Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong xây dựng nông thôn mới

Đảng viên xã Minh Đức phát biểu ý kiến tại buổi tọa đàm.

Vai trò nêu gương

Huyện ủy Mỏ Cày Nam vừa tổ chức tọa đàm “Vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên trong tham gia xây dựng NTM và phát triển đô thị”, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thị Hồng Nhung chủ trì buổi tọa đàm. Đến dự có Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Lê Thanh Vân, Phó trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Văn Thiêm. Buổi tọa đàm nhằm mục đích nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên. Đồng thời, tìm ra giải pháp tốt nhất, phù hợp để xây dựng thành công huyện NTM.

Huyện Mỏ Cày Nam có 15 xã và 1 thị trấn. Trong 15 xã xây dựng NTM, đã có 4 xã đạt chuẩn, 2 xã đang trình UBND tỉnh thẩm định, xét công nhận; 9 xã còn lại đạt từ 14 - 17 tiêu chí; 1 xã đang trình UBND tỉnh thẩm định, xét công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao. Huyện đã xây dựng đạt chuẩn 3 đô thị loại V, gồm: đô thị thị trấn Mỏ Cày, đô thị trung tâm xã Hương Mỹ, đô thị trung tâm xã An Thạnh. Đặc biệt, trong năm 2020, thị trấn Mỏ Cày và khu vực mở rộng được công nhận đô thị loại IV.   

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM sau 10 năm thực hiện và 5 năm phát triển đô thị đã làm thay đổi diện mạo nông thôn, đô thị ở huyện. Hệ thống giao thông, thủy lợi, điện nông thôn từng bước được cải tạo, nâng cấp, đầu tư mới phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các xã, thị trấn phát triển kinh tế. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ được quan tâm đổi mới theo hướng tăng cường liên kết sản xuất chuỗi giá trị để tăng hiệu quả kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn không ngừng được cải thiện. Đến nay, huyện có 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm.

Theo đánh giá của Huyện ủy Mỏ Cày Nam, đạt được những kết quả trên là nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của các ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị và toàn xã hội. Đặc biệt, sự nêu gương của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên được phát huy. Nhiều cán bộ, đảng viên tự nguyện hiến đất, hoa màu, vật kiến trúc xây dựng trụ sở ấp, nhà văn hóa, làm đường, góp tiền, của, xây dựng cơ sở vật chất NTM và xây dựng đô thị.

Giai đoạn bứt phá

Giai đoạn 2021 - 2025 là giai đoạn bứt phá của huyện Mỏ Cày Nam, với mục tiêu đề ra 100% xã đạt chuẩn NTM, 5 xã đạt NTM nâng cao, 2 xã đạt NTM kiểu mẫu và huyện đạt chuẩn huyện NTM. Phấn đấu đến năm 2025, xây dựng đô thị loại III đạt 70% theo tiêu chuẩn để thành lập thị xã Mỏ Cày và 6 phường. Xây dựng trung tâm xã An Định đạt tiêu chí đô thị loại V. Thành lập thị trấn Hương Mỹ làm tiền đề đến năm 2030 xây dựng đô thị Mỏ Cày đạt chuẩn đô thị loại III và trở thành đô thị mang bản sắc dừa của tỉnh; xây dựng đô thị trung tâm xã An Thới đạt tiêu chuẩn đô thị loại V. 

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thị Hồng Nhung cho rằng: “Trong xây dựng NTM và phát triển đô thị có rất nhiều vấn đề có sức tác động, nhưng cốt lõi vẫn là yếu tố con người. Chỉ có con người mới chi phối, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo tốt nhất những nội dung trong xây dựng NTM và phát triển đô thị. Vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên làm nên sức bật về chính trị trong phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện cho việc về đích NTM và phát triển đô thị ở huyện. Trong thời gian tới, huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt 16 phần việc của hộ gia đình, với 31 nội dung. Đảng viên phải tiên phong đi đầu thực hiện 16 phần việc này. Lưu ý, không để bất kỳ đảng viên nào đứng ngoài cuộc trong tham gia xây dựng NTM và phát triển đô thị, phải xem đây là trách nhiệm cho chính mình và thế hệ mai sau”.

