Dấu hiệu bệnh tim ở người trẻ tuổi

Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, năm 2018 có 42 người dưới 45 tuổi bị nhồi máu cơ tim. Năm 2019, con số này tăng lên 59 và trong năm 2020 đến 66 trường hợp nhồi máu cơ tim người trẻ được ghi nhận.

Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Hoàng Vũ, Trưởng khoa Can thiệp tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết trong số người bệnh trẻ tuổi, người trẻ nhất mới 27.

Nhồi máu cơ tim là một cấp cứu khẩn trong y khoa. Tình trạng tắc nghẽn đột ngột động mạch nuôi tim còn gọi là động mạch vành gây thiếu máu nuôi tim, tổn thương tế bào cơ tim dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim, đột tử... Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, nếu không cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong lên tới 50%.

Theo bác sĩ Vũ, lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh, áp lực công việc, chủ quan trong việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng nhồi máu cơ tim ở người trẻ.

Biểu hiện nhồi máu cơ tim ở người trẻ và người lớn tuổi tương đối giống nhau nhưng khác nhau ở nguyên nhân gây bệnh. Ở người trẻ, xơ vữa động mạch gây nhồi máu cơ tim đa phần do chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thừa cân, béo phì, hút thuốc lá nhiều năm.

"Cơ tim ở người trẻ tuổi chưa từng trải qua sự thiếu máu dần dần như người lớn tuổi nên thường không kịp thích nghi và bị hoại tử nhanh chóng", bác sĩ Vũ nói.

Đối với người lớn tuổi, xơ vữa động mạch diễn ra từ từ trong nhiều năm liền làm cho cơ tim của họ có sự thích nghi nhất định với tình trạng thiếu máu, họ thường nhận biết các nguy cơ đối với sức khỏe nên ít chủ quan hơn. Ngược lại, người trẻ thường chủ quan không nghĩ mình có thể mắc phải căn bệnh này nên chủ quan, không nhận biết được các triệu chứng của nhồi máu cơ tim, bỏ lỡ "thời gian vàng" trong điều trị, tăng nguy cơ gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không được cấp cứu kịp thời dễ nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim là đau nặng ngực, đau giữa ngực, sau xương ức hoặc hơi lệch trái, cảm giác nặng, bóp nghẹt, siết chặt, đè, có khi lan ra tay trái, lên cằm xuống bụng vùng trên rốn. Thời gian đau ngực thường trong khoảng 20-30 phút hoặc dài hơn. Người bệnh có thể kèm vã mồ hôi, khó thở và bất tỉnh. Cũng có người không đau ngực mà đau bụng vùng trên rốn, đau sau lưng. Các dấu hiệu và triệu chứng của nhồi máu cơ tim có thể thay đổi tùy theo tuổi, giới tính, vùng mạch máu bị tổn thương và những bệnh lý khác đi kèm.

Người bị nhồi máu cơ tim cần được tái lưu thông mạch máu nuôi tim càng sớm càng tốt nhằm hạn chế tế bào cơ tim bị tổn thương và hoại tử. Kỹ thuật tiên tiến đang được áp dụng hiện nay là đặt stent động mạch vành. Phương pháp này can thiệp mạch để tái tưới máu cho vùng cơ tim bị tổn thương. Thời gian gian vàng là 48 giờ đầu tiên, nhất là 12 giờ đầu. Chính vì vậy, ngay có dấu hiệu nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Bác sĩ Hoàng Vũ cho biết tỷ lệ tái phát nhồi máu cơ tim trong khoảng 10-14%, đặc biệt ở người có nhiều yếu tố nguy cơ, người lớn tuổi có nhiều bệnh lý đi kèm và người đã bị nhồi máu cơ tim nhưng bỏ thuốc, không tuân thủ điều trị. Do đó để phòng ngừa tái phát nhồi máu cơ tim, người bệnh nên tuân thủ việc sử dụng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện theo chỉ định của bác sĩ. Mặt khác, người chưa bị nhồi máu cơ tim nhưng có yếu tố nguy cơ nên chủ động tầm soát, thăm khám chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán, phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Bác sĩ Vũ Hoàng Vũ khám cho một bệnh nhân trẻ tuổi có bệnh lý tim mạch. Ảnh: Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM

Lê Cầm

Hầu hết những người mắc bệnh tim mạch đều ít hoặc không có triệu chứng khi mới mắc bệnh. Cũng bởi vậy mà việc phát hiện bệnh gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, dù mơ hồ, bệnh tim ở giai đoạn đầu cũng có những dấu hiệu cảnh báo. Những dấu hiệu đó biểu hiện đa dạng, khác nhau ở mỗi người bệnh, nhưng nếu biết “lắng nghe cơ thể” bạn vẫn có thể nhận ra, giúp phát hiện sớm các bệnh lý tim mạch. 

