Đặc điểm phát triển tâm lý nhân cách của trẻ mẫu giáo

ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ MẪU GIÁO BÉ

I. SỰ THAY ĐỔI HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐẠO Ở TUỔI MẪU GIÁO BÉ:

   Cuối tuổi ấu nhi, ở trẻ xuất hiện một mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa một bên là tính độc lập đang phát triển mạnh và một bên là khả năng còn quá non yếu của trẻ. Tình trạng trẻ em luôn đòi hỏi “ Để con tự làm lấy” còn người lớn thì luôn “ Cấm không được làm” đã dẫn đến những mâu thuẫn giữa trẻ và người lớn. Để giải quyết mâu thuẫn này, trẻ phải tìm đến một hoạt động mới: Hoạt động vui chơi mà thực chất là trò chơi đóng vai theo chủ đề [ ĐVTCĐ ].

Hoạt động với đồ vật nguyên là hoạt động chủ đạo của tuổi ấu nhi, nay lùi xuống hàng thứ hai, nhường chỗ cho hoạt động vui chơi nổi lên chiếm vị trí ưu thế và giữ vai trò chủ đạo để tạo ra một diễn biến cơ bản trong tâm lý của trẻ, tức là bắt đầu hình một nhân cách.

Tuy nhiên vì mới chuyển sang vị trí hoạt động chủ đạo nên hoạt động vui chơi chưa thể đạt tới dạng chính thức mà chỉ mới ở dạng sơ khai của nó. Chính vì vậy mà hoạt động vui chơi cỡ độ tuổi này có những đặc điểm sau đây:

Do vốn sống của trẻ còn quá ít ỏi nên việc mô phỏng lại đời sống xã hội của người lớn còn hạn chế. Những mảng cuộc sống được đưa vào trò chơi chưa nhiều, chưa rộng, chỉ mới quanh quẩn với những sự việc gần gũi đối với trẻ.

Nét đặc trưng của trò chơi ĐVTCĐ là ở chỗ trẻ phải hoạt động cùng nhau để mô phỏng lại những mối quan hệ của người lớn trong xã hội. Nhưng ở tuổi mẫu giáo bé trẻ chưa quen phối hợp hoạt động với nhau, cho nên tuy hoạt động vui chơi được chuyển sang hoạt động chủ đạo nhưng vẫn còn bị hoạt động cũ, hoạt động với đồ vật chi phối. Tuy trẻ đã biết bắt chước một số hành động phối hợp với nhau trong sinh hoạt của người lớn, nhưng việc vui chơi đó vẫn còn mang tính chất của việc chơi một mình. Chỉ khi nào có thêm vài đứa trẻ khác cùng chơi, cùng phối hợp hành động thì lúc đó chúng mới phân vai cho nhau và nhập vai thực sự. Vai chơi chỉ xuất hiện từ những mối quan hệ, muốn có trò chơi ĐVTCĐ thì trước hết cần phải tạo ra những mối quan hệ giữa các thành viên trong khi chơi với nhau.

Người lớn cần hướng dẫn trẻ quan sát cuộc sống xung quanh, cho trẻ tiếp xúc rộng dần với sinh hoạt xã hội và bày cho trẻ những hành động với đồ vật như người lớn vẫn làm và giao tiếp với xung quanh tuỳ theo cương vị và chức năng xã hội của mỗi người, tức là bày cho trẻ thiết lập những mối quan hệ xã hội.

Ở tuổi mẫu giáo bé, trò chơi ĐVTCĐ vừa mới xuất hiện còn rất no yếu, nhưng nó vẫn tạo ra ở trẻ một cấu tạo tâm lý mới, một nhân cách hết sức đơn giản, nhưng đó lại chính là xu hướng phát triển cơ bản của trẻ. Do đó giáo viên cần tập trung mọi cố gắng để làm cho hoạt động vui chơi phát triển thật mạnh mẽ.

 II. SỰ PHÁT TRIỂN QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA TRẺ MẪU GIÁO BÉ:

1.Tri giác:

+ Ở độ tuổi này đã làm chủ được tri giác của mình, dưới sự hướng dẫn bằng lời của người lớn trẻ đã biết quan sát nhất là những đồ vật quen thuộc.