Sau khi nghe 10 ý kiến của các tập thể, cá nhân tại buổi tọa đàm, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Lê Thanh Vân nhấn mạnh: “Để thực hiện đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra thì vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM là một trong những giải pháp quan trọng. Đề nghị cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị cần có sự tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, thống nhất toàn diện trong xây dựng NTM, phát triển đô thị. Kết quả của chương trình xây dựng NTM và phát triển đô thị là một trong các tiêu chí để đánh giá, kiểm điểm kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Mỗi cán bộ, đảng viên tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động; kiên trì thuyết phục, vận động, giải thích cho người dân cũng như người thân trong gia đình hiểu rõ nội dung ý nghĩa, chủ trương xây dựng NTM, để từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, người thân, giúp cho nhân dân tin tưởng, chủ động tham gia xây dựng NTM...”.

Bài, ảnh: Thảo Trần

TĐKT - Nhiệt tình, tâm huyết trong công việc, nhẹ nhàng, khéo léo trong công tác tuyên truyền, vận động và đi đầu thực hiện chủ trương, chính sách của cấp trên là chân dung của Bí thư chi bộ Lê Hữu Tuất qua lời kể của người dân ở thôn Nguyễn, xã Yên Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

Bí thư Tuất trực tiếp kiểm tra, giám sát công trình xây dựng NTM

Được nhân dân tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ thôn từ năm 2015, là thời điểm địa phương bắt tay ngay vào xây dựng NTM với nhiều khó khăn ở một vùng quê nghèo, lam lũ. Nhưng với nhưng cách làm hay, sáng tạo, người Bí thư chi bộ thôn Nguyễn đã phát huy trí tuệ tập thể, tính tiên phong, guơng mẫu của cán bộ, đảng viên và tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Nhờ vậy, thôn Nguyễn đã thực sự chuyển mình, đổi thay nhanh chóng, góp phần đưa xã Yên Sơn về đích NTM năm 2017.

Chia sẻ về những khó khăn ban đầu, anh Tuất cho biết: Do đặc thù thôn xa trung tâm xã, khi mới bắt tay xây dựng NTM, đường giao thông trong thôn chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn mới, một số hộ dân chưa hiểu rõ lợi ích của chủ trương nên chưa đồng tình việc hiến đất mở đường. Tôi cùng các đảng viên, hội, đoàn thể trong thôn đi đến từng nhà tuyên tryền, vận động để người dân hiểu rõ và tự nguyện thực hiện”.

Khi tư tưởng đã thông, mỗi người dân trong thôn đều hiểu và nhận thức được người hưởng thụ chính là họ nên đã tích cực tham gia ngày công, đóng góp tiền của, công sức. Nhiều hộ dân sẵn sàng hiến đất, hiến công trình để mở rộng các tuyến đường.

Sau thời gian kiên trì vận động, tuyên truyền, các hộ trong thôn đã tự nguyện hiến đất với chính sách hỗ trợ xi măng của nhà nước. Thôn cũng huy động nội lực trong nhân dân, con em xa quê, doanh nghiệp đóng tại địa phương làm mới 5 km đường trục chính, đường thôn đảm bảo tiêu chuẩn. Toàn hộ hệ thống mương thoát nước trong khu dân cư đã được xây dựng có nắp đậy kiên cố, hệ thống đèn điện thắp sáng trên các tuyến đường.

Chia sẻ về thành công trong công tác xây dựng NTM,  anh Tuất cho biết: Thành tích trong xây dựng NTM được khởi nguồn từ các công tác xây dựng Đảng, từ khâu đột phá, then chốt là công tác cán bộ. Để xây dựng NTM thành công, trước hết, cán bộ, đảng viên phải hiểu, phải nắm bắt chắc nội dung, tiêu chí xây dựng NTM; phải có trách nhiệm, quyết tâm cao, gương mẫu đi đầu để quần chúng noi theo.

Với suy nghĩ đó, việc trước tiên, bí thư Tuất đã tổ chức cho đội ngũ cán bộ chủ chốt thôn, xóm học tập, nắm chắc nội dung cơ bản của 19 tiêu chí xây dựng NTM, có kiểm tra, đánh giá, chấm điểm nghiêm túc, chặt chẽ. Đồng thời, tổ chức nhiều cuộc họp ở thôn xóm, lