Đánh giá việc thực hiện nghị quyết 26 năm 2024

Triển khai thực hiện Quyết định số 02-QĐ/TW ngày 26/3/2021 của Ban Bí thư về việc thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chiều 4/5, Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo.

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết tham dự và chủ trì Hội nghị.

Tham dự và cùng chủ trì Hội nghị có đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; đồng chí Cao Đức Phát, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành, các ban, bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập và Tổ Thư ký cùng tham dự Hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội; là vấn đề có tính chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Với ý nghĩa, vai trò quan trọng như vậy, xuyên suốt lịch sử từ khi Đảng ta được thành lập cho đến nay, Đảng luôn chủ trương phải phát triển nông nghiệp, nông thôn và không ngừng nâng cao đời sống của người nông dân. Rất nhiều nghị quyết, văn bản quan trọng về vấn đề này đã được Đảng ta ban hành như: Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết luận 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết luận 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và những chủ trương, chính sách về lĩnh vực an ninh lương thực, phòng chống thiên tai, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm…

Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng được Đảng ta nhấn mạnh và nêu rõ, trong đó có những nội dung quan trọng như: Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; Phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, nông nghiệp số, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản…

Việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII xem xét đưa nhiệm vụ tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW và xây dựng Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và trình Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương 5 khóa XIII vào đầu năm 2022 tới đây cho thấy sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của lĩnh vực này đối với sự phát triển của đất nước ta trong thời gian tới.

Đánh giá cao các đại biểu đã tích cực làm việc, đóng góp những ý kiến sâu sắc, đồng chí Trần Tuấn Anh đề nghị tất cả các đồng chí trong Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phát huy tinh thần sáng tạo, vào cuộc quyết liệt, khẩn trương, nghiêm túc thực hiện sự phân công của Ban Chỉ đạo nhằm hoàn thành các mốc tiến độ đề ra, đặc biệt là: Tổng kết đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện, sâu sắc về những việc đã làm được, những việc chưa làm được và bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tìm ra những điểm mới có tính chất khơi thông, mở đường cho khai thác, phát huy được nguồn lực con người, điều kiện tự nhiên, xã hội phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh tế xã hội của đất nước phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, đô thị hóa… Mục tiêu phải xây dựng được một Nghị quyết mới, mở ra một thời kỳ mới trong sự nghiệp chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt là nông dân và phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời kỳ mới./.

Đánh giá việc thực hiện nghị quyết 26 năm 2024

Chiều 12/11, Ban Kinh tế Trung ương Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) phối hợp tổ chức Hội thảo ''Định hướng chuyển đổi nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, bền vững gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước''.

Đây là 1 trong 9 Chuyên đề khoa học do Bộ NNPTNT chủ trì và cũng là 1 trong hơn 20 Chuyên đề khoa học phục vụ tổng kết Nghị quyết số số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Đột phá từ cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM

Sau hơn 13 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam đã có chuyển biến mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Toàn ngành nông nghiệp đã quyết tâm triển khai các giải pháp đồng bộ và đạt được nhiều kết quả đột phá, với 2 trọng tâm là tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Giai đoạn 2008 - 2020, nông nghiệp liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao với bình quân 2,94%/năm, và phát triển khá toàn diện với chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện. Cơ cấu sản xuất có sự chuyển đổi tích cực, chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng.

Nông sản Việt Nam đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, nông nghiệp đã thể hiện vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế và ổn định xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh lương thực quốc gia, giảm nghèo bền vững.

Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào mạnh mẽ, lan rộng cả nước. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới về đích sớm trước 1,5 năm với những thành tựu được Chính phủ đánh giá là to lớn, toàn diện và lịch sử. Nông thôn Việt Nam có nhiều khởi sắc. Cơ sở hạ tầng được cải thiện, kinh tế nông thôn phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.

Nổi bật trong thành tựu của Nghị quyết số 26-NQ/TW là thu nhập bình quân đầu người dân khu vực nông thôn tăng nhanh hơn thu nhập của cư dân thành thị, từ 12,8 triệu đồng/năm (năm 2010) lên 42 triệu đồng/năm (năm 2020). Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm nhanh, bình quân khoảng 1,5%/năm; đến đầu năm 2021, con số này còn khoảng 4,2%.

Tại Hội thảo, với 5 báo cáo khoa học và nhiều ý kiến của các đại biểu tập trung làm rõ về cơ sở lý luận và nội hàm về quan điểm, giải pháp, chính sách nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về chuyển đổi nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.

Khẳng định ý nghĩa quan trọng và những kết quả đạt được của Nghị quyết số 26-NQ/TW được ban hành kịp thời, phát huy hiệu quả cao trong cuộc sống, một số ý kiến đề xuất, cần làm rõ mô hình sẽ chuyển đổi của nông nghiệp Việt Nam thời gian tới so với mô hình hiện nay.

Sớm ban hành Nghị quyết mới

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, tuy nhiên, khu vực nông nghiệp, nông thôn còn bộc lộ nhiều tồn tạị, hạn chế. Cụ thể, tăng trưởng có xu hướng chậm lại, chưa bền vững, chủ yếu dựa trên thâm dụng tài nguyên. Chế biến nông sản chưa phát triển; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn hạn chế…

Việc xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hoá; công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn còn gặp nhiều khó khăn hạn chế. Nhiều địa phương đang tập trung phát triển công nghiệp để thúc đẩy kinh tế, chưa chú trọng đầu tư cho nông nghiệp. Thu nhập của người dân khu vực nông thôn còn bấp bênh, chênh lệch vùng miền, giữa nông thôn và đô thị còn cao…

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được lắng nghe, tham góp ý kiến vào một số định hướng giúp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn chặt hơn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là một số khuyến nghị nhằm định hướng chuyển đổi nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, bền vững.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, trước bối cảnh và yêu cầu mới với nhiều biến đổi như: tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn tiến rất nhanh; quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Cách mạng công nghiệp 4.0; thiên tai, dịch bệnh xuyên biên giới ngày càng phức tạp, đặc biệt là biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh và tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên toàn cầu, trong bối cảnh mới ở trong nước và quốc tế hiện nay đòi hỏi cần tổng kết sâu sắc việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW.

Đồng thời đề xuất ban hành Nghị quyết mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để định hướng sự phát triển của lĩnh vực này trong thời gian tới, hướng tới mục tiêu và xoay quanh ba trụ cột: “Nông nghiệp sinh thái”, “Nông thôn hiện đại”, “Nông dân thông minh” theo Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng.

"Cần khẳng định Nghị quyết số 26-NQ/TW được ban hành rất kịp thời, đi ngay vào cuộc sống, nhưng trong bối cảnh mới cả trong nước và quốc tế đòi hỏi cần tổng kết sâu sắc việc thực hiện Nghị quyết. Đồng thời đề xuất ban hành Nghị quyết mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để định hướng sự phát triển của lĩnh vực này trong thời gian tới, giúp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm cơ cấu lại nông nghiệp gắn chặt hơn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, gắn với đô thị hóa", ông Nam nói.

Đồng quan điểm, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW, nhận định những tham góp ý kiến của đại biểu các bộ, ban, ngành là rất sâu sắc, có ý nghĩa định hướng phát triển tốt cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn mới.

Đây cũng là cơ sở quan trọng để Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu, xây dựng Nghị quyết mới về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trình Ban Chấp hành T.Ư Đảng xem xét, phê duyệt trong thời gian tới.