Công dân có nghĩa vụ gì đối với tài sản của nhà nước

Trong pháp luật dân sự, tài sản và quyền sở hữu được xem là một trong những nội dung quan trọng, là tiền đề của các quan hệ pháp luật dân sự về tài sản. Đây là chế định cơ bản, làm cơ sở cho việc quy định các vấn dề khác về hợp đồng, nghĩa vụ dân sự có liên quan. Vậy quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Pháp luật quy định như thế nào về lĩnh vực trên? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?

Bộ luật dân sự 2015.

Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự, tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

  • Vật là loại tài sản phổ biến và thông dụng nhất trong đời sống con người. Theo quy định, vật phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Là một bộ phận của thế giới vật chất; con người kiểm soát được và đáp ứng lợi ích cho con người.
  • Tiền là giá trị của hàng hóa được xác định bằng lượng lao động kết tinh để sản xuất ra hàng hóa đó. Tiền còn có một khía cạnh chính trị – pháp lý đặc biệt, thể hiện tư cách đại diện cho chủ quyền quốc gia. Ngoài tiền có giá trị thanh toán còn tồn tại các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền như cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, séc, chứng chỉ tiền gửi, quy định những khoản tiền cụ thể mà chủ thể được hưởng khi xuất trình trước một tổ chức có trách nhiệm [ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng].
  • Quyền tài sản phải thỏa mãn hai điều kiện là trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Đây là những quyền gắn liền với tài sản mà khi thực hiện các quyền đó chủ sở hữu sẽ có một tài sản. Ví dụ: Quyền đòi nợ, quyền sở hữu công nghiệp…

Quyền sở hữu tài sản của công dân được hiểu theo 02 nghĩa. Nếu hiểu theo nghĩa khách quan, quyền sở hữu tài sản của công dân là toàn bộ các quy định của Nhà nước về vấn đề sở hữu, nếu theo nghĩa chủ quan, đây là toàn bộ những hành vi mà chủ sở hữu được pháp luật cho phép thực hiện trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo ý chí của mình.

Nói một cách khái quát, quyền sở hữu được hiểu là các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các loại tài sản trong xã hội.

Quyền sở hữu tài sản của công dân được xác lập trong các trường hợp sau đây:

  • Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp.
  • Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Thu hoa lợi, lợi tức.
  • Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
  • Người được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu tài sản được thừa kế do người chết để lại.
  • Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
  • Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản, trừ trường hợp tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước.
  • Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Theo đó, những tài sản nào không được xác lập theo một trong các căn cứ trên thì tài sản đó không được pháp luật thừa nhận quyền sở hữu của cá nhân và người chiếm hữu tài sản đó không được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện quyền với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản.

Quyền sở hữu tài sản của công dân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

  • Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay hoặc thông qua việc để lại thừa kế.
  • Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.
  • Khi tài sản bị tiêu hủy thì quyền sở hữu của người có tài sản chấm dứt tại thời điểm tài sản bị tiêu hủy.
  • Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
  • Khi tài sản bị trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì lí do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.
  • Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước.
  • Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định.
  • Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý.

Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc.

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Quyền sở hữu được hiểu là các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các loại tài sản trong xã hội.

Trên đây là những quy định pháp lý về quyền sở hữu tài sản của công dân là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng những nội dung trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và chính xác về quyền sở hữu tài sản của công dân. Nếu bạn đọc cần sự hỗ trợ tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ cho chúng tôi thông qua:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail: 

Bài tập 7: Trang 68 sách BT GDCD lớp 8

Điệp và Hường cùng dạo chơi trong công viên thành phố. Thấy mấy bông hoa hồng đẹp mắt, Hường dừng lại định ngắt, nhưng Điệp ngăn lại : "Không nên ngắt hoa trong công viên, Hường ạ". Chần chừ một lúc, rồi Hường vẫn cứ ngắt một bông. Ngắt xong, Hường nói với Điệp : "Tại mình thích quá Điệp ạ ! Với lại, ngắt một bông hoa thì cũng chẳng ảnh hưởng gì, phải không ?"