1. Vì sao bệnh tim mạch ít biểu hiện ở giai đoạn đầu?

Hệ tim mạch có vai trò quan trọng trong việc tạo máu nuôi dưỡng chính trái tim và đưa máu đi nuôi khắp cơ thể. Khi trái tim và hệ thống mạch máu gặp những bất về cấu trúc và chức năng thì các cơ quan trong cơ thể cũng không thể hoạt động bình thường. 

Tuy nhiên ở giai đoạn đầu của hầu hết các bệnh lý tim mạch, bệnh nhân đều ít hoặc không biểu hiện triệu chứng. Nếu có thường là những dấu hiệu rất mơ hồ. Điều này có thể khiến người bệnh chủ quan bỏ qua, khiến việc phát hiện bệnh trở nên chậm trễ. 

Nguyên nhân là do ở giai đoạn đầu của bệnh tim mạch, các tổn thương ở tim chưa nhiều, trái tim vẫn có thể cố gắng làm việc nhiều hơn, bù trừ vào những phần thiếu hụt do tổn thương gây ra. Do đó nhu cầu cung cấp máu và oxy của tim cũng như của cả cơ thể vẫn được đáp ứng. Các cơ quan vẫn đảm bảo hoạt động nên ít gây các triệu chứng tại tim cũng như các cơ quan khác. 

Dấu hiệu bệnh tim ở người trẻ tuổi

Các triệu chứng tim mạch thường ít biểu hiện ở giai đoạn đầu do các tổn thương vẫn chưa gây ảnh hưởng nhiều đến tim, tim vẫn đảm bảo cung cấp đủ lượng máu đi nuôi cơ thể.

2. Các triệu chứng bệnh tim ở giai đoạn đầu thường gặp

2.1 Khó thở

Cảm giác khó thở ở bệnh nhân mắc bệnh tim giai đoạn đầu thường xuất hiện từ từ, tăng lên khi người bệnh gắng sức, đặc biệt khi nằm xuống.

2.2 Đau, tức, đè nặng ngực

Cảm giác bị đè nặng trong ngực, đau tức ngực là triệu chứng thường gặp ở  các bệnh nhân tim mạch. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể xuất hiện ở các bệnh lý khác như hô hấp, thần kinh, khiến người bệnh dễ nhầm lẫn. Ở giai đoạn đầu, các cơn đau thường rất nhẹ, thoáng qua rồi biến mất.

2.3 Sưng phù

Chức năng tim mạch bị rối loạn, tăng huyết áp có thể khiến cơ thể bị tích nước, gây căng phù ở mặt, bàn chân. Triệu chứng phù do bệnh tim mạch thường là phù tím, phù mềm. Dấu hiệu này thường bắt đầu từ hai bàn chân, khi bệnh nặng hơn có thể kèm theo gan to, tĩnh mạch cổ nổi.

2.4 Mệt mỏi là triệu chứng bệnh tim ở giai đoạn đầu mà nhiều người bỏ qua

Các bất thường về cấu trúc hoặc chức năng tim mạch, đặc biệt là tình trạng thiếu máu đến tim, não và phổi có thể khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Thậm chí khi bệnh nặng, nhiều người có thể cảm thấy kiệt sức ngay cả khi thực hiện các hoạt động thường ngày. 

Dấu hiệu bệnh tim ở người trẻ tuổi

Các biểu hiện đau ngực, mệt mỏi, chán ăn,… dù mơ hồ nhưng đều có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch.

2.5 Ho dai dẳng, thở khò khè

Khi tim không đủ sức bơm máu cung cấp cho cơ thể, máu có thể bị ứ lại tại phổi. Lâu ngày gây tình trạng ho mạn tính, thở khò khè.

2.6. Chán ăn, buồn nôn

Nếu dịch ứ lại trong gan hay hệ thống tiêu hóa, người có thể cảm thấy chán ăn và buồn nôn. Đặc biệt là sau các bữa ăn no do hệ tiêu hóa bị thiếu năng lượng.

2.7 Đi tiểu đêm thường xuyên

Đi tiểu đêm nhiều có thể khiến người bệnh nghĩ đến các bệnh lý về thận. Tuy nhiên nhiều người bệnh suy tim cũng gặp hiện tượng này vào ban đêm do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể. Cùng với đó là hiện tượng phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu. Hiện tượng này thường không mấy rõ ràng ở giai đoạn đầu của bệnh tim.

2.8 Rối loạn nhịp tim 

Nhịp tim nhanh, mạch không đều, đánh trống ngực hoặc tim đập dồn dập có thể là những biểu hiện của bệnh tim mạch. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể thở nhanh, lo lắng, đổ mồ hôi tay.

2.9 Chóng mặt, ngất xỉu

Triệu chứng có thể gặp ở những người bệnh bị rối loạn nhịp tim,hoặc bị thiếu máu đến não. Hiện tượng ngất xỉu thường ít xảy ra ở các bệnh nhân mắc bệnh tim giai đoạn đầu. Tình trạng chóng mặt cũng thường chỉ thoáng qua.

3. Làm thế nào để không bỏ qua các dấu hiệu “chỉ điểm”?

3.1 “Lắng nghe” cơ thể để phát hiện sớm bệnh tim ở giai đoạn đầu

Rất nhiều người mắc bệnh tim phát hiện muộn vì lơ là những dấu hiệu nhỏ. Đôi khi họ thấy cơn đau ngực xuất hiện rồi tự biến mất và nghĩ rằng mình không sao. Đôi khi thấy mệt mỏi, họ nghĩ do mình làm việc quá sức, chỉ cần nghỉ ngơi là được. Điều này rất nguy hiểm bởi có thể làm cho những tổn thương ở tim ngày càng tích tụ và tăng nguy cơ xảy ra các biến cố. Vì vây, cần “lắng nghe” cơ thể nhiều hơn, quan tâm đến sức khỏe một cách nghiêm túc hơn.

3.2 Thăm khám thường xuyên 

Người bình thường nên thăm khám cứ 6 tháng – 1 năm/lần. Việc này sẽ giúp kiểm tra sức khỏe tổng thể, tìm kiếm những dấu hiệu bệnh tật, đặc biệt là ở những bệnh lý ít biểu hiện sớm như bệnh lý tim mạch. Đối với những người được chẩn đón mắc bệnh tim, thời gian thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

3.3 Khám sớm khi có triệu chứng 

Nhiều người bệnh ngay cả khi nhận thấy những triệu chứng chỉ điểm cũng rất chủ quan không chịu đi khám, đặc biệt là những người trẻ tuổi vì họ nghĩ rằng bản thân còn trẻ, khỏe, tự chống lại được bệnh tật hoặc các triệu chứng mình gặp phải không nghiêm trọng, nghỉ ngơi sẽ tự hết. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các bệnh tim mạch khó được phát hiện sớm, dẫn đến những hậu quả nặng nề.

Dấu hiệu bệnh tim ở người trẻ tuổi

Để chẩn đoán chính xác các bệnh tim mạch từ giai đoạn đầu, bạn cần đi khám tại chuyên khoa tim mạch uy tín.

4. Cách phòng tránh bệnh tim mạch 

Để phòng tránh các bệnh lý tim mạch gây ảnh hưởng đến cơ thể, bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý. Bởi đây là những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe trái tim. 

4.1 Về chế độ ăn

Nên thực hiện ăn nhạt, hạn chế các món chiên xào, nhiều dầu mỡ và các chất béo có hại. Bổ sung các loại cá, rau xanh và hoa quả. Hạn chế uống bia rượu, các loại chất kích thích,…

4.2 Về chế độ sinh hoạt

Ăn ngủ đúng giờ, tránh thức quá khuya, căng thẳng vì có thể gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp,…

4.3 Về chế độ tập luyện

Nên tập luyện thường xuyên những bộ môn yêu thích. Chú ý theo dõi khi tập. Nếu cảm thấy mệt mỏi, đau ngực, khó thở khi gắng sức, cần tạm nghĩ và theo dõi. Nếu bạn đã nghỉ ngơi mà không thấy đỡ hoặc cơn đau giảm khi nghỉ nhưng tình trạng đó thường xuyên lặp lại thì cần nghĩ đến các vấn đề tim mạch và đi khám sớm. 

Trên đây là những dấu hiệu bệnh tim ở giai đoạn đầu và những thông tin liên quan giúp bạn có thể nhận biết sớm bệnh tim mạch cũng như phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả. Điều bạn cần làm là thực hiện lối sống lành mạnh và luôn lắng nghe cơ thể để kịp thời phát hiện ngay khi xuất hiện các bất thường. Đó là yếu tố quan trọng để ngăn chặn những nguy hiểm do các bệnh lý tim mạch gây ra. Lưu ý, các thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và không thể thay thế các chẩn đoán y khoa.