong được sự ủng hộ và giúp đỡ của những ai quan tâm đến vấn đề này. 2.Giải pháp - Tăng cường việc tuyên truyền và giáo dục đến với người dân để người dân hiểu được luật an toàn giao thông từ đó nâng cao ý thức và trách nhiêm của người tham gia giao thông. - Cần có các chế tài hợp lý hơn đánh đúng vào tâm lý của người tham gia giao thông để họ thấy được các mức phạt của mình khi tham gia giao thông. Trường Đại học Công đoàn
  6. Môn Xã hội học Pháp luật Lớp XH 10A - Đội ngũ công an giao thông cần phải thực sự công tư phân minh làm việc hết trách nhiệm của của mình. Trường Đại học Công đoàn


Page 2

LAVA

Tài liệu tham khảo bài kiểm tra môn xã hội học pháp luật và tội phạm đề tài " thực trạng vi phạm luật an toàn giao thông hiện nay"

07-01-2011 1111 206

Download

Đề tài nghiên cứu xã hội học pháp luật

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Xã hội học pháp luật là ngành xã hội học chuyên biệt nghiên cứu các quy luật xã hội, các quá trình xã hội của sự phát sinh, tồn tại, hoạt động của pháp luật trong xã hội, trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội, với các loại chuẩn mực xã hội khác; nguồn gốc, bản chất xã hội, các chức năng xã hội của pháp luật; các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật; các sự kiện, hiện tượng pháp lí thể hiện trong hoạt động của các chủ thể pháp luật. 

Xã hội học pháp luật là một lĩnh vực khoa học lí thú, bổ ích, nhưng còn khá mới ở nước ta; được chú trọng tìm hiểu, nghiên cứu trong khoảng vài chục năm trở lại đây với những công trình, bài viết phản ánh những mặt, khía cạnh khác nhau của khoa học này, đăng rải rác trên các sách, báo, tạp chí khoa học Ngoài số lượng ít các sách, tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài, hiện có rất ít cuốn sách chuyên về xã hội học pháp luật được biên soạn một cách công phu, nghiêm túc và có hệ thống bởi các tác giả trong nước. 

Ở nước ta hiện nay, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu học tập, nghiên cứu xã hội học pháp luật cũng như ứng dụng của nó vào việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn mà đời sống pháp luật đang đặt ra. Xã hội học pháp luật đã trở thành môn học quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành về xã hội học và luật học ở nước ngoài cũng như ở trong nước. – Đối với Trường Đại học Luật Hà Nội, Xã hội học pháp luật là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Luật học; bởi vậy, nhu cầu về tài liệu học tập, nghiên cứu xã hội học pháp luật trở nên cấp thiết. Với mục đích cung cấp tài liệu học tập cho sinh viên cũng như bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu môn khoa học này, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức biên soạn, nghiệm thu, phối hợp xuất bản cuốn Giáo trình Xã hội học pháp luật nhằm đáp ứng phần nào nhu câu nói trên. Bên cạnh việc kế thừa, tiếp thu các thành tựu, kết quả nghiên cứu xã hội học pháp luật trên thế giới, các tác giả cố gắng đặt các vấn đề nghiên cứu của khoa học này trong sự liên hệ với thực tiễn đời sống pháp luật của Việt Nam. Các tác giả hi vọng rằng, cuốn giáo trình sẽ là tài liệu hữu ích, cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu xã hội học pháp luật của sinh viên và bạn đọc dành sự quan tâm, tìm hiểu môn khoa học này. 

Cuốn giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Các tác giả mong được bạn đọc góp ý, phê bình để có thể sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh hơn cho lần xuất bản sau. 

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! 

Thông tin tập thể tác giả giáo trình xã hội học pháp luật

– Chủ biên: TS Ngọ Văn Nhân

– Tập thể tác giả:

+ TS NGỌ VĂN NHÂN Chương 2, 4, 5 và 7

+ TS. PHAN THỊ LUYỆN Chương 1, 3 và 6

Danh mục tài liệu tham khảo trong Giáo trình xã hội học pháp luật

* Văn kiện Đảng

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Lưu hành nội bộ, Hà Nội, 1993.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, |

6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2016.

