Cpu Clock Ratio là gì

Trước đây, khi nhắc tới khái niệm ép xung CPU, nhiều người sẽ liên tưởng ngay tới những chiếc máy tính cao cấp với hệ thống tản nhiệt phức tạp cũng như những người ép xung thường là những người có hiểu biết rất sâu rộng về phần cứng máy tính. Lý do của việc ép xung CPU thì cũng cực kì đơn giản, đối với những người yêu công nghệ thì đơn giản là họ muốn đẩy phần cứng của mình tới giới hạn cao nhất có thể, hay như đối với những game thủ thì họ muốn tận dụng từng chút một trong khả năng xử lý của chiếc máy tính.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ khi mà các hệ thống tản nhiệt cao cấp (như tản nhiệt lỏng) được phổ cập đến với người tiêu dùng phổ thông với việc các hãng sản xuất cũng khuyến khích người sử dụng ép xung, thậm chí trên thị trường hiện nay thì tính năng ép xung là một thứ gần như không thể thiếu đối với hầu hết các linh kiện phần cứng của máy tính được bán ra trên thị trường. Điều này giúp cho những người dùng phổ thông có thể tiếp cận với việc ép xung cũng như cải thiện hiệu năng của chiếc máy tính một cách dễ dàng hơn. Ở bài viết này sẽ chỉ giới hạn nội dung về việc ép xung CPU (vi xử lý chính), cần lưu ý là cả card màn hình (vi xử lý đồ họa, VRAM) cũng như bộ nhớ của hệ thống (RAM) đều có thể được ép xung.

Nhiệt độ, tính ổn định, hư hại và bảo hành

Khi nhắc tới ép xung CPU thì đây sẽ là 4 trong số yếu tố được nhiều người sử dụng quan tâm cũng như lo ngại nhất. Trước tiên là về vấn đề nhiệt độ, việc tăng xung nhịp xử lý cũng như dòng điện hoạt động của CPU đồng nghĩa với việc lượng nhiệt hao hụt do quá trình hoạt động của CPU cũng sẽ tăng lên đáng kể, nếu như phần tản nhiệt của CPU không có đủ khả năng để phát tán lượng nhiệt này đi sẽ rất dễ đến hiện tượng hệ thống sẽ tự động hãm xung nhịp xử lý xuống hoặc trong trường hợp nặng nhất thì hệ thống sẽ tự động khởi động lại.

Một vấn đề nữa, với các thế hệ CPU gần đây thì mật độ bán dẫn bên trong các vi xử lý này đã cao hơn các thế hệ trước đây rất nhiều (với công nghệ sản xuất CPU 14nm hay thậm chí là 12nm và 7nm trong thời gian sắp tới đây), tuy nhiên mặc dù với mật độ các bán dẫn tăng lên cao như vậy nhưng kích thước die size của CPU lại không hề thay đổi dẫn tới việc duy trì nhiệt độ ổn định cho các dòng CPU thế hệ mới ngày một trở nên khó khăn hơn.

Cpu Clock Ratio là gì

Dẫn tới một vấn đề tiếp theo là tính ổn định trong quá trình ép xung CPU, thực tế là nhiều tín đồ ép xung đôi khi phải chấp nhận sống chung với sự thiếu ổn định của hệ thống trong quá trình ép xung. Tuy nhiên, không thể phủ nhận và nói rằng bất kì chiếc máy tính nào cũng sẽ trở nên thiếu ổn định sau khi được ép xung, rất nhiều người tìm được thiết lập ép xung phù hợp với chiếc máy tính của mình và hệ thống hoạt động khá ổn định sau khi được ép xung. Tuy nhiên, việc phải hoạt động quá mức sản xuất cho phép có thể dẫn tới rút ngắn tuổi thọ của CPU xuống.

