Đang bị kinh nguyệt có xông lá được không

10.08.2017 5740

không nên xông hơi - massage khi đang bị rối loạn tim mạch, sốt cao hay mắc các bệnh ngoài da, bị bệnh chàm; phụ nữ ở kỳ kinh nguyệt, có thai..

Xông hơi, massage mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, xông hơi vào thời điểm nào, ai không nên xông hơi là câu hỏi nhiều người luôn thắc mắc.

- Vào những ngày nghỉ, tôi và bạn bè rất thích đi xông hơi - massage. Tuy nhiên thi thoảng về tôi hay bị ốm, nghe nói nếu xông hơi - massage không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp trường hợp nào không nên đi xông hơi. - Trần Văn Bình (Long An)

Bác sĩ Lê Thúy tư vấn:

- Xông hơi, massage mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Y học cổ truyền coi xông hơi như một biện pháp trị cảm phong hàn hữu hiệu. Hơi nóng sẽ giúp làm giãn các mạch máu dưới da, giúp máu đến nuôi da nhiều hơn. Xông hơi còn sưởi ấm cơ thể, tinh dầu của lá xông sát khuẩn đường hô hấp trên, giúp cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái, hết nghẹt mũi...

Có thể tự làm một nồi xông ở nhà với các lá cây như: lá sả, củ sả, bạc hà, lá tràm, lá chanh, tía tô, kinh giới... Tuy nhiên cần lưu ý, cần phải tắm vệ sinh cơ thể trước, sau đó mới xông hơi nóng rồi lau lại bằng khăn khô sạch trước khi lên bàn massage.

Đang bị kinh nguyệt có xông lá được không

Nếu xông hơi nóng thì ít nhất phải 6 giờ sau mới được tắm. Sau khi xông hơi, tuyệt đối không được tắm lại dù là nước ấm hay nước lạnh. Bởi các lỗ chân lông vừa được xông hơi nóng đang nở ra sẽ hút nước, việc tắm lại làm các lỗ chân lông co bít lại, giữ nước, gây ứ trệ, máu huyết giảm lưu thông, khiến đau nhức cơ thể và có thể bị cảm nhiễm, đặc biệt là tạng phổi và tiêu hóa kém... Không được xông hơi - massage khi mới vừa ăn no xong, vì không có lợi cho sức khỏe, nhất là tim mạch.

Không xông hơi liên tục như thế cơ thể sẽ bị mất nhiều dương khí (năng lượng), bên cạnh đó còn có thể bị ảnh hưởng đến tim mạch. Nếu nhu cầu cần thiết lắm thì cách 3 ngày mới xông một lần. Nếu xông liên tục sẽ làm cho cơ thể mệt hơn.

Ngoài ra, không nên xông hơi - massage khi đang bị rối loạn tim mạch, sốt cao hay mắc các bệnh ngoài da, bị bệnh chàm; phụ nữ ở kỳ kinh nguyệt, có thai...

 Tham khảo: http://thanhtincorp.com/may-xong-hoi

02.08.2017 14424

Có nên xông hơi khi đang có kinh nguyệt hay không là câu hỏi mà rất nhiều chị em phụ nữ đang quan tâm hiện nay. Bài viết dưới đây của dienmayso.net sẽ giúp “phái đẹp” giải đáp thắc mắc này.

Có nên xông hơi khi đang có kinh nguyệt hay không là câu hỏi mà rất nhiều chị em phụ nữ đang quan tâm hiện nay. Bài viết dưới đây của dienmayso.net sẽ giúp “phái đẹp”  giải đáp thắc mắc này.

Không nên xông hơi khi đang có kinh nguyệt

Cơ thể của phụ nữ khi đến “ngày đèn đỏ” thường hết sức mệt mỏi cũng như dễ tổn thương hơn do có sự thay đổi của nội tiết tố Prostaglandin (đây là loại hoocmon thúc đẩy co bóp tử cung) hoặc cũng có thể là do từ nội tiết tố này dẫn đến co thắt nặng nên gây ra hiện tượng đau bụng, đau lưng.

Khi chị em xông hơi lúc này sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng mất nhiều nước và làm cơ thể mệt mỏi hơn rất nhiều. Tình trạng này sẽ nguy hiểm hơn nếu như phụ nữ có kinh sử dụng phòng xông hơi trong thời gian dài.

 

Đang bị kinh nguyệt có xông lá được không

Không nên xông hơi khi đang có kinh nguyệt

Hơn nữa, khi đến chu kỳ kinh nguyệt thường thì tim mạch và huyết áp của “phái đẹp” hoàn toàn không ổn định. Tình trạng này sẽ nặng nề thêm nếu chị em bước vào phòng xông hơi lúc này.

Những trường hợp khác không nên xông hơi

-              Người vừa sử dụng rượu, bia: Cơ thể lúc này sẽ trở nên nóng hơn, huyết áp và nhịp tim tăng đột ngột nên sử dụng liệu pháp xông hơi lúc này sẽ khiến chúng ta cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, thậm chí có thể gây đột quỵ nếu mở máy xông hơi quá lâu.

-              Đang bị sốt: Xông hơi khi đang bị sốt là một điều hết sức dại dột.Vì lúc này cơ thể đang mất rất nhiều nước, trong khi đó xông hơi lại là liệu pháp tiêu tốn một lượng lớn nước của cơ thể.

-              Khi vừa ăn no cũng như khi đang đói thì tuyệt đối không nên bước vào phòng xông hơi vì điều này có thể làm hại cho tim mạch.

-              Cấm xông hơi cho trẻ nhỏ đang bị sốt xuyết huyết vì hành động này khiến tình trạng sốt xuất huyết càng tăng thêm.

-              Phòng xông hơi cũng không dành cho những người từng có tiền sử bệnh sơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim,...

-              Một số trường hợp khác như: phụ nữ đang mang thai, người mắc các bệnh về da liễu, người đang suy nhược cơ thể,...cũng tuyệt đối không nên xông hơi nếu như chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Tham khảo:

>> may xong hoi

>> sua chua may xong hoi

Phòng tắm hơi là nơi để thư giãn, giao lưu và vui chơi cùng bạn bè. Một người đàn ông có thể đi xông hơi mỗi ngày, nhưng đối với phụ nữ có một chút khác biệt. Trong thời kỳ kinh nguyệt chị em phụ nữ cần phải thật cẩn thận vì kỳ kinh nguyệt là giai đoạn mệt mỏi, đau nhức, khó chịu nhất trong cơ thể người phụ nữ. Vậy hãy xem liệu phụ nữ chúng ta có thể đến phòng xông hơi trong những "ngày đèn đỏ" hay không nha!

Đang bị kinh nguyệt có xông lá được không

Phụ nữ có thể đi xông hơi ở phòng tắm có gắn máy xông hơi khi đang có kinh nguyệt và sử dụng băng vệ sinh hay không?

Như các bạn đã biết, băng vệ sinh có khả năng che kín và bảo vệ vùng âm đạo của người phụ nữ không để vi khuẩn gây hại có cơ hội xâm nhập vào gây nhiễm trùng. Nhưng không có thứ gì là chắc chắn đảm bảo sạch sẽ 100% kể cả miếng băng vệ sinh cũng không ngoại lệ. Chúng ta không chỉ có thể bị nhiễm bệnh mà còn gây ảnh hưởng đến sự chảy máu khi hành kinh.

Khi tắm trong phòng xông hơi, mạch máu giãn nở và máu chảy nhanh hơn nhiều so với chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Thậm chí còn gây ngừng chảy máu khi chưa hết ngày hành kinh. Khi gặp tình trạng này tốt nhất bạn nên liên hệ với bác sĩ phụ khoa , không nên tự giải quyết vấn đề một mình hoặc để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này của “ phái đẹp”. Vì vậy chị em phụ nữ hãy luôn nhớ rằng tốt nhất không nên tắm xông hơi khi đang kẹt “đèn đỏ”.

Cách xông hơi trong “ngày đèn đỏ” như thế nào?

Vào những ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt chúng ta không nên đi xông hơi, nhưng nếu bạn thực sự muốn thì chỉ đi trong những ngày cuối cùng của kỳ. Trong kỳ “đèn đỏ” nếu bạn cảm thấy đau bụng dữ dội hoặc phần dưới bụng đau âm ỉ thì tốt nhất bạn không nên vào phòng xông hơi. Nếu bạn hành kinh bình thường, không đau bụng, đau lưng thì bạn có thể vào phòng xông hơi một chút để sưởi ấm nhưng bạn phải chú ý đến sức khoẻ của mình, nếu cảm thấy khó chịu thì bạn nên ra khỏi phòng tắm ngay lập tức.

Các quy tắc cần phải tuân theo khi xông hơi khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt:

  • Trong phòng xông hơi, chỉ sử dụng phương tiện vệ sinh đáng tin cậy và sử dụng băng vệ sinh được đảm bảo để tránh những tình trạng khó chịu.
  • Không uống rượu trong phòng xông hơi.
  • Đừng để nhiệt độ trong phòng tắm quá cao. Nhiệt độ tối ưu trong phòng xông hơi không được trên 80 độ.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Nếu bạn vẫn nghi ngờ liệu bạn có thể vào phòng xông hơi khi đang hành kinh, tốt hơn hết là bạn nên đến gặp bác sỹ phụ khoa có uy tín để tham khảo ý kiến.

Đang bị kinh nguyệt có xông lá được không

01/06/2022

Xông hơi tại nhà giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức hơn so với đi phòng xông bên ngoài. Nhưng bạn đã biết cách sử dụng máy xông hơi gia đình chưa? Cùng đọc bài viết sau để nắm rõ cách sử dụng máy xông khô và xông ướt an toàn, hiệu quả nhất. 

Đang bị kinh nguyệt có xông lá được không

12/25/2021

Nên xông hơi vào thời gian nào để phát huy tối đa hiệu quả xông hơi? Click đọc ngay bài viết sau để biết thời gian “vàng” để xông hơi.

Đang bị kinh nguyệt có xông lá được không

12/21/2021

Bạn muốn tự làm phòng xông hơi tại nhà nhưng chưa biết chuẩn bị gì, bắt đầu từ đâu? Hãy cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu quy trình lắp đặt phòng xông khô, phòng xông ướt cho chính gia đình mình.

Đang bị kinh nguyệt có xông lá được không

12/15/2021

Xông hơi khô và xông hơi ướt đều có những ưu nhược điểm riêng. Tùy nhu cầu mà bạn lựa chọn hình thức xông hơi phù hợp.