* Văn bản pháp luậ

8. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

9. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

10. Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. | 11. Quyết định số 162-TTg ngày 12/12/1992 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ thông tin báo cáo.

* Sách 

12. Baker Therese L., Thực hành nghiên cứu xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Xã hội học đại cương, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2004.

14. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

15. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

16. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.

17. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 16, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. N

18. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

19. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 21, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

20. Capitonov E. A., Xã hội học thế kỉ XX: lịch sử và công nghệ, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2000.

21. Bùi Quang Dũng, Lê Ngọc Hùng, Lịch sử xã hội học, Nxb. Lí luận chính trị, Hà Nội, 2005.

22. E. Durkheim, Các quy tắc của phương pháp xã hội học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.

23. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

24. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và tìm hiểu Hiến pháp Việt Nam qua các thời kì, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2013.

25. Đỗ Huy, Mĩ học với tư cách là một khoa học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

26. Jean – Jacques Rousseau (Hoàng Thanh Đạm dịch thuật, chú thích và bình giải), Bàn về khế ước xã hội, Nxb. Lí luận chính trị, Hà Nội, 2006.

27. Kulcsar Kalman (Đức Uy biên dịch), Cơ sở xã hội học pháp luật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999.

28. Vũ Khiêu, Thành Duy, Đạo đức và pháp luật trong triết lí phát triển ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.

29. Nguyễn Duy Lãm (chủ biên), Sổ tay thuật ngữ pháp lí thông dụng, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1996.

30 Thanh Lê, Xã hội học tội phạm, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2002.

31. Phan Thị Luyện, Nguyên nhân li hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hồ sơ Tòa án nhân dân, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2016.

32. Max Weber, Nền đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2010.

33.S.L. Montesquieu, Tinh thần pháp luật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1996.

34. Một trăm cuốn sách ảnh hưởng khắp thế giới, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội, 2002.

35. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010,

36. Ngọ Văn Nhân, Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011.

37. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật (tái bản lần thứ nhất, có chỉnh sửa, bổ sung), Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2012.

38. Raymond Wacks (Phạm Kiều Tùng dịch), Triết học luật pháp, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2011.

39. Nguyễn Đình Tấn, Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nxb. Lí luận chính trị, Hà Nội, 2005.

40. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2001.

41. Thomas J. Sullivan, Sociology Concepts and Applications in a Diverse World, Prentice Hall, 1997. 

42. Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Michelle Stanworth, Ken Sheard và Andrew Webster, Nhập môn xã hội học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.

43. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lí luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2013.

44. Trường Đại học Luật Hà Nội (TS. Ngọ Văn Nhân chủ biên), Tập bài giảng xã hội học, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.

45. Viện Đại học Mở Hà Nội (TS. Ngọ Văn Nhân chủ biên), Giáo trình xã hội học, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2012.

46. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (TS. Ngọ Văn Nhân & TS. Cao Minh Công đồng chủ biên), Giáo trình Xã hội học pháp luật, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2016.

47. Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), Xã hội học, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007.

48. VI. Lênin, Toàn tập, tập 17, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1979.

49. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên), Từ điển xã hội học, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 1994.

50. Tân Việt, Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997.

51. Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Những vấn đề lí luận cơ bản về nhà nước và pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

52. Võ Khánh Vinh, Xã hội học pháp luật – Những vấn đề cơ bản, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015. * Bài đăng tạp chí i liệu khác 

53. Nguyễn Văn Động, “Hoạt động xây dựng pháp luật trước yêu cầu phát triển bền vững của Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Luật học, số

3(118)/2010.

54. Lê Đình Hoan, “Pháp luật và luật tục Êđể trong điều chỉnh các quan hệ cộng đồng”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề tháng 2/2006. ( 55.Mai Quỳnh Nam, “Xã hội học với hoạt động lập pháp”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1(259)/2009.

56. Ngọ Văn Nhân, “Phát huy vai trò của dư luận xã hội đối với công tác phòng, chống các hành vi tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Luật học, số 8(87)/2007.