Trẻ tự tổ chức được quá trình tri giác của mình.

+ Trong quan sát trẻ rất tò mò, ham hiểu biết, hay đặt câu hỏi…

+ Tính đúng đắn trong việc phân biệt màu sắc, kích thước… cao hơn.

+ Tri giác của trẻ còn mang tính tự kỷ.

+ Sự phát triển tri giác thể hiện ở tính đúng đắn về khối lượng vật thể mà trẻ gọi tên và tri giác được; ở tính ý nghĩa và sự tổ chức lại các phương thức tri giác do vốn kinh nghiệm của trẻ tăng lên.

2.Trí nhớ:

+ Trẻ không chỉ ghi nhớ những dấu hiệu bên ngoài mà trẻ đi dần vào thuộc tính khuất trong trường tri giác.

+ Giữ gìn thông tin: Ở độ tuổi này, trẻ giữ gìn được thông tin gây ấn tượng mạnh cho trẻ trong thời gian vài tháng, thậm chí cả đời người.

Quá trình giữ gìn thông tin mang tính chất trực quan hình ảnh, nếu sự kiện, đồ vật… cần nhớ gắn với cảm xúc thì trẻ nhớ được lâu, trẻ bắt đầu nhớ được ý nghĩa đơn giản của đồ vật, sự kiện.

Việc giữ gìn những âm thanh, ký hiệu bắt đầu phát triển mạnh.

+ Nhận lại và nhớ lại: Trẻ dễ nhận lại, nhớ lại các thao tác, hành vi, ngôn ngữ. Trẻ nhớ nhanh, đúng những sự kiện, đồ vật gắn với cảm xúc, hành động.

Để giúp trẻ nhớ tốt cần:

+ Thiết lập mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng mới với với những sự kiện, thông tin… đã có trong kinh nghiệm trẻ.

+ Cần để trẻ nhớ cái gì, hãy nhắc đi nhắc lại những cảm xúc tích cực và gắn với sự tham gia tích cực bằng hành động của chính bản thân trẻ.

+Cần hướng dẫn trẻ phát triển các loại trí nhớ hình ảnh, trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, tập cho trẻ nhớ có chủ định…

3. Tư duy:

X.Vưgôtxki cho rằng sự hình thành tư duy chủ yếu thuộc về sự lĩnh hội ngôn ngữ, tên gọi, chức năng các đồ vật, sự kiện, hiện tượng xung quanh trẻ.

+ Ngôn ngữ là ký hiệu tượng trưng về các sự vật, hiện tượng do vậy chúng mang tính khái quát. Theo A.V. Daporozet thì khi trẻ nắm được trung bình 1600 từ thì hàng loạt đặc trưng của tư duy xuất hiện: thao tác so sánh, thao tác phân tích, thao tác tổng hợp.

+ Tư duy của trẻ phát triển đi từ khái quát trên cơ sở những dấu hiệu bên ngoài của đồ vật đến khái quát những dấu hiệu bản chất của đồ vật, hiện tượng cụ thể.

+ Ở trẻ đã xuất hiện một số dạng phán đoán, suy lý đơn giản gắn liền với các sự kiện, hiện tượng mà trẻ tri giác được gắn với hoàn cảnh cụ thể.

+ Tư duy của trẻ mang tính chất cụ thể, hình ảnh, cảm xúc.

+ Ở giai đoạn này tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy hành động - trực quan, đồng thời phát triển tư duy hình ảnh - trực quan, mầm móng tư duy từ ngữ – lôgic xuất hiện.

4. Tưởng tượng:

+ Đến lứa tuổi này tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh cả về dạng loại và các mức độ phong phú của hình ảnh tưởng tượng. Hình ảnh tưởng tượng thường gắn với biểu tượng trong hoàn cảnh cụ thể giới hạn bởi kinh nghiệm tích luỹ được ở lứa tuổi này.

+ Trẻ bắt đầu xuất hiện tưởng tượng có chủ định và tưởng tượng sáng tạo.