Hai nguyên nhân cuối cùng khiến cho nhiều người rất ngần ngại với ý định ép xung CPU là hư hại và việc mất bảo hành. Tuy nhiên, việc gây ra hư hại cho linh kiện máy tính do nhiệt độ và quá tải dòng điện đầu vào chỉ xảy ra phổ biến trong thời điểm quá khứ. Còn ở thời điểm hiện tại các hãng sản xuất đã thêm vào linh kiện nhiều quy trình kiểm soát hoạt động tốt hơn, chẳng hạn như tự động hãm xung nhịp xử lý xuống khi nhiệt độ hoạt động chạm tới một mức nhất định, thực tế thì hệ thống sẽ trở nên thiếu ổn định và dừng hoạt động trước khi có bất kì hư hại nào xảy ra đối với các linh kiện.

Cuối cùng là về vấn đề bảo hành, trong khi các dòng card màn hình hiện nay đều rất thân thiện với việc ép xung. Thì cả Intel và AMD đều sẽ không chấp nhận bảo hành với các hư hại xảy ra trong quá trình ép xung với các dòng CPU nói chung, cho nên một khi đã ép xung thì bạn nên tham khảo càng nhiều tài liệu hướng dẫn có thể càng tốt để tránh hư hại ngoài mong muốn nhé.

Các bước cơ bản trong quá trình ép xung CPU

Việc điều chỉnh xung nhịp của CPU thông thường sẽ do firmware của bo mạch chủ đảm nhiệm. Đối với từng nền tảng kiến trúc vi xử lý sẽ cần những bước cụ thể cần thiết cho việc ép xung, điều này sẽ được đề cập tới ở các bài viết khác, nhưng nhìn chung có thể tổng hợp thành các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: chọn một phầm mềm hiển thị quá trình hoạt động của CPU tùy theo ý thích của bạn (Geekbench, Prime95, SuperPi..) dùng để benchmark cũng như theo dõi quá trình hoạt động của CPU (hiệu năng, nhiệt độ và dòng điện-vcore đang được sử dụng) trong điều kiện sử dụng bình thường hoặc trong điều kiện đòi hỏi xử lý cao.
  • Bước 2: lựa chọn phần mềm ép xung tùy theo ý thích hoặc CPU mà bạn sử dụng (như AMDs Overdrive, Intels Extremê Tuning Utility hoặc phần mềm ép xung đi kèm theo hãng sản xuất bo mạch) để điều chỉnh thông số multiplier theo từng nấc nhỏ một lúc, tuy nhiên theo kinh nghiệm của nhiều người ép xung lâu năm thì bạn nên ép xung CPU bằng việc điều chỉnh các thông số thông qua BIOS của bo mạch chủ để có được kết quả tốt hơn.
  • Bước 3: chạy các phần mềm benchmark ở bước 1 để đảm bảo xem hệ thống có hoạt động ổn định ở thiết lập mặc định không.
  • Bước 4: lặp đi lặp lại bước 2 và bước 3 cho tới khi bạn tìm được thiết lập multiplier ổn định nhất có thể, ở 1 mức nào đó bạn sẽ cần phải thay đổi mức vcore (voltage) để phù hợp với thiết lập multiplier mà bạn đang chọn (xung nhịp càng cao thì CPU sẽ cần thêm vcore để đạt được ngưỡng hoạt động ổn định).
  • Bước 5: điều chỉnh thiết lập BCLK (base clock còn gọi là xung nhịp cơ bản), chạy phần mềm benchmark, điều chỉnh thiết lập multiplier, chạy lại phần mềm benchmark, điều chỉnh vcore (voltage), tiếp tục chạy lại phần mềm benchmark
    Ép xung là một công việc đòi hỏi khá nhiều thời gian và tính kiên nhẫn, đặc biệt là khi bạn muốn đẩy khả năng của CPU tới giới hạn cao nhất có thể, thì thông thường sẽ xảy ra 1 trong 2 trường hợp là CPU sẽ trở nên quá nóng hoặc là thiếu độ ổn định đòi hỏi rất nhiều sự thay đổi trên các thiết lập khác nhau.

