Dấu hiệu viêm ruột ở trẻ sơ sinh

Viêm đường ruột là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết viêm đường ruột ở trẻ nguyên nhân do đâu để có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

1. Viêm đường ruột ở trẻ nguyên nhân do đâu?

Viêm đường ruột ở trẻ em xuất hiện là do các vi khuẩn xâm nhập qua việc ăn uống, đường hô hấp… Các vi khuẩn hình thành một hệ thống hình thành trong tiêu hóa. Không hẳn là các vi khuẩn này sẽ gây hại cho trẻ em nhưng vì một lí do nào đó khiến trẻ biếng ăn, bị suy dinh dưỡng… hay do thời tiết sẽ làm cơ thể trẻ mất đề kháng dẫn đến việc rối loạn cơ thể và các loại vi khuẩn này sẽ gây hại cho cơ thể trẻ em.

Dấu hiệu viêm ruột ở trẻ sơ sinh

Viêm đường ruột ở trẻ cần điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

2. Triệu chứng khi trẻ mắc bệnh viêm đường ruột

Trẻ đau bụng dữ dội, có dấu hiệu kèm theo sốt nhẹ hoặc nặng, buồn nôn và nôn.

Tiêu chảy có thể xảy ra ở mức độ vừa phải cho đến nghiêm trọng, đi tiêu lỏng nhiều lần trong ngày dẫn tới mất nước, người xanh xao, hốc hác. Tiêu chảy có kèm sốt.

Biếng ăn, sút cân, ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và cân nặng của trẻ.

Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 – 5 ngày, cũng có thể là từ 1 – 10 ngày tùy theo thể trạng của mỗi người

3. Chế độ ăn uống dành cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột như thế nào?

Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, cha mẹ cần chú ý cho trẻ có một chế độ ăn uống phù hợp. Theo đó, cha mẹ cần lưu ý:

– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

– Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng: cháo, súp, sữa, nước trái cây.

– Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ.

– Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nảy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.

– Trẻ còn bú mẹ: tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa.

Dấu hiệu viêm ruột ở trẻ sơ sinh

Viêm đường ruột ở trẻ cần được điều trị đúng cách

– Cho trẻ uống thêm nhiều nước: nước hoa quả tươi, bù nước nước và điện giải: oresol pha đúng cách.

– Khi khỏi ốm cho trẻ ăn tăng thêm bữa và ăn như bình thường.

Những loại thực phẩm nên dùng khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn là: gạo, khoai tây, các loại rau quả có màu vàng và đỏ, xanh thẫm, giá đỗ xanh; thịt gà, bò, thịt thăn lợn, trứng, sữa; Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn; Các loại quả tươi: cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa…

Những thực phẩm cần tránh là các thức ăn thô nhiều chất xơ như: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng… Nước ngọt có ga, tránh ăn đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng: kem, thức ăn quá nguội lạnh.

Trong trường hợp trẻ có những dấu hiệu bất thường hoặc bệnh nặng hơn như: tiêu chảy kèm sốt, phân có nhày lẫn máu hoặc trẻ lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, không ăn uống được, nôn mửa nhiều, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Dấu hiệu viêm ruột ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu viêm ruột ở trẻ sơ sinh

Hệ tiêu hóa của trẻ em dễ bị tổn thương do chưa trưởng thành và phát triển đầy đủ. Virus gây bệnh viêm ruột ở trẻ lại rất dễ lây lan, nhất là trong môi trường như nhà trẻ hay trường học.

Hệ vi sinh đường ruột ở trẻ em là nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn. Một số vi khuẩn có vai trò quan trọng cho sự phát triển của bé nhưng một số vi khuẩn khác lại gây hại và làm cho đường ruột của bé bị viêm. Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh viêm ruột ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả và an toàn.

Bệnh viêm ruột là gì?

Bệnh viêm ruột là căn bệnh mà trong đó nhiều phần của ruột bị viêm và có thể trở nên loét hoặc đau nhức. Nhiều người nghĩ rằng IBD là bệnh tự miễn. Nhưng theo các nghiên cứu cho thấy bệnh viêm ruột không phải do hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra. Thay vào đó, bệnh do các loại virus vô hại, vi khuẩn hoặc thức ăn trong ruột gây viêm dẫn đến ruột bị tổn thương.

Bệnh viêm ruột gồm có những loại nào?

Bệnh được chia làm hai loại: Viêm loét ruột và bệnh Crohn. Viêm loét ruột ảnh hưởng đến lớp niêm mạc ruột già, trong khi bệnh Crohn thường tác động đến các lớp sâu hơn của mô, ở ruột non và đại tràng. Tuy nhiên, bệnh Crohn có thể xuất hiện ở nhiều nơi trong đường tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn.

