Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè hình thành nhân cách trẻ

Dạy trẻ mẫu giáo biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [147.95 KB, 21 trang ]

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“ DẠY TRẺ MẪU GIÁO BÉ BIẾT QUAN TÂM CHIA SẺ VỚI
NGƯỜI THÂN VÀ BẠN BÈ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH NHÂN
CÁCH TRẺ ”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận:
‘‘Trong cuộc sống không có món quà tinh thần nào quí giá bằng sự khoan dung, sự
quan tâm đáp đền ai đó bằng cách tặng một điều gì từ chính bản thân mình. Nếu biết quên
mình ai cũng có cơ hội để sống vì người khác”.
Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập hối hả của
cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn và gấp gáp ấy,
đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với những
người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, đây chính là sự vô tâm không để ý
đến những người xung quanh. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại
nào thì chia sẻ và quan tâm vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của
cuộc sống là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó
gắn kết toàn xã hội
Quan tâm chia sẻ là những thái độ và hành động thể hiện sự ân cần, thiện chí và
giúp đỡ đối với người khác
Sự quan tâm, chia sẻ có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn
giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng
quí của người khác để trân trọng và học tập.
Thật xúc động biết bao khi tôi đọc được dòng tâm sự của một cảnh sát Nhật gốc
Việt về một bé trai 9 tuổi kiên nhẫn đứng ở hàng cuối cùng trong dòng người chờ được
chia khẩu phần ăn nhưng khi được người khác nhường cho phần lương khô của mình cậu
bé lại lẳng lặng mang lên bỏ vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay về xếp hàng
với tâm sự rằng vẫn còn có người khác đói hơn mình, hy vọng phần ăn này sẽ được chia
đều cho mọi người ‘‘Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ
và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ
đây đang đứng trước giờ phút nguy cấp nhất bởi sự điêu tàn, nhưng chắc chắn đất nước


đó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ thời niên
thiếu”. Một câu hỏi đặt ra là người dân Nhật làm thế nào để có thể có trình độ dân trí và
đạo đức công dân cao như thế? Phải chăng những giá trị đạo đức đã được định hình nuôi
dưỡng ngay từ nhỏ và trở thành nhân cách, thành bản năng sống của mỗi người dân nơi
đây.
Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng chính
cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào những tâm hồn
non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể biến các bé
thành những người ích kỉ chỉ biết đến mình. Những giá trị đạo đức như sự quan tâm chia
sẻ đến mọi người nên được khắc sâu vào tâm trí trẻ ngay từ khi còn nhỏ giúp chúng trở
thành những người có ích cho xã hội. Hơn nữa, nhân cách của con người được đánh giá
qua cách ứng xử của cá nhân đối với người xung quanh, vì vậy dạy trẻ biết yêu thương,
biết quan tâm chia sẻ ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng để các bé trở thành những người có nhân
cách tốt trong tương lai, những chủ nhân tài đức của một xã hội công bằng văn minh.
Tuy nhiên trên thực tế trẻ 3 tuổi đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào chúng
cũng thể hiện sự cảm thông và nhường nhịn, ở lớp học mầm non hiện tượng các bé tranh
giành đồ chơi, đánh bạn vẫn thường xuyên xảy ra và rất nhiều bậc phụ huynh phải than
phiền vì bé nhà mình hư quá, ích kỉ quá lúc nào cũng bắt mọi người phải làm theo ý
mình.
Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, đoàn
kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và người thân? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn mày mò,
ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội
được thể hiện sự quan tâm, chia sẻ tới cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. Dưới
đây là: ‘‘Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và
bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ”.
2. Thực trạng
2.1 Về phía trẻ
Đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên đến trường nên chưa có nền nếp học tập. Tuy cùng
một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Một số bé còn nhút nhát, một số
bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất như bé: Ngọc Linh, Linh Đan,

Trí Đức, Thiện Kiên, Ngọc Minh, Đức Anh. Một số bé lại quá hiếu động như bé: Khôi
Nguyên, Hải Đăng, Đức Minh. Đặc biệt lớp có bé Thanh Bình tự kỷ tăng động hay đánh
bạn
Lớp có số trẻ nam đông hơn trẻ nữ: 32/18
Hơn nữa tâm lý trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn định, ở lứa tuổi này bé đang trải qua “
thời kì khủng hoảng tuổi lên ba” tính độc lập bắt đầu xuất hiện ở trẻ, nhu cầu muốn
khẳng định mình là rất lớn, trẻ muốn có thẩm quyền đối với mọi vật xung quanh, cái gì
cũng dành về mình, do đó tính ích kỉ càng có dịp phát triển.
2.2 Về phía phụ huynh
Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là công chức nhà nước nên ít
có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà và người giúp việc, vì vậy việc
thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn
gặp nhiều khó khăn.
Nhiều phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự yêu thương và bao bọc. Đôi khi yêu con
quá mà ‘‘che chắn” con quá kĩ.
2.3. Tài liệu tham khảo
Có một số bài báo hoặc tài liệu có đề cập đến đề tài này. Song, chưa có tài liệu nào
nghiên cứu, đưa ra các biện pháp pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với
người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ, để định hướng cho giáo viên
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
Có rất nhiều khó khăn để chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình,
nếu không tìm ra các giải pháp phù hợp thì sẽ tạo ra sự phát triển không đồng đều về
nhận thức và với nhiều tính cách khác nhau trẻ khó có thể hoà nhập với môi trường mới
với cô giáo và các bạn ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
3. Giải pháp đã sử dụng
Trong thực tế ở trường mầm non việc dạy trẻ một số kỹ năng sống như biết quan
tâm, chia sẻ thực sự chưa được chú trọng phần lớn chỉ tích hợp nội dung này trong tiết
học kể chuyện, thơ [với những câu chuyện bài thơ có nội dung phù hợp] hoặc xử lí một
vài tình huống xảy ra khi trẻ tranh giành đồ chơi, đánh bạn.
Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do giáo viên chưa thấy được việc dạy

trẻ biết quan tâm chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong giáo dục hình thành nhân cách trẻ,
hơn nữa việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ là một lĩnh vực rất mới không có nhiều tài liệu
để tham khảo đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian công sức để nghiên cứu tìm ra
các biện pháp phù hợp và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh và nhà trường.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Có thể nói mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và
những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có
đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo
dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với
khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ
tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội, thể
hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với những người xung quanh, đối với bạn bè. Trong điều
kiện có sự giáo duc đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai
đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai.
2. Giả thuyết
Nếu tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp thì việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ sẽ
góp phần quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách trẻ
3. Quá trình thử nghiệm sáng kiến
Từ những lý luận trên tôi đưa ra một số biện pháp áp dụng cho đề tài nghiên cứu
của mình
Biện pháp 1. Tự học, tự bồi dưỡng
Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáo viên
phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác, và trải nghiệm các kỹ
năng giáo dục thực tế.
Trẻ mẫu giáo bé 3 tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu hiểu và tiếp
cận với trẻ tôi đã dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là
tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản đại học sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu trên
các kênh giáo dục khác, trên mạng enternet. Để thiết kế các bài dạy, hoạt động sinh động
hiệu quả tôi đã đăng ký tham gia các lớp học về giá trị sống do viện nghiên cứu chiến

lược trẻ em tổ chức và trực tiếp tham gia cộng tác giảng dạy tại các trung tâm dạy kỹ
năng sống cho trẻ em như: trung tâm Eveil có địa chỉ tại phường Định Công. Trung tâm
Smiles House địa chỉ tại số nhà 20 ngõ 12-Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Thông qua việc tự
học tự bồi dưỡng tôi hiểu rằng:
Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ cô giáo phải luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ,
cô cần:
Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ đồ chơi hay món ăn mà trẻ ưa thích với bạn bè.
Lắng nghe trẻ, giúp chúng bày tỏ thái độ
Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề
Tôn trọng đồ đạc của trẻ
Dạy trẻ ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động có thể
tích hợp
Biện pháp 2. Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để thu hút trẻ
Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên
góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và
giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên
trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí xắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động
trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với
tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng qui ước với trẻ về qui định trong lớp học và
giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vaò
năm học mới. Chúng tôi qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, hay
qui định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô
đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn
gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh giành đồ chơi của nhau
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của
trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi
trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những
hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần
niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ vơí trẻ

khi chơi.
Trẻ lớp tôi đa phần nhà ở các khu đô thị, chung cư cao tầng nên ít có dịp tiếp xúc
tìm hiểu khám phá thiên nhiên, chính vì vậy chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên
nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt
chăm sóc cây, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi
trường, và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết
trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn
Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng tôi còn
thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô
giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn
khoăn cũng như những ‘ bức xúc” rất trẻ con của mình
Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy
bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các bé
noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi luôn thể hiện sự
quan tâm, chia sẻ cũng như thể hiện tình cảm theo hướng tích cực với chị em đồng
nghiệp, với phụ huynh.
Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ trước tiên tôi giúp trẻ hiểu quan tâm chia sẻ giúp
mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình.
Biện pháp 3. Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ thông qua trò chơi tập thể
Với trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng,
nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới, và những đòi hỏi mới của hoạt
động học tập. Ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp trẻ tránh được những xung đột không
đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan
tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi,
cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một
cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với
cô, bạn bè và muốn học.
VD : Trò chơi 1 “ Ném bóng làm quen”
[Trò chơi này sử dụng đầu năm học và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác]
Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển sự chú

ý của trẻ đến các hoạt động tập thể
Chuẩn bị: Phòng rộng Một trái bóng cao su nhẹ nhiều màu
Tiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn.Trước tiên cô giáo nói tên của mình
[chào các bạn tôi tên là Bình] sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ . Trẻ nhận được bóng
từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ tên nhau.
Trò chơi 2 : Tôi muốn như bạn
Mục đích: Phát triển sự chú ý của trẻ đến những nét đẹp hay tính cách tốt của người
khác
Chuẩn bị: Phòng rộng
Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có những nét dễ thương hay
tính tốt riêng. Bây giờ chúng ta cùng nghĩ xem người bạn bên cạnh có nét gì đáng yêu
nhé
Sau khi trẻ nghĩ xong, cô giáo yêu cầu từng trẻ nói với người bạn bên cạnh: Tôi
muốn [tóc dàit, mắt to, vui vẻ, dễ thương, thông minh ] giống bạn
Trò chơi 3: Sóng biển rì rào
Mục đích: Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ, động tác
Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau
Chuẩn bị: Bản nhạc nhẹ hoặc băng ghi âm tiếng sóng
Tiến hành: Cô giáo nói với trẻ “ Các con đã bao giờ đi tắm biển chưa? Khi những
con sóng biển vỗ vào cơ thể chúng ta cảm thấy như thế nào? Sóng biển reo như thế nào?
Bây giờ chúng ta thử cùng nhau làm sóng biển nhé! Nào chúng ta cùng tạo tiếng rì rào
reo vui của sóng khi mặt trời tỏa ánh nắng trên biển nhé”
Sau đó cô giáo đề nghị trẻ ôm vai nhau tạo thành vòng tròn đung đưa theo tiếng
nhạc hay la, la theo tiếng nhạc tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng
Trò chơi 4: Đứng trong tờ báo
Mục đích: Phát triển kĩ năng hợp tác để giải quyết vấn đề
Phát triển tính sáng tạo
Chuẩn bị: Nhiều tờ báo lớn
Tiền hành: Cô giáo đặt trên sàn một tờ báo lớn và yêu cầu 4 trẻ cùng đứng lên. Sau
đó cô sẽ xé bớt một phần của tờ báo và 4 trẻ phải tìm cách dồn nhau vaò đứng vừa trong

phần còn lại của tờ báo, tờ báo được xé bớt dần, cô giáo có thể gợi ý để trẻ tìm cách
không ai bị loại ra như: cõng nhau,,,
Các nhóm lần lượt chơi hoặc chơi đồng thời ở các góc
Sau khi kết thúc trò chơi, cô giáo so sánh các tờ báo đã bị xé xem tờ nào có diện
tích nhỏ nhất, đội nào cùng nhau đứng trong tờ nhỏ nhất là thắng cuộc
Biện pháp 4. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các ngày hội ngày lễ
Có thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các ngày hội
ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải
nghiệm các cảm xúc tích cực .Thông qua đó trẻ được học và chia sẻ các kĩ năng sống với
cô giáo, bạn bè và cha mẹ .
Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với hai cô giáo và ban phụ huynh lớp từ
đầu năm học các kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệt chú ý đến các
ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, sinh
nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức
riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động.
Ví dụ: Ngày 20/10- ngày phụ nữ Việt Nam
Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày hội, đưa ra
ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng bà và mẹ. Sau đó
dạy trẻ vẽ tranh chân dung bà và mẹ của mình làm bưu thiếp chúc mừng, giúp trẻ ghi lại
cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ. Cùng trẻ trang trí giấy mời bà và mẹ với lời
đề từ ấn tượng: ‘‘Để được quan tâm chia sẻ, để được yêu thương và hiểu các con nhiều
hơn kính mời bà và mẹ bé tới dự ngày hội 20/10 do lớp C1 tổ chức ”
Các bé được ‘‘bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về bà và mẹ. Không thể
miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh trên những khuôn
mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm một việc tốt, ý nghĩa dành
tặng cho những người thân yêu.
Chúng tôi cũng chọn chủ đề về bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng trên phông sân
khấu: ‘‘Con yêu bà yêu mẹ nhất trên đời ”. Ngày hôm ấy, giữa ngập tràn bóng và hoa
những thiên thần nhỏ của lớp tôi xếp hàng hai bên cửa lớp chào đón các bà và mẹ. Vào
chương trình từng tốp các bé lên hát múa những bài thật hay và ý nghĩa về bà và mẹ, thật

bất ngờ và vui khi bà và mẹ được mời tham gia trò chơi ‘‘bà và mẹ có hiểu con, con có
hiểu bà và mẹ” kết quả là bé đoán chính xác về sở thích ăn mặc của bà và mẹ hơn là bà
và mẹ hiểu sở thích của con. Cả hội trường như nghẹn lại khi nghe bé Hà Trang nói về
cảm xúc của mình: ‘‘Con nhớ mẹ lắm, buổi sáng con thức dậy thì mẹ đã đi làm, buổi tối
con đi ngủ mẹ con vẫn chưa về. Con ước được mẹ dẫn đi chơi công viên, mẹ đưa con đi
học.”. Cả ngày bé không được nhìn thấy bóng dáng thân yêu của mẹ vì mẹ bé thường
xuyên bận công tác xa nhà và cảm xúc vỡ òa khi các bé chạy đến ôm lấy cổ bà cổ mẹ
mà tặng hoa mà thỏ thẻ lời yêu thương. Thật không hạnh phúc gì bằng, bà vui lắm, mẹ
vui lắm.
Bà của bé Vi Anh nghẹn ngào mãi không nói lên lời cảm ơn các cô giáo và các con
đã tặng cho các bà và mẹ một món quà đặc biệt và ý nghĩa, trên khuôn mặt của các bà,
các mẹ những giọt nước mắt lăn dài vì hạnh phúc. Không thể tin được các bé yêu mới đi
học chưa được hai tháng mà có thể biết quan tâm chia sẻ nhường vậy.
Cũng là ngày hội lớn dành cho phụ nữ, nhưng ngày 8/3 ở lớp C1 lại thật đặc biệt vì
đó là ngày mà các bé gái tuy mới ba tuổi nhưng cũng cảm nhận được sự tôn vinh, chia sẻ
từ các bạn trai cùng lớp .
Với chủ đề ‘Hoa tình bạn” trong tiếng nhạc rộn ràng từng bé trai tự tin dắt một
người bạn gái ra cúi chào khán giả. Giống như một cuộc thi sắc đẹp các bé gái cũng được
các cô giới thiệu tên, sở thích và cả năng khiếu riêng nữa, rồi các bé được nghe các bạn
trai hát tặng những bài hát mà cả lớp yêu thích. Hồi hộp và thích thú nhất khi từng bạn
trai lên tiết lộ ‘‘bí mật” mình quí bạn gái nào nhất. Tôi tin rằng các bé gái sẽ không bao
giờ quên được giây phút các bạn trai lên tặng hoa, quà và nói lời chúc mừng bởi vì tôi
đọc được trong ánh mắt các con niềm vui, tự hào vì được các bạn quan tâm chia sẻ, một
số phụ huynh còn phản hồi lại rằng chưa có bao giờ mà bé nhà mình lại vui như thế kể
chuyện ở lớp mãi không chịu ngủ, và ôm chặt em búp bê món quà được các bạn tặng nói
rằng con yêu em búp bê này nhất trên đời.
Và còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã tổ chức cho các con như:
Tổ chức sinh nhật tháng tại công viên Nghĩa Đô, rồi ngày Tết Trung thu, Noel mỗi hoạt
động một hình thức phong phú khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích chung đó là
giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ tới người thân và bạn bè. Qua mỗi lần tổ chức tôi thấy

các bé em của lớp mình dường như lớn hơn, chững chạc hơn trong suy nghĩ và cách thể
hiện tình cảm, các con có nhiều bạn thân hơn, biết nhường nhịn và quan tâm đến bạn bè.
Bây giờ chỉ cần một thay đổi nhỏ của cô giáo và các bạn là bé có thể phát hiện ra. Hôm
ấy mặc dù rất mệt nhưng tôi vẫn có gắng đi làm vì vậy không dấu được vẻ mệt mỏi, tôi
rất bất ngờ khi bé Tiến Anh chạy tới ôm cổ tôi thì thầm: Cô Bình ơi cô ốm à con đi lấy
nước cho cô uống nhé. Còn những bạn nghỉ học lâu ngày khi đến lớp được các bạn quấn
quýt hỏi thăm và giới thiệu các góc chơi mới, đồ chơi đẹp mà các cô và cả lớp mới làm.
Đa số trẻ lớp tôi là trẻ trai vì vậy các cháu rất hiếu động thường không tập trung và
thích trêu đùa các bạn, thậm chí còn đánh bạn. Để thu hút sự chú ý của các cháu, trước
tiên chúng tôi tìm hiểu mong muốn sở thích của các bé và cùng bé đề ra những qui định
chung của lớp như: ‘‘Không nói to, đoàn kết với các bạn, nhường đồ chơi cho bạn” vào
thứ hai hàng tuần. Đến cuối tuần chúng tôi tập trung trẻ lại cho trẻ tự nhận xét xem mình
đã thực hiện tốt nội qui chưa. Bé nào có tiến bộ sẽ được gắn một ngôi sao trên trán, được
cô ghi tên ở bảng vàng bé ngoan ở cửa lớp, còn những bé chưa thực hiện tốt nội qui thì
vẫn phải phấn đấu bao giờ ngoan mới được thưởng. Chính vì vậy, ngôi sao được dán trên
trán của bé được các bé đặt tên là ‘‘ngôi sao siêu nhân” bé nào được gắn sao cảm thấy rất
vinh dự. Bà bé Ngọc Minh còn đến lớp chia sẻ với chúng tôi: ‘‘Cháu đi ngủ cũng đòi gắn
sao, ngủ dậy mà không thấy là tìm bằng được”. Bây giờ các bé đã quen với nền nếp sinh
hoạt của lớp, hứng thú đi học, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi với bạn, đánh
bạn.
Lớp tôi cũng có một số bé gái sức khỏe yếu, hay nghỉ dài như bé: Ngọc Linh, Ngọc
Mai, Châu Anh, Linh Đan vì vậy mỗi khi đi học đến lớp các bé thường khóc nhiều và
không tham gia được các hoạt động học tập chung, bé Ngọc Mai khóc nhiều đến nỗi các
cô bác trong trường không ai là không biết tên, biết mặt . Để giúp các bé mạnh dạn, thích
đi học đến lớp, chúng tôi lôi cuốn bé vào các hoạt động tập thể, khéo léo gợi ý để những
bé mạnh dạn tự tin như: Minh Khuê, Khánh Vân, Hà Trang đến kết bạn, tạo cho các bé
nhiều cơ hội hợp tác chia sẻ như cùng vẽ tranh, nặn quả, làm đồ chơi dần dần các bé đã
quen hơn với môi trường tập thể và thích đi học. Bây giờ bé Linh Đan, Ngọc Mai, Châu
Anh được cô giáo và các bạn rất yêu quí vì bé rất ngoan, biết nhường nhịn bạn và còn hát
hay, múa dẻo, thích được biểu diễn văn nghệ nữa.


Đặc biệt lớp tôi có bé Thanh Bình tự kỷ tăng động không kiểm soát được hành vi,
đầu năm chúng tôi và mẹ bé rất khó xử khi suốt ngày phải xin lỗi phụ huynh vì bé thường
xuyên đánh bạn. Sau một thời gian tìm hiểu biết được bé sống rất tình cảm thích được
chơi cùng các bạn, thích được ôm hôn các bạn nhưng nếu các bạn chỉ cần phản ứng nhẹ
làm bé không đạt được mong muốn là bé có thể quay sang cắn hoặc cào bạn. Chúng tôi
chia nhau ra quan sát và ở bên cháu mọi hoạt động có thể, nếu thấy cháu có biểu hiện
tăng động thì ôm cháu vào lòng nhìn vào mắt cháu và nói ‘Thanh Bình yêu bạn, Thanh
Bình không được đánh bạn, không làm bạn buồn nhé’. Đồng thời chúng tôi cũng giải
thích cho các bé khác hiểu và chia sẻ với bạn, không khó chịu khi bạn đến gần: ‘‘Bạn
Thanh Bình rất yêu quí các con nhưng bạn ấy hay quên, nếu bạn nhỡ tay làm các con đau
thì các con nhắc với bạn là ‘‘Thanh Bình phải yêu bạn” để bạn không trêu các con nữa
nhé! Sau một thời gian kiên trì cùng với sự chia sẻ của các bé trong lớp chúng tôi đã giúp
bé hòa nhập vui chơi chan hòa cùng các bạn. Bây giờ mỗi khi xúc động, không kiểm soát
được hành vi bé lại tự nói ‘‘ Thanh Bình yêu bạn” và ôm lấy bạn, các bé khác cũng
không phản ứng với hành vi bất thường của Bình nữa mà còn chơi vui vẻ cùng bé.
Biện pháp 6. Giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ trên hoạt động học
Những nội dung tích hợp trên lớp đôi khi còn hời hợt chưa có tác dụng khơi
gợi cảm xúc và kích thích mong muốn được thực hiện ở trẻ. Chính vì vậy tôi đã nghiên
cứu tài liệu và thiết kế một số giáo án nhằm dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ.
VD: Giáo án 1: Quan tâm chia sẻ [tiến hành trong 20 phútt]
Mục tiêu:
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, trẻ hiểu chia sẻ là niềm vui
- Trẻ thực hành chia sẻ đồ chơi với bạn
Chuẩn bị:
- Đài catset, băng ghi âm hoặc màn hình trình chiếu có hiệu ứng âm thanh
sinh động
- Các hộp nhỏ làm bằng bìa, đồ chơi ở xung quanh lớp
Tiến hành:
Ổn định: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi : Tìm bạn thân

Cô giới thiệu nội dung bài học: Chia sẻ đồ chơi với bạn bè
Hoạt động 1: Tưởng tượng
Cho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu và tưởng tượng theo
những lời cô kể đều đều’’Các con hãy nhắm mắt lại hít thở sâu và hình dung về một thế
giới nhiều màu sắc mà ở đấy con có nhiều người bạn thân thiết, các bạn mỉm cười với
con nắm tay con cùng bước lên một chiếc xe màu xanh, xe lăn bánh đưa các con đến
một cánh đồng nhiều hoa, con cùng các bạn chơi trò đuổi bắt và chia cho nhau những
viên kẹo ngọt ngào. Đã đến giờ trở về con vẫy tay chào các bạn, xuống xe mở mắt ra và
mỉm cười.”
Hoạt động 2: Thảo luận
Cho trẻ chia sẻ cảm xúc về những gì mình tưởng tượng:
- Con nhìn thấy gì? Con thích nhất điều gì? Con cảm thấy như thế nào?
Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi chia sẻ: Đổi đồ chơi cho bạn
Cách chơi: Mỗi trẻ có một hộp đựng nhiều đồ chơi [cùng loại do trẻ chọnc] .
Trẻ cầm hộp ở tay và cùng các bạn hát một bài, khi có hiệu lệnh ‘đổi đồ chơi’thì mỗi trẻ
sẽ tìm một bạn và để một món đò chơi vào hộp của bạn ấy. Cứ như vậy sau 5 lần chơi
bạn nào đổi được nhiều món đồ chơi nhất là người chiến thắng
Chia sẻ:
- Con thích có nhiều loại đồ chơi hay chỉ một loại đồ chơi?
- Có nhiều đồ chơi như vậy con cảm thấy như thế nào?
Gửi đến trẻ thông điệp: Nếu con chia sẻ với bạn những món đồ chơi con yêu
thích và bạn cũng vậy thì chúng ta sẽ vui hơn vì có nhiều đồ chơi mới và có thêm những
người bạn chơi thân thiết.
Sau đó cho trẻ cùng bạn chơi với những món đồ chơi mới
Giáo án 2: Quan tâm chia sẻ [Tiến hành trong 20 phút]
Mục tiêu: Phát triển ngôn ngữ, kĩ năng thể hiện cảm xúc
- Trẻ hiểu nếu biết quan tâm chia sẻ sẽ đem lại hạnh phúc cho người khác
- Thực hành: tặng quà cho bạn
Chuẩn bị: - Máy chiếu, các slide truyện: Chú gấu mồ côi
Gấu bông to

Giấy A4, bút sáp màu
Tiến hành:
Ổn định: Cho trẻ hát bài ‘ Ta đi vào rừng xanh’
Giới thiệu nội dung bài học: Quan tâm chia sẻ đến những bạn có hoàn cảnh
khó khăn
Điểm suy ngẫm: Trình chiếu cho trẻ xem truyện: Chú gấu mồ côi
Chia sẻ:
- Xem truyện xong con cảm thấy như thế nào?
- Tại sao chú gấu lại buồn như vậy?
- Bạn thỏ làm gì giúp gấu?
Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chia sẻ: Tặng quà bạn gấu
Mỗi trẻ sẽ vẽ một món quà tặng bạn gấu, sau đó lên giới thiệu món quà của
mình, tập nói lời chia sẻ: Tôi yêu bạn, tôi tặng bạn, tôi chúc bạn vui.
Gửi đến trẻ thông điệp: Mỗi một món quà của chúng mình dù nhỏ thôi nhưng
cũng giúp mang lại niềm vui cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn
Biện pháp 7. Phối hợp với phụ huynh:
Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yên tâm giao trọng
trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng
trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi ‘ cha mẹ là những người thầy đầu
tiên của bé”, ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm non vai trò của cha mẹ cũng
không hề mờ nhạt đi . Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời mà những năm
tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng chắc chắn cho bé khi trưởng thành.
Nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt
động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ huynh
cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Gia đình
và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí hướng thì việc chăm sóc giáo dục trẻ
mới hiệu quả. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học
tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa
gia đình và nhà trường, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn
dạy cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh.

Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay
từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái
độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của
trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân
trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con, chơi với con và
có thể cho con mang đồ chơi yêu thích đến lớp tránh sự hụt hẫng ban đầu.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ [qua trao đổi
trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại] để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin
cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp
giáo dục phù hợp. Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi đã tạo cho phụ huynh một bất
ngờ thú vị, đó không phải một buổi họp với những văn bản và yêu cầu như lệ thường
mà là buổi chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ thật sự, phụ huynh được tiếp đón trong một
không gian thân mật, ấm cúng và trang trọng, cô giáo cùng phụ huynh ngồi xung quanh
các dãy bàn phủ khăn, có hoa, quả và nước uống. Phụ huynh là những người đầu tiên chia
sẻ những mong muốn nguyện vọng của mình khi gửi con ở trường mầm non, còn chúng
tôi chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc
mắc của phụ huynh và đưa ra mục tiêu ‘dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ” phụ huynh rất
nhiệt tình ủng hộ và có nhiều đóng góp quý báu. Sau thành công của buổi họp, tôi cảm
nhận được sự thay đổi rõ rệt từ phía các bậc phụ huynh đó chính là sự quan tâm chia sẻ
thật sự với lớp, với giáo viên. Mỗi buổi chiều một số phụ huynh lại nán lại trong lớp chơi
cùng các con, giúp các cô dọn dẹp phòng nhóm Chị Huyền phụ huynh bé Châu Anh
còn dành rất nhiều thời gian đến vẽ tranh tường trang trí lớp cùng chúng tôi, chị Phượng
phụ huynh bé Tuấn Hưng mang đến tặng lớp một bộ giá đồ chơi nấu ăn rất đẹp, tất cả
các bậc phụ huynh thường xuyên quan tâm đến các hoạt động của lớp, ủng hộ rất nhiều
nguyên vật liệu, những giáo cụ trực quan. Chỉ cần giáo viên thông báo hoặc quan sát thấy
các cô và các con bận rộn với việc chuẩn bị cho lễ hội là nhiệt tình giúp đỡ . Thật xúc
động biết bao trước hình ảnh các mẹ cùng con miệt mài tô màu trang trí ngôi sao, mặt nạ
chuẩn bị cho ngày tết trung thu còn các bố thì tập luyện cho các con múa đầu sư tử, mẹ
của bé Nguyệt Ánh đã xin nghỉ làm để đến lớp bơm và kết bóng trang trí sân khấu cho
các con. Mâm cỗ trung thu của lớp C1 có thể nói là to và đẹp nhất nhì trường cũng hoàn

toàn do phụ huynh trang trí và đóng góp. Còn rất nhiều, rất nhiều các hoạt động khác
nữa, trong mỗi bước trưởng thành của các con, trong mỗi thành công của lớp đều chứa
đựng tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ của tất cả các bậc phụ huynh.
Để phụ huynh có thể phối hợp tốt với chúng tôi trong việc giáo dục trẻ tôi đã sưu
tầm rất nhiều tư liệu quí về dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ để phụ huynh tham khảo [Phần
phụ lục]
Ngoài ra lớp tôi cũng thành lập ‘‘hòm thư cha mẹ” ở ngoài hành lang trước cửa lớp
để phụ huynh góp ý với giáo viên những vấn đề nhạy cảm không tiện trao đổi trực tiếp,
khi có ý kiến góp ý tôi đều trao đổi thảo luận nhóm cùng đồng nghiệp tìm ra những
phương pháp giải quyết tối ưu, nếu là thư góp ý phê bình thì chúng tôi sẽ gặp trực tiếp
phụ huynh và tiếp thu ý kiến một cách cầu thị và lập tức sửa sai.
Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo bé cơ thể còn non yếu và cũng rất hiếu động nên các bé
thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi trường hợp trẻ bị
ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng với ban phụ huynh lớp đến
tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các bé. Những việc làm này tuy nhỏ
nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh những tình cảm tốt đẹp, góp phần thắt chặt
sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường.
Một số hình ảnh phụ huynh tham gia trong buổi giao lưu: “ Tết Hàn Thực làm bánh
trôi chay- chung tay ủng hộ trẻ em Nhật Bản” do nhà trường phát động
4. Hiệu quả
Sau một học kì dạy trẻ kĩ năng ‘‘quan tâm chia sẻ” tôi thấy các bé em của lớp tôi có
những thay đổi rõ rệt, giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau
hơn, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa, không những thế các
bé còn biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người thân. Thật sự với các bé ‘‘mỗi
ngày đến trường là một ngày vui”
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kinh nghiệm cụ thể:
Sáng kiến “ một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người
thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ” là giải pháp cải tiến, tôi đã thiết kế rất
nhiều các hoạt động dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân và tham

khảo thêm từ đồng nghiệp và các nguồn tư liệu khác nhau. 2. Áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
Việc dạy bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè giống như ta chắt lọc
nguồn nước tinh khiết từ mạch nguồn yêu thương tưới cho những chồi non mới nhú -
những em bé lên ba với tâm hồn trong sáng, thánh thiện. Việc làm này đòi hỏi giáo viên
phải tận tâm tận lực:
Không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở thành tấm
gương cho trẻ noi theo học tập
- Tạo môi trường lớp học thân thiện, có nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi, sinh hoạt và
học tập cùng nhau, để trẻ trải nghiệm kỹ năng chia sẻ. Lớp học thật sự là một tổ ấm yêu
thương còn cô giáo là một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và biết sẻ chia
cùng trẻ
- Muốn trẻ nên người và đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn cô giáo phải dành
nhiều thời gian dạy trẻ biết ‘ quan tâm chia sẻ”, sử dụng nhiều hình thức khác nhau và ở
mọi lúc mọi nơi
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham quan, lễ hội với các hình
thức phong phú sinh động hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm một cách tích cực
kỹ năng quan tâm chia sẻ tới người thân, bạn bè
- Quan tâm tới trẻ cá biệt. Định hướng giáo dục trẻ, hạn chế những khuyết điểm
khơi dậy những mặt tích cực, giúp trẻ hoà đồng và biết quan tâm chia sẻ
- Xây dựng một số giáo án để củng cố hiểu biết, kĩ năng cho trẻ
- Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ huynh và
nhà trường, đồng tâm hướng tới mục tiêu chung
3.Kết luận và kiến nghị
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thành công khi dạy trẻ biết quan
tâm chia sẻ. Những kinh nghiệm này rất dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc
đạt được mục tiêu giáo dục đề ra tôi còn tích luỹ thêm được nhiều kỹ năng mới, nhận
được nhiều niềm vui và tình cảm yêu quí tin tưởng từ phía phụ huynh, học sinh, chị em
đồng nghiệp. Sáng kiến này bước đầu đã được phổ biến ở một số lớp mẫu giáo bé trong
trường

Tuy nhiên để những kinh nghiệm này đạt được hiệu quả cao hơn nữa tôi mong
muốn có cơ hội được giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp ở các
trường, được tham gia nhiều lớp tập huấn về dạy kĩ năng sống cho trẻ và rất mong các
đồng chí trong tổ mầm non của Sở giáo dục và Vụ giáo dục nghiên cứu bổ xung cho
chúng tôi nhiều nguồn tư liệu quí để tham khảo.
PHỤ LỤC
Tài liệu gửi phụ huynh
Chia sẻ là một trong những bài học quan trọng nhất mà bạn có thể dạy cho con trẻ
Hãy dùng câu châm ngôn “ chia sẻ là quan tâm” để giải thích một cách ngắn gọn
với con về việc vì sao chia sẻ lại cần thiết đến vậy
Trẻ con học tập qua những gì chúng nghe, thấy. Đừng quên bạn là người làm
gương cho trẻ. Nếu bé thấy bạn chia sẻ vật gì cho nó, cũng có thể bé làm ngược lại với
bạn. Tuy nhiên bé vẫn chỉ là một đứa trẻ, khuynh hướng của chúng là giữ riêng niềm đam
mê của mình.
Trong trường hợp như thế bạn nên áp dụng bí quyết sau đây:
Hãy nói với con bạn, nếu không chia sẻ đồ chơi với các bạn thì các bạn cũng không
chia sẻ đồ chơi với nó.
Nếu con bạn không muốn chia sẻ, hãy giải thích cho bé biết sự quan trọng khi chia
sẻ với người khác
Hãy lấy đồ chơi của trẻ đi nơi khác nếu nó vẫn không chịu chia sẻ, như thế không
có đứa trẻ nào được chơi món đồ đó cả
Nếu đứa trẻ la inh ỏi và chạy đi chỗ khác, bạn hãy để bé có thời gian quên đi, hoặc
kiên nhẫn ngồi xuống bên trẻ.nói chuyện với nó để đảm bảo không có chuyện gì khác xảy
ra.
Hãy cảm ơn con bạn khi bé chia sẻ đồ chơi với trẻ khác
Hãy dạy con bạn nghĩ tới người khác và điều đó sẽ làm nó hạnh phúc thế nào khi
chia sể đồ chơi với nhau
Nếu con bạn rủ đứa trẻ khác đến nhà chơi, hãy bảo bé lấy đồ chơi ra và nhắc rằng
đồ chơi ấy có thể chia sẻ với các bạn.
Dạy dỗ bằng các ví dụ, hãy chỉ cho trẻ biết bạn sẵn sàng chia sẻ những gì bạn có

như thế nào
Cuối cùng việc dãy dỗ nên bắt đầu từ khi bé còn rất nhỏ, có thể từ khi bé vài tháng
tuổi, có thể bắt đầu bằng một trò chơi. hãy nói cảm ơn khi trẻ chia sẻ và chia sẻ lại với
trẻ.
Khi áp dụng những điều trên có thể thất bại, nhưng đây là bước đầu tiên để con bạn
có thẻ học hỏi khi lớn hơn. Quan trọng là dạy trẻ biết chia sẻ với người khác. Không nên
mua cho trẻ bất cứ món quà nào nó muốn, đòi hỏi nếu không hợp lý . Tuy còn nhỏ nhưng
trẻ cần hiểu sự quan trọng của việc chia sẻ, và trái tim sẽ ấm áp như thế nào khi quan tâm
đến người khác.
Theo [ PNO]
DẠY CON BIẾT CHIA SẺ
Trẻ 3-4 tuổi và lớn hơn đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào chúng cũng thể
hiện sự cảm thông và nhường nhịn. Chưa đến tuổi đi học nên trẻ có nhiều thời gian để
chơi đùa với các bạn, một số trẻ thay phiên nhau chơi một món đồ chơi và không đặt
mình làm trung tâm như lúc nó một hoặc hai tuổi. Nhưng phần lớn chúng lại rất bốc đồng
và chưa học được tính kiên nhẫn. Phải ngồi đợi cho đến hết lượt mình được đụng vào đồ
chơi mà trẻ đang thèm muốn là một sự thách thức.
Tuy nhiên, về cơ bản, trẻ ở độ tuổi chưa đến trường biết “cho là tốt” và chúng thấy
vui khi cùng chơi chung với các bạn. Bạn có thể dạy con biết chia sẻ bằng cách khuyến
khích nó biểu lộ sự quan tâm, thông cảm và tất nhiên cũng dạy nó biết thế nào là ích kỷ.
Cho trẻ thấy “chia sẻ” mang lại niềm vui: Dạy cho con bạn những trò chơi mang
tính cộng đồng mà những người chơi phải cùng làm việc để đạt được mục đích chung
như giải câu đố, xếp hình. Hãy rủ bé cùng thực hiện công việc hằng ngày như trồng cây,
sơn hàng rào, hay rửa xe, lau bàn ghế Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ với những bạn thân đồ
ăn mà chúng thích. Nếu có điều kiện thì nhớ ghi hình những cuộc đi chơi của trẻ với bạn
bè, những kỷ niệm vui vẻ đó sẽ được khắc ghi trong lòng trẻ.
Đừng phạt trẻ khi chúng tỏ ra ích kỷ: Bạn đừng mắng con là “đồ ích kỷ” rồi phạt
khi nó chưa biết chia sẻ, hoặc buộc trẻ phải chia một vật nào đó mà trẻ rất yêu thích. Bởi
như thế, bạn vô tình nuôi dưỡng nơi trẻ sự oán hận chứ không phải là lòng quảng đại. Sự
khích lệ mang lại hiệu quả tích cực hơn lời quở trách. Bạn cũng nên nhớ rằng việc trẻ giữ

riêng cho mình một số đồ nào đó cũng rất tốt. Khi trưởng thành, chúng sẽ hiểu được chia
sẻ với các bạn khác thì vui hơn là giữ riêng một mình.
Giúp trẻ bày tỏ thái độ: Khi bé cãi nhau và giành giật đồ chơi với bạn, hãy giúp bọn
trẻ hiểu ra điều gì đang xảy ra. Nếu bé đang giữ riêng một thứ đồ chơi nào đó, hãy giải
thích cho con biết bản thân bé cảm thấy thế nào. Ví dụ bé Hồng rất thích cái giỏ nhựa, bé
không muốn ai đụng tay vào. Khoan vội la bé. Biết đâu vì bé thấy giỏ đã đựng đầy đồ bên
trong, hoặc con bạn đặc biệt quý cái giỏ ông nội tặng riêng cho mình hôm sinh nhật
Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề: Nếu con ôm chặt cái xe tải đồ chơi mà đứa bạn
thích, có thể bé đang nĩ: “Lỡ bạn lấy luôn thì sao?”. Bạn hãy khuyến khích trẻ thay phiên
nhau chơi đồ chơi đó, bảo đảm với con rằng cho bạn chơi chung không có nghĩa là tặng
đồ chơi đó cho bạn. Và nói để bé hiểu rằng nếu cho bạn chơi chung đồ của mình thì các
bạn cũng chia sẻ lại đồ chơi cho mình.
Dàn dựng bối cảnh: Khi con rủ bạn bè về nhà chơi, hỏi xem nó có món đồ gì muốn
giữ riêng không rồi tìm một chỗ để cất những đồ chơi đặc biệt đó. Bạn cũng có thể gợi ý
cho con chuẩn bị những trò chơi cộng đồng như: chế ra những dụng cụ để vẽ hoặc làm
thủ công, gạch xây dựng Như vậy, trẻ sẽ chuẩn bị trước những trò chơi để các bạn cùng
tham gia. Cũng có thể bảo những đứa trẻ kia mang theo đồ chơi để chúng dễ trao đổi và
chia đồ chơi cho nhau.
Tôn trọng những đồ đạc của trẻ: Nếu trẻ thấy một người khác mặc quần áo, xem
sách vở, và chơi đồ của nó thì có thể nó sẽ vứt bỏ chúng ngay cả khi mới dùng. Vì thế,
bạn nên hỏi ý kiến của con trước khi mượn bút chì màu của con, và cho trẻ quyền quyết
định. Bạn cũng yêu cầu các anh chị em, bạn bè tôn trọng những đồ đạc của trẻ.
Nhớ làm gương tốt cho trẻ: Cách tốt nhất để con bạn học được lòng yêu thương là
cho trẻ thấy mọi người chia sẻ cho nhau như thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế
bạn hãy "trao đổi" cây kem của bạn với trẻ. Cho trẻ đội thử cái mũ mới của bạn.
Sử dụng từ chia sẻ để diễn tả điều bạn đang làm. Bạn cũng đừng quên dạy cho trẻ
biết cả những điều không thể sờ tới như cảm giác, ý tưởng, thời gian và những câu
chuyện cũng là những thứ có thể chia sẻ được. Điều quan trọng nhất là hãy để cho trẻ
thấy bạn cho và nhận, thông cảm và chia sẻ với người khác.
Dạy con làm quen với việc nhà

Đôi khi các bậc cha mẹ thường nghĩ rằng, với trẻ mầm non yêu cầu trẻ làm việc
nhà là quá sớm và quá sức đối với trẻ. Nhưng không bao giờ là quá sớm cho việc rèn
luyện tình yêu lao động, tinh thần tự lập, tự phục vụ, sự quan tâm, chia sẻ… thông qua
việc cho trẻ làm quen với những công việc trong gia đình.
Bởi dạy con làm quen với việc nhà là một trong những cách tốt nhất để trẻ có trách
nhiệm với cuộc sống gia đình, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ cha mẹ và những người
thân thiết. Tạo cho trẻ thói quen lao động, rèn luyện sức khỏe
và là cơ hội để trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ, tự lập, có trách nhiệm với chính
bản thân mình. Thông qua làm việc nhà sẽ giúp trẻ không chỉ hình thành lòng yêu lao
động mà qua đó trẻ còn học được những bài học về giá trị cuộc sống. Không chỉ có vậy,
đó cũng là cơ hội để các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn, quan tâm, yêu thương
và gắn bó với nhau hơn… tạo bầu không khí hòa thuận, vui vẻ trong gia đình.
Vậy cha mẹ nên làm gì để việc nhà không phải là “cực hình” mà là niềm vui thích
đối với trẻ?
1. Lên thời khóa biểu những công việc nhà cho trẻ
Bạn cùng trẻ thảo luận và nên lên kế hoạch làm việc nhà hàng tuần/ hoặc hàng
tháng cho trẻ. Theo thời gian, những công việc “tay chân” sẽ trở thành thói quen không
thể thiếu và tập cho trẻ một cuộc sống có tổ chức và ngăn nắp hơn. Lúc đầu, bạn hãy cho
trẻ làm quen với những công việc gần gũi với trẻ nhất: cất đồ chơi sau khi chơi, để bát ăn
gọn gang trên bàn ăn sau khi ăn… rồi đến những công việc nhẹ nhàng khác như gấp đồ,
sắp xếp quần áo của mình, dọn phòng riêng, tưới nước cho cây cảnh…
2. Hướng dẫn nhẹ nhàng
Ban đầu trẻ có thể sẽ rất vụng về với việc gấp quần áo, sắp xếp đồ đạc và trở nên
cáu kỉnh khi phải làm những công việc “tay chân” như thế. Nhưng bạn chớ nên nổi giận
mà hãy nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ cách gấp quần áo sao cho gọn gàng, cách sắp xếp đồ
đặc sao cho ngăn nắp Bên cạnh đó, hãy giáo dục trẻ biết quý trọng sức lao động thông
qua các hoạt động trong gia đình để trẻ hiểu rằng cha mẹ đã rất vất vả khi vừa phải đi
làm, vừa phải giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng.
3. Đừng tiếc lời khuyến khích, khen ngợi trẻ
Mặc dù đồ chơi hay quần áo trẻ chưa cất hay gấp gọn gang thế nhưng bạn đừng

nên chỉ trích trẻ ngay tức khắc vì trẻ dễ chán nản. Trái lại, bạn hãy tự tay làm lại những
việc đó trước mặt trẻ, kèm theo sự hướng dẫn tận tình để chúng có thêm kinh nghiệm cho
những lần sau. Lời khen ngợi không chỉ đơn giản thừa nhận những thành quả lao động
của trẻ mà còn là nguồn động viên lớn lao giúp trẻ hứng thú với công việc nhà.
4. Hãy cùng trẻ làm việc
Làm việc chung cùng con sẽ nuôi dưỡng được niềm vui thích lao động ở trẻ. Bố mẹ
cần dành thời gian vừa làm vừa hướng dẫn cho con, cùng đặt ra kế hoạch và cùng nhau
thi đua. Khi dọn dẹp nhà cửa cả nhà dành thời gian làm cùng nhau vừa tạo không khí vui
vẻ, thi đua và kích thích hứng thú lao động ở trẻ.
5. Cha mẹ cần làm gương cho trẻ
Trẻ con thường không làm theo những gì người lớn nói mà thường làm theo những
gì người lớn làm. Nếu bố mẹ đi làm về bỏ giầy dép không đúng chỗ, làm việc xong
không cất dọn đồ đạc gọn gàng thì không bao giờ có thể giúp con hình thành được tình
yêu lao động và tính gọn gàng sạch sẽ. Vậy nên muốn dạy con làm quen với nhà thì trước
hết bố mẹ phải là tấm gương co con cái noi theo.
Ngoài ra, để thành công trong việc cho trẻ làm quen với việc nhà cha mẹ cũng cần
chú ý:
- Giao việc phù hợp với giới tính và độ tuổi: giao cho trẻ những công việc phù hợp
với giới tính, thể chất và khả năng của trẻ.
- Giới hạn thời gian hoàn thành: Với một công việc nào đó cũng phải nêu rõ thời
gian phải hoàn thành để trẻ ý thức được trách nhiệm
- Đảm bảo an toàn cho trẻ: làm những công việc đảm bảo an toàn và môi trường
làm việc an toàn.
- Không quá chú trọng đánh giá kết quả đạt được mà hãy đánh giá và khuyến khích
quá trình tham gia của trẻ
- Dù bạn có bận rộn đến đâu khi giao việc cho trẻ cũng cần phải kiểm tra, đánh giá
quá trình làm của trẻ để có sự hỗ trợ trẻ cần thiết và kịp thời.

Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [1.59 MB, 33 trang ]




PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM



MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO BÉ
BIẾT QUAN TÂM CHIA SẺ VỚI NGƯỜI THÂN VÀ BẠN BÈ
GÓP PHẦN HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH TRẺ



Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo

Tên tác giả: Vũ Thị Bình

Giáo viên: Lớp mẫu giáo bé C1

Tài liệu kèm theo: phụ lục





NĂM HỌC: 2010-2011



I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận:

‘‘Trong cuộc sống không có món quà tinh thần nào quí giá bằng sự khoan
dung, sự quan tâm đáp đền ai đó bằng cách tặng một điều gì từ chính bản thân
mình. Nếu biết quên mình ai cũng có cơ hội để sống vì người khác”.
Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập hối hả
của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn và gấ
p
gáp ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối
với những người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, đây chính là sự vô
tâm không để ý đến những người xung quanh. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu
rằng cho dù ở thời đại nào thì chia sẻ và quan tâm vẫn là điều cần thiết để giúp con
người vượt qua nỗi đau của cuộc sống là sợi dây nhân ái gắn bó người với người,
nhà v
ới nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội
Quan tâm chia sẻ là những thái độ và hành động thể hiện sự ân cần, thiện chí
và giúp đỡ đối với người khác
Sự quan tâm, chia sẻ có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất
đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều
điều đáng quí của người khác để trân trọng và h
ọc tập.
Thật xúc động biết bao khi tôi đọc được dòng tâm sự của một cảnh sát Nhật
gốc Việt về một bé trai 9 tuổi kiên nhẫn đứng ở hàng cuối cùng trong dòng người
chờ được chia khẩu phần ăn nhưng khi được người khác nhường cho phần lương
khô của mình cậu bé lại lẳng lặng mang lên bỏ vào thùng thực phẩm đang phân phát
rồi quay về xếp hàng với tâm sự rằng v
ẫn còn có người khác đói hơn mình, hy vọng
phần ăn này sẽ được chia đều cho mọi người ‘‘Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi
đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là

một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ đây đang đứng trước giờ phút nguy cấp nhất
bởi sự điêu tàn, nhưng chắ
c chắn đất nước đó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công


dân biết hy sinh bản thân ngay từ thời niên thiếu”. Một câu hỏi đặt ra là người dân
Nhật làm thế nào để có thể có trình độ dân trí và đạo đức công dân cao như thế? Phải
chăng những giá trị đạo đức đã được định hình nuôi dưỡng ngay từ nhỏ và trở thành
nhân cách, thành bản năng sống của mỗi người dân nơi đây.
Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn củ
a những thiên thần, nhưng
chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào những
tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể
biến các bé thành những người ích kỉ chỉ biết đến mình. Những giá trị đạo đức như
sự quan tâm chia sẻ đến mọi người nên được khắc sâu vào tâm trí trẻ ngay t
ừ khi còn
nhỏ giúp chúng trở thành những người có ích cho xã hội. Hơn nữa, nhân cách của
con người được đánh giá qua cách ứng xử của cá nhân đối với người xung quanh, vì
vậy dạy trẻ biết yêu thương, biết quan tâm chia sẻ ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng để các
bé trở thành những người có nhân cách tốt trong tương lai, những chủ nhân tài đức
của một xã hội công bằng văn minh.
Tuy nhiên trên thực tế trẻ 3 tuổ
i đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào
chúng cũng thể hiện sự cảm thông và nhường nhịn, ở lớp học mầm non hiện tượng
các bé tranh giành đồ chơi, đánh bạn vẫn thường xuyên xảy ra và rất nhiều bậc phụ
huynh phải than phiền vì bé nhà mình hư quá, ích kỉ quá lúc nào cũng bắt mọi người
phải làm theo ý mình.
Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương,
đ
oàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và người thân? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn

mày mò, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong
lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự quan tâm, chia sẻ tới cô giáo, bạn bè và mọi người
xung quanh. Dưới đây là: ‘‘Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm
chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ”.




2. Thực trạng
2.1 Về phía trẻ
Đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên đến trường nên chưa có nền nếp học tập. Tuy
cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Một số bé còn nhút
nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất như bé: Ngọc
Linh, Linh Đan, Trí Đức, Thiệ
n Kiên, Ngọc Minh, Đức Anh. Một số bé lại quá hiếu
động như bé: Khôi Nguyên, Hải Đăng, Đức Minh. Đặc biệt lớp có bé Thanh Bình
tự kỷ tăng động hay đánh bạn
Lớp có số trẻ nam đông hơn trẻ nữ: 32/18
Hơn nữa tâm lý trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn định, ở lứa tuổi này bé đang trải
qua “ thời kì khủng hoảng tuổi lên ba” tính độc lập bắt đầu xuấ
t hiện ở trẻ, nhu cầu
muốn khẳng định mình là rất lớn, trẻ muốn có thẩm quyền đối với mọi vật xung
quanh, cái gì cũng dành về mình, do đó tính ích kỉ càng có dịp phát triển.
2.2 Về phía phụ huynh
Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là công chức nhà nước
nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà và người giúp việc, vì
vậy việc thống nhất quan đi
ểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và
phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn.
Nhiều phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự yêu thương và bao bọc. Đôi khi yêu

con quá mà ‘‘che chắn” con quá kĩ.
2.3. Tài liệu tham khảo
Có một số bài báo hoặc tài liệu có đề cập đến đề tài này. Song, chưa có tài liệu
nào nghiên cứu, đưa ra các biện pháp pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ
với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ, để
định hướng cho
giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục.


Có rất nhiều khó khăn để chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của
mình, nếu không tìm ra các giải pháp phù hợp thì sẽ tạo ra sự phát triển không đồng
đều về nhận thức và với nhiều tính cách khác nhau trẻ khó có thể hoà nhập với môi
trường mới với cô giáo và các bạn ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ.
3. Giải pháp đã sử dụng
Trong thực tế
ở trường mầm non việc dạy trẻ một số kỹ năng sống như biết
quan tâm, chia sẻ thực sự chưa được chú trọng phần lớn chỉ tích hợp nội dung này
trong tiết học kể chuyện, thơ [với những câu chuyện bài thơ có nội dung phù hợp]
hoặc xử lí một vài tình huống xảy ra khi trẻ tranh giành đồ chơi, đánh bạn.
Nguyên nhân chủ yếu của th
ực trạng này là do giáo viên chưa thấy được việc
dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong giáo dục hình thành nhân
cách trẻ, hơn nữa việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ là một lĩnh vực rất mới không có
nhiều tài liệu để tham khảo đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian công sức để
nghiên cứu tìm ra các biện pháp phù hợp và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa phụ

huynh và nhà trường.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận

Có thể nói mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá
tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều
không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụng các
biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đ
òi hỏi phải có sự linh hoạt và
mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới góc nhìn của nhà
tâm lý học trẻ em thì trẻ tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành vi
mang tính đạo đức xã hội, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với những người xung
quanh, đối với bạn bè. Trong điều kiện có sự giáo duc
đúng đắn thì loại động cơ này


sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức
của nhân cách con người tương lai.
2. Giả thuyết
Nếu tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp thì việc dạy trẻ biết quan tâm
chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách trẻ
3. Quá trình thử nghiệm sáng kiến
Từ những lý luận trên tôi đưa ra một số biện pháp áp dụng cho đề tài nghiên
cứu của mình
Bi
ện pháp 1. Tự học, tự bồi dưỡng
Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáo
viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác, và trải nghiệm
các kỹ năng giáo dục thực tế.
Trẻ mẫu giáo bé 3 tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu hiểu và
tiếp cận với trẻ tôi đã dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ
em, đặc
biệt là tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản đại học sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn tư
liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng enternet. Để thiết kế các bài dạy, hoạt

động sinh động hiệu quả tôi đã đăng ký tham gia các lớp học về giá trị sống do viện
nghiên cứu chiến lược trẻ em tổ chức và trực tiếp tham gia cộng tác giảng dạy tại các
trung tâm dạy k
ỹ năng sống cho trẻ em như: trung tâm Eveil có địa chỉ tại phường
Định Công. Trung tâm Smiles House địa chỉ tại số nhà 20 ngõ 12-Láng Hạ, Ba
Đình, Hà Nội. Thông qua việc tự học tự bồi dưỡng tôi hiểu rằng:
Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ cô giáo phải luôn luôn lắng nghe và thấu
hiểu trẻ, cô cần:
Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ đồ chơi hay món ăn mà trẻ ưa thích với bạn bè.
Lắng nghe tr
ẻ, giúp chúng bày tỏ thái độ
Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề


Tôn trọng đồ đạc của trẻ
Dạy trẻ ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động có
thể tích hợp
Biện pháp 2. Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để thu hút trẻ
Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo
viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên
với trẻ và gi
ữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất
với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí xắp xếp tạo môi trường, các
góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi
trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ.
Bên cạnh đó chúng tôi cũ
ng xây dựng qui ước với trẻ về qui định trong lớp
học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi
đón trẻ vaò năm học mới. Chúng tôi qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng
nơi qui định, hay qui định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá

to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các
b
ạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh
giành đồ chơi của nhau
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm
của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các
buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích
thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai ch
ơi người mua người bán dạy trẻ biết thể
hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ
thân thiện giữa trẻ vơí trẻ khi chơi.




Các bé vui múa hát ở góc nghệ thuật
Trẻ lớp tôi đa phần nhà ở các khu đô thị, chung cư cao tầng nên ít có dịp
tiếp xúc tìm hiểu khám phá thiên nhiên, chính vì vậy chúng tôi đã tạo cho các bé một
góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ
năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết
quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng
chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả
lao động của mình và của bạn

Bé Gia Linh giúp cô lau lá cây
Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng tôi
còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu
thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ
những thắc mắc, băn khoăn cũng như những ‘ bức xúc” rất trẻ con của mình










Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền
Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn
dạy bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để
các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi luôn thể
hiện sự quan tâm, chia sẻ cũng như thể hiện tình cảm theo hướng tích cực với chị em
đồng nghiệp, với phụ huynh.
Để dạy trẻ
biết quan tâm chia sẻ trước tiên tôi giúp trẻ hiểu quan tâm chia sẻ
giúp mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình.
Biện pháp 3. Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ thông qua trò chơi tập thể
Với trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ
dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới, và những đòi hỏi mới
của hoạt động học tập. Ý thức và tinh thần tập thể sẽ
giúp trẻ tránh được những xung
đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ lòng vị
tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân
thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều
này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muố
n đến
trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học.
VD : Trò chơi 1 “ Ném bóng làm quen”
[Trò chơi này sử dụng đầu năm học và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác]



Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển
sự chú ý của trẻ đến các hoạt động tập thể
Chuẩn bị: Phòng rộng
Một trái bóng cao su nhẹ nhiều màu
Tiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn.Trước tiên cô giáo nói tên của
mình [chào các bạn tôi tên là Bình] sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ . Trẻ nhận
được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi t
ất cả các trẻ nhớ tên
nhau.
Trò chơi 2 : Tôi muốn như bạn
Mục đích: Phát triển sự chú ý của trẻ đến những nét đẹp hay tính cách tốt của
người khác
Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác
Chuẩn bị: Phòng rộng
Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có những nét dễ thương
hay tính tốt riêng. Bây giờ chúng ta cùng nghĩ xem người bạn bên cạnh có nét gì
đ
áng yêu nhé
Sau khi trẻ nghĩ xong, cô giáo yêu cầu từng trẻ nói với người bạn bên cạnh:
Tôi muốn [tóc dàit, mắt to, vui vẻ, dễ thương, thông minh ] giống bạn
Trò chơi 3: Sóng biển rì rào
Mục đích: Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ, động tác
Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau
Chuẩn bị: Bản nhạc nhẹ hoặc băng ghi âm tiếng sóng
Tiến hành: Cô giáo nói vớ
i trẻ “ Các con đã bao giờ đi tắm biển chưa? Khi
những con sóng biển vỗ vào cơ thể chúng ta cảm thấy như thế nào? Sóng biển reo



như thế nào? Bây giờ chúng ta thử cùng nhau làm sóng biển nhé! Nào chúng ta cùng
tạo tiếng rì rào reo vui của sóng khi mặt trời tỏa ánh nắng trên biển nhé”
Sau đó cô giáo đề nghị trẻ ôm vai nhau tạo thành vòng tròn đung đưa theo
tiếng nhạc hay la, la theo tiếng nhạc tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng



Các bé chơi trò: Sóng biển rì rào
Trò chơi 4: Đứng trong tờ báo
Mục đích: Phát triển kĩ năng hợp tác để giải quyết vấn đề
Phát triển tính sáng tạo
Chuẩn bị: Nhiều tờ báo lớn
Tiền hành: Cô giáo đặt trên sàn một tờ báo lớn và yêu cầu 4 trẻ cùng đứng
lên. Sau đó cô sẽ xé bớt một phần của tờ báo và 4 trẻ phải tìm cách dồn nhau vaò
đứng vừa trong phần còn lại của tờ báo, tờ
báo được xé bớt dần, cô giáo có thể gợi ý
để trẻ tìm cách không ai bị loại ra như: cõng nhau,,,
Các nhóm lần lượt chơi hoặc chơi đồng thời ở các góc
Sau khi kết thúc trò chơi, cô giáo so sánh các tờ báo đã bị xé xem tờ nào có
diện tích nhỏ nhất, đội nào cùng nhau đứng trong tờ nhỏ nhất là thắng cuộc



Các bé chơi trò: Đứng trong tờ báo
Biện pháp 4. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các ngày hội ngày lễ
Có thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các
ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp
trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực .Thông qua đó trẻ được học và chia sẻ các
kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ .



Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với hai cô giáo và ban phụ huynh lớp từ
đầu năm học các kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệt chú ý đến
các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3,
sinh nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức
tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạ
t động.
Ví dụ: Ngày 20/10- ngày phụ nữ Việt Nam
Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày hội,
đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng bà và
mẹ. Sau đó dạy trẻ vẽ tranh chân dung bà và mẹ của mình làm bưu thiếp chúc mừng,
giúp trẻ ghi lại cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ. Cùng trẻ trang trí giấy
mời bà và mẹ vớ
i lời đề từ ấn tượng: ‘‘Để được quan tâm chia sẻ, để được yêu
thương và hiểu các con nhiều hơn kính mời bà và mẹ bé tới dự ngày hội 20/10 do
lớp C1 tổ chức ”

Bé trang trí bưu thiếp tặng bà và mẹ
Các bé được ‘‘bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về bà và mẹ.
Không thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh trên
những khuôn mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm một việc
tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu.


Chúng tôi cũng chọn chủ đề về bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng trên phông sân
khấu: ‘‘Con yêu bà yêu mẹ nhất trên đời ”. Ngày hôm ấy, giữa ngập tràn bóng và
hoa những thiên thần nhỏ của lớp tôi xếp hàng hai bên cửa lớp chào đón các bà và
mẹ. Vào chương trình từng tốp các bé lên hát múa những bài thật hay và ý nghĩa về
bà và mẹ, thật bất ngờ và vui khi bà và mẹ được mời tham gia trò chơi ‘‘bà và mẹ có

hiể
u con, con có hiểu bà và mẹ” kết quả là bé đoán chính xác về sở thích ăn mặc
của bà và mẹ hơn là bà và mẹ hiểu sở thích của con. Cả hội trường như nghẹn lại khi
nghe bé Hà Trang nói về cảm xúc của mình: ‘‘Con nhớ mẹ lắm, buổi sáng con
thức dậy thì mẹ đã đi làm, buổi tối con đi ngủ mẹ con vẫn chưa về. Con ước được
mẹ dẫn đi ch
ơi công viên, mẹ đưa con đi học.”. Cả ngày bé không được nhìn thấy
bóng dáng thân yêu của mẹ vì mẹ bé thường xuyên bận công tác xa nhà và cảm xúc
vỡ òa khi các bé chạy đến ôm lấy cổ bà cổ mẹ mà tặng hoa mà thỏ thẻ lời yêu
thương. Thật không hạnh phúc gì bằng, bà vui lắm, mẹ vui lắm.








Hình ảnh trò chơi giao lưu: ‘‘Bà và mẹ có hiểu con, con có hiểu bà và mẹ

Bà của bé Vi Anh nghẹn ngào mãi không nói lên lời cảm ơn các cô giáo và
các con đã tặng cho các bà và mẹ một món quà đặc biệt và ý nghĩa, trên khuôn mặt
của các bà, các mẹ những giọt nước mắt lăn dài vì hạnh phúc. Không thể tin được
các bé yêu mới đi học chưa được hai tháng mà có thể biết quan tâm chia sẻ nhường
vậy.

Bé nói lời chúc bà và mẹ Bà của bé Vi Anh chia sẻ cảm xúc
Cũng là ngày hội lớn dành cho phụ nữ, nhưng ngày 8/3 ở lớp C1 lại thật đặc
biệt vì đó là ngày mà các bé gái tuy mới ba tuổi nhưng cũng cảm nhận được sự tôn
vinh, chia sẻ từ các bạn trai cùng lớp .

Với chủ đề ‘Hoa tình bạn” trong tiếng nhạc rộn ràng từng bé trai tự tin dắt
một người bạn gái ra cúi chào khán giả. Giống như một cuộc thi sắc đẹp các bé gái

ng được các cô giới thiệu tên, sở thích và cả năng khiếu riêng nữa, rồi các bé được
nghe các bạn trai hát tặng những bài hát mà cả lớp yêu thích. Hồi hộp và thích thú
nhất khi từng bạn trai lên tiết lộ ‘‘bí mật” mình quí bạn gái nào nhất. Tôi tin rằng các
bé gái sẽ không bao giờ quên được giây phút các bạn trai lên tặng hoa, quà và nói lời
chúc mừng bởi vì tôi đọc được trong ánh mắt các con niềm vui, tự hào vì được các
bạn quan tâm chia sẻ, một số phụ huynh còn phản hồ
i lại rằng chưa có bao giờ mà bé


nhà mình lại vui như thế kể chuyện ở lớp mãi không chịu ngủ, và ôm chặt em búp bê
món quà được các bạn tặng nói rằng con yêu em búp bê này nhất trên đời.

Bé giới thiệu bạn thân Bé tặng hoa và nói lời chúc bạn
Và còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã tổ chức cho các con như:
Tổ chức sinh nhật tháng tại công viên Nghĩa Đô, rồi ngày Tết Trung thu, Noel mỗi
hoạt động một hình thức phong phú khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích
chung đó là giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ tới người thân và bạn bè. Qua mỗi lần
tổ chức tôi thấy các bé em của lớp mình dường như lớn hơn, ch
ững chạc hơn trong
suy nghĩ và cách thể hiện tình cảm, các con có nhiều bạn thân hơn, biết nhường nhịn
và quan tâm đến bạn bè. Bây giờ chỉ cần một thay đổi nhỏ của cô giáo và các bạn là
bé có thể phát hiện ra. Hôm ấy mặc dù rất mệt nhưng tôi vẫn có gắng đi làm vì vậy
không dấu được vẻ mệt mỏi, tôi rất bất ngờ khi bé Tiến Anh chạy tới ôm cổ tôi thì
thầm: Cô Bình ơi cô
ốm à con đi lấy nước cho cô uống nhé. Còn những bạn nghỉ học
lâu ngày khi đến lớp được các bạn quấn quýt hỏi thăm và giới thiệu các góc chơi
mới, đồ chơi đẹp mà các cô và cả lớp mới làm.













Các bé đi chơi ở công viên Nghĩa Đô Mẹ và bé tham gia trò chơi trong ngày Noel
Biện pháp 5. Quan tâm tới trẻ cá biệt


Đa số trẻ lớp tôi là trẻ trai vì vậy các cháu rất hiếu động thường không tập
trung và thích trêu đùa các bạn, thậm chí còn đánh bạn. Để thu hút sự chú ý của các
cháu, trước tiên chúng tôi tìm hiểu mong muốn sở thích của các bé và cùng bé đề ra
những qui định chung của lớp như: ‘‘Không nói to, đoàn kết với các bạn, nhường đồ
chơi cho bạn” vào thứ hai hàng tuần. Đến cuối tuần chúng tôi tập trung trẻ lại cho
tr
ẻ tự nhận xét xem mình đã thực hiện tốt nội qui chưa. Bé nào có tiến bộ sẽ được
gắn một ngôi sao trên trán, được cô ghi tên ở bảng vàng bé ngoan ở cửa lớp, còn
những bé chưa thực hiện tốt nội qui thì vẫn phải phấn đấu bao giờ ngoan mới được
thưởng. Chính vì vậy, ngôi sao được dán trên trán của bé được các bé đặt tên là


‘‘ngôi sao siêu nhân” bé nào được gắn sao cảm thấy rất vinh dự. Bà bé Ngọc Minh
còn đến lớp chia sẻ với chúng tôi: ‘‘Cháu đi ngủ cũng đòi gắn sao, ngủ dậy mà

không thấy là tìm bằng được”. Bây giờ các bé đã quen với nền nếp sinh hoạt của lớp,
hứng thú đi học, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi với bạn, đánh bạn.
Lớp tôi cũng có một số bé gái sức khỏ
e yếu, hay nghỉ dài như bé: Ngọc Linh,
Ngọc Mai, Châu Anh, Linh Đan vì vậy mỗi khi đi học đến lớp các bé thường khóc
nhiều và không tham gia được các hoạt động học tập chung, bé Ngọc Mai khóc
nhiều đến nỗi các cô bác trong trường không ai là không biết tên, biết mặt . Để giúp
các bé mạnh dạn, thích đi học đến lớp, chúng tôi lôi cuốn bé vào các hoạt động tập
thể, khéo léo gợi ý để những bé mạnh dạn tự tin như: Minh Khuê, Khánh Vân, Hà
Trang đến k
ết bạn, tạo cho các bé nhiều cơ hội hợp tác chia sẻ như cùng vẽ tranh,
nặn quả, làm đồ chơi dần dần các bé đã quen hơn với môi trường tập thể và thích
đi học. Bây giờ bé Linh Đan, Ngọc Mai, Châu Anh được cô giáo và các bạn rất yêu
quí vì bé rất ngoan, biết nhường nhịn bạn và còn hát hay, múa dẻo, thích được biểu
diễn văn nghệ nữa.



Bé Linh đan hay khóc nhè ngày mới đi học Bé đã thích vui chơi cùng các bạn
Đặc biệt lớp tôi có bé Thanh Bình tự kỷ tăng động không kiểm soát được hành vi,
đầu năm chúng tôi và mẹ bé rất khó xử khi suốt ngày phải xin lỗi phụ huynh vì bé
thường xuyên đánh bạn. Sau một thời gian tìm hiểu biết được bé sống rất tình cảm
thích được chơi cùng các bạn, thích được ôm hôn các bạn nhưng nếu các bạn chỉ cần


phản ứng nhẹ làm bé không đạt được mong muốn là bé có thể quay sang cắn hoặc
cào bạn. Chúng tôi chia nhau ra quan sát và ở bên cháu mọi hoạt động có thể, nếu
thấy cháu có biểu hiện tăng động thì ôm cháu vào lòng nhìn vào mắt cháu và nói
‘Thanh Bình yêu bạn, Thanh Bình không được đánh bạn, không làm bạn buồn nhé’.
Đồng thời chúng tôi cũng giải thích cho các bé khác hiểu và chia sẻ với bạn, không

khó chịu khi bạn đến gần: ‘‘Bạn Thanh Bình rất yêu quí các con nhưng bạn ấy hay
quên, n
ếu bạn nhỡ tay làm các con đau thì các con nhắc với bạn là ‘‘Thanh Bình
phải yêu bạn” để bạn không trêu các con nữa nhé! Sau một thời gian kiên trì cùng
với sự chia sẻ của các bé trong lớp chúng tôi đã giúp bé hòa nhập vui chơi chan hòa
cùng các bạn. Bây giờ mỗi khi xúc động, không kiểm soát được hành vi bé lại tự nói
‘‘ Thanh Bình yêu bạn” và ôm lấy bạn, các bé khác cũng không phản ứng với hành
vi bất thường của Bình nữa mà còn chơi vui vẻ cùng bé.



Bé vui vẻ xem tranh cùng bạn Bé Thanh Bình đã biết tặng quà cho bạn
Biện pháp 6. Giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ trên hoạt động học
Những nội dung tích hợp trên lớp đôi khi còn hời hợt chưa có tác dụng khơi
gợi cảm xúc và kích thích mong muốn được thực hiện ở trẻ. Chính vì vậy tôi đã
nghiên cứu tài liệu và thiết kế một số giáo án nhằm dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ.
VD: Giáo án 1: Quan tâm chia sẻ [tiến hành trong 20 phútt]
Mục tiêu:
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng t
ượng, trẻ hiểu chia sẻ là niềm vui
- Trẻ thực hành chia sẻ đồ chơi với bạn
Chuẩn bị:
- Đài catset, băng ghi âm hoặc màn hình trình chiếu có hiệu ứng âm thanh
sinh động
- Các hộp nhỏ làm bằng bìa, đồ chơi ở xung quanh lớp
Tiến hành:
Ổn định: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi : Tìm bạn thân
Cô giới thiệu nội dung bài học: Chia sẻ đồ chơi với bạn bè
Hoạt động 1: Tưởng tượng



Cho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu và tưởng tượng theo
những lời cô kể đều đều’’Các con hãy nhắm mắt lại hít thở sâu và hình dung về một
thế giới nhiều màu sắc mà ở đấy con có nhiều người bạn thân thiết, các bạn mỉm
cười với con nắm tay con cùng bước lên một chiếc xe màu xanh, xe lăn bánh đưa
các con đến một cánh đồng nhiều hoa, con cùng các bạn chơi trò đu
ổi bắt và chia
cho nhau những viên kẹo ngọt ngào. Đã đến giờ trở về con vẫy tay chào các bạn,
xuống xe mở mắt ra và mỉm cười.”
Hoạt động 2: Thảo luận
Cho trẻ chia sẻ cảm xúc về những gì mình tưởng tượng:
- Con nhìn thấy gì? Con thích nhất điều gì? Con cảm thấy như thế nào?
Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi chia sẻ: Đổi đồ chơi cho bạ
n
Cách chơi: Mỗi trẻ có một hộp đựng nhiều đồ chơi [cùng loại do trẻ chọnc] .
Trẻ cầm hộp ở tay và cùng các bạn hát một bài, khi có hiệu lệnh ‘đổi đồ chơi’thì mỗi
trẻ sẽ tìm một bạn và để một món đò chơi vào hộp của bạn ấy. Cứ như vậy sau 5 lần
chơi bạn nào đổi được nhiều món đồ chơ
i nhất là người chiến thắng
Chia sẻ:
- Con thích có nhiều loại đồ chơi hay chỉ một loại đồ chơi?
- Có nhiều đồ chơi như vậy con cảm thấy như thế nào?
Gửi đến trẻ thông điệp: Nếu con chia sẻ với bạn những món đồ chơi con
yêu thích và bạn cũng vậy thì chúng ta sẽ vui hơn vì có nhiều đồ chơi mới và có
thêm những ng
ười bạn chơi thân thiết.
Sau đó cho trẻ cùng bạn chơi với những món đồ chơi mới
Giáo án 2: Quan tâm chia sẻ [Tiến hành trong 20 phút]
Mục tiêu: Phát triển ngôn ngữ, kĩ năng thể hiện cảm xúc
- Trẻ hiểu nếu biết quan tâm chia sẻ sẽ đem lại hạnh phúc cho người khác



- Thực hành: tặng quà cho bạn
Chuẩn bị: - Máy chiếu, các slide truyện: Chú gấu mồ côi
Gấu bông to
Giấy A4, bút sáp màu
Tiến hành:
Ổn định: Cho trẻ hát bài ‘ Ta đi vào rừng xanh’
Giới thiệu nội dung bài học: Quan tâm chia sẻ đến những bạn có hoàn cảnh
khó khăn
Điểm suy ngẫm: Trình chiếu cho trẻ xem truyện: Chú gấu mồ côi
Chia sẻ:
- Xem truyện xong con cảm thấy như thế nào?
- Tại sao chú gấu lại buồn như vậy?
- Bạn thỏ làm gì giúp gấu?
Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chia sẻ: Tặng quà bạn gấu
Mỗi trẻ sẽ vẽ một món quà tặng bạn gấu, sau đó lên giới thiệu món quà của
mình, tập nói lời chia sẻ: Tôi yêu bạn, tôi tặng bạn, tôi chúc bạn vui.
Gửi đến trẻ thông điệp: Mỗi một món quà của chúng mình dù nhỏ thôi nh
ưng
cũng giúp mang lại niềm vui cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn
Biện pháp 7. Phối hợp với phụ huynh:
Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yên tâm giao trọng
trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng quan
trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi ‘ cha mẹ là những người
thầy đầu tiên của bé”, ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm non vai trò của
cha mẹ cũng không hề mờ nhạ
t đi . Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường



đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng chắc chắn cho bé khi trưởng
thành.
Nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ những
hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác,
phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường
không. Gia đình và nhà trườ
ng cần là người bạn đồng hành cùng chí hướng thì việc
chăm sóc giáo dục trẻ mới hiệu quả. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện
tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cô
giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa gia đình và nhà trường, giúp trẻ được sống trong
một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn d
ạy cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ
tích cực với những người xung quanh.
Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường
ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với
một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ
sinh hoạt của trẻ
ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính
cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các
con, chơi với con và có thể cho con mang đồ chơi yêu thích đến lớp tránh sự hụt
hẫng ban đầu.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ [qua trao
đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại] để tìm hiể
u sinh hoạt của trẻ ở gia đình,
thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời
có biện pháp giáo dục phù hợp. Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi đã tạo cho phụ
huynh một bất ngờ thú vị, đó không phải một buổi họp với những văn bản và yêu
cầu như lệ thường mà là buổi chia sẻ kinh nghiệm nuôi d
ạy trẻ thật sự, phụ huynh
được tiếp đón trong một không gian thân mật, ấm cúng và trang trọng, cô giáo cùng

phụ huynh ngồi xung quanh các dãy bàn phủ khăn, có hoa, quả và nước uống. Phụ
huynh là những người đầu tiên chia sẻ những mong muốn nguyện vọng của mình khi
gửi con ở trường mầm non, còn chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc giáo


dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh và đưa ra mục tiêu ‘dạy
trẻ biết quan tâm chia sẻ” phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ và có nhiều đóng góp quý
báu. Sau thành công của buổi họp, tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ phía các
bậc phụ huynh đó chính là sự quan tâm chia sẻ thật sự với lớp, với giáo viên. Mỗi
buổi chi
ều một số phụ huynh lại nán lại trong lớp chơi cùng các con, giúp các cô dọn
dẹp phòng nhóm Chị Huyền phụ huynh bé Châu Anh còn dành rất nhiều thời gian
đến vẽ tranh tường trang trí lớp cùng chúng tôi, chị Phượng phụ huynh bé Tuấn
Hưng mang đến tặng lớp một bộ giá đồ chơi nấu ăn rất đẹp, tất cả các bậc phụ
huynh thường xuyên quan tâm đến các hoạt động của lớp, ủng hộ rấ
t nhiều nguyên
vật liệu, những giáo cụ trực quan. Chỉ cần giáo viên thông báo hoặc quan sát thấy
các cô và các con bận rộn với việc chuẩn bị cho lễ hội là nhiệt tình giúp đỡ . Thật
xúc động biết bao trước hình ảnh các mẹ cùng con miệt mài tô màu trang trí ngôi
sao, mặt nạ chuẩn bị cho ngày tết trung thu còn các bố thì tập luyện cho các con múa
đầu sư tử, mẹ của bé Nguyệt Ánh đã xin nghỉ làm để đến lớp bơm và kết bóng trang
trí sân khấu cho các con. Mâm cỗ trung thu của lớp C1 có thể nói là to và đẹp nhất
nhì trường cũng hoàn toàn do phụ huynh trang trí và đóng góp. Còn rất nhiều, rất
nhiều các hoạt động khác nữa, trong mỗi bước trưởng thành của các con, trong mỗi
thành công của lớp đều chứa đựng tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ của tất cả
các bậc phụ huynh.
Để phụ huynh có thể phối hợp tốt với chúng tôi trong việc giáo dục trẻ tôi đã
s
ưu tầm rất nhiều tư liệu quí về dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ để phụ huynh tham
khảo [Phần phụ lục]

Ngoài ra lớp tôi cũng thành lập ‘‘hòm thư cha mẹ” ở ngoài hành lang trước
cửa lớp để phụ huynh góp ý với giáo viên những vấn đề nhạy cảm không tiện trao
đổi trực tiếp, khi có ý kiến góp ý tôi đều trao đổi thảo luận nhóm cùng đồng nghiệp
tìm ra những phương pháp giải quyế
t tối ưu, nếu là thư góp ý phê bình thì chúng tôi
sẽ gặp trực tiếp phụ huynh và tiếp thu ý kiến một cách cầu thị và lập tức sửa sai.


Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo bé cơ thể còn non yếu và cũng rất hiếu động nên các
bé thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi trường hợp
trẻ bị ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng với ban phụ
huynh lớp đến tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các bé. Những việc
làm này tuy nh
ỏ nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh những tình cảm tốt
đẹp, góp phần thắt chặt sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường.
Một số hình ảnh phụ huynh tham gia trong buổi giao lưu: “ Tết Hàn Thực làm bánh trôi chay-
chung tay ủng hộ trẻ em Nhật Bản” do nhà trường phát động

Bố bé Minh Khuê đang dạy con nặn bánh Bà và các bé lớp C1 ủng hộ quĩ vì trẻ em Nhật Bản
4. Hiệu quả
Sau một học kì dạy trẻ kĩ năng ‘‘quan tâm chia sẻ” tôi thấy các bé em của lớp
tôi có những thay đổi rõ rệt, giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân
thiết nhau hơn, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa, không
những thế các bé còn biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người thân. Thật
sự với các bé ‘‘mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kinh nghiệm cụ thể:
Sáng kiến “ một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người
thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ” là giải pháp cải tiến, tôi đã
thiết kế rất nhiều các hoạt động dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy thực tế

SKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ

Đưa ra những định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và người thân, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ có cơ hội được thể hiện sự quan tâm, chia sẻ tới cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. » Xem thêm

» Thu gọn
Chủ đề:
  • Kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo
  • Giúp trẻ phát triển nhân cách
  • Dạy trẻ biết quan tâm chia sẽ
  • Sáng kiến kinh nghiệm mầm non
  • Sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo
  • Sáng kiến kinh nghiệm
Download
Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG ............................................. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO BÉ BIẾT QUAN TÂM CHIA SẺ VỚI NGƯỜI THÂN VÀ BẠN BÈ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH TRẺ Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Tên tác giả: Vũ Thị Bình Giáo viên: Lớp mẫu giáo bé C1 Tài liệu kèm theo: phụ lục NĂM HỌC: 2010-2011
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận: ‘‘Trong cuộc sống không có món quà tinh thần nào quí giá bằng sự khoan dung, sự quan tâm đáp đền ai đó bằng cách tặng một điều gì từ chính bản thân mình. Nếu biết quên mình ai cũng có cơ hội để sống vì người khác”. Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập hối hả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn và gấp gáp ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với những người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, đây chính là sự vô tâm không để ý đến những người xung quanh. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì chia sẻ và quan tâm vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội Quan tâm chia sẻ là những thái độ và hành động thể hiện sự ân cần, thiện chí và giúp đỡ đối với người khác Sự quan tâm, chia sẻ có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quí của người khác để trân trọng và học tập. Thật xúc động biết bao khi tôi đọc được dòng tâm sự của một cảnh sát Nhật gốc Việt về một bé trai 9 tuổi kiên nhẫn đứng ở hàng cuối cùng trong dòng người chờ được chia khẩu phần ăn nhưng khi được người khác nhường cho phần lương khô của mình cậu bé lại lẳng lặng mang lên bỏ vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay về xếp hàng với tâm sự rằng vẫn còn có người khác đói hơn mình, hy vọng phần ăn này sẽ được chia đều cho mọi người ‘‘Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ đây đang đứng trước giờ phút nguy cấp nhất bởi sự điêu tàn, nhưng chắc chắn đất nước đó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công
  3. dân biết hy sinh bản thân ngay từ thời niên thiếu”. Một câu hỏi đặt ra là người dân Nhật làm thế nào để có thể có trình độ dân trí và đạo đức công dân cao như thế? Phải chăng những giá trị đạo đức đã được định hình nuôi dưỡng ngay từ nhỏ và trở thành nhân cách, thành bản năng sống của mỗi người dân nơi đây. Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào những tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể biến các bé thành những người ích kỉ chỉ biết đến mình. Những giá trị đạo đức như sự quan tâm chia sẻ đến mọi người nên được khắc sâu vào tâm trí trẻ ngay từ khi còn nhỏ giúp chúng trở thành những người có ích cho xã hội. Hơn nữa, nhân cách của con người được đánh giá qua cách ứng xử của cá nhân đối với người xung quanh, vì vậy dạy trẻ biết yêu thương, biết quan tâm chia sẻ ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng để các bé trở thành những người có nhân cách tốt trong tương lai, những chủ nhân tài đức của một xã hội công bằng văn minh. Tuy nhiên trên thực tế trẻ 3 tuổi đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào chúng cũng thể hiện sự cảm thông và nhường nhịn, ở lớp học mầm non hiện tượng các bé tranh giành đồ chơi, đánh bạn vẫn thường xuyên xảy ra và rất nhiều bậc phụ huynh phải than phiền vì bé nhà mình hư quá, ích kỉ quá lúc nào cũng bắt mọi người phải làm theo ý mình. Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và người thân? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn mày mò, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự quan tâm, chia sẻ tới cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. Dưới đây là: ‘‘Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ”.
  4. 2. Thực trạng 2.1 Về phía trẻ Đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên đến trường nên chưa có nền nếp học tập. Tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Một số bé còn nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất như bé: Ngọc Linh, Linh Đan, Trí Đức, Thiện Kiên, Ngọc Minh, Đức Anh. Một số bé lại quá hiếu động như bé: Khôi Nguyên, Hải Đăng, Đức Minh. Đặc biệt lớp có bé Thanh Bình tự kỷ tăng động hay đánh bạn Lớp có số trẻ nam đông hơn trẻ nữ: 32/18 Hơn nữa tâm lý trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn định, ở lứa tuổi này bé đang trải qua “ thời kì khủng hoảng tuổi lên ba” tính độc lập bắt đầu xuất hiện ở trẻ, nhu cầu muốn khẳng định mình là rất lớn, trẻ muốn có thẩm quyền đối với mọi vật xung quanh, cái gì cũng dành về mình, do đó tính ích kỉ càng có dịp phát triển. 2.2 Về phía phụ huynh Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là công chức nhà nước nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà và người giúp việc, vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự yêu thương và bao bọc. Đôi khi yêu con quá mà ‘‘che chắn” con quá kĩ. 2.3. Tài liệu tham khảo Có một số bài báo hoặc tài liệu có đề cập đến đề tài này. Song, chưa có tài liệu nào nghiên cứu, đưa ra các biện pháp pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ, để định hướng cho giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
  5. Có rất nhiều khó khăn để chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình, nếu không tìm ra các giải pháp phù hợp thì sẽ tạo ra sự phát triển không đồng đều về nhận thức và với nhiều tính cách khác nhau trẻ khó có thể hoà nhập với môi trường mới với cô giáo và các bạn ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 3. Giải pháp đã sử dụng Trong thực tế ở trường mầm non việc dạy trẻ một số kỹ năng sống như biết quan tâm, chia sẻ thực sự chưa được chú trọng phần lớn chỉ tích hợp nội dung này trong tiết học kể chuyện, thơ [với những câu chuyện bài thơ có nội dung phù hợp] hoặc xử lí một vài tình huống xảy ra khi trẻ tranh giành đồ chơi, đánh bạn. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do giáo viên chưa thấy được việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong giáo dục hình thành nhân cách trẻ, hơn nữa việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ là một lĩnh vực rất mới không có nhiều tài liệu để tham khảo đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian công sức để nghiên cứu tìm ra các biện pháp phù hợp và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh và nhà trường. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Có thể nói mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với những người xung quanh, đối với bạn bè. Trong điều kiện có sự giáo duc đúng đắn thì loại động cơ này
  6. sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai. 2. Giả thuyết Nếu tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp thì việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách trẻ 3. Quá trình thử nghiệm sáng kiến Từ những lý luận trên tôi đưa ra một số biện pháp áp dụng cho đề tài nghiên cứu của mình Biện pháp 1. Tự học, tự bồi dưỡng Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác, và trải nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế. Trẻ mẫu giáo bé 3 tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu hiểu và tiếp cận với trẻ tôi đã dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản đại học sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng enternet. Để thiết kế các bài dạy, hoạt động sinh động hiệu quả tôi đã đăng ký tham gia các lớp học về giá trị sống do viện nghiên cứu chiến lược trẻ em tổ chức và trực tiếp tham gia cộng tác giảng dạy tại các trung tâm dạy kỹ năng sống cho trẻ em như: trung tâm Eveil có địa chỉ tại phường Định Công. Trung tâm Smiles House địa chỉ tại số nhà 20 ngõ 12-Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Thông qua việc tự học tự bồi dưỡng tôi hiểu rằng: Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ cô giáo phải luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ, cô cần: Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ đồ chơi hay món ăn mà trẻ ưa thích với bạn bè. Lắng nghe trẻ, giúp chúng bày tỏ thái độ Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề
  7. Tôn trọng đồ đạc của trẻ Dạy trẻ ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động có thể tích hợp Biện pháp 2. Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để thu hút trẻ Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí xắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ. Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng qui ước với trẻ về qui định trong lớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vaò năm học mới. Chúng tôi qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, hay qui định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh giành đồ chơi của nhau Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ vơí trẻ khi chơi.
  8. Các bé vui múa hát ở góc nghệ thuật Trẻ lớp tôi đa phần nhà ở các khu đô thị, chung cư cao tầng nên ít có dịp tiếp xúc tìm hiểu khám phá thiên nhiên, chính vì vậy chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn Bé Gia Linh giúp cô lau lá cây Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những ‘ bức xúc” rất trẻ con của mình
  9. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi luôn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ cũng như thể hiện tình cảm theo hướng tích cực với chị em đồng nghiệp, với phụ huynh. Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ trước tiên tôi giúp trẻ hiểu quan tâm chia sẻ giúp mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình. Biện pháp 3. Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ thông qua trò chơi tập thể Với trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới, và những đòi hỏi mới của hoạt động học tập. Ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp trẻ tránh được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học. VD : Trò chơi 1 “ Ném bóng làm quen” [Trò chơi này sử dụng đầu năm học và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác]
  10. Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển sự chú ý của trẻ đến các hoạt động tập thể Chuẩn bị: Phòng rộng Một trái bóng cao su nhẹ nhiều màu Tiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn.Trước tiên cô giáo nói tên của mình [chào các bạn tôi tên là Bình] sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ . Trẻ nhận được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ tên nhau. Trò chơi 2 : Tôi muốn..... như bạn Mục đích: Phát triển sự chú ý của trẻ đến những nét đẹp hay tính cách tốt của người khác Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác Chuẩn bị: Phòng rộng Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có những nét dễ thương hay tính tốt riêng. Bây giờ chúng ta cùng nghĩ xem người bạn bên cạnh có nét gì đáng yêu nhé Sau khi trẻ nghĩ xong, cô giáo yêu cầu từng trẻ nói với người bạn bên cạnh: Tôi muốn ... [tóc dàit, mắt to, vui vẻ, dễ thương, thông minh..] giống bạn Trò chơi 3: Sóng biển rì rào Mục đích: Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ, động tác Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau Chuẩn bị: Bản nhạc nhẹ hoặc băng ghi âm tiếng sóng Tiến hành: Cô giáo nói với trẻ “ Các con đã bao giờ đi tắm biển chưa? Khi những con sóng biển vỗ vào cơ thể chúng ta cảm thấy như thế nào? Sóng biển reo
  11. như thế nào? Bây giờ chúng ta thử cùng nhau làm sóng biển nhé! Nào chúng ta cùng tạo tiếng rì rào reo vui của sóng khi mặt trời tỏa ánh nắng trên biển nhé” Sau đó cô giáo đề nghị trẻ ôm vai nhau tạo thành vòng tròn đung đưa theo tiếng nhạc hay la, la theo tiếng nhạc tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng Các bé chơi trò: Sóng biển rì rào Trò chơi 4: Đứng trong tờ báo Mục đích: Phát triển kĩ năng hợp tác để giải quyết vấn đề Phát triển tính sáng tạo Chuẩn bị: Nhiều tờ báo lớn Tiền hành: Cô giáo đặt trên sàn một tờ báo lớn và yêu cầu 4 trẻ cùng đứng lên. Sau đó cô sẽ xé bớt một phần của tờ báo và 4 trẻ phải tìm cách dồn nhau vaò đứng vừa trong phần còn lại của tờ báo, tờ báo được xé bớt dần, cô giáo có thể gợi ý để trẻ tìm cách không ai bị loại ra như: cõng nhau,,, Các nhóm lần lượt chơi hoặc chơi đồng thời ở các góc Sau khi kết thúc trò chơi, cô giáo so sánh các tờ báo đã bị xé xem tờ nào có diện tích nhỏ nhất, đội nào cùng nhau đứng trong tờ nhỏ nhất là thắng cuộc
  12. Các bé chơi trò: Đứng trong tờ báo Biện pháp 4. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các ngày hội ngày lễ Có thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực .Thông qua đó trẻ được học và chia sẻ các kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ .
  13. Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với hai cô giáo và ban phụ huynh lớp từ đầu năm học các kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động. Ví dụ: Ngày 20/10- ngày phụ nữ Việt Nam Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng bà và mẹ. Sau đó dạy trẻ vẽ tranh chân dung bà và mẹ của mình làm bưu thiếp chúc mừng, giúp trẻ ghi lại cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ. Cùng trẻ trang trí giấy mời bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng: ‘‘Để được quan tâm chia sẻ, để được yêu thương và hiểu các con nhiều hơn kính mời bà và mẹ bé tới dự ngày hội 20/10 do lớp C1 tổ chức ” Bé trang trí bưu thiếp tặng bà và mẹ Các bé được ‘‘bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về bà và mẹ. Không thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh trên những khuôn mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm một việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu.
  14. Chúng tôi cũng chọn chủ đề về bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng trên phông sân khấu: ‘‘Con yêu bà yêu mẹ nhất trên đời ”. Ngày hôm ấy, giữa ngập tràn bóng và hoa những thiên thần nhỏ của lớp tôi xếp hàng hai bên cửa lớp chào đón các bà và mẹ. Vào chương trình từng tốp các bé lên hát múa những bài thật hay và ý nghĩa về bà và mẹ, thật bất ngờ và vui khi bà và mẹ được mời tham gia trò chơi ‘‘bà và mẹ có hiểu con, con có hiểu bà và mẹ” kết quả là bé đoán chính xác về sở thích ăn mặc của bà và mẹ hơn là bà và mẹ hiểu sở thích của con. Cả hội trường như nghẹn lại khi nghe bé Hà Trang nói về cảm xúc của mình: ‘‘Con nhớ mẹ lắm, buổi sáng con thức dậy thì mẹ đã đi làm, buổi tối con đi ngủ mẹ con vẫn chưa về. Con ước được mẹ dẫn đi chơi công viên, mẹ đưa con đi học.”. Cả ngày bé không được nhìn thấy bóng dáng thân yêu của mẹ vì mẹ bé thường xuyên bận công tác xa nhà...và cảm xúc vỡ òa khi các bé chạy đến ôm lấy cổ bà cổ mẹ mà tặng hoa mà thỏ thẻ lời yêu thương. Thật không hạnh phúc gì bằng, bà vui lắm, mẹ vui lắm.
  15. Hình ảnh trò chơi giao lưu: ‘‘Bà và mẹ có hiểu con, con có hiểu bà và mẹ Bà của bé Vi Anh nghẹn ngào mãi không nói lên lời cảm ơn các cô giáo và các con đã tặng cho các bà và mẹ một món quà đặc biệt và ý nghĩa, trên khuôn mặt của các bà, các mẹ những giọt nước mắt lăn dài vì hạnh phúc. Không thể tin được các bé yêu mới đi học chưa được hai tháng mà có thể biết quan tâm chia sẻ nhường vậy. Bé nói lời chúc bà và mẹ Bà của bé Vi Anh chia sẻ cảm xúc Cũng là ngày hội lớn dành cho phụ nữ, nhưng ngày 8/3 ở lớp C1 lại thật đặc biệt vì đó là ngày mà các bé gái tuy mới ba tuổi nhưng cũng cảm nhận được sự tôn vinh, chia sẻ từ các bạn trai cùng lớp . Với chủ đề ‘Hoa tình bạn” trong tiếng nhạc rộn ràng từng bé trai tự tin dắt một người bạn gái ra cúi chào khán giả. Giống như một cuộc thi sắc đẹp các bé gái cũng được các cô giới thiệu tên, sở thích và cả năng khiếu riêng nữa, rồi các bé được nghe các bạn trai hát tặng những bài hát mà cả lớp yêu thích. Hồi hộp và thích thú nhất khi từng bạn trai lên tiết lộ ‘‘bí mật” mình quí bạn gái nào nhất. Tôi tin rằng các bé gái sẽ không bao giờ quên được giây phút các bạn trai lên tặng hoa, quà và nói lời chúc mừng bởi vì tôi đọc được trong ánh mắt các con niềm vui, tự hào vì được các bạn quan tâm chia sẻ, một số phụ huynh còn phản hồi lại rằng chưa có bao giờ mà bé
  16. nhà mình lại vui như thế kể chuyện ở lớp mãi không chịu ngủ, và ôm chặt em búp bê món quà được các bạn tặng nói rằng con yêu em búp bê này nhất trên đời. Bé giới thiệu bạn thân Bé tặng hoa và nói lời chúc bạn Và còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã tổ chức cho các con như: Tổ chức sinh nhật tháng tại công viên Nghĩa Đô, rồi ngày Tết Trung thu, Noel.. mỗi hoạt động một hình thức phong phú khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích chung đó là giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ tới người thân và bạn bè. Qua mỗi lần tổ chức tôi thấy các bé em của lớp mình dường như lớn hơn, chững chạc hơn trong suy nghĩ và cách thể hiện tình cảm, các con có nhiều bạn thân hơn, biết nhường nhịn và quan tâm đến bạn bè. Bây giờ chỉ cần một thay đổi nhỏ của cô giáo và các bạn là bé có thể phát hiện ra. Hôm ấy mặc dù rất mệt nhưng tôi vẫn có gắng đi làm vì vậy không dấu được vẻ mệt mỏi, tôi rất bất ngờ khi bé Tiến Anh chạy tới ôm cổ tôi thì thầm: Cô Bình ơi cô ốm à con đi lấy nước cho cô uống nhé. Còn những bạn nghỉ học lâu ngày khi đến lớp được các bạn quấn quýt hỏi thăm và giới thiệu các góc chơi mới, đồ chơi đẹp mà các cô và cả lớp mới làm.
  17. Các bé đi chơi ở công viên Nghĩa Đô Mẹ và bé tham gia trò chơi trong ngày Noel Biện pháp 5. Quan tâm tới trẻ cá biệt Đa số trẻ lớp tôi là trẻ trai vì vậy các cháu rất hiếu động thường không tập trung và thích trêu đùa các bạn, thậm chí còn đánh bạn. Để thu hút sự chú ý của các cháu, trước tiên chúng tôi tìm hiểu mong muốn sở thích của các bé và cùng bé đề ra những qui định chung của lớp như: ‘‘Không nói to, đoàn kết với các bạn, nhường đồ chơi cho bạn” vào thứ hai hàng tuần. Đến cuối tuần chúng tôi tập trung trẻ lại cho trẻ tự nhận xét xem mình đã thực hiện tốt nội qui chưa. Bé nào có tiến bộ sẽ được gắn một ngôi sao trên trán, được cô ghi tên ở bảng vàng bé ngoan ở cửa lớp, còn những bé chưa thực hiện tốt nội qui thì vẫn phải phấn đấu bao giờ ngoan mới được thưởng. Chính vì vậy, ngôi sao được dán trên trán của bé được các bé đặt tên là
  18. ‘‘ngôi sao siêu nhân” bé nào được gắn sao cảm thấy rất vinh dự. Bà bé Ngọc Minh còn đến lớp chia sẻ với chúng tôi: ‘‘Cháu đi ngủ cũng đòi gắn sao, ngủ dậy mà không thấy là tìm bằng được”. Bây giờ các bé đã quen với nền nếp sinh hoạt của lớp, hứng thú đi học, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi với bạn, đánh bạn. Lớp tôi cũng có một số bé gái sức khỏe yếu, hay nghỉ dài như bé: Ngọc Linh, Ngọc Mai, Châu Anh, Linh Đan vì vậy mỗi khi đi học đến lớp các bé thường khóc nhiều và không tham gia được các hoạt động học tập chung, bé Ngọc Mai khóc nhiều đến nỗi các cô bác trong trường không ai là không biết tên, biết mặt . Để giúp các bé mạnh dạn, thích đi học đến lớp, chúng tôi lôi cuốn bé vào các hoạt động tập thể, khéo léo gợi ý để những bé mạnh dạn tự tin như: Minh Khuê, Khánh Vân, Hà Trang đến kết bạn, tạo cho các bé nhiều cơ hội hợp tác chia sẻ như cùng vẽ tranh, nặn quả, làm đồ chơi...dần dần các bé đã quen hơn với môi trường tập thể và thích đi học. Bây giờ bé Linh Đan, Ngọc Mai, Châu Anh được cô giáo và các bạn rất yêu quí vì bé rất ngoan, biết nhường nhịn bạn và còn hát hay, múa dẻo, thích được biểu diễn văn nghệ nữa. Bé Linh đan hay khóc nhè ngày mới đi học Bé đã thích vui chơi cùng các bạn Đặc biệt lớp tôi có bé Thanh Bình tự kỷ tăng động không kiểm soát được hành vi, đầu năm chúng tôi và mẹ bé rất khó xử khi suốt ngày phải xin lỗi phụ huynh vì bé thường xuyên đánh bạn. Sau một thời gian tìm hiểu biết được bé sống rất tình cảm thích được chơi cùng các bạn, thích được ôm hôn các bạn nhưng nếu các bạn chỉ cần
  19. phản ứng nhẹ làm bé không đạt được mong muốn là bé có thể quay sang cắn hoặc cào bạn. Chúng tôi chia nhau ra quan sát và ở bên cháu mọi hoạt động có thể, nếu thấy cháu có biểu hiện tăng động thì ôm cháu vào lòng nhìn vào mắt cháu và nói ‘Thanh Bình yêu bạn, Thanh Bình không được đánh bạn, không làm bạn buồn nhé’. Đồng thời chúng tôi cũng giải thích cho các bé khác hiểu và chia sẻ với bạn, không khó chịu khi bạn đến gần: ‘‘Bạn Thanh Bình rất yêu quí các con nhưng bạn ấy hay quên, nếu bạn nhỡ tay làm các con đau thì các con nhắc với bạn là ‘‘Thanh Bình phải yêu bạn” để bạn không trêu các con nữa nhé! Sau một thời gian kiên trì cùng với sự chia sẻ của các bé trong lớp chúng tôi đã giúp bé hòa nhập vui chơi chan hòa cùng các bạn. Bây giờ mỗi khi xúc động, không kiểm soát được hành vi bé lại tự nói ‘‘ Thanh Bình yêu bạn” và ôm lấy bạn, các bé khác cũng không phản ứng với hành vi bất thường của Bình nữa mà còn chơi vui vẻ cùng bé.
  20. Bé vui vẻ xem tranh cùng bạn Bé Thanh Bình đã biết tặng quà cho bạn Biện pháp 6. Giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ trên hoạt động học Những nội dung tích hợp trên lớp đôi khi còn hời hợt chưa có tác dụng khơi gợi cảm xúc và kích thích mong muốn được thực hiện ở trẻ. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu tài liệu và thiết kế một số giáo án nhằm dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ. VD: Giáo án 1: Quan tâm chia sẻ [tiến hành trong 20 phútt] Mục tiêu: - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, trẻ hiểu chia sẻ là niềm vui - Trẻ thực hành chia sẻ đồ chơi với bạn Chuẩn bị: - Đài catset, băng ghi âm hoặc màn hình trình chiếu có hiệu ứng âm thanh sinh động - Các hộp nhỏ làm bằng bìa, đồ chơi ở xung quanh lớp Tiến hành: Ổn định: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi : Tìm bạn thân Cô giới thiệu nội dung bài học: Chia sẻ đồ chơi với bạn bè Hoạt động 1: Tưởng tượng

SKKN: một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3 4 tuổi biết quan tâm chia sẽ với mọi người xung quanh

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH TRÌ
TRƯỜNG MẦM NON XÃ VĨNH QUỲNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO BÉ 3 - 4 TUỔI
TRƯỜNG MẦM NON XÃ VĨNH QUỲNH BIẾT QUAN TÂM
CHIA SẺ VỚI MỌI NGƯỜI XUNG QUANH

Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
Tác giả: Nguyễn Thị Nhung
Chức vụ: Giáo viên

NĂM HỌC: 2012-2013
1

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói : “Một năm bắt đầu từ mùa
xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”. Đúng
như thế, tất cả chúng ta ai cũng phải trải qua một tuổi thơ yêu dấu, những ngày
tháng không thể nào quên trong cuộc đời. Những tháng ngày không thể nào
quên. Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm đến các em, đến thế hệ tương lai của
nước nhà, “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”.
Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng
chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào
những tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật
chất có thể biến các bé thành những người ích kỉ chỉ biết đến mình. Những giá
trị đạo đức như sự quan tâm chia sẻ đến mọi người cần được khắc sâu vào tâm
trí trẻ ngay từ khi còn nhỏ để giúp chúng trở thành những người có ích cho xã
hội và biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh.
Chia sẻ là sự thể hiện tình cảm, cảm xúc của con ng ười trước mỗi sự vật
hiện tượng xung quanh cuộc sống. Nó là sự cho đi, quan tâm hay giúp dỡ người
khác về cả vật chất hay tinh thần bằng khả năng của mình giúp họ vượt khó
khăn hoạn nạn. Chia sẻ cũng là một hành động đơn giản bắt nguồn từ những
việc nhỏ bất cứ ai cũng có thể làm được. Đừng nghĩ rằng chỉ có những việc to
tác mới đáng chia sẻ, nếu nghĩ nhưi vậy thì chẳng bao giờ bạn chia sẻ cho ai
được cái gì.
Thực tế trẻ 3 tuổi đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào chúng cũng thể
hiện sự cảm thông và nhường nhịn. Do đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này trẻ
bắt đầu ý thức được mình, ý thức được khả năng của mình. Đồng thời xuất hiện
một thái độ mới đó là trẻ bắt đầu so sánh mình với người lớn và mơ ước được
làm những điều giống như người lớn, đặc biệt trẻ thích được độc lập và tự chủ
trong hành động. Mọi hành vi thói quen đã được hình thành trước đó nay bị phá
vỡ, trẻ biểu hiện thái độ nghịch ngợm, không đồng ý hoặc phản kháng ngược lại
những điều bố mẹ và những người xung quanh mong muốn. Lúc này ở trẻ xuất
hiện tính bướng bỉnh, nhõng nhẽo không ngoan như trước nữa. Trong khi chơi
với bạn hay giao tiếp với những người xung quanh trẻ xuất hiện tính ích kỷ, trẻ
chỉ thích hành động với những gì có lợi cho trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ hành động,
bắt chước những hành vi xấu thì rất nhanh còn những hành vi tích cực thì khó
như khi anh chị, bố mẹ nói tục, chửi bậy thì trẻ nói lại hoặc bắt chước được
ngay.
Tổ ấm gia đình, đó là môi trường xã hội đầu tiên của trẻ, là môi trường
văn hóa được tạo dựng trên cơ sở tình yêu thương ruột thịt của ông bà, bố mẹ
và anh chị ruột trong gia đình. Đặc trưng của văn hóa gia đình là môi trường an
toàn và phong phú: Chỉ có trong gia đình trẻ mới được hưởng đầy đủ tình yêu
thương có những phút vui đùa thích thú bên mẹ, trò chuyện thủ thỉ với người
thân, trẻ được giao lưu trực tiếp và thường xuyên, trẻ được học cách làm người
một cách tự nhiên. Những truyền thống, nếp sống thói quen của các thành viên
trong gia đình đều ảnh hưởng tuyệt đối đến sự phát triển của đứa trẻ. Đứa trẻ
2

học được những điều hay, lẽ phải hay không chủ yếu trong môi trường gia đình.
Trẻ ở lứa tuổi này nhập tâm bắt chước rất nhanh. Bên cạnh đó một số đồ vật dễ
hư hỏng, gây nguy hiểm cho trẻ như dao, phích nước...bị người lớn cấm đoán
dẫn đến ở trẻ xuất hiện mâu thuẫn giữa tính tích cực hành động của trẻ , với sự
cấm đoán bảo vệ của người lớn.
Bên cạnh đó vì mục tiêu của giảm tỉ lệ sinh con nên số người trong mỗi gia
đình ngày một ít đi. Trong mội gia đình chỉ có một hoặc hai con nên trẻ được
gia đình nuông chiều một cách thái quá ,đòi gì được nấy dẫn đến trẻ ngày càng
ích kỷ, không biết yêu quý , nhường nhịn. các bé tranh giành đồ chơi, đánh bạn
vẫn thường xuyên xảy ra và rất nhiều bậc phụ huynh phải than phiền vì bé nhà
mình hư quá, ích kỉ quá lúc nào cũng bắt mọi người phải làm theo ý mình. Cũng
có một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ biết quan
tâm đến mọi người xung quanh.
Là một giáo viên nhiều năm liền dạy lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi, tôi luôn băn
khoăn làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương,
đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân và mọi người xung quanh?
Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn học hỏi, nghiên cứu ứng dụng lồng ghép nội
dung giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh. Vì thế năm
học 2012-2013 tôi mạnh dạn chọn đề tài " Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo
bé 3-4 tuổi trường mầm non xã Vĩnh Quỳnh biết quan tâm chia sẻ với mọi
người xung quanh"làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.

3

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận:
Chia sẻ là những tình cảm của con người thể hiện trước sự vật hiện tượng
nào đấy và con người có những hành vi phản ánh lại sự vật hiện tượng đó. Như
trẻ cảm thấy vui sướng, hãnh diện, tự hào khi ai đó khen mình xinh, đẹp, học
giỏi và cảm thấy buồn, chán khi không có ai chịu chơi hay quát mắng mình.
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non có những đặc điểm: Dễ uốn nắn và nhịp độ
phát triển nhanh, trẻ có những đặc điểm phát triển độc đáo, không giống bất cứ
giai đoạn phát triển nào sau này. Đặc biệt trẻ 3-4 tuổi tư duy gắn với cảm xúc và
ý muốn chủ quan của trẻ, trẻ tư duy theo lối trực quan toàn bộ. Bên cạnh đó xúc
cảm- tình cảm chi phối toàn bộ sinh hoạt của trẻ, trẻ dễ đồng cảm với mọi người
xung quanh. Trẻ mẫu giáo bé xuất hiện các động cơ hành vi muốn làm người
lớn, động cơ hành vi được hình thành trong quá trình vui chơi, động cơ trò chơi
- bạn chơi là động lực thúc đẩy trẻ. Trong khi chơi trẻ muốn cho người lớn hài
lòng do vậy phải cố gắng nỗ lực hết mình để hoàn thành vai chơi một cách tốt
nhất. Cuối tuổi mẫu giáo bé tính xã hội, tính đạo đức được hình thành và phát
triển. Hoạt động với đồ vật là hoạt động giao tiếp với những người xung quanh,
tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng cùng phát triến song
song. Đó là những yếu tố tâm lý có ảnh hưởng thuận lợi hoạt động học tập của
trẻ.
Có thể nói mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có
cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố
mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc
áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có
sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới
góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một
loại động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội, thể hiện ở sự quan tâm của
trẻ đối với bạn bè,gia đình và với những người xung quanh.Trong điều kiện có
sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai
đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương
lai.
II. Cơ sở thực tiễn
1 Đặc điểm tình hình
- Trường mầm non Vĩnh Quỳnh được xây dựng trên địa bàn xã Vĩnh Quỳnh
huyện Thanh Trì- Hà Nội. Trường có 4 cơ sở nằm trên 3 thôn: Vĩnh Ninh,
Quỳnh Đô và Ích vịnh.
- Năm học 2012- 2013 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ
trách lớp C4 tại khu Vĩnh Ninh với tổng số là 52 trẻ. Trong đó có 35 trẻ nam và
17 trẻ nữ.
- Lớp do 3 cô phụ trách, 2 cô có trình độ đại học phạm mầm non và 1 cô
có trình độ trung cấp sư phạm mầm non.
- Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ chúng tôi gặp những thuận lợi khó
khăn sau:
4

2 Thuận lợi:
- Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát xao việc tổ chức chăm sóc,
thực hiện quy chế chuyên môn.
- Lớp rộng rãi, thoáng mát có đủ đồ dùng phục vụ cho trẻ.
Bán thân tôi là giáo viên trẻ , nhiệt tình năng động, yêu nghề, mến trẻ, có
nhiều kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ.
- 100% trẻ ăn bán trú tại trường thuận tiện cho công việc chăm sóc gáo
dục trẻ.
3 Khó khăn:
- 2/3 số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ nên chưa có nề nếp, thói quen trong mọi
hoạt động của lớp.
- Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều cho nên việc dạy
trẻ “ Biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh “ còn gặp nhiều khó
khăn.
- Lớp có 12 trẻ thì nghịch ngợm, hiếu động, 6 trẻ rụt rè nhút nhát không
thích tham gia các hoạt động nên ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục trẻ.
- Trẻ sống trong môi trường gia đình nên bị ảnh hưởng một số văn hóa
xấu từ gia đình, bố mẹ còn mải lo kiếm tiền, một số phụ huynh cho rằng lo cho
con ăn ngon, mặc đẹp là đủ nên bố mẹ vẫn giao việc dạy dỗ trẻ cho ông bà, anh
chị, trẻ thường chơi tự do không có sự giám sát của người lớn.
- 90% phụ huynh làm nông nghiệp, chợ búa chưa hiểu tầm quan trọng
việc nuôi dạy con theo khoa học.
- Đa số các gia đình có từ một đến hai con, bố mẹ chiều con quá mức nên
trẻ có lối sống ích kỷ chỉ biết ” nhận” mà không biết ” mình phải làm gì”.
- Nhận thức của phụ huynh về việc dạy trẻ biết quan tâm đến mọi người
xung quanh còn hạn chế. Một số phụ huynh cho rằng trẻ còn quá nhỏ để dạy trẻ
quan tâm đến mọi người xung quanh.
Xuất phát từ thực rạng trên, một lần nữa tôi khẳng định rằng việc dạy trẻ
biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh là rất cần thiết.
II MỘT SỐ BIỆN PHÁP
1. Biện pháp 1: Khảo sát
1.1 Khảo sát trẻ tại nhà thông qua phiếu điều tra
- Đây là cách làm rất nhanh gọn và mang lại kết quả cao vì như chúng ta
đều biết thời gian trẻ ở nhà bằng 2/3 thời gian trẻ ở lớp.
- Môi trường sống ở nhà là nơi trẻ dễ bộc lộ những tính cách, tình cảm, sự
quan tâm, chia sẻ của mình, trẻ bộc lộ những tình cảm đó một cách tự nhiên,
trung thực nhất như: Khi chơi trẻ có nhanh dành đồ chơi vơi các anh chị em
không?. Trẻ đã biết làm gì để giúp đỡ bố mẹ?. Trẻ có biết quan tâm đến mọi
người xung quanh không?.
- Để biết trẻ có quan tâm chia sẻ với người thân hay không, tôi đã xây
dựng phiếu điều tra với những nội dung như sau:
5

Phiếu điều tra[ Phụ lục 1]
1.2 Khảo sát trẻ trên lớp học:
- Để nắm được khả năng, mức độ, ý thức của trẻ khi chơi đồ chơi hoặc
làm một công việc cô giao vừa sức với trẻ hay sự thể hiện tình cảm của trẻ với
người thân trong gia đình, ban bè và mọi người xung quanh. Từ đó đưa ra các
biện pháp giáo dục phù hợp tôi tiến hành khảo sát trẻ như sau:
- Tôi cho trẻ xem một đoạn băng có hình ảnh các trẻ đang chơi có đoạn
hai bạn đang tranh giành đồ chơi và đặt ra câu hỏi đàm thoại với trẻ:
Con thấy các bạn trong đoạn băng đang làm gì?
Điều gì xảy ra khi hai bạn tranh giành đồ chơi?
Nếu là con con sẽ làm gì?
- Thông qua hoạt động vui chơi , chơi ở các góc, tôi bao quát, quan sát trẻ
chơi sau đó ghi chép lại một cách cẩn thận xem trong khi chơi trẻ tranh giành,
không biết nhường bạn hay trẻ đã biết chơi đoàn kết chưa, trẻ có biết phối hợp
cùng bạn trong lúc chơi không.
- Thông giờ đón trả trẻ, các giờ hoạt động trong ngày trẻ chơi cùng bạn,
tôi quan sát trẻ sau đó ghi chép lại những thái độ, cảm xúc của trẻ với bố mẹ, cô
giáo và các bạn.
- Trong giờ đón trẻ tôi trò chuyện cùng trẻ:
Hàng ngày con giúp bố mẹ những công việc gì?
Con có thích làm những công việc đó không?
Vì sao con thích?
Khi làm những công việc đó con thấy bố mẹ có vui không?
Con cảm thấy thế nào khi được bố mẹ khen?
- Ngoài ra tôi yêu cầu trẻ giúp đỡ cô một số công việc vừa sức như: Chia
thìa, đĩa, xếp ghế về bàn hay phơi khăn cùng cô.... Qua quá trình trẻ làm tôi quan
sát kết quả, mức độ hoàn thành công việc của trẻ.
- Qua quá trình khảo sát tôi thu được kết quả như sau:
+ 15 trẻ hiếu động, nghịch ngợm
+ 12 trẻ nút nhát, rụt rè
+ 30 trẻ không phải làm việc gì
+ 34 trẻ không biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi đồ chơi với bạn.
+ 27 trẻ không hoàn thành công việc được giao.
+ 12 trẻ khi cô đứng kèm cặp mới hoàn thành công việc.
+ 38 trẻ không biết quan tâm, giúp đỡ bố mẹ.
6

- Là một giáo viên chủ nhiệm tôi rất băn khoăn khi thấy đa số trẻ lớp mình
không biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh. Tôi phải làm thế nào để
trẻ lớp mình đạt kết quả tốt về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm
mỹ và tình cảm xã hội trong chương trình của bộ giáo dục đề ra . Bên cạnh đó
tôi mong muốn trẻ lớp tôi phát triển toàn diện về các mặt để sau này trở thành
con người con ngoan, trò giỏi. Một người có đức, trí, thể, mỹ, một người có ích
cho xã hội.
2. Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để trẻ được chia
sẻ.
Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân
giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa
giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và
cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí sắp xếp
tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như
các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và
tích cực đối với trẻ.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng qui ước với trẻ về những nội quy,
qui định trong lớp học và nội quy giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp như không
nói to, không tranh giành đồ chơi, biết nhường nhau, chia sẻ, động viên, giúp đỡ
bạn khi cần. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm học
mới. Chúng tôi qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, hay
qui định với trẻ về cách chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau,
có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn
gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ. Cô cho trẻ cùng cô tham gia xây
dựng nội quy lớp học. Nếu trẻ biết mình nên làm gì, chúng sẽ cư sử tốt hơn và
ngoan ngoãn chấp hành . Cô có thể để trẻ thảo luận, giúp bạn vài quy tắc đơn
giản trong lúc chơi.
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản
phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các
góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên
trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán
dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo
được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi.
Chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên
vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó
giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và
đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân
trọng thành quả lao động của mình và của bạn.
Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn
dạy bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương
để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi
luôn thể hiện sự quan tâm: Khi trẻ đến lớp khóc thì các cô ôm trẻ dỗ dành, bế trẻ
vào lớp, chơi các đồ chơi trẻ thích hay nói trẻ khác nhường đồ chơi cho trẻ để trẻ
nín và không khóc nữa mỗi khi đến lớp , bên cạnh đó tôi cũng trò chuyện cùng
7

trẻ như: Các con đi học phải ngoan để bố mẹ yên tâm đi làm, chiều bố mẹ về
sớm đón con
Tôi cũng trao đổi với hai cô và phụ huynh thể hiện tình cảm của mình
theo hướng tích cực: Như khi đến lớp trẻ khóc thì mẹ bế trẻ vào lớp, mẹ trò
chuyện cùng trẻ xem trong lớp có những gì, các bạn đang chơi trò chơi gì? Các
bạn chơi như thế nào?. Mẹ trò chuyện cùng cô để tạo sự tin tưởng của trẻ và trẻ
dễ gần gũi với cô.
Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ trước tiên tôi giúp trẻ hiểu quan tâm chia sẻ
giúp mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình.
3. Biện pháp 3. Sưu tầm các trò chơi, bài thơ, có nội dung dạy trẻ biết chia
sẻ.
Như chúng ta đã biết thơ ca có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn trẻ,
ngay từ khi sinh ra trẻ đã được bà, mẹ hát ru cho nghe. Lớn thêm một chút khi
đến lớp trẻ được các cô kể truyện, đọc thơ và chơi các trò chơi trẻ càng hiểu
thêm về những vấn đề xung quanh trẻ hơn. Hiểu được điều đó tôi và các cô giáo
trong lớp đã sưu tầm thêm các bài thơ, trò chơi để trẻ có cơ hội được chia sẻ với
những người xung quanh.
Thông qua các trò chơi, bài thơ, câu truyện hay phù hợp với tâm sinh lý
trẻ làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó
phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những
người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ,
làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè
và muốn học. Vì thế tôi sưu tầm các trò chơi, bài thơ có nội dung dễ hiểu giúp
trẻ dễ tiếp thu về vấn đề giáo dục trẻ biết quan tâm đến những người xung
quanh.
3.1 Những trò chơi:
Vì sao bé buồn, bé vui
* Mục đích: Giúp trẻ có khả năng nhận biết và bộc lộ những cảm
xúc[ buồn, vui, phấn khởi...] đúng với tâm trạng ciuar mình.
* Chuẩn bị: Bức tranh vẽ em bé có khuôn mặt buồn, vui
* Cách chơi: Cô đưa bức tranh ra và đàm thoại cùng trẻ
- Tranh 1: Ảnh em bé đang buồn
Tranh vẽ ai? Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
Vì sao em bé lại buồn?
[ Cô gợi ý để trẻ đưa ra lời giải thích hợp lý: Bé không có đồ chơi, em
không có ai chơi cùng, Mẹ đi vắng.....].
Vậy lớp mình phải làm gì để em bé khỏi buồn?
[Tặng đồ chơi cho em, chơi cùng em].
- Tranh 2: Ảnh em bé đang cười
Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
Vì sao em bé lại cười?
[ Cô gợi ý để trẻ đưa ra câu trả lời hợp lý: Em được bố mẹ mua quà cho,
em được bố mẹ khen...].
Nếu thấy bạn vui con sẽ làm gì?
8

Khi nào các con vui?
Lúc nào con cảm thấy buồn?
Tôi cho trẻ thể hiện khuôn mặt với những tâm trạng khác nhau.
=> Qua đó giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng bạn bè,
người thân và những người xung quanh.
Gia đình vui vẻ
* Mục đích: - Trẻ kể được với các ban về người thân trong gia đình.
- Thể hiện tình cảm quan tâm, chia sẻ, sự yêu thương, kính trọng
những người thân trong gia đình.
* Chuẩn bị: Mỗi trẻ một bức ảnh về gia đình mình: Sinh nhật của trẻ, anh
chị em, bố mẹ,các hoạt động trong gia đình: Ăn, ngủ, vui chơi, dã ngoại...
* Cách chơi:
Cô trẻ kể về những người thân trong gia đình có trong bức ảnh. Kể lại
những cảm xúc, ấn tượng của mình về bức ảnh đó.
Cô mời trẻ lên nói về bức ảnh của mình:
Trong ảnh có những ai?
Ảnh chụp ở đâu?
Những cảm xúc, ấn tượng của con về bức ảnh?
=> Sau khi chơi trò chơi tôi giáo dục trẻ yêu quý những người thân trong
gia đình.
3.2 Những bài thơ sưu tầm, sáng tác
Chiếc quạt nan
Bà cho cháu chiếc quạt
Viền nan đỏ, nan xanh
Chiếc quạt nhỏ xinh xinh
Em quạt gọi gió đến
Ước gì em mau lớn
Ngày đêm quạtcho bà
Bà ngon giấc ngủ say
Bàn tay em gọi gió.
Sưu tầm
Chơi bán hàng
Bé hương và bé thảo
Rủ nhau chơi bán hàng
Hương có củ khoai lang
Nào thảo mua đi nhé.

Thảo cười như nắc nẻ
Nhặt một chiếc lá rơi
Tớ trả đủ tiền rồi
Được mang về nhà chưa?

Rồi Thảo bẻ hai nửa
Mời người bán ăn chung
Vị bùi khoai đất bãi
Thơm ngọt ngào chiều đông.
Sưu tầm
9

Em hỏi mẹ
Mẹ ơi, tăm bé tí
Sao mẹ cầm hai tay
Còn xô nước rõ đầy
Mẹ lại một tay xách?

Xô nước mẹ đổ bể
Cái tăm mẹ mời bà
Giảng điều này khó nhỉ?
Cô giáo chắc giảng ra!
Sưu tầm

Biết vâng lời cô
Bé ơi bé nhớ lời cô
Đến lớp thì phải yêuthương bạn bè
Về nhà cung phải thật ngoan
Giúp đỡ cha mẹ kính yêu ông bà
Ông bà cha mẹ tuổi già
Biết xoa biết bóp những ngày ốm đau
Lúc này cho đến mai sau
Mãi mãi chia sẻ mới là trò ngoan
Sáng tác: Nguyễn Thị Nhung.
Bé ngoan
Bé ngoan tới lớp
Không cướp đồ chơi
Cùng chia cho bạn
Có bánh có kẹo
Cùng mời bạn ăn
Tay mà không sạch
Bảo bạn rửa ngay
Nghe lời cô dạy
Yêu thương bạn bè
Chia sẻ buồn vui
Phải hỏi thăm bạn
mới là bé ngoan.
Sáng tác: Nguyễn Thị Nhung
Cô dạy
Đến lớp em chào cô
Quay đầu em chào mẹ
Cô mỉm cười nhỏ nhẹ
Nhắc chúng em lắng nghe
Phải yêu thương cha mẹ
Quan tâm các em bé
Và phải biết chia sẻ
Giúp đỡ nhau bạn nhé
Để ngày mai khôn lớn
Sẽ thành người tốt thôi
Sáng tác:Nguyễn Thị Nhung
10

4. Biện pháp 4. Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ thông qua các hoạt động:
4.1 Thông qua hoạt động học:
Hoạt động học là hình thức dạy học đóng vai trò chủ chốt, ở đó trẻ có thể
tìm hiểu cuộc sống xung quanh, tìm hiểu thế giới vạn vật một cách có tổ chức
nhất là tiếp thu các tri thức, kỹ năng sống và các kỹ xảo theo một chương trình
có tính hệ thống. Ngoài ra, hoạt động học còn phát triển tình cảm thẩm mỹ của
trẻ như là: Biết quan tâm mọi người xung quanh, biết chia sẻ tình cảm với bạn
và trở thành người tốt.
Hoạt động: Khám khá xã hội:
Đề tài: Trò chuyện về những thành viên trong gia đình.
Chủ đề: Những người bé yêu mến.
Đầu tiên tôi cho trẻ kể về các thành viên trong gia đình
- Bố con tên là gì?
- Mẹ con tên là gì?
- Trong nhà con thương ai nhất? Vì sao?
- Khi bố mẹ bị ốm các con sẽ làm gì?
- Trò chơi: Gia đình giỏi
- Cách chơi, luật chơi: Các gia đình lên chọn những đồ dùng[ ăn, uống...]
theo yêu cầu của cô, những đồ dùng nào sai mục đích thì không được tính.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
=>Qua tiết học tôi giáo dục trẻ có tình yêu thương ông bà, bố mẹ, anh chị
em trong gia đình, biết quan tâm, chia sẻ công việc với mọi người trong gia
đình, kính trọng, vâng lời những người trên mình [ Ông bà, bố mẹ ....], biết chào
hỏi xưng hô lễ phép với mọi người. Qua trò chơi tôi giáo dục trẻ tinh thần đoàn
kết, động viên nhau để đạt kết quả tốt.

Hình ảnh cô và trẻ trong giờ học
11

Hoạt động: Giáo dục âm nhạc
Hoạt động âm nhạc: Là một hình thức hoạt động có tính nghệ thuật sáng
tạo, được trẻ yêu thích và thích hợp với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Hoạt động âm
nhạc sẽ khuyến khích và tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thử nghiệm những cảm
xúc qua các giai điệu lời ca và những vận động của bài hát. Âm nhạc cũng giúp
trẻ phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Đề tài: Dạy hát: Cả nhà thương nhau
Nghe hát: Ru con
Trò chơi: Tai ai tinh
Chủ đề: Gia đình
Sau khi hát cho trẻ nghe xong bài hát” Cả nhà thương nhau” tôi đàm thoại
hỏi trẻ
- Cô vừa hát xong bài hát gì?
- Do ai sáng tác?
- Bài hát nói về ai?
- Mọi người trong gia đình sống với nhau như thế nào?
- Con có yêu gia đình mình không? Vì sao?
=> Qua tiết học, tôi giáo dục trẻ tình yêu thương gia đình, lòng biết ơn
những người đã sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng ta nên người. Vì vậy các
con phải ngoan ngoãn, biết vâng lời bố mẹ, biết giúp đỡ những người thân trong
gia đình và học giỏi để bố mẹ vui.
Hoạt động: Làm quen văn học
Đề tài: Kể truyện”Quà tặng mẹ”
Chủ đề: Gia đình
Khi kể xong lần hai, tôi đặt ra những câu hỏi đàm thoại sau:
- Bé nhi định tặng mẹ món quà sinh nhật gì?
- Nhi đã đi xin ông hạt giống để làm gì?
- Đến ngày sinh nhật mẹ, những hạt giống của nhi đã nở hoa chưa?
- Điều gì đã xẩy ra?
- Mẹ đã nói gì với Nhi?
=> Tôi giáo dục trẻ lớp tôi biết quan tâm đến những người thân trong gia
đình mình như; Biết làm quà nhân ngày sinh nhật, những ngày lễ của bà, mẹ,
biết xin phép người lớn nếu muốn làm một điều gì đó, biết xin lỗi khi mình làm
sai và vui sướng khi được ông bà, bố mẹ động viên. Biết làm nhưng điều tốt để
ông bà,bố mẹ vui.
Đề tài: Thơ: Giúp bạn
Chủ đề: Trường mầm non
Sau khi đọc xong lần hai, tôi đàm hoại cùng trẻ:
- Đến giờ chơi các bạn được chơi những trò chơi gì?
- Đang chơi thì điều gì đã xảy ra
- Em bé trong bài thơ đã làm gì?
- Nếu là con, con sẽ làm gì?
=> Tôi giáo dục trẻ biết quan tâm đến các bạn, khi chơi không được xô
đẩy nhau, chen lấn nhau, khi thấy bạn bị ngã thì ra đỡ bạn dậy.
12

Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: Tô màu bức tranh cho đẹp
Chủ đề: Trường mầm non
Với tiết học này, tôi đưa ra các câu hỏi đàm thoại sau:
- Các con có nhận xét gì về bức tranh này?
- Trong tranh có những ai?
- Các bạn đang làm gì?
- Các bạn chơi như thế nào?
- Ở trường các con được chơi những trò chơi gì?
- Khi chơi các con chơi như thế nào?
=> Tôi giáo dục trẻ khi đến trường các con được chơi những trò chơi thêm
nhiều trò chơi ở trong lớp cũng như ở ngoài sân trường, được học thêm nhiều
kiến thức mới về thế giới xung quanh trẻ, có thêm những bạn mới, biết thêm
nhiều điều bổ ích mà trẻ chưa được biết .... Thông qua tiết tạo hình tôi cũng giáo
dục trẻ biết yêu thương, đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ các bạn như: Các con nhắc
bạn giữ gìn vở sạch sẽ, không tô chờm ra ngoài, không làm gãy bút, không vẽ
bậy ra bàn, không vứt giấy lung tung. Tô xong giúp cô cất đồ dùng gọn gàng,
ngăn nắp, gọn gàng đúng nơi quy định.
4.2 Thông qua các hoạt động khác
* Hoạt động đón trẻ:
Trò chuyện cùng trẻ trong chủ điểm trường mầm non, tôi đưa ra các câu
hỏi về các bạn trong lớp: Như bạn tên là gì? Bạn là con trai hay con gái?. Hôm
nay lớp mình có bạn đi học khóc nhè không? Vì sao bạn khóc? Bạn khóc chúng
mình phải làm gì để bạn nín? Ngoài các bạn trong lớp còn có ai? Các cô tên là
gì? Hàng ngày các cô làm những công việc gì? Các con làm gì để giúp đỡ cô?.
Với chủ đề”Gia đình”, tôi đàm thoại cùng trẻ những câu hỏi như: Trong nhà con
có những ai? Ai hay đưa đón con đi học? Khi đến cửa lớp các con chào ai? Bố
mẹ rất vất vả để cho chúng mình có quần áo đẹp để mặc, cho chúng mình ăn
những đồ ăn ngon. Vậy các con làm gì để biết ơn và giúp đỡ những người thân
trong gia đình. Các con phải biết vâng lời ông bà, bố mẹ, không được khóc nhè,
biết giúp đỡ mọi người trong gia đình như: Lấy nước cho ông bà, bố mẹ, lấy rổ
cho mẹ nhặt rau, biết chơi với em, dỗ em khi em khóc, ăn xong thì lấy tăm mời
mọi người.....
Khi đến trường các con phải ngoan vâng lời cô giáo, không tranh dành đồ chơi
của bạn, không xô đẩy bạn, đoàn kết trong khi chơi và biết thực hiện một số nội
quy của trường, lớp như: Cất đồ chơi đúng nơi quy định, không làm hỏng đồ
chơi, chơi gọn gàng, ngăn nắp....
Hoạt đông vui chơi đã giải quyết được nhu cầu bức thiết mong muốn
được làm người lớn, hành động như người lớn. Qua chơi trẻ học được cách hợp
tác và thoả thuận với nhau, trẻ có thể học và thực hành các kỹ năng phát triển
các mối quan hệ.
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ chơi gây ra những biến
đổi về chất có ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách trẻ MG và chơi làm tiền
đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo.
13

Hoạt động vui chơi là những phương tiện giáo dục và phát triển cho trẻ,
trong khi chơi trẻ được phát triển trí tuệ, được giáo dục đạo đức, giáo dục thể lực
và phát triển thẩm mỹ. Ngoài ra, chơi còn là hình thức tổ chức đời sống của trẻ,
trong khi chơi hình thành " xã hội trẻ em " và các biểu hiện tình cảm thân ái cảm
thông lẫn nhau.

Hình ảnh cô nhắc cháu Kiên chào mẹ trước khi vào lớp
* Hoạt động ngoài trời
Hoạt động có mục đích:Quan sát cầu trượt
Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ
Chơi tự do: Trẻ chơi với vòng, phấn, đá sỏi...
Tôi cho trẻ xung quanh cầu trượt quan sát:
- Đây là cái gì?
- Dùng để làm gì?
- Khi chơi, các con chơi như thế nào?
Sau đó, Tôi giới thiệu với trẻ những trò chơi hôm nay trẻ được chơi [ chơi cầu
trượt, chơi với vòng, chơi vẽ tự do]. Tôi trò chuyện cùng trẻ xem trẻ thích chơi
gì, Khi chơi cầu trượt các con chơi như thế nào? Xếp hàng lên lần lượt, không
xô đẩy, chen lấn nhau, nhường các bạn gái chơi trước. Các bạn ở nhóm vẽ thì vẽ
gì? Con vẽ tặng ai? Con cảm thấy thế nào nếu bạn cũng vẽ tặng con một bức
tranh?. Sau những câu hỏi đàm thoại đó tôi giáo dục lớp tôi biết nhường nhịn,
chia sẻ động viên các bạn trong lớp cùng chơi với mình.
14

Hình ảnh cô nhắc trẻ xếp hàng trước khi lên chơi

Hình ảnh bạn An Ly rủ bạn Mạnh, Trường An lên chơi cùng
15

* Hoạt động góc
Chơi hoạt động góc giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ,
tình cảm đó được trẻ hình thành giữa trẻ những người xung quanh và giữa trẻ
với gia đình. Tình cảm đó được thể hiện một cách chân thành qua các trò chơi
như: Bán hàng, gia đình, xây dựng.... Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển
tình cảm tập thể, thể hiện sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể.
Góc xây dựng:
- Ở góc xây dựng: Những sáng kiến của trẻ sẽ được bộc lộ rõ nét tùy theo
khả năng tưởng tượng của mỗi trẻ, nó được biểu hiện trong công trình của mình.
Qua trò chơi trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, rèn luyện khả năng chắp ghép
xây dựng , đồng thời phát triển trí tưởng tượng, ý thức, tình cảm, tính tò mò, sự
chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.... Đó là những phẩm chất cần thiết của con người
trong thời đại phát triển.
Tôi đàm thoại cùng trẻ:
- Cô đố các con biết chúng mình đang ở chủ điểm gì?
- Chủ điểm này con xây gì?
- Con xây như thế nào?
Góc phân vai:
Trẻ ba tuổi rất thích bắt chước nhưng vốn kinh nghiệm sống và vốn từ của trẻ
còn hạn chế nên có những việc hàng ngày trẻ vẫn thấy những người thân trong
gia đình làm trẻ rất muốn được làm mà không ai cho trẻ làm. Những việc đó trẻ
lại được thỏa sức làm trong góc phân vai, trẻ được thỏa sức mình làm bố mẹ,
nấu cháo cho em ăn, đi chợ nấu ăn, cho em bé đi khám bệnh..... Tôi cũng đặt ra
cho trẻ những câu hỏi:
- Muốn cho em bé ăn bột thì đầu tiên con phải làm gì?
- Khi em bé bị ốm con làm như thế nào?
- Con cho em uống thuốc như thế nào?
- Con đi chợ mua gì?
- Con nấu món gì?
- Những bạn ở nhóm bán hàng thì niềm nở, nhiệt tình giới thiệu các mặt
hàng có trong cửa hàng [ Như hôm nay cửa hàng tôi có rất nhiều mặt hàng : Các
loại rau, củ, bánh sữa, trà....] khi có khách đến mua hàng.

16

Hình ảnh trẻ thể hiện hành động mời khách mua hàng
- Bên cạnh đó tôi nhắc trẻ cần giữ gìn đồ chơi sạch sẽ, chơi xong pải cất
gọn gàng vào nơi quy định.
* Hoạt động giao lưu:
- Tôi tổ chức cho trẻ giao lưu theo tổ, nhóm bằng cách mời tổ, nhóm thi
đọc thơ, hát, trả lời câu hỏi của cô, cho trẻ chơi kéo co....
* Hoạt động lao động: Tôi cho trẻ đi nhặt lá vàng, tưới nước và chăm sóc
cây.

Hình ảnh cô và cháu lớp C4 đang cùng nhau lao động
17

=> Qua các hoạt động chơi tôi giáo dục trẻ biết nhường nhịn, không xô đẩy,
tranh giành, không nói tục chửi bậy trong khi chơi. Trẻ tự phân vai cho các bạn
trong nhóm mỗi người đóng một vai [Đóng vai bố thì làm những công việc gì,
vai mẹ làm những việc gì...] chia sẻ công việc với các bạn. Ngoài ra trẻ biết
công việc hàng ngày mà các bà, các mẹ phải làm ở nhà, trẻ biết giúp đỡ những
người thân trong gia đình, biết khi trong nhà có người ốm thì trẻ biết lấy nước,
thuốc, chơi nhẹ nhàng không gây tiếng ồn để người bệnh được nghỉ ngơi
* Giờ ăn
Trong giờ ăn tôi yêu cầu trẻ giúp đỡ cô một số công việc vừa sức như kê
ghế vào bàn ăn, bê thìa về bàn…

* Giờ ngủ
- Trước khi cho trẻ đi ngủ tôi cho trẻ lần lượt đi vệ sinh, nhắc nhở trẻ xếp
hàng không xô đẩy, chen lấn nhau, không tranh giành dép, đi đúng nơi quy định,
nhường chỗ cho các bạn mới ốm dậy, những bạn yếu, chậm trong lớp. Khi vào
chiếu ngồi ngay ngắn, không nô đùa, chen lấn các bạn đang ngồi ở chiếu, chạy
nhảy làm xô chiếu của cô. Khi ngủ không kéo chăn của bạn.
* Hoạt động chiều
Như thứ hai rèn kỹ năng vệ sinh, thứ ba làm vở trò chơi học tập, thứ tư
hướng dẫn trò chơi mới, thứ năm rèn kỹ năng tạo hình, thứ sáu biểu diễn văn
nghệ. Tôi hướng dẫn trẻ thực hiện đúng chương trình nhà trường đề ra. Tiếp
theo tôi nêu gương bé ngoan mỗi ngày: Tôi mời từng tổ lên nhận xét, mời các
bạn trong tổ, cả lớp nhận xét bạn. Các con thấy hôm nay tổ Sơn ca, Vàng anh,
Hoạ mi những bạn nào ngoan, những bạn nào xứng đáng được cắm cờ. Ngày
thứ sáu thì tôi mời các bạn lên đêm cờ và phát bé ngoan. Sau giờ học đó tôi cho
trẻ được chơi ở những góc trẻ thích. Trước khi chơi tôi đầm thoại cùng trẻ: Các
con chơi ở góc nào?, Khi chơi các con chơi như thế nào?
18

=> Qua đó tôi giáo dục trẻ, khi đến lớp ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo, khi
chơi không tranh giành đồ chơi của bạn, không đánh bạn, không xô đẩy, chen
lấn nhau, chơi đoàn kết và biết giúp đỡ, nhường nhịn bạn trong lúc chơi để thứ
sáu được khen thưởng trước lớp và được phát bé ngoan.
* Thông qua các tình huống xảy ra trong ngày
Khi trẻ có một hành động đúng lời khen của bố mẹ, cô giáo cổ vũ động
viên kịp thời thì hiệu suất việc làm ấy sẽ tăng lên rất nhiều.
Ví dụ: Khi thấy một bạn tronng lớp chia bánh cho bạn khác, cô ra ân cần
hỏi trẻ
- Con chia bánh cho bạn hoa phải không?
- Cô thấy bạn ấy cười rất tươi, chắc bạn vui lắm đấy
- Khi chia sẻ niềm vui với người khác con cảm thấy như thế nào?
=> Qua những tình huống xảy ra hàng ngày tôi giáo dục trẻ biết quan tâm,
chia sẻ, giúp đỡ những người thân xung quanh.
5. Biện pháp 5 : Tổ chức các ngày hội, ngày lễ.
Việc tổ chức các ngày hội, ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu
quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực .Thông
qua đó trẻ được học và chia sẻ các kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ .
Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với hai cô giáo và ban phụ huynh lớp
từ đầu năm học các kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệt
chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên
Đán, ngày 8/3, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ
chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động.
Ví dụ: Ngày 20/10- ngày phụ nữ Việt Nam
Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày
hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà
tặng bà và mẹ. Sau đó dạy trẻ vẽ tranh chân dung bà và mẹ của mình làm bưu
thiếp chúc mừng, giúp trẻ ghi lại cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ.
Cùng trẻ trang trí giấy mời bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng: ‘‘Để được quan
tâm chia sẻ, để được yêu thương và có thể hiểu các con nhiều hơn kính mời
bà và mẹ bé tới dự ngày hội 20/10 do lớp C4 tổ chức”.
Các bé được ‘‘bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về bà và mẹ.
Không thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh
trên những khuôn mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm
một việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu.
Cũng là ngày hội lớn dành cho phụ nữ, nhưng ngày 8/3 ở lớp C4 lại thật
đặc biệt vì đó là ngày mà các bé gái tuy mới ba tuổi nhưng cũng cảm nhận được
sự tôn vinh, chia sẻ từ các bạn trai cùng lớp.Các bạn trai làm thiếp tặng các bạn
gái, cả lớp làm thiếp, hoa về tặng bà, mẹ. Các bé gái ở lớp cũng hát những bài
hát để tặng bà, mẹ.

19

Với chủ đề ‘Gia đình” trong tiếng nhạc rộn ràng từng bé trai tự tin dắt
một người bạn gái ra cúi chào khán giả. Giống như một cuộc thi ” Chúng tôi là
chiến sĩ”các bé gái cũng được các cô giới thiệu tên, sở thích và cả năng khiếu
riêng nữa, rồi các bé được nghe các bạn trai hát tặng những bài hát mà cả lớp
yêu thích. Hồi hộp và thích thú nhất khi từng bạn trai lên tiết lộ ‘‘bí mật” mình
quí bạn gái nào nhất. Tôi tin rằng các bé gái sẽ không bao giờ quên được giây
phút các bạn trai lên tặng hoa, quà và nói lời chúc mừng bởi vì tôi đọc được
trong ánh mắt các con niềm vui, tự hào vì được các bạn quan tâm chia sẻ, một số
phụ huynh còn phản hồi lại rằng chưa có bao giờ mà bé nhà mình lại vui như thế
kể chuyện ở lớp mãi không chịu ngủ, và ôm chặt em búp bê món quà được các
bạn tặng nói rằng con yêu em búp bê này nhất trên đời.
Và còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã tổ chức cho các con
như: Tổ chức ngày Tết Trung thu, ngày khai giảng, Noel.. mỗi hoạt động một
hình thức phong phú khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích chung đó là
giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ tới người thân và bạn bè. Qua mỗi lần tổ chức
tôi thấy các bé của lớp mình dường như lớn hơn, chững chạc hơn trong suy nghĩ
và cách thể hiện tình cảm, các con có nhiều bạn thân hơn, biết nhường nhịn và
quan tâm đến bạn bè. Những bạn nghỉ học lâu ngày khi đến lớp được các bạn
quấn quýt hỏi thăm và giới thiệu các góc chơi mới, đồ chơi đẹp mà các cô và cả
lớp mới làm.
6. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh:
Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yên tâm giao
trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô
cùng quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi ‘ cha mẹ là
20

Tải về bản full

Sáng kiến kinh nghiệm dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ

ĐẶT VẤN ĐỀ:

sáng kiến kinh nghiệm mầm non hay“Là người ai cũng cần có tình yêu thương, trao yêu thương và nhận lại yêu thương đó như một nhu cầu hạnh phúc mà mọi người ai cũng tìm kiếm trên suốt hành trình sống của mình. Tình yêu thương không phải bỗng dưng mà có được, nó phải được nuôi nấng dạy dỗ từ khi còn bé thơ. Để hiểu yêu thương là gì cũng cần một chặng đường dài học hỏi, trải nghiệm mới thấy được giá trị của nó”

Tình yêu thương là mặt trời, là thi ca của cuộc sống. Nó bắt nguồn từ sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người. Yêu thương là tìm thấy hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của người khác. Tình cảm yêu thương, lòng nhân hậu của con người dành cho con người nó được biểu hiện bằng sự cảm thông, chia sẻ, hi sinh, mà cội nguồn của nó là lòng trắc ẩn yêu thương.

Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập hối hả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn và gấp gáp ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với những người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, đây chính là sự vô tâm không để ý đến những người xung quanh. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì yêu thương và chia sẻ vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội.

Thật xúc động biết bao khi tôi đọc được trên báo 24h câu chuyện về cậu bé tên Trường mới 5 tuổi đã biết chăm sóc mẹ “Đôi bàn tay bé xíu, vừa xúc cơm vừa đỡ đầu mẹ, bé Trường nhẹ nhàng đút từng thìa cho mẹ rất thuần thục. Một năm nay, mọi việc chăm sóc người mẹ bị bệnh nan y đang lay lắt những ngày cuối đời đều do cậu bé chưa tròn 5 tuổi này lo hết. Hàng ngày cậu tự tắm rửa, tự ăn, tự chơi, tự học. Nhìn chúng bạn được ba mẹ đón đưa, được chơi đủ trò trong trưa nắng, thèm lắm nhưng cu cậu không dám đi chơi xa, chỉ quẩn quanh bên mẹ, “ở nhà còn xoa dầu, bóp tay cho mẹ đỡ đau”. Còn đang ở tuổi “ăn chưa biết no nghĩ chưa tới” cậu bé lấy đâu ra sức lực để làm những việc mà ngay cả với người lớn cũng cảm thấy vô cùng vất vả? Phải chăng đó chính là sức mạnh của tình yêu thương vô bờ mà em dành cho mẹ, tình yêu thương đã cho em đôi cánh cánh của thiên thần để em làm nên điều kì diệu trong những việc làm vô cùng giản dị ấy.

Sáng kiến kinh nghiệm dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ

Mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo bao ước mơ và hy vọng của cha mẹ. Một trong những ước mơ lớn nhất mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng mong chờ ở đứa con của mình trong tương lai đó là bé sẽ trở thành một người tốt, có đạo đức, và trước hết là có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, biết yêu thương mọi người như bé Trường. Tuy nhiên, không phải mọi đứa trẻ lớn lên đều tuyệt vời như mơ ước của cha mẹ. Không ít trong số đó trở thành những kẻ lệch lạc về chuẩn mực đạo đức và khi đó cha mẹ lại là những nạn nhân đầu tiên, tiếp theo là cộng đồng, xã hội.

Cũng như ước mơ của các bậc phụ huynh, chúng tôi – những giáo viên mầm non cũng luôn mong muốn những học trò thân yêu của mình lớn lên sẽ trở thành một người tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Do đó ngay từ tuổi mầm non không chỉ trau dồi cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người. Vì vậy dạy cho trẻ biết cách yêu thương từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai.

Có rất nhiều khó khăn để chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình, nếu không tìm ra các giải pháp phù hợp thì sẽ tạo ra sự phát triển không đồng đều về nhận thức và với nhiều tính cách khác nhau trẻ khó có thể hoà nhập với môi trường mới với cô giáo và các bạn ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Trong thực tế ở trường mầm non việc dạy trẻ một số kỹ năng sống như biết yêu thương thực sự chưa được chú trọng phần lớn chỉ tích hợp nội dung này trong tiết học kể chuyện, thơ [với những câu chuyện bài thơ có nội dung phù hợp] hoặc xử lí một vài tình huống xảy ra khi trẻ tranh giành đồ chơi mầm non, đánh bạn.

Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của phụ huynh. Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc con đến trường học được bài hát, bài thơ, chữ gì hay số mấy…chứ chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng cho trẻ. Người giáo viên đôi khi bị cuốn theo đòi hỏi, nhu cầu của phụ huynh, bên cạnh đó cũng có nhiều cô giáo chưa thấy được việc dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong giáo dục hình thành nhân cách trẻ, hơn nữa việc dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ là một lĩnh vực rất mới không có nhiều tài liệu để tham khảo đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian công sức để nghiên cứu tìm ra các biện pháp phù hợp và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh và nhà trường.

Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, chia sẻ với bạn bè và người thân? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn mày mò, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự yêu thương, chia sẻ tới cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh và tập hợp ‘‘Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ” tôi đã ứng dụng hiệu quả để chia sẻ cùng bạn bè đồng nghiệp.

  1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
  2. Cơ sở lí luận

Theo ThS. Trần Chí Vĩnh Long – Giảng viên tâm lý học, trường Đại học Tài chính – Marketing thì trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn hành vi của chúng tương đối dễ xác định. Nếu động cơ vì xã hội chiếm ưu thế thì trẻ sẽ thực hiện những hành vi mang tính đạo đức tốt đẹp. Ngược lại nếu động cơ nhằm thoả mãn quyền lợi riêng chiếm ưu thế thì trong nhiều trường hợp trẻ sẽ hành động nhằm tìm kiếm những quyền lợi cá nhân ích kỷ, dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng về quy tắc đạo đức xã hội. Đối với những đứa trẻ này cần áp dụng những biện pháp giáo dục thích hợp, có hiệu quả nhằm thay đổi những cơ sở của nhân cách đã được hình thành một cách bất lợi này, trước hết phải cảm hoá trẻ bằng tình yêu thương, đồng thời lại đòi hỏi ở chúng sự yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh, tạo ra những tình huống để gợi lên ở trẻ những hành vi đạo đức tốt đẹp.

Tuy nhiên, mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Đó là cốt lõi trong giáo dục cho trẻ có được nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai.

2.Cơ sở thực tiễn

Trường mầm non Hoa Hồng của chúng tôi có thể nói là một ngôi trường thân thiện với không gian tràn ngập màu xanh của cây lá, của tiếng chim hót véo von mỗi buổi sớm mai, đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường là những người có tâm huyết yêu nghề mến trẻ, chúng tôi luôn mong được cống hiến tâm huyết của mình cho sự nghiệp trồng người. Việc giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ với người thân bạn bè, những người xung quanh bé, các con vật nuôi và cây trồng từ nhiều năm nay đã được nhà trường chú trọng và coi đây là nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ. Song, do khả năng, nhận thức của giáo viên cũng như yêu cầu của phụ huynh và điều kiện cơ sở vật chất cũng như tài liệu tham khảo để định hướng cho giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục còn ít nên kết quả thực hiện nội dung này chưa thực sự hiệu quả và không đồng đều nhất quán ở các lớp.

Lớp tôi là một trong 6 lớp mẫu giáo của trường thực hiện mô hình lớp cung ứng dịch vụ, chính vì vậy tôi luôn mong muốn mang lại cho các con một môi trường giáo dục tốt nhất, mong muốn dạy các con biết yêu thương chia sẻ với mọi người để hình thành cho các con nhân cách tốt đẹp.

Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:

2.1. Thuận lợi

Đa số trẻ trong lớp tôi đều đã học qua lớp mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ nên có nền nếp học tập. Biết quan tâm, chia sẻ giúp đỡ cô giáo và bạn bè

Phụ huynh lớp tôi rất quan tâm đến con. Ban phụ huynh lớp tích cực phối hợp với giáo viên lớp tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại, các hoạt động xã hội từ thiện.

Bản thân tôi và 2 giáo viên ở lớp đều đã được tham gia các lớp bồi dưỡng kĩ năng sống; Giá trị sống nên tích lũy được một số kiến thức cũng như kinh nghiệm dạy trẻ các kĩ năng, các giá trị sống trong đó có kĩ năng biết chia sẻ, yêu thương.

2.2. Khó khăn

Lớp có một số bé quá hiếu động như bé: Khôi Nguyên, Hải Đăng, Đức Minh, Trần Lâm, Tiến Anh B khả năng tập trung chú ý chưa cao hay quậy phá. Bên cạnh đó, lớp lại có một số bé khá nhút nhát, thể trạng yếu không thích tham gia các hoạt động tập thể như bé Thanh Thư, Trần Thành

Lớp có số trẻ nam đông hơn trẻ nữ: 38/18

Lên 5 tuổi ý thức về bản ngã [cái tôi] của các bé đã bắt đầu xuất hiện, trẻ biết phân biệt một cách rõ ràng giữa bản thân và những người xung quanh. Khả năng phân biệt về nhận thức, về những giới hạn của quyền sở hữu ở một số cháu của lớp tôi rất kém, trẻ chỉ biết ích lợi của bản thân mà không để ý đến quyền lợi của những người xung quanh.

Các bé lớp tôi phần lớn được sinh ra trong những gia đình có điều kiện, lại là bé đầu lòng nên rất được ông bà bố mẹ nâng niu chiều chuộng, mọi ý thích của bé đều được đáp ứng nên sự chia sẻ và thể hiện tình cảm yêu thương của trẻ với mọi người mọi vật xung quanh còn hạn chế.

Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là công chức nhà nước nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà và người giúp việc, vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn.

Nhiều phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự yêu thương và bao bọc. Đôi khi yêu con quá mà ‘‘che chắn” con quá kĩ.

  1. Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ

3.1. Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng

Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác, và trải nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế.

Trẻ mẫu giáo 5 tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu hiểu và tiếp cận với trẻ tôi đã dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản đại học sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng enternet. Để thiết kế các bài dạy, hoạt động sinh động hiệu quả tôi đã đăng ký tham gia các lớp học về giá trị sống do viện nghiên cứu chiến lược trẻ em tổ chức. Tham gia dạy kĩ năng sống cho trẻ 4-6 tuổi tại các trung tâm Eveil, Smile’house

Qua một thời gian tự học, tự bồ dưỡng tôi cảm thấy mình đã trang bị được những kiến thức cơ bản về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non, tôi đã “hiểu” trẻ hơn và có thể thiết kế các hoạt động nhằm giúp các con biết yêu thương chia sẻ với mọi người mọi vật xung quanh.

Tôi hiểu rằng: Để dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ cô giáo phải luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ, cô cần:

Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ đồ chơi mầm non hay món ăn mà trẻ ưa thích với bạn bè.

Lắng nghe trẻ, giúp chúng bày tỏ thái độ

Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề

Tôn trọng đồ đạc của trẻ

Dạy trẻ ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động có thể tích hợp

3.2. Biện pháp 2. Phối hợp với phụ huynh

Tôi rất tâm đắc với câu nói của cô Tường Lan giáo viên dạy tâm lý “Con cái chúng ta như một thân cây, chúng hút nước hằng ngày để lớn lên. Nhưng câu hỏi đặt ra là chúng hút nước từ đâu? Chính là từ cha mẹ. Cha mẹ phải là biển hồ cho con trẻ, phải là biển yêu thương để con trẻ có thể dựa vào nó mà lớn lên từng ngày. Chúng cần phải được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu và được an toàn trong vòng tay của mẹ cha.”

Đúng vậy, yêu thương trước hết phải bắt nguồn từ gia đình. Cha mẹ có yêu thương con cái thì con cái mới khôn lớn, thành người và con cái cũng phải biết ơn, biết yêu thương cha mẹ để khi trưởng thành sẽ vững vàng hơn trong cuộc sống, trong học tập và công việc để trở thành điểm tựa của gia đình, của cha mẹ.

Trẻ biết yêu thương sẽ giúp định hình nhân cách. Nhân cách của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có, nó được hình thành trên cơ sở của giáo dục, mà trong đó giáo dục gia đình là những bước đi đầu tiên, quan trọng. Cha mẹ phải biết rằng, trước khi trẻ theo học ở bất kỳ môi trường giáo dục ngoài xã hội nào thì môi trường giáo dục đầu tiên mà trẻ tiếp xúc đó là môi trường giáo dục gia đình. Trong môi trường đó cha mẹ là những người thầy người cô.

Tuy nhiên, có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yên tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng, ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm non vai trò của cha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi. Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng giáo dục chắc chắn cho bé khi trưởng thành.

Chính vì vậy, gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí hướng để việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả. Giáo viên cần phối hợp với phụ huynh, giúp phụ huynh nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, thông qua đó phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa gia đình và nhà trường, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh.

Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con.

Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ [qua trao đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại] để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp.

Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi đã tạo cho phụ huynh một bất ngờ thú vị, đó không phải một buổi họp với những văn bản và yêu cầu như lệ thường mà là buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ thật sự, phụ huynh được tiếp đón trong một không gian thân mật, ấm cúng và trang trọng, cô giáo cùng phụ huynh ngồi xung quanh các dãy bàn phủ khăn, có hoa, quả và nước uống. Phụ huynh là những người đầu tiên chia sẻ những mong muốn nguyện vọng của mình khi gửi con ở trường mầm non, còn chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh. Trong buổi tọa đàm chúng tôi đã chia sẻ với phụ huynh: có được tình yêu thương trong gia đình, khi ra ngoài xã hội trẻ cũng sẽ học được cách yêu thương những người xung quanh, biết quan tâm và chia sẻ. Một con người trưởng thành nếu biết yêu thương người thân, bạn bè thì cũng sẽ nhận lại được nhiều yêu thương, đồng cảm. Yêu thương chính là động lực để các con vững vàng hơn trên bước đường đời, có yêu thương để mọi sai lầm được sữa chữa, có yêu thương để có được điểm tựa tinh thần vững chắc. Hãy yêu thương để con cái chúng ta cũng biết yêu thương.

Tôi đã đặt câu hỏi với phụ huynh: Làm thế nào để dạy con cái chúng ta biết yêu thương đúng cách? Câu hỏi này đã nhận được rất nhiều đóng góp quý báu của các bậc phụ huynh về cách ứng xử với con cái, cách dạy con biết yêu thương chia sẻ với anh chị em và cha mẹ của mình. Chúng tôi cũng chia sẻ với phụ huynh những kiến thức về tâm lí lứa tuổi trẻ lên 5: Trẻ ở độ tuổi này khá nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Chính vì thế, cha mẹ hãy cho trẻ xem những chương trình tivi hoặc đọc cho trẻ nghe những câu chuyện ca ngợi sự quan tâm và yêu thương người khác. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy thể hiện tình yêu thương của mình bằng lời nói và cử chỉ trước mặt trẻ. Đây cũng là độ tuổi mà trẻ bắt đầu tự lập hơn và khả năng thấu cảm cũng bắt đầu phát triển. Các con đã đủ lớn để nhận biết cảm xúc của người khác và có thể rất quan tâm đến những rắc rối của mọi người xung quanh. Chính vì thế, cha mẹ cần phải giúp con hiểu được điều con cần làm.

Thế giới của một đứa trẻ ở tuổi mẫu giáo khá nhỏ bé. Chính vì thế, tốt nhất là cha mẹ nên khuyến khích con giúp đỡ những người xung quanh mà con biết, ví dụ như sang thăm và tặng quà cho một người hàng xóm bị ốm hoặc giúp quét lá trong sân cho một ông, bà già sống cạnh nhà. Khi bé tập vẽ, cha mẹ có thể khuyến khích bé tặng các tác phẩm của mình cho những người xung quanh

Sau thành công của buổi tọa đàm đó tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ phía các bậc phụ huynh đó chính là sự quan tâm chia sẻ thật sự với lớp, với giáo viên mầm non. Mỗi buổi chiều một số phụ huynh lại nán lại trong lớp chơi cùng các con, giúp các cô dọn dẹp phòng nhóm. Tất cả các bậc phụ huynh thường xuyên quan tâm đến các hoạt động của lớp, ủng hộ rất nhiều nguyên vật liệu, những giáo cụ trực quan. Chỉ cần giáo viên thông báo hoặc quan sát thấy các cô và các con bận rộn với việc chuẩn bị cho lễ hội là nhiệt tình giúp đỡ. Trong mỗi bước trưởng thành của các con, trong mỗi thành công của lớp đều chứa đựng tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ của tất cả các bậc phụ huynh.

Để phụ huynh có thể phối hợp tốt với chúng tôi trong việc giáo dục trẻ tôi đã sưu tầm rất nhiều tư liệu quí về dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ để phụ huynh tham khảo [Phần phụ lục].

Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo cơ thể còn non yếu và cũng rất hiếu động nên các bé thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi trường hợp trẻ bị ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng với ban phụ huynh lớp đến tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các bé. Những việc làm này tuy nhỏ nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh những tình cảm tốt đẹp, góp phần thắt chặt sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường.

3.3. Biện pháp 3. Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để thu hút trẻ

Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí xắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ.

Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc. Không những thế dưới mỗi sản phẩm chúng tôi đều ghi lại cảm xúc của trẻ. Có thể nói đến bây giờ các bé của lớp tôi đã có một bộ sưu tập các sản phẩm và cảm xúc của mình đây sẽ là món quà có ý nghĩa để bé dành tặng cha mẹ, những câu nói lời chúc ngộ nghĩnh đáng yêu thể hiện trong mỗi sản phẩm đã ghi dấu lại sự trưởng thành lớn khôn hàng ngày của các bé.

Để lưu giữ những thông điệp yêu thương, để nhắc nhở các bé biết thường xuyên phấn đấu tu dưỡng trở thành những em bé ngoan, những con người nhân hậu sống có ích chúng tôi cùng trẻ làm “ Cây yêu thương” của lớp. Trên đó, từng cặp rễ cây và quả sẽ mang một thông điệp:

Ví dụ: Gieo lòng tốt, gặt thân thiện.

Gieo khiêm tốn, gặt cao thượng.

Gieo kiên nhẫn, gặt chiến thắng.

Gieo chăm chỉ, gặt thành công.

Gieo cởi mở, gặt thân mật.

Gieo niềm tin, gặt phép mầu.

Để trẻ hiểu chúng tôi đã giải thích rất cặn kẽ những thông điệp đó và thường xuyên hỏi trẻ: Hôm nay chúng mình đã gieo được gì? Chúng mình gieo chăm chỉ [khiêm tốn…] như thế nào?

Trên thân cây chúng tôi gắn hình ảnh những hoạt động đi làm từ thiện, hay giao lưu…của lớp như một hình thức ghi dấu lại những việc có ích trẻ đã làm giúp trẻ cảm thấy tự hào, hứng thú hơn khi tham gia những hoạt động tiếp theo.

Để kích thích những việc làm tốt của trẻ có tính liên tục bên cạnh “cây yêu thương” chúng tôi cùng trẻ tạo ra một vườn hoa với tiêu đề “những bông hoa việc tốt”, mỗi bông hoa gắn với một việc làm. Ví dụ: Thích giúp đỡ cô giáo và các bạn…cuối tuần trẻ nào đạt được tiêu chí trên bông hoa sẽ được gắn ảnh. “Cây yêu thương”, “những bông hoa việc tốt” không chỉ giúp cho các bé của lớp tôi trở nên thân thiện, tích cực, thích làm việc tốt hơn mà còn thu hút được sự quan tâm ủng hộ của các bậc phụ huynh.

Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, âm nhạc cũng là một trợ thủ đắc lực để chúng tôi mang đến cho các bé một cảm giác bình yên thoải mái khi đến lớp, làm giảm bớt những căng thẳng bực bội và tính hiếu động nghịch ngợm của các bé . Vào buổi sáng sau giờ điểm danh hay trước giờ đi ngủ, buổi chiều trước giờ phụ huynh đón chúng tôi thường cho các bé nhắm mắt thư giãn lắng nghe nhạc không lời Song from A Secret garden cùng theo đó là những lời bình rất dịu dàng trên nền nhạc

“Các con hãy nhắm mắt lại, thả lỏng cơ thể và thấy mình đang đứng giữa một khu vườn đầy hoa, những bông hoa đủ màu sắc tỏa hương thơm ngát, tiếng chim hót líu lo, phía xa xa là cô giáo và những người bạn thân thiết của con, mọi người đang nhìn con mỉm cười, đến bên con, thì thầm nói với con…tôi yêu bạn lắm, bạn là người bạn tuyệt vời…con cùng cô giáo và các bạn bước vào một khinh khí cầu, khinh khí cầu nhẹ nhàng bay lên đưa con và các bạn đi qua những cánh đồng xanh mướt, những dòng sông êm đềm …rồi khinh khí cầu từ từ hạ xuống …bây giờ các con hãy mở mắt ra và trở về với lớp học của mình nào”.

Sau đó tôi hỏi cảm giác của trẻ sau khi thư giãn và cho trẻ tập nói lời yêu thương với người bạn bên cạnh của mình. Có thể nói những phút giây thư giãn đã mang lại những hiệu quả tích cực, các bé của lớp tôi trở nên thân thiết với nhau hơn, bớt nghịch ngợm và thật giàu cảm xúc. Đã có những giọt nước mắt của bé rơi xuống khi tôi nói và cho trẻ tưởng tượng về mẹ, về những người bạn thân của mình… Bé Đức Minh một bé trai rất hiếu động đã nói với tôi rằng “ con ước gì bạn Hà Trang đừng chuyển đi, con sẽ chơi thân với bạn ấy hơn, con sẽ nhường hết đồ chơi cho bạn”.

Vì lớp tôi số lượng trẻ trai rất đông, các bé tương đối hiếu động nghịch ngợm nhưng cũng rất giàu tình cảm nên ngay từ đầu năm chúng tôi đã trò chuyện với trẻ cùng trẻ đề ra các nội qui của lớp, nội qui đầu tiên là: Phải đoàn kết yêu thương bạn bè… tôi cũng qui định với các bé nếu cả tuần đều ngoan không vi phạm nội qui của lớp thì cuối tuần bé sẽ được đeo huy hiệu bé ngoan và có cơ hội được các bạn bầu làm tổ trưởng và được ghi tên ngoài bảng cho bố mẹ xem, được cắm cờ. Những nội qui đó do trẻ tự đề ra nên trẻ cố gắng thực hiện rất nghiêm túc, bé nào cũng cố gắng để được đeo huy hiệu để được cô giáo và các bạn tôn vinh.

Lớp tôi cũng có một số bé mới chuyển đến, sức khỏe yếu, hay nghỉ dài như bé: Thanh Thư, Trần Thành vì vậy mỗi khi đi học đến lớp các bé rất nhút nhát, thường chơi một mình. Để giúp các bé mạnh dạn, thích đi học đến lớp, chúng tôi lôi cuốn bé vào các hoạt động tập thể, khéo léo gợi ý để những bé mạnh dạn tự tin như: Phương Linh, Tiến Anh, Gia Linh, đến kết bạn, tạo cho các bé nhiều cơ hội hợp tác chia sẻ như cùng vẽ tranh, nặn quả, làm đồ chơi…dần dần các bé đã quen hơn với môi trường mới và thích đi học. Bây giờ bé Thanh Thư, Trần Thành được cô giáo và các bạn rất yêu quí vì bé rất ngoan, biết nhường nhịn bạn và hòa đồng với tập thể.

Chúng tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình. Trẻ ở lớp gọi chúng tôi là mẹ xưng con, các bé cũng nũng nịu vòi vĩnh thể hiện tình cảm với chúng tôi giống như mẹ của mình. Không còn khoảng cách giữa cô và trò mà là tình cảm mẹ con thật sự, cũng có những phút giây yêu thương hờn giận…những khi trẻ mắc lỗi chỉ cần chúng tôi nói các mẹ buồn quá sắp già và xấu đi rồi là trẻ rất sợ, rối rít xin lỗi và hứa sửa chữa khuyết điểm. Chúng tôi cũng cảm thấy tình thương của mình dành cho các con nhân lên mỗi ngày.

Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy bé thành người biết yêu thương chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi luôn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ cũng như thể hiện tình cảm theo hướng tích cực với chị em đồng nghiệp, với phụ huynh.

3.4. Biện pháp 4. Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ thông qua các hoạt động ngoại khóa

Có thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực .Thông qua đó trẻ được học và chia sẻ các kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ .

Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với hai cô giáo và ban phụ huynh lớp từ đầu năm học các kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động.

3.4.1. Dạy trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình

Nuôi dưỡng lòng yêu thương cho trẻ là một công việc hết sức thú vị và đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết. Cũng tương tự như khi ta xin được một hạt giống quý nào đó rồi mang về trồng trên mảnh đất trước nhà. Mỗi ngày, ta tưới nước giữ ẩm cho chỗ đất gieo hạt, rồi một ngày nào đó hạt sẽ nảy mầm phát triển thành cây cho ta trái ngọt lành.

Cùng với việc dạy trẻ trên những tiết học, tích hợp trong các hoạt động của chủ đề gia đình chúng tôi rất quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các ngày lễ hội như tổng kết chủ đề: “Ngày hội gia đình”, tổ chức “ngày hội yêu thương 20-10” bởi thông qua các hoạt động chuẩn bị, chia sẻ trẻ sẽ hiểu sâu sắc hơn tình cảm yêu thương của cha mẹ dành cho mình, biết cách chia sẻ cảm xúc với những người thân yêu.

Ví dụ 1: Ngày hội gia đình

Ngày hội gia đình năm nay của lớp A1 thật ấn tượng, mặc dù rất bận rộn nhưng tất cả bố mẹ của các bé đều có mặt từ rất sớm cùng các con nặn bánh dẻo chay, bên các con trong những trò chơi bố mẹ hiểu con- con hiểu bố mẹ và các trò chơi chung sức…không gian lớp học khi thì tràn ngập tiếng cười khi thì sâu lắng dạt dào cảm xúc khi nghe bố bé Minh Khuê nói chuyện với con gái qua lời ghi âm điện thoại

“Ba xin lỗi con gái vì ba thường xuyên phải đi công tác xa không được mỗi ngày cùng mẹ đưa con đến lớp, không cho con đi chơi công viên cuối tuần, con thiệt thòi hơn các bạn.. ba biết con rất buồn, cho ba xin lỗi nhé con gái yêu, nhưng ba chắc con sẽ sẵn sàng giúp đỡ ba một việc vì con là con gái ngoan của ba mà… con hãy đi học thật ngoan, ăn cơm nhanh và chịu khó uống sữa vào buổi tối nhé, con hãy thay ba chăm sóc mẹ…cảm ơn con gái nhiều, ba sẽ sớm về bên hai mẹ con”.

Không chỉ chúng tôi và các bậc phụ huynh xúc động nghẹn ngào khi nghe lời tâm sự, các bé cũng vậy, rất nhiều bé đã chạy đến ôm lấy Minh Khuê và thể hiện tình cảm yêu thương với bé. Sau ngày hôm đó tôi thấy bé Minh Khuê như chững chạc hơn, chịu khó ăn thức ăn và bé cũng được các bạn quan tâm hơn, thân hơn trong các hoạt động của lớp.

Ví dụ 2: Ngày 20/10- ngày phụ nữ Việt Nam

Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng mẹ. Các bé đã cùng nhau làm những bông hoa hồng bằng giấy kết thành một lẵng hoa thật đẹp để tặng mẹ và cắt dán hoa trang trí phông, cùng tô màu dòng chữ ‘ Riêng mặt trời chỉ có một và thôi và mẹ em chỉ có một trên đời” để treo trước cửa lớp.

Các bé còn được ‘‘bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về mẹ. Không thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh trên những khuôn mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm một việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu.

Chúng tôi cũng chọn chủ đề về mẹ với lời đề từ ấn tượng trên phông sân khấu: ‘‘Mẹ trong trái tim con”. Ngày hôm ấy, giữa ngập tràn bóng và hoa những thiên thần nhỏ của lớp tôi xếp hàng hai bên cửa lớp chào đón các mẹ. Vào chương trình từng tốp các bé lên hát múa và đọc những bài thơ thật hay và ý nghĩa về mẹ, cả hội trường như nghẹn lại khi xem cô giáo phương Quỳnh cùng các con hát múa bài ‘‘Nhật kí của mẹ” và nghe các bé trai nói lời chúc mừng mẹ. Cuối chương trình các phụ huynh rất bất ngờ khi tôi yêu cầu các chị nhắm mắt lại và thư giãn trong tiếng nhạc: ‘‘Các chị hãy nhắm mắt lại, thả lỏng cơ thể, lắng nghe tiếng nhạc và thấy mình đang đứng giữa một cánh đồng đầy hoa, nắng vàng rực rỡ, tiếng chim hót líu lo, có một thiên thần đang chạy đến bên chị, mỉm cười với chị và cất tiếng gọi….” đúng lúc ấy các bé chạy đến bên mẹ và cất tiếng gọi ‘‘mẹ ơi con yêu mẹ nhất trên đời!” rồi xà vào lòng mẹ, ôm hôn mẹ tặng mẹ những lẵng hoa do chính tay bé tự làm. Cảm xúc như vỡ òa, tất cả các mẹ đều bật khóc, những giọt nước mắt xúc động và tràn đầy hạnh phúc cứ lăn dài trên má.

Mẹ bé Đức Huy cứ cầm tay chúng tôi nghẹn ngào mãi mới nói lên lởi ‘‘Em cảm ơn các chị, hôm nay là ngày mà em cảm thấy hạnh phúc nhất, cảm ơn các chị đã dạy các con biết yêu thương quan tâm tới mẹ, đây cũng là món quà đầu tiên mà bé Huy làm tặng mẹ, em vui lắm”

Còn nhiều nữa những hoạt động gắn kết yêu thương giữa cha mẹ và bé của lớp tôi như : ‘‘Ngày hội hóa trang với ông già Noel” mà trong đó các bộ trang phục hóa trang của bé do cả gia đình lên ý tưởng và hợp tác thiết kế. ‘‘Ngày hội trăng rằm” cũng vậy những giỏ quả ngon lành, những con giống ngộ nghĩnh bé mang đến lớp đều có được từ tình yêu thương sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ bé.

3.4.2. Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm đến bạn bè

Trong suốt những năm tháng tuổi thơ, bạn bè là một trong những người quan trọng nhất trong cuộc sống của một đứa trẻ.Nhiều tính cách trẻ em được hình thành bởi tình bạn mà trẻ có được trong suốt cuộc đời mình. Trên thực tế, trẻ em cũng có thể hình thành tình bạn cả tích cực và tiêu cực.

Vì vậy, trẻ phải học hỏi không chỉ làm thế nào để có bạn bè trong suốt thời thơ ấu mà còn làm thế nào để hình thành tình bạn tích cực với các bạn đồng trang lứa của mình.Là cô giáo những người gần gũi trẻ nhất, có một số cách để chúng ta có thể giúp các bé yêu của mình có được tình bạn tích cực, biết yêu thương chia sẻ với bạn bè.

Bên cạnh việc khuyến khích trẻ chơi thân ái đoàn kết với các bạn trong lớp, chúng tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động đòi hỏi trẻ phải thể hiện cảm xúc, sự quan tâm chia sẻ và hợp tác với nhau như tổ chức sinh nhật tháng, giao lưu giữa các lớp, “viết” thư thăm bạn ốm, phát động thi đua “đôi bạn tốt” để trẻ tự học hỏi những ưu điểm của bạn và phát huy thế mạnh của mình.

Đặc biệt, ngày 8/3 năm nay để giúp trẻ biết yêu thương chia sẻ và thể hiện tình cảm với các bạn của mình chúng tôi đã phối hợp cùng các giáo viên trong khối tổ chức hoạt động giao lưu cho trẻ với chủ đề “ Hoa tình bạn” tại công viên Nghĩa Đô. Ngày hôm ấy các bé gái không chỉ nhận được sự quan tâm giúp đỡ chia sẻ của các bạn trai trong lớp mà các bé còn có “một ngày trọn niềm vui” với rất nhiều bất ngờ mà các cô giáo và các bạn trai trong khối mang lại. Tại công viên các bé được các cô giáo chuẩn bị sân khấu, bàn tiệc và rất nhiều các trò chơi giao lưu vui nhộn như: di chuyển bóng bằng má, đút bim bim cho bạn…các bé đã rất tự tin múa hát và thể hiện tình cảm với các bạn nam nữ trong khối.

Buổi chiều hôm ấy, trong không khí ấm áp yêu thương của lớp học, trong tiếng nhạc rộn ràng từng bé trai tự tin dắt một người bạn gái ra cúi chào khán giả. Giống như một cuộc thi sắc đẹp các bé gái cũng được các cô giới thiệu tên, sở thích và cả năng khiếu riêng nữa, rồi các bé được nghe các bạn trai hát tặng những bài hát mà cả lớp yêu thích. Hồi hộp và thích thú nhất khi từng bạn trai lên tiết lộ ‘‘bí mật” mình quí bạn gái nào nhất và tự tin dắt tay bạn lên tặng cho bạn những món quà xinh xinh do chính mình lựa chọn, phải nói rằng các bé trai của lớp tôi rất ‘tâm lí „ khi biết chọn cho các bạn của mình những chiếc nhẫn và nơ cặp tóc màu hồng đáng yêu. Tôi tin rằng các bé gái sẽ không bao giờ quên được giây phút các bạn trai lên tặng hoa, quà và nói lời chúc mừng bởi vì tôi đọc được trong ánh mắt các con niềm vui, tự hào vì được các bạn yêu thương chia sẻ, một số phụ huynh còn phản hồi lại rằng chưa có bao giờ mà bé nhà mình lại vui như thế kể chuyện ở lớp mãi không chịu ngủ, và giữ mãi chiếc nhẫn trong tay như báu vật.

Lớp tôi số lượng trẻ trai rất đông, các bé tương đối hiếu động nghịch ngợm nhưng cũng rất giàu tình cảm nên ngay từ đầu năm chúng tôi đã trò chuyện với trẻ cùng trẻ đề ra các nội qui của lớp, nội qui đầu tiên là: Phải đoàn kết yêu thương bạn bè… tôi cũng qui định với các bé nếu cả tuần đều ngoan không vi phạm nội qui của lớp thì cuối tuần bé sẽ được đeo huy hiệu bé ngoan và có cơ hội được các bạn bầu làm tổ trưởng và được ghi tên ngoài bảng cho bố mẹ xem, được cắm cờ. Những nội qui đó do trẻ tự đề ra nên trẻ cố gắng thực hiện rất nghiêm túc, bé nào cũng cố gắng để được đeo huy hiệu để được cô giáo và các bạn tôn vinh.

Lớp tôi cũng có một số bé mới chuyển đến, sức khỏe yếu, hay nghỉ dài như bé: Thanh Thư, Trần Thành vì vậy mỗi khi đi học đến lớp các bé rất nhút nhát, thường chơi một mình. Để giúp các bé mạnh dạn, thích đi học đến lớp, chúng tôi lôi cuốn bé vào các hoạt động tập thể, khéo léo gợi ý để những bé mạnh dạn tự tin như: Phương Linh, Tiến Anh, Gia Linh, đến kết bạn, tạo cho các bé nhiều cơ hội hợp tác chia sẻ như cùng vẽ tranh, nặn quả, làm đồ chơi…dần dần các bé đã quen hơn với môi trường mới và thích đi học. Bây giờ bé Thanh Thư, Trần Thành được cô giáo và các bạn rất yêu quí vì bé rất ngoan, biết nhường nhịn bạn và hòa đồng với tập thể.

Ngày qua ngày, các bé lớp tôi đã có thêm nhiều tình bạn đẹp trong sáng thánh thiện. Tình bạn đẹp làm các con tự tin hơn, đoàn kết và thân thiện với tất cả mọi người, mỗi ngày đén lớp với bé là một ngày vui.

3.4.3. Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm đến những người lao động

Không chỉ dạy trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình, cô giáo và bạn bè chúng tôi luôn dạy các con lòng biết ơn, biết yêu quí những người lao động xung quanh bé như bác bảo vệ, bác làm vườn, bác đầu bếp, bác lao công…

Có một thực tế buồn là đầu năm học khi chúng tôi hỏi trẻ tên các cô bác trong trường hầu như trẻ chỉ nhớ tên các cô giáo bé đã từng học qua, khi hỏi tên các bác lao công, bác bảo vệ trẻ không thể nói được…chúng tôi đã trò chuyện rất nhiều với các bé, cho bé thấy những việc làm thầm lặng của các bác đã đem lại cho bé một môi trường an toàn, xanh sạch đẹp để các bé vui chơi cùng những thiết bị mầm non học hành…các bé dường như cũng hiểu và tỏ ra rất tò mò mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn về các bác lao công trong trường. Chúng tôi đã mạnh dạn xin phép Ban giám hiệu để lựa chọn chủ đề nhánh: “Bác lao công” trong chủ đề Nghề Nghiệp. Sau một tuần tìm hiểu về tên tuổi, công việc, dụng cụ lao động… của các bác lao công chúng tôi đã tổ chức tổng kết chủ đề mời các bác và phụ huynh đến dự. Hai bác lao công đã rất bất ngờ khi được đón tiếp nồng hậu trong một không gian ngập tràn hoa và phông chữ “Cháu yêu bác Thảo bác Hiền”. Suốt buổi hôm ấy tên của hai bác được trẻ gọi to rất nhiều lần với tất cả lòng kính trọng, rồi các bé múa hát đọc thơ cho các bác nghe và nói lời cảm ơn, tặng hoa cho các bác. Giây phút cảm động nhất, bất ngờ nhất là khi hai bác được mời lên đi trong “đường hầm yêu thương” của các bé., đôi mắt bịt kín để các bác có thể nghe và cảm nhận những lời nói yêu thương bằng cả trái tim mình “con yêu bác nhiều lắm; cảm ơn bác đã quét dọn sân trường sạch sẽ; bác vất vả quá con thương bác lắm; bác thật dịu hiền…” những lời nói yêu thương ấy chắc chắn sẽ đi theo các bác suốt cuộc đời làm vơi đi những nhọc nhằn vất vả lo toan, làm cho bác thấy yêu công việc hơn, tự hào vì mình đã được yêu thương kính trọng, còn với các bé của lớp tôi không chỉ là những lời nói yêu thương, các bé thật sự trân trọng những việc làm của các bác, mỗi lần chúng tôi cho các bé xuống sân trường thấy các bác là các bé reo lên chào và chạy ùa đến ríu rít chuyện trò với bác và giúp bác nhặt lá bỏ vào thùng. Thật hạnh phúc khi chứng kiến giây phút đó, trong lòng chúng tôi cũng trào lên cảm xúc yêu thương.

3.4.4. Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ với những người bất hạnh những bạn nhỏ mồ côi

Các bé em của lớp tôi may mắn đều được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương vô bờ của ông bà cha mẹ, các bé không thể biết và hình dung ra ở ngoài kia vẫn còn có những bạn nhỏ mà ngay từ khi chào đời đã trót mang một niềm bất hạnh, đó là những bạn bị khuyết tật, các bé sơ sinh bị bỏ rơi, và vẫn còn có những cụ già cô đơn không nơi nương tựa phải nhờ tới bàn tay nuôi dưỡng của cộng đồng, xã hội. Chúng tôi thấy rằng cần phải dạy các bé biết mở rộng lòng mình để yêu thương, quan tâm chia sẻ với những người bất hạnh để khi lớn lên các bé trở thành những con người có tấm lòng nhân hậu. Chúng tôi đã kết hợp cùng nhà trường tổ chức cho các con được tham gia rất nhiều các hoạt động từ thiện: “Chung tay vì trẻ em Nhật Bản”, “ Thăm và tặng quà các bạn nhỏ làng trẻ em SOS”

Chúng tôi đã kể cho các bé nghe về các bạn nhỏ mồ côi được các nhà sư nhân từ ở chùa Bồ Đề đón về nuôi dưỡng…chúng tôi nói với các bé rằng “Các bạn nhỏ ấy cần lắm hơi ấm của tình yêu thương, một vòng tay ôm, một đôi tất ấm, một đồ chơi cho dù đã cũ..”. Cả lớp đã bàn bạc rất nhiều cuối cùng quyết định phát động phong trào “Nối vòng tay nhân ái vì các bạn nhỏ mồ côi chùa Bồ Đề”.

Không ai bảo ai tất cả các bé đều về nhà xin với bố mẹ cho mang đến lớp những bộ quần áo, đồ chơi mà mình không dùng đến nữa… các bậc phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ đã cùng các bé quyên góp tiền để mua 10 chiếc chăn ấm, 5 con thú nhún đồ chơi, rất nhiều thùng sữa cho các bạn nhỏ. Mẹ bé Nhật Quỳnh còn ủng hộ thêm 30 bộ quần áo, mũ, tất, khăn cho các em bé từ sơ sinh đến 1 tuổi. Mẹ bé Công Dũng thương các em hay bị ho bị ốm đã ủng hộ rất nhiều loại thuốc. Mẹ bé Nguyệt Ánh còn tình nguyện bơm hơn 100 quả bóng bay làm quà cho các bé. Những việc làm ý nghĩa của lớp tôi đã thu hút được sự quan tâm ủng hộ của các bác trong ban giám hiệu nhà trường và các bậc phụ huynh các lớp khác trong khối.

Rồi cả lớp cùng trang trí phông và tập hát bài “giấc mơ mong tìm thấy” để đến biểu diễn cho các bạn xem, rất nhiều bé đã chảy nước mắt khi tập hát…có lẽ các bé đã bắt đầu biết cảm thông và chia sẻ, sức mạnh của tình yêu thương đang lan tỏa làm cho các bé lớn khôn thêm mỗi ngày.Và ngày đi làm thiện nguyện đã đến, rất nhiều bố mẹ các bé xin nghỉ làm để được tham gia cùng.

Khi xe đến chùa Bồ Đề chúng tôi cùng các bậc phụ huynh và các bé thành tâm thắp hương lễ Phật, sau đó chúng tôi hướng dẫn các bé đi quét sân chùa, nhặt lá bỏ vào thùng rác…một việc làm tuy nhỏ nhưng mang lại thật nhiều niềm vui cho các bé.

Đi sang trại trẻ mồ côi thăm các bạn, các bé không thể hình dung được các bạn ấy sao lại đáng thương đến thế, có rất nhiều bạn bị tàn tật, bị bỏ rơi. Khi hát cho các bạn nghe, chơi cùng các bạn và theo chân các mẹ đến tặng quà các em bé sơ sinh ở các phòng..tất cả các bé ai cũng mắt ướt đỏ hoe vì thương cảm. Sang thăm các cụ già neo đơn không nơi nương tựa các bé say sưa hát cho các cụ nghe …các cụ vừa vỗ tay vừa khóc làm các bé cũng rưng rưng. Các bé đã hứa sẽ quay trở lại để mang hơi ấm của tình yêu thương sưởi ấm cho các ông bà và các bạn nhỏ nơi này… Chuyến đi đã để lại cho các bé ấn tượng và những rung cảm sâu sắc.

Với riêng tôi đây là một chuyến đi đầy ý nghĩa. Đi để thấy trong xã hội còn nhiều lắm những mảnh đời bất hạnh, đi để tự nhủ với lòng mình cần cố gắng nhiều hơn nữa để học những bài học làm người, vì cộng đồng cần lắm những tấm lòng. Tôi tự hỏi, tặng quà cho những con người bất hạnh hay chính họ đã dâng tặng chúng tôi những bài học về nghị lực sống, lòng dũng cảm đối mặt với thử thách.

3.4.5. Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm chăm sóc cây cối và các con vật nuôi

Trẻ lớp tôi đa phần nhà ở các khu đô thị, chung cư cao tầng nên ít có dịp tiếp xúc tìm hiểu khám phá thiên nhiên, chính vì vậy chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn. Chính vì vậy khi tham gia các hoạt động ngoài trời trẻ lớp tôi cũng rất quan tâm đến vườn rau của khối mẫu giáo lớn, những thay đổi dù nhỏ thôi của vườn bắp cải trẻ cũng phát hiện ra, là trẻ con thành phố thế mà nhìn vườn bắp cải bị sâu ăn xơ xác các bé xót xa vô cùng quên đi nỗi sợ hãi cùng nhau tìm bắt bằng hết những con sâu “hung ác”. Bé Phương Linh còn hỏi tôi “mẹ ơi ! cây rau bắp cải bị sâu ăn thế này có đau không ạ, nó có sống được nữa không?”. Câu hỏi ngây thơ của bé cho thấy bé đã biết quan tâm và yêu thiên nhiên cây cối biết nhường nào. Yêu thiên nhiên thích chăm sóc cây cối đã trở thành bản năng của các bé lớp tôi, khi được đi tham quan trang trại Erahouse các bé tỏ ra quan tâm đặc biệt đến các loài cây lạ, và thực hành các kĩ năng trồng cây một cách thuần thục không cần chú hướng dẫn viên chỉ bảo.

Không chỉ dạy bé biết yêu quí chăm sóc và bảo vệ cây cối chúng tôi còn tạo cơ hội để các bé chăm sóc, chơi đùa với các con vật nuôi bé nhỏ xinh xinh như mèo con, chó con, gà và thỏ. Bởi thông qua việc chăm sóc thú cưng sẽ giúp các bé phát triển lòng yêu thương, sự chia sẻ trong cách sống với những người quanh mình. Qua những vật nuôi và quá trình chăm sóc chúng, trẻ sẽ học được lòng vị tha, sự chia sẻ và cách quan tâm đến người khác. Nhờ đó, trẻ còn thể hiện được tinh thần trách nhiệm và sự trưởng thành của mình qua từng giai đoạn.

Chính vì vậy, khi thực hiện chủ đề thế giới động vật tôi đã mua một chú mèo trắng xinh xinh mang đến lớp và giao nhiệm vụ chăm sóc cho các bé. Các bé rất sung sướng đặt tên cho chú là “em mèo Mi Mi”, mèo Mi Mi được các bé chăm sóc rất tận tình chu đáo ngày nào các bé cũng gói một ít thức ăn ở nhà mang đến lớp cho “em mèo” ăn, bất cứ khi nào rảnh rỗi các bé đều ra ôm ấp vuốt ve, tất cả những vận động, sở thích của Mi Mi các bé đều nắm được. Vào những ngày trời rét đậm sợ em mèo bị lạnh các bé còn xin tôi cho Mi Mi vào trong góc phòng đồ rồi mang vải đến làm ổ, nhờ mẹ may cho Mi Mi một cái áo len xinh xinh. Chúng tôi không cần phải dạy các bé phải biết yêu thương con vật bởi qua quá trình chăm sóc mèo ở các bé đã nảy sinh rất nhiều tình cảm vượt qua cả những mong đợi của chúng tôi. Những ngày cuối tuần không ai đến lớp để chăm sóc mèo được thế là các bé thay phiên nhau mang mèo về nhà..tình yêu của các bé đã tạo một hiệu ứng mạnh mẽ lan tỏa tới các bậc phụ huynh, cả các bé và bố mẹ đều háo hức chờ đến lượt mình được mang “em mèo” về nhà nuôi. Mi Mi đã trở thành một người bạn thật sự của các bé, các bé có thể quên một số việc nhưng không bao giờ quên cho Mi Mi ăn và uống nước đúng giờ.

3.5. Biện pháp 5. Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ thông qua trò chơi tập thể

Với trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới, và những đòi hỏi mới của hoạt động học tập. Ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp trẻ tránh được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học.

Trong quá trình dạy trẻ tôi đã thiết kế một số trò chơi giúp trẻ thân thiện, đoàn kết hơn. Ví dụ:

* Trò chơi 1: Đường hầm yêu thương

Mục đích: Phát triển kĩ năng thể hiện tình cảm và nói lời yêu thương của trẻ. [Trò chơi mang lại cho người nghe rất nhiều niềm vui, hạnh phúc khi được tôn vinh, quan tâm. Trò chơi này có thể sử dụng trong các buổi giao lưu hoặc tổ chức sự kiện].

Chuẩn bị: Một khăn tay.

Tiền hành: Cô giáo giúp trẻ bịt mắt người được mời đi trong đường hầm. Các trẻ xếp thành hai hàng dọc, một trẻ sẽ dẫn người bị bít mắt đến từng hàng, các trẻ khác lần lượt nói thầm lời khen tặng, lời yêu thương với người bị bịt mắt: “Bạn thật xinh đẹp, bạn học giỏi thế, tớ yêu bạn lắm”…

* Trò chơi 2: Kết thân

Mục đích: Tạo sự thân thiết, rèn khả năng phản ứng nhanh và ghi nhớ tên bạn của trẻ.

Chuẩn bị: Không gian lớp học hoặc ngoài sân.
Cách chơi: Các bạn ngồi vòng tròn.

Cô giáo hoặc một trẻ hô “Kết thân, kết thân”. tất cả các bạn khác sẽ hỏi: “Với ai, với ai?”.

Đáp: Với A, với A”. Tức thì bạn được gọi tên phải tiếp tục hô, và gọi tên bạn muốn kết thân.

Luật chơi:
Tránh lặp lại tên bạn đã được gọi.

Ai chậm trễ sẽ phải nhảy lò cò.
Trò chơi chỉ nên kéo dài tối đa 5 phút [tuỳ theo số lượng các bạn ít hay nhiều].

* Trò chơi 3 : Tôi muốn….. như bạn

Mục đích: Phát triển sự chú ý của trẻ đến những nét đẹp hay tính cách tốt của người khác. Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác.

Chuẩn bị: Phòng rộng.

Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có những nét dễ thương hay tính tốt riêng. Bây giờ chúng ta cùng nghĩ xem người bạn bên cạnh có nét gì đáng yêu nhé.

Sau khi trẻ nghĩ xong, cô giáo yêu cầu từng trẻ nói với người bạn bên cạnh: Tôi muốn … [tóc dài, mắt to, vui vẻ, dễ thương, thông minh..] giống bạn.

* Trò chơi 4: Tình bạn thân thiết

Mục đích: Trẻ thể hiện các cử chỉ thân thiết vui nhộn cùng bạn bè tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau.

Chuẩn bị: Ghế xếp vòng tròn trong lớp hoặc ngoài sân

Tiến hành: Cô giáo hát: Ngồi bên nhau mình nắm tay nhau….

Trẻ hát: Nắm tay nhau mới là thân nhau.

[Để tạo tình huống vui nhộn, cô có thể hát: Ngồi bên nhau mình thơm má nhau hoặc ngồi bên nhau mình cù nách nhau..].

3.6. Biện pháp 6. Giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ trên hoạt động học

Những nội dung tích hợp trên lớp đôi khi còn hời hợt chưa có tác dụng khơi gợi cảm xúc và kích thích mong muốn được thực hiện ở trẻ. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu tài liệu sưu tầm và thiết kế một số giáo án nhằm dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ.

Giáo án 1: Tình yêu thương đối với cây cối, thiên nhiên [Tiến hành trong 20 phút]

* Mục tiêu:

Học xong bài này trẻ có khả năng:

* Chuẩn bị:

* Tiến hành:

– Ổn định: Cho trẻ hát “Cả nhà thương nhau”

Hỏi trẻ: Bài hát nói lên điều gì?

– Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện cho trẻ nghe hoặc cho trẻ xem Clip: Truyện cây cũng biết đau

Có một cái cây con, không biết ai trồng, mọc ngay ở bên đường em đến lớp. Sơn bảo đó là cây xoan. Hà bảo đó là cây táo. Cả hai đều cho là mình nói đúng. Thế là Hà đưa tay bẻ ngay một cành con mang về hỏi mẹ, mẹ kêu lên: Sao con lải bẻ cành xoan như thế? Cành là tay của cây đấy. Con bẻ thế này thì cây lớn làm sao được?

Hà nhìn chiếc cành nhỏ, lá rủ xuống buồn rầu. Em chạy ra chỗ cây xoan để trả lại cành cho cây thì không được nữa rồi. Ở chỗ cành bị gẫy, có giọt nước chảy ra, như giọt nước mắt. Đúng là cây đã bị đau …

Từ buổi ấy, hễ thấy bạn nào đứng gần cái cây non, Hà lại nhắc: Đừng bẻ cánh cây nhé, nó đau đấy!

Hỏi trẻ: + Câu chuyện nói đến tình yêu thương của ai với ai?

+ Bạn Hà thể hiện tình yêu thương với cây con như thế nào?

Hoạt động 2:

Gửi đến trẻ thông điệp: Con người không những cần phải yêu thương người thân trong gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh, mà còn phải yêu thương yêu thiên nhiên và cả thế giới xung quanh.

Tình yêu thương đó cần phải được thể hiện ra bằng thái độ, lời nói, việc làm, hành động phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.

Giáo án 2 : Lời yêu thương [ Tiến hành trong 20 phút]

* Mục tiêu

Trẻ biết thể hiện tình yêu thương của mình với mọi người.

* Chuẩn bị:

* Tiến hành:

– Ổn định: Cho trẻ hát bài “lớp chúng ta kết đoàn”.

– Hoạt động 1: Trò chơi “Trái bóng yêu thương”.

Trẻ vừa nhận bóng sẽ lại ném bóng tiếp cho một bạn khác và cũng nói một câu thể hiện tình yêu thương với bạn đó. Cứ như vậy, trò chơi tiếp tục cho đến khi tất cả mọi người tham gia chơi đều đã nhận được một lới nói yêu thương từ bạn bè trong lớp, trong nhóm.

+ Con cảm thấy như thế nào khi nhận được những lời nói yêu thương từ bạn bè?

+ Con người sẽ ra sao nếu sống thiếu tình yêu thương?

Gửi đến trẻ thông điệp: Tình yêu thương rất cần cho mỗi người, như đồ ăn, nước uống, không khí để thở, … Không có tình yêu thương, cuộc sống con người sẽ trở nên buồn chán, không có niềm vui và sức mạnh.

Giáo án 3 : Chia sẻ yêu thương [Tiến hành trong 20 phút]

* Mục tiêu:

* Chuẩn bị:

* Tiến hành:

Ổn định: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi : Tìm bạn thân.

Cô giới thiệu nội dung bài học: Chia sẻ đồ chơi với bạn bè.

Hoạt động 1: Tưởng tượng

Cho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu và tưởng tượng theo những lời cô kể đều đều’’Các con hãy nhắm mắt lại hít thở sâu và hình dung về một thế giới nhiều màu sắc mà ở đấy con có nhiều người bạn thân thiết, các bạn mỉm cười với con nắm tay con cùng bước lên một chiếc xe màu xanh, xe lăn bánh đưa các con đến một cánh đồng nhiều hoa, con cùng các bạn chơi trò đuổi bắt và chia cho nhau những viên kẹo ngọt ngào. Đã đến giờ trở về con vẫy tay chào các bạn, xuống xe mở mắt ra và mỉm cười.”

Hoạt động 2: Thảo luận

Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi chia sẻ: Đổi đồ chơi cho bạn.

Cách chơi: Mỗi trẻ có một hộp đựng nhiều đồ chơi [cùng loại do trẻ chọn]. Trẻ cầm hộp ở tay và cùng các bạn hát một bài, khi có hiệu lệnh ‘đổi đồ chơi’thì mỗi trẻ sẽ tìm một bạn và để một món đò chơi vào hộp của bạn ấy. Cứ như vậy sau 5 lần chơi bạn nào đổi được nhiều món đồ chơi nhất là người chiến thắng

Chia sẻ:

Gửi đến trẻ thông điệp: Nếu con chia sẻ với bạn những món đồ chơi con yêu thích và bạn cũng vậy thì chúng ta sẽ vui hơn vì có nhiều đồ chơi mới và có thêm những người bạn chơi thân thiết.

Sau đó cho trẻ cùng bạn chơi với những món đồ chơi mới

Giáo án 4: Yêu thương chia sẻ [Tiến hành trong 20 phút]

* Mục tiêu:

* Chuẩn bị:

* Tiến hành:

Ổn định: Cho trẻ hát bài “Ta đi vào rừng xanh”.

Giới thiệu nội dung bài học: yêu thương chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

Điểm suy ngẫm: Trình chiếu cho trẻ xem truyện: Chú gấu mồ côi.

Chia sẻ:

Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chia sẻ: Tặng quà bạn gấu.

Mỗi trẻ sẽ vẽ một món quà tặng bạn gấu, sau đó lên giới thiệu món quà của mình, tập nói lời chia sẻ: Tôi yêu bạn, tôi tặng bạn, tôi chúc bạn vui.

Gửi đến trẻ thông điệp: Mỗi một món quà của chúng mình dù nhỏ thôi nhưng cũng giúp mang lại niềm vui cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn

Giáo án 5 : Hành động yêu thương [ Tiến hành trong 20 phút]

* Mục tiêu:

Trẻ nhận thức được tầm quan trọng của giá trị yêu thương, biết cách yêu thương bản thân đúng cách và có kỹ năng phòng chống bị lạm dụng tình dục, lạm dụng sức lao động.

* Chuẩn bị:

Tiến hành:

Ổn định: Cho trẻ hát bài ‘ thiên đàng búp bê”.

Hoạt động 1 :

Thảo luận về 2 thông điệp [ôn lại]: Yêu thương là quan tâm , chia sẻ thể hiện bằng lời nói.

Yêu thương đích thực làm mình cảm thấy an toàn.

Hoạt động 2:

Hôm nay, chúng mình cùng khám phá một đặc điểm rất tuyêt vời nữa của giá trị yêu thương.

Yêu thương thể hiện qua hành động.

Hỏi trẻ :

[Cô phản hồi tích cực về mọi chia sẻ của bé].

  1. Kết quả đạt được

Sau một học kì dạy trẻ kĩ năng ‘‘yêu thương chia sẻ” tôi thấy học sinh của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa, không những thế các bé còn biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người thân, biết chia sẻ yêu thương với các cô bác trong trường, biết cảm thông chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn bất hạnh, biết yêu thương chăm sóc các con vật nuôi và cây cối thiên nhiên.

PHẦN III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ

  1. Kết luận

Con người sống không thể thiếu tình yêu thương với nhau và với thế giới xung quanh. Tình yêu thương giữa con người với con người được biểu hiện thông qua những lới nói ân cần, dịu dàng; qua ánh mắt, nụ cười, cử chỉ thân thiện; qua những hành động, việc làm quan tâm, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn … Tình yêu với thế giới xung quanh thể hiện ở việc con người sống gần gũi với thiên nhiên và biết giữ gìn, bảo vệ môi trường xung quanh.

Tình yêu thương giúp cho cuộc sống ấm áp hơn; giúp con người thêm yêu cuộc sống và có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cần biết yêu thương những người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè và mọi người; biết yêu quý và bảo vệ các loài vật, cỏ cây, hoa lá, … và môi trường xung quanh.

Thông qua việc áp dụng ‘‘Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ” tôi thấy các con lớp tôi đã lớn khôn lên rất nhiều, biết mở lòng mình yêu thương mọi người, mọi vật xung quanh. Tình yêu thương ấy đã lan tỏa tới bố mẹ, các bạn bè của bé.

  1. Bài học kinh nghiệm

2.1. Kinh nghiệm cụ thể

Sáng kiến “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ” là giải pháp cải tiến, tôi đã thiết kế rất nhiều các hoạt động dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân và tham khảo thêm từ đồng nghiệp và các nguồn tư liệu khác nhau.

2.2. Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm mầm non

Việc dạy bé biết yêu thương chia sẻ giống như ta chắt lọc nguồn nước tinh khiết từ mạch nguồn yêu thương tưới cho những chồi non mới nhú – những em bé lên năm với tâm hồn trong sáng, thánh thiện. Việc làm này đòi hỏi giáo viên phải tận tâm tận lực:

Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thành công khi dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ. Những kinh nghiệm này rất dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc đạt được mục tiêu giáo dục đề ra tôi còn tích luỹ thêm được nhiều kỹ năng mới, nhận được nhiều niềm vui và tình cảm yêu quí tin tưởng từ phía phụ huynh, học sinh, chị em đồng nghiệp. Sáng kiến này bước đầu đã được phổ biến ở một số lớp mẫu giáo lớn trong trường.

Tuy nhiên, để những kinh nghiệm này đạt được hiệu quả cao hơn nữa tôi mong muốn có cơ hội được giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp ở các trường, được tham gia nhiều lớp tập huấn về dạy kĩ năng sống cho trẻ và rất mong các đồng chí trong tổ mầm non của Sở giáo dục và Vụ giáo dục nghiên cứu bổ xung cho chúng tôi nhiều nguồn tư liệu quí để tham khảo.

Xem thêm://khophimhoathinh.net/sang-kien-kinh-nghiem-mam-non.html

#100-de-tai-sang-kien-kinh-nghiem, #huong-dan-viet-sang-kien-kinh-nghiem, #nghiem-mam-non-2012, #sang-kien

Video liên quan

Chủ Đề