Câu hỏi:

1. Em có nhận xét gì về việc làm của Hường ?

2. Nếu là em, trong trường hợp này em sẽ đồng tình hay can ngăn bạn mình 

Xem lời giải

Công dân là một cụm từ thường xuyên được nhắc đến trên thực tế, nhưng không phải ai cũng nắm được khái niệm công dân là gì? Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận như thế nào trong Hiến pháp hiện hành?

1. Công dân là gì?

Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, vấn đề công dân cũng như quyền công dân ngày càng được chú trọng và bảo vệ hơn, căn cứ để xác định công dân của một nước là quốc tịch của người đó.

Người có một quốc tịch là công dân của một quốc gia. Nếu một người có hai hay nhiều quốc tịch sẽ là công dân của hai hay nhiều quốc gia.

Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013 thì công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Công dân của Việt Nam ở nước ngoài được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.

Công dân là khái niệm dùng để chỉ một người thuộc về một nhà nước nhất định mà người đó mang quốc tịch hay nói cách khác công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.

Ví dụ: Công dân Việt Nam là những người mang quốc tịch Việt Nam.

Công dân trong tiếng Anh được hiểu là Citizen.

2. Quyền của công dân trong Hiến pháp năm 2013:

Quyền của công dân là các quyền mà pháp luật ghi nhận một người là cá nhân có quốc tịch có, công dân có các quyền bao gồm quyền về chính trị, kinh tế, quyền về văn hóa xã hội, giáo dục và quyền tự do cá nhân.

Quyền của công dân Việt Nam được ghi nhận trong Hiến pháp cụ thể như:

– Các quyền về chính trị của công dân: công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và công dân từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; công dân có quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội, tham gia vào việc thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, của địa phương;….

Xem thêm: Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp năm 2013

– Quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội của công dân: công dân có quyền được bảo đảm về an sinh xã hội; có quyền được làm việc, lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc; công dân có quyền có nơi ở hợp pháp; công dân có quyền đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước;

Công dân có quyền tự do về ngôn luận, có quyền tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội; công dân nam và nữ đều bình đẳng về mọi mặt;…

3. Nghĩa vụ của công dân:

Nghĩa vụ của công dân là việc nhà nước đòi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi nhà nước yêu cầu, nếu công dân không thực hiện thì nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp như giáo dục, thuyết phục thậm chí là áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Công dân theo quy định thì công dân sẽ có các nghĩa vụ sau đây: công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật; tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành theo những quy tắc sinh hoạt công cộng,…

Từ đó có thể thấy được rằng công dân của một nước sẽ được pháp luật của nước đó quy định cụ thể các quyền như quyền về chính trị, văn hóa, xã hội và sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định.

Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục quy định rõ hơn nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Đồng thời, Hiến pháp 2013 đã có đổi mới trong kỹ thuật lập hiến, sắp xếp lại các điều khoản theo các nhóm, tương ứng với các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hiến pháp đã bổ sung thêm một số quyền mà Hiến pháp 1992 chưa quy định đó là, quyền sống; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền kết hôn và ly hôn; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa; quyền xác định dân tộc; quyền được sống trong môi trường trong lành. Việc bổ sung các quyền trên một mặt để phù hợp với sự phát triển của xã hội và nhu cầu cuộc sống đặt ra; mặt khác, để nội luật hóa các quy định trong các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Điều này thể hiện sự nhận thức ngày càng rõ hơn về quyền con người và trách nhiệm thực hiện các cam kết quốc tế trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người của nước ta.

Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tiếp tục kế thừa các quy định về nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1992 như, nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. Đối với nghĩa vụ nộp thuế đã có sửa đổi về chủ thể là mọi người đều có nghĩa vụ nộp thuế chứ không chỉ riêng công dân như quy định trong Hiến pháp 1992.

4. Một số ý kiến liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ:

Tối ưu hóa việc ghi nhận nguyên tắc “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định

Xem thêm: Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật

Trước tiên, chúng ta cần thống nhất quan điểm về sự cần thiết của việc hiến định nguyên tắc bởi nó vừa ràng buộc trách nhiệm cao độ của Nhà nước trong việc thể chế hóa pháp lý quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; đồng thời, nó góp phần tạo ra một môi trường pháp lý mang tính pháp quyền môi trường sống của một xã hội văn minh. Theo khảo sát của chúng tôi về 12 bản Hiến pháp đương đại [Hoa Kỳ, Đức, Ba Lan, Liên bang Nga, Thụy Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Úc, Trung Quốc], tuy cách thức hiến định khác nhau, song về mặt nội dung, các bản Hiến pháp này đều thừa nhận trách nhiệm tuyệt đối của Nhà nước nói chung, Nghị viện hay Quốc hội nói riêng trong việc “luật hóa” các quyền và nghĩa vụ hiến định của công dân; đồng thời, tôn trọng những giới hạn hiến định mang tính pháp quyền trong việc xây dựng địa vị pháp lý của công dân cũng như tôn trọng quyền con người.

Tổ chức thi hành nghiêm túc nguyên tắc

Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh trước hết đến vai trò chủ động của các nhà chức trách. Họ chính là người khởi động cho quy trình hiện thực hóa nguyên tắc bằng việc thông qua Hiến pháp công bố toàn dân tổ chức thực hiện [chuẩn bị điều kiện vật chất và tinh thầnquyền công dân chỉ có thể được đảm bảo bằng nghĩa vụ của Nhà nước theo nguyên tắc bình đẳng] áp dụng pháp luật khi công dân thực hiện quyền [thủ tục hành chính] xử lý vi phạm [nếu có]. Trong suốt quá trình này, một trong những điều cần tránh chính là hành xử với quyền của công dân với tâm lý của “bề trên”, ban phát ân huệ cho “kẻ dưới”. Đó là mầm mống của mọi điều tồi tệ nhất trong quan hệ giữa nhà chức trách với công dân.

Xây dựng cơ chế bảo hiến có hiệu quả cao

Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân được xác lập cao nhất, tập trung nhất bằng cách hiến định. Do vậy, bên cạnh việc hiện thực hóa Hiến pháp một cách chủ động [thi hành], Hiến pháp còn cần được bảo vệ nghiêm ngặt, chống lại sự xâm hại từ phía các cơ quan công quyền, nhân viên công quyền. Đối với việc bảo vệ nguyên tắc hiến định này, phải chăng, đã đến lúc chúng ta cần nghiêm túc đánh giá và tiến tới thừa nhận: công dân có quyền khởi kiện nhà chức trách nếu họ ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp và các đạo luật tại Tòa án hành chính [chính xác là Tòa án Hiến pháp, nếu thiết chế này được thành lập].

Việc đảm bảo địa vị pháp lý của công dân là một trong những nhân tố quyết định thành bại của nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, địa vị đó không chỉ cần được “trang điểm” bằng một bản văn Hiến pháp mỹ miều. Việc nó được “nuôi dưỡng” và “trưởng thành” như thế nào mới là điều quyết định đối với sự thịnh vượng của nhà nước pháp quyền.

Kết luận: Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày nay các quyền cơ bản của con người, quyền công dân đã được mở rộng hơn trước đây. Trong các công ước quốc tế cũng như trong Hiến pháp 2013, quyền con người, quyền công dân được thể hiện ở trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Để mọi cá nhân và công dân thực hiện các quyền của mình, Hiến pháp quy định trách nhiệm của Nhà nước phải ban hành các đạo luật để tạo hành lang pháp lý cho mọi cá nhân và công dân thực hiện tốt các quyền của mình.

Video liên quan

Chủ Đề