Các triệu chứng của bệnh viêm ruột

Các triệu chứng của bệnh xuất hiện từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào tình trạng của đường ruột. Một số triệu chứng bao gồm:

  • Quặn bụng và đau;
  • Tiêu chảy có thể có máu;
  • Sốt;
  • Giảm cân;
  • Ăn không ngon miệng;
  • Thiếu máu do mất máu.

Tác nhân gây viêm ruột ở trẻ

Viêm ruột thường do virus rota và virus adeno gây ra nhưng vẫn còn có nhiều loại khác nữa. Trẻ em có thể bị viêm ruột nhiều lần.

Trẻ sơ sinh dưới 15 tuần tuổi có thể được tiêm vắc-xin rota virus để giảm nguy cơ bị viêm ruột. Đây là loại vắc-xin miễn phí.

Khi bị viêm ruột do vi khuẩn (trường hợp hiếm khi xảy ra), trẻ có thể đi tiêu ra máu.

Virus gây viêm ruột sẽ lây truyền nếu:

  • Các bé chạm vào đồ vật nào đó của người đang bị bệnh này;
  • Bé hay cho tay vào miệng.

Đây là loại virus rất dễ lây lan. Chúng có ở mọi nơi xung quanh bé, đặc biệt là nhà trẻ và trường học.

Bệnh viêm ruột ở trẻ có gây ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe khác?

IBD có thể gây ra một số bệnh như bệnh gan, sỏi mật hoặc sỏi thận. Bệnh còn có thể gây ra thiếu máu khi cơ thể bạn bị mất máu do loét đường ruột.

Các bộ phận khác của cơ thể như khớp, da, hoặc mắt cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh Crohn cũng có thể gây đường rò: Ống dẫn từ các mô phát triển giữa các phần của ruột hoặc giữa ruột và da, hậu môn hay âm đạo. Điều này có thể gây nguy hiểm nếu nhiễm trùng.

Bệnh Crohn có thể để lại vết sẹo trong ruột non, gây hạn chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột non của bé. Khoảng 30% trẻ em mắc các bệnh này, điều này có thể làm chậm sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.

Viêm loét ruột làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Trong các trường hợp bệnh nặng hơn có thể gây ra tình trạng megacolon (phình đại tràng) nhiễm độc, khi đó đại tràng trở nên tê liệt và không thể hoạt động như bình thường. Bạn có thể sử dụng thuốc để điều trị hoặc làm phẫu thuật cắt bỏ.

Làm thế nào để điều trị viêm ruột ở trẻ?

Bệnh viêm ruột có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc. Steroid và các thuốc ức chế hệ miễn dịch đều có tác dụng kháng viêm. Thuốc kháng sinh có thể giúp chữa lành bệnh nhiễm trùng ở đường tiêu hóa.

Khi tình trạng viêm, các triệu chứng như tiêu chảy mất đi và niêm mạc ruột lành, bệnh của bạn đã thuyên giảm. Bạn có thể dự trữ một số loại thuốc để ngăn ngừa tái phát.

Bạn cần có chế độ ăn uống để giúp kiểm soát các triệu chứng của viêm ruột. Đối với một số trẻ em bị bệnh Crohn, chế độ ăn uống chất lỏng trong thời gian 4-6 tuần có thể giúp cải thiện các triệu chứng, giúp bệnh thuyên giảm, bé lên cân và phát triển tốt.

Cách duy nhất để điều trị đối với viêm loét ruột là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đại tràng, đặc biệt đối với các trường hợp nặng kéo dài.

Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn hoặc có những thắc mắc về vấn đề này, hãy hỏi xin ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

Làm thế nào ngăn chặn sự lây lan của virus viêm ruột?

Dấu hiệu viêm ruột ở trẻ sơ sinh
Bạn có thể ngăn ngừa bệnh cho con bằng cách: Rửa tay kỹ lưỡng – đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi tã và trước khi chế biến thực phẩm. Phụ huynh cần nhắc con luôn rửa sạch và lau khô tay sau khi đi vệ sinh; Giữ phòng tắm và nhà vệ sinh sạch sẽ; Giặt riêng quần áo bẩn trong nước nóng; Nhắc nhở bé không ăn chung thức ăn, đồ uống đặc biệt là khi ở nhà trẻ hay ở trường;

Giữ con cách xa bạn bè và những đứa trẻ khác cho đến khi các triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy đã ngừng hẳn. Trẻ bị tiêu chảy không được đến các nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường học cho đến khi đã khỏi bệnh ít nhất 48 giờ.

Triệu chứng nôn ói sẽ giảm đi nhanh chóng nhưng bé có thể bị tiêu chảy đến 10 ngày. Tuy nhiên, bố mẹ đừng quá lo lắng vì khi con được ăn uống đúng cách, tình trạng sẽ sớm cải thiện thôi.

Ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này. Tuy vậy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.