57. Ngọ Văn Nhân, “Một số vấn đề về tội phạm công nghệ cao ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Phát triển Nhân lực, SỐ 5(15)2009.

58. Ngọ Văn Nhân, “Vận dụng phương pháp xã hội học vào việc nghiên cứu tội phạm ẩn dấu”, Tạp chí Phát triển Nhân lực, số 6(16)/2009.

59. Ngọ Văn Nhân, “Về cấu trúc, vai trò và chức năng của văn hóa pháp luật”, Tạp chí Triết học, số 7(230)/2010.

60. Ngọ Văn Nhân, “Phát huy vai trò của dư luận xã hội đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở”, Tạp chí Luật học, số 5(132)/2011.

61. Ngọ Văn Nhân, “Một số điểm mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua văn kiện Đại hội XI của Đảng”, Tạp chí Triết học, số 03(238)/2011.

62. Ngọ Văn Nhân, “Giáo dục pháp luật hay giáo dục ý thức pháp luật?”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12(295)/2012.

63. Ngọ Văn Nhân, “Về khái niệm văn hóa pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4(312)/2014.

64. Nguyễn Xuân Tùng, “Luật tự nhiên trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 3(118)/2010.

65. Đào Trí Úc, “Vai trò của xã hội học lập pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1/2003.

66. Đào Trí Úc, “Xã hội học thực hiện pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2005.

67. Võ Khánh Vinh, “Một số vấn đề về dự báo hoạt động xây dựng pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/1995.

68. Võ Khánh Vinh, “Một số vấn đề về xã hội học hoạt động xây dựng pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8/1997.

69. Võ Khánh Vinh, “Về những nội dung cơ bản của xã hội học pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10(126)/1998.

70. Nguyễn Quốc Sửu, Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội, 2010. GIA –

71. Lê Sơn, Hơn 15 triệu lượt góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, thông tin có tại http://baochinhphu.vn.

72. Trung tâm Xã hội học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Kỉ yếu hội thảo quốc gia về phòng chống tệ nạn bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại, Thư viện Trung tâm Xã hội học, Hà Nội, 1996.

73. Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội, Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tại kì họp lần thứ 14 Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIV, Hà Nội, 2015.

Mục lục giáo trình xã hội học pháp luật

Chương 1: NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

– Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của xã hội

– Điều kiện xuất hiện xã hội học pháp luật

– Quan điểm của một số trường phái xã hội học pháp luật tiêu biểu

II. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật

1. Nội dung nghiên cứu của xã hội học pháp luật

2. Mối quan hệ giữa xã hội học pháp luật và luật học

III. Các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật và

1. Chức năng nhận thức

2. Chức năng thực tiễn

3. Chức năng dự báo

Chương 2 – PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

I. Các bước tiến hành một cuộc điều tra xã hội học pháp luật

1. Giai đoạn chuẩn bị

2. Giai đoạn tiến hành thu thập thông tin

3. Giai đoạn xử lí và phân tích thông tin

II. Các phương pháp thu thập thông tin được dùng trong xã hội học pháp luật

1. Phương pháp phân tích tài liệu

2. Phương pháp quan sát

3. Phương pháp phỏng vấn

4. Phương pháp

5. Phương pháp thực nghiệm

Chương 3: MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ CƠ CẤU XÃ HỘI

I. Khái niệm, bản chất xã hội của pháp luật

1. Khái niệm pháp luật trong xã hội học pháp luật

2. Bản chất xã hội của pháp luật

II. Cơ cấu xã hội và một số yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội

1. Khái niệm cơ cấu xã hội

2. Một số yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội

II. Pháp luật trong mối liên hệ với các phân hệ của cơ cấu xã hội

1. Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội – nhân khẩu (dân số)

2. Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội – lãnh thổ

3. Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội – dân tộc

4. Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội – nghề nghiệp

IV. Pháp luật và vấn đề phân tầng xã hội của

1. Khái niệm, các kiểu phân tầng xã hội

2. Pháp luật với các vấn đề nảy sinh từ phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội

Chương 4 MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN MỰC XÃ HỘI

I. Khái quát về chuẩn mực xã hội

1. Khái niệm chuẩn mực xã hội

2. Phân loại chuẩn mực xã hội

3. Các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hộ

4. Vai trò của chuẩn mực xã hội đối với đời sống xã hội

II. Các loại chuẩn mực xã hội và mối quan hệ với pháp luật

1. Chuẩn mực chính trị

2. Chuẩn mực tôn giáo

3. Chuẩn mực đạo đức

4. Chuẩn mực phong tục, tập quán

5. Chuẩn mực thẩm mĩ

Chương 5 CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT

I. Khái quát về hoạt động xây dựng pháp luật

1. Khái niệm hoạt động xây dựng pháp luật

2. Chủ thể của hoạt động xây dựng pháp luật

3. Quy trình hoạt động xây dựng pháp luật II. Nội dung nghiên cứu các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật.Các khía cạnh xã hội cần nghiên cứu, tìm hiểu trong quá trình xây dựng pháp luật Các khía cạnh xã hội liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành, có hiệu lực thực thi cần tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu phục vụ việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật

3. Một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật

III. Các biện pháp bảo đảm nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay

1. Tăng cường công tác thẩm định nội dung các dự án luật bằng công cụ xã hội học

2. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng pháp luật

3. Mở rộng dân chủ, tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động xây dựng pháp luật, bảo đảm phát triển bền vững

Chương 6 CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

I. Khái quát chung về hoạt động thực hiện pháp luật

II. Các khía cạnh xã hội của hoạt động thực hiện pháp luật (đối với các hình thức tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và sử dụng pháp luật)

1. Sự phù hợp giữa các quy tắc của chuẩn mực pháp luật với các lợi ích của chủ thể thực hiện pháp luật

2. Cơ chế thực hiện pháp luật

3. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật

III. Các khía cạnh xã hội của hoạt động áp dụng pháp luật

1. Mối quan hệ giữa chính trị và áp dụng pháp luật

2. Mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và quyết định áp dụng pháp luật

3. Vai trò của các nhân tố chủ quan trong hoạt động áp dụng pháp luật

4. Vai trò của các nhân tố khách quan trong hoạt động áp dụng pháp luật

IV. Các biện pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay Nâng cao ý thức pháp luật, hình thành thói quen “sống và làm việc theo pháp luật của các chủ thể pháp luật – Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân

3. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan

chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật

4. Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ, nâng cao ý thức pháp luật nghề nghiệp cho cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật Thông báo công khai kết quả hoạt động áp dụng pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng

Chương 7: SAI LỆCH CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT

Khái niệm chung về sai lệch chuẩn mực pháp luật Khái niệm sai lệch Khái niệm sai lệch chuẩn mực pháp luật Phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật Hậu quả của sai lệch chuẩn mực pháp luật Các yếu tố tác động tới sai lệch chuẩn mực pháp luật Hệ thống các giá trị Sự rối loạn các thiết chế xã hội Sự biến đổi của các chuẩn mực xã hội

Sự thay đổi của các quan hệ xã hội III. Các nguyên nhân dẫn đến hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật

1. Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng, không chính xác các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực pháp luật

2. Tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn các chuẩn mực pháp luật thiếu căn cứ lôgíc và sử dụng các phán đoán phi lôgíc

3. Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của những | chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với pháp luật hiện hành

4. Từ quan niệm sai lệch dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật

5. Các khuyết tật về tâm – sinh lí dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật

6. Mối liên hệ nhân – quả giữa các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật I

V. Hiện tượng tội phạm

1. Khái niệm hiện tượng tội phạm

2. Các đặc trưng cơ bản của hiện tượng tội phạm

3. Các mô hình nghiên cứu xã hội học pháp luật về hiện tượng tội phạm

4. Một số vấn đề có tính nguyên tắc trong nghiên cứu xã hội học pháp luật về hiện tượng tội phạm ở Việt Nam

V. Các biện pháp phòng, chống sai lệch chuẩn mực pháp luật và hiện tượng tội phạm

1. Biện pháp tiếp cận thông tin

2. Biện pháp phòng ngừa xã hội