+ Ngôn ngữ có ý nghĩa rất lớn kích thích tưởng tượng của trẻ phát triển.

IV. SỰ PHÁT TRIỂN CẢM XÚC, TÌNH CẢM, Ý CHÍ CỦA TRẺ MẪU GIÁO BÉ:

1. Sự phát triển cảm xúc:

+ Theo kết quả của một số nhà nghiên cứu thì trẻ ở độ tuổi 3 – 4 xúc cảm phát triển rất mạnh.

+ Ở giai đoạn này trẻ đã phát triển tất cả các sắc thái xúc cảm, trẻ phản ứng với những người xung quanh, các sự kiện vui, buồn, hờn giận… đặc biệt trẻ phản ứng xúc cảm qua lời nói, sự vận động và điệu bộ, hành vi của trẻ.

2. Sự phát triển tình cảm:

+ Tình cảm trí tuệ của trẻ bắt đầu xuất hiện. Qua câu chuyện kể, trẻ thích thú lắng nghe và kể lại nội dung một cách hứng thú, xúc động thật sự đối với các nhân vật yếu ớt, tự hào, thích thú noi gương các nhân vật anh hùng.

Nhiều đối tượng mới lạ đều gây sự tò mò ham hiểu biết đối với trẻ. Trẻ biết kể chuyện khi đến thăm vườn bách thú, bắt chước những hành vi của các con vật một cách say sưa.

+ Tình cảm đạo đức ở trẻ thể hiện khá rõ, khi mẹ ốm, trẻ biết lo lắng, giúp mẹ lấy nước… biết phân biệt hành vi tốt của mình và trẻ khác.

+ Tình cảm thẩm mỹ được phát triển mạnh qua các giờ dạy vẽ, nặn, xé, dán ở các lớp mẫu giáo. Trẻ biết khen đẹp, chê xấu…

+ Tình cảm thực tiễn: trẻ hoạt động tích cực với đồ vật, với các quan hệ người, ở hành động thực tiễn này khi thành công, thất bại trẻ đều bộc lộ thái độ xúc cảm rất rõ ràng.

3.Sự phát triển ý chí:

+ Dấu hiệu ý chí xuất hiện đầu tiên từ khi trẻ 18 tháng tuổi nhưng sau thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3, trẻ tự khẳng định được mình trong nhóm bạn bè. Ý thức về “cái tôi” được hình thành thì ý chí hình thành và phát triển nhanh.

+ Một số phẩm chất ý chí được biểu hiện trong hành động với đồ vật, hành vi ứng xử với những người xung quanh: Tính mục đích, tính độc lập, tính kiên trì.

+ Tuy nhiên trẻ 3 – 4 tuổi mục đích vui chơi, giao tiếp và động cơ hành vi còn trùng nhau, trẻ chưa nhận thức rõ ràng. Cần tiếp tục xây dựng ý chí cho trẻ qua các hoạt động vui chơi, các tiết học …

Trẻ tuổi mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo lớn lãnh hội hoạt động thông qua việc tương tác với người lớn. Đầu tiên trẻ cùng làm với người lớn, sau đó, khi trẻ đã thực hiện được các hoạt động với người lớn, trẻ nhận ra là tự mình có thể làm được. D.B. Elkonin cho rằng trẻ nhìn sự vật “thông qua” người lớn, giống như “qua lớp kiếng”.

Ở tuổi này cảm xúc và sự quan tâm của trẻ được luân chuyển từ đồ vật, sự vật qua con người. Như vậy, ở tuổi mẫu giáo lớn, người lớn và hoạt động của người lớn không chỉ là hình mẫu của trẻ mà còn là chủ thể hoạt động của trẻ.

Sau tuổi lên 3, tính độc lập của trẻ đã phát sinh và dần được củng cố. Thế nhưng giao tiếp tích cực của trẻ với người lớn cần phải được phát triển mạnh. Thiếu giao tiếp với người lớn trẻ sẽ không thể lãnh hội trò chơi sắm vai. Người lớn là cầu nối giữa trẻ và thế giới sinh động bên ngoài, nơi mà trẻ tiếp thu vẻ đẹp và cuộc sống thực xung quanh mình.

Xem thêm: 5 cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi cha mẹ nên biết ngay

Hoạt động chủ đạo – Chơi

Trò chơi sắm vai: Trẻ chọn đóng vai một người lớn theo những đặc điểm mà trẻ tổng hợp được. Mặc dù trong trò chơi, cuộc sống chỉ diễn ra trong giới hạn sự tưởng tượng của trẻ, nhưng đối với trẻ nó là cuộc sống thực sự, chứa đựng những cảm xúc chân thực nhất.

Trò chơi ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Trước hết, trong khi chơi, trẻ học giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, đặc điểm giao tiếp của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau trong trò chơi. Hãy thử quan sát cách chơi của trẻ mẫu giáo nhỏ: cô giáo xếp ghế cho trẻ trong nhóm chơi trò xe lửa và cho 2 trẻ làm người lái xe lửa. Hai trẻ này ngồi ở 2 đầu của dãy ghế.

Các trẻ khác ngồi giữa làm hành khách. Mặc cho 2 trẻ lái xe này “lái” xe lửa về 2 hướng khác nhau, các trẻ khác cũng không có ý kiến gì. Theo D.B. Elkonin, trẻ mẫu giáo nhỏ chơi “cạnh nhau” chứ không chơi “cùng nhau”. Dần dần, đến tuổi mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn trẻ mới giao tiếp nhiều hơn với nhau trong khi chơi.

Theo J. Piaget, đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo nổi bật nhất của trẻ trước tuổi lên 7 là tính “chủ quan” [Egocentrism – nhìn mọi vật theo quan điểm của bản thân]. Mặc dù vậy, trẻ vẫn có thể thương lượng với nhau để phân vai trước và trong khi chơi. Sự gắn kết của trẻ với hoạt động của nhóm trẻ sẽ làm cho quá trình giao tiếp giữa trẻ với nhau hiệu quả hơn.

Đặc điểm trò chơi qua từng độ tuổi

Đối với trẻ mẫu giáo nhỏ, điều quan trọng nhất trong trò chơi là hành động cụ thể, riêng lẻ, không có quan hệ logic với nhau: cắt trái cây, gọt cà rốt, rửa chén v.v. Tất cả những hành động chơi này được thực hiện rời rạc, không có quan hệ với nhau. Trẻ mẫu giáo nhỏ không quan tâm đến kết quả của hoạt động chơi.

Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ, điều quan trọng nhất lại là quan hệ giữa các nhân vật, hay nói khác hơn, giữa con người với nhau. Trẻ mẫu giáo nhỡ tổ chức hoạt động chơi để thỏa mãn các mối quan hệ: khi cắt trái cây xong trẻ mẫu giáo nhỡ không bao giờ quên đặt trái cây trước mặt búp bê. Một điểm quan trọng nữa là trình tự của các hành động: nấu cơm – ăn cơm – rửa chén, chứ không phải ngược lại.

Những đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn, khác với mẫu giáo nhỏ và nhỡ, quan tâm nhiều hơn đến việc tuân thủ luật lệ trong trò chơi. Các hành động trong trò chơi cũng phải được thực hiện đúng. Dần dần các hành động riêng lẻ, chi tiết trong trò chơi không còn chiếm ưu thế nữa. Trẻ có thể bỏ qua một số công đoạn để đi luôn đến kết quả trò chơi. [“Tớ đã rửa tay cho búp bên rồi. Mình ăn cơm thôi”].

Xem thêm: Top 6 Trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non

Như vậy, đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn, trò chơi đã đạt được mức độ phát triển cao nhất trong ba độ tuổi. Và có thể dễ dàng nhận thấy rằng trò chơi không chỉ phát triển giao tiếp mà còn phát triển hành vi có chủ định của trẻ. Cơ chế hình thành hành vi chủ đích – tuân thủ quy luật – được thể hiện trước tiên trong trò chơi có luật, sau đó mới đến các hoạt động sống khác.

Luật trong trò chơi có luật không phải là nguyên tắc đạo đức. Hay quy tắc hành vi mà người lớn đặt cho trẻ, mà chính là việc trẻ phải lặp lại hình tượng của nhân vật. Mà trẻ muốn thể hiện khi chơi trò chơi sắm vai. Ở tuổi mẫu giáo nhỡ, trẻ cần được các bạn chơi cùng kiểm tra cách tuân thủ luật chơi, nhưng từ tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã có thể tự mình kiểm tra việc tuân thủ này.

Cần chú ý rằng việc tuân thủ quy luật đối với trẻ trong thực tế khó hơn nhiều so với trong trò chơi. Ví dụ, trẻ có thể đóng vai cái tháp và đứng yên khá lâu, nhưng nếu yêu cầu trẻ thực hiện điều này ngoài trò chơi thì trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Trò chơi có luật còn là nền tảng làm nảy sinh trí tưởng tượng và trí nhớ có chủ định.

Ngôn ngữ:

Tuổi mẫu giáo lớn là thời điểm hoàn chỉnh việc lãnh hội ngôn ngữ. Ở tuổi này lượng từ của trẻ đã lên tới 3000 từ [1,5 tuổi – 100 từ; 3 tuổi – 1000/1100 từ; 6 tuổi – 2500/3000 từ – theo V. Stern [2; 211]].

Sau tuổi mẫu giáo nhỡ, trẻ đã sử dụng rất linh hoạt ngôn ngữ, biết cách sáng tạo từ mới và hiểu được nghĩa bóng trong ngôn ngữ của người lớn. Từ ngữ mà trẻ sáng tạo ra thường rất “độc đáo” và “bất ngờ”.

Sự phức hợp trong việc phát triển ngôn ngữ thể hiện trong các thông điệp giàu ý nghĩa và cảm xúc của trẻ. Một trong những thông điệp đó là các câu hỏi đôi khi làm người lớn bối rối của trẻ: “Khói bay đi đâu?”, “Tại sao máy bay bay được?”, “Gói con lạc đà lại như thế nào? Có tờ giấy báo nào lớn vừa để gói nó không?” v.v.

Trí nhớ

Tuổi mẫu giáo là thời điểm thuận lợi nhất cho việc phát triển trí nhớ. Theo L.Vygotsky, không có khi nào mà trẻ nhớ được dễ dàng lượng thông tin đa dạng như ở tuổi mẫu giáo. Tuy nhiên, trí nhớ của trẻ mẫu giáo có những đặc thù sau:

Xem thêm: Các trò chơi dạy kỹ năng sống phát triển trí tuệ tốt nhất

Đối với trẻ mẫu giáo nhỏ:

Trí nhớ không chủ định. Trẻ mẫu giáo nhỏ không đặt mục đích ghi nhớ hay hồi tưởng, cũng như không có cách ghi nhớ. Nếu sự kiện, sự vật… gây được những cảm xúc tích cực hay ấn tượng ở trẻ thì trẻ sẽ nhớ được dễ dàng. Trẻ dễ nhớ thơ ca, vè, tục ngữ, thành ngữ v.v nếu chúng có vần điệu, chất nhạc rõ rệt. Trẻ nhớ được tình tiết phim ảnh nếu trẻ cùng trải nghiệm cảm xúc của nhân vật hay đồng cảm với nhân vật.

Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn:

Trí nhớ có chủ định bắt đầu hình thành. Loại trí nhớ này hình thành trong các hoạt động chơi [trò chơi sắm vai], khi trẻ làm theo yêu cầu của người lớn hay đặc biệt là khi trẻ chuẩn bị vào lớp Một. Trẻ có thể ghi nhớ những gì khó ghi nhớ nhất khi chơi.

Ví dụ: khi chơi trò bán hàng, trẻ có thể nhớ được danh mục các món hàng và giá tiền một cách dễ dàng. Nhưng nếu yêu cầu trẻ ghi nhớ danh mục này ngoài giờ chơi thì trẻ sẽ không làm được.