Cpu Clock Ratio là gì

Những lưu ý cần cân nhắc khi chọn bo mạch chủ để ép xung CPU

Một điểm đặc biệt cần lưu ý nữa là ngoài việc lựa chọn dòng CPU để ép xung ra, thì bo mạch chủ cũng là một yếu tố cực kì quan trọng góp phần quyết định vào kết quả cũng như tính ổn định của CPU trong quá trình ép xung. Đầu tiên, các linh kiện được sử dụng trên chiếc bo mạch chủ phải đủ khả năng để xử lý dòng điện cao để cấp nguồn cho CPU cũng như khả năng chịu nhiệt tốt. Do đó, các thiết lập như multiplier hay BCLK đều phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của bo mạch chủ. Thứ 2, và đây cũng là điều cần lưu ý khi sử dụng các CPU có nhiều nhân xử lý đối với các bô mạch chủ giá rẻ là đầu kết nối cấp nguồn cho CPU phải đủ khả năng cung cấp cường độ dòng điện cần thiết để CPU có thể hoat động ổn định.

Việc lựa chọn một chiếc bo mạch chủ phù hợp cho việc ép xung CPU cũng khá quan trọng, các hãng có tên tuổi lớn trên thị trường thường là một lựa chọn tốt và an toàn cho việc này. Tuy nhiên mỗi hãng sản xuất bo mạch chủ khác nhau sẽ có các mức thiết lập điều chỉnh riêng (chẳng hạn như vcore), cho nên bạn cũng cần phải tham khảo kĩ điều này trước khi chọn mua một chiếc bo mạch chủ nhé.

Điều cuối cùng cần lưu ý là bộ cấp nguồn cho CPU trên bo mạch chủ, tuy nhiên ở bài viết này sẽ không đi quá sâu vào vấn đề này. Tóm lại, nhiều hãng sản xuất thường nhấn mạnh việc bo mạch chủ của họ có nhiều phase thường được biết tới với tên khác là MOSFETs, gồm 1 bộ ba cuộn cảm, tụ điện và một chip controller (PWM) để tạo thành 1 dàn cấp nguồn (phase/pulse) cho CPU.

Lưu ý về nhiệt độ và tản nhiệt

Thực tế các thành phần của CPU đều có khả năng chịu được nhiệt độ lên tới hơn 95 độ C, tuy nhiên vì lý do an toàn, bạn nên tránh để CPU hoạt động ở gần với khung nhiệt độ này. Một điều cần được lưu ý nữa là phần nhiệt độ của socket sẽ không giống với nhiệt độ của nhân xử lý bên trong CPU, mặc dù vậy sự khác biệt này sẽ chỉ trở nên rõ rệt khi mà CPU phải hoạt động cao. Nhiệt độ của phần socket có thể trở nên khá cao nếu như phần tản nhiệt trên bo mạch chủ được thiết kế không hiệu quả, theo kinh nghiệm của nhiều người từng ép xung CPU thì việc điều chỉnh thêm 1 quạt tản nhiệt thổi trực tiếp vào khu vực quanh CPU có thể giúp cải thiện được phần nào việc này.

Cpu Clock Ratio là gì

Kết

Việc tiếp xúc với ép xung của người dùng phổ thông đang trở nên càng ngày càng dễ dàng hơn trong những năm gần đây có thể xem là một điều đáng mừng, giúp cho người sử dụng có thể có được hiệu năng cao hơn từ hệ thống của mình. Tuy nhiên, để thành thạo với việc ép xung, bạn sẽ cần tới rất nhiều thời gian cũng cũng như kiên nhẫn để đạt được. Mặc dù vậy, để việc ép xung CPU trở nên thuận lợi, bạn sẽ cần phải chi thêm tiền vào tản nhiệt CPU và việc chi bao nhiêu tiền vào chiếc tản nhiệt này sẽ còn tùy thuộc vào kinh phí cũng như nhu cầu ép xung của bạn.

Dẫu cho việc ép xung CPU có thể làm giảm tuổi thọ cũng như tính ổn định của các linh kiện trong hệ thống, nhưng đối với những người yêu công nghệ thì chỉ riêng việc được vọc vạch các linh kiện yêu thích của mình thôi cũng đã đủ để họ đánh đổi những thứ nhỏ nhặt trên vì lòng đam mê của mình.