Trí nhớ là nền tảng hình thành tư duy của trẻ, vì nó là cơ sở hình thành các biểu tượng.
Tư duy

Chuyển dần từ trực quan sinh động qua trực quan trừu tượng và cuối cùng là tư duy ngôn ngữ. Tuy nhiên, tư duy chính của trẻ mẫu giáo vẫn là trực quan trừu tượng. Trẻ chưa lãnh hội được cách lập luận hợp lý của người lớn. Khi trả lời cho câu hỏi “Tại sao những ngôi sao trên trời không rơi xuống đất?”, trẻ có thể trả lời: “Vì chúng có cánh nên bay được, mà cũng có khi trên trời có dây buộc nên chúng không rơi xuống”.

Cách tốt nhất để trẻ nhận định và phán đoán đúng là tổ chức cho trẻ thực nghiệm, thí nghiệm. Điều này A.V. Zaparozhets đã thực hiện với trẻ mẫu giáo khi ông cho trẻ nhận biết tại sao có những vật nổi, còn những vật khác lại chìm. Như vậy khi trẻ thực hiện những hoạt động thực nghiệm thú vị, trẻ có thể lãnh hội việc nhận định một cách hợp lý.

Ở cuối tuổi mẫu giáo lớn trẻ đã có khuynh hướng tổng hợp. Xác định mối tương quan logic giữa các sự vật, hiện tượng.

Cảm xúc

Đặc điểm cảm xúc của trẻ mẫu giáo là sự ổn định, không có quá nhiều xung đột vì những chuyện vặt vãnh. Tuy nhiên, không nên quên rằng đây là độ tuổi mà cảm xúc chiếm ưu thế trong hầu hết các hoạt động của trẻ. Trẻ có thể bị cuốn hút vào các hoạt động đến không còn sức vào cuối ngày nữa.

Một trong những cơ chế quan trọng nhất trong hành vi của trẻ ở độ tuổi này – đặc biệt là trong giai đoạn mẫu giáo lớn – là cơ chế “dự đoán cảm xúc” mà A.V. Zaparozhets đã trình bày rất rõ: trước khi hành xử, trẻ có thể đoán được tính chất hành vi của mình – đáng khen hay đáng chê – để biết được phản ứng của người lớn. Điều này gây ra sự lo lắng ở trẻ, và sự lo lắng này có thể ngăn trẻ không hành xử theo ý muốn của mình.

Sự dự đoán hay hình dung được cảm xúc này ở trẻ mẫu giáo lớn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn cách tiếp cận trẻ. Thay vì bắt trẻ dọn dẹp phòng sạch sẽ, cô giáo có thể kể cho trẻ nghe rằng những bé lớp nhỏ hơn sẽ vui mừng và cảm phục biết bao khi bước vào phòng của chúng ta – những anh chị lớn hơn – mà thấy phòng sạch sẽ.

Như vậy, cảm xúc là yếu tố đầu tiên quyết định hướng điều chỉnh hành vi.

Động cơ

Động cơ mạnh nhất của trẻ mẫu giáo là khen ngợi, phần thưởng. Động cơ yếu là phạt [không cho chơi cùng nhóm]

Động cơ yếu nhất là bắt trẻ hứa: bắt trẻ hứa không những không đem lại kết quả gì mà còn có hại, bởi vì trẻ sẽ không bao giờ giữ được lời hứa của mình, mà một loạt những lần không giữ lời hứa sẽ làm nảy sinh tính vô trách nhiệm của trẻ. Cũng vậy, việc cấm trẻ làm điều gì đó cũng là một việc rất có hại, vì càng cấm đoán thì trẻ càng tò mò làm.

Trẻ mẫu giáo nhỏ chưa thể đánh giá được hành vi của nhân vật. Đối với trẻ, con thỏ luôn luôn là tốt, và con sói luôn luôn là xấu. Cách nhận định của trẻ là “tổng thể”. Trái lại, trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn đã có thể phân biệt đâu là hành vi tốt, đâu là hành vi không tốt trong cùng một nhân vật.

Xem thêm: Biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo bước vào lớp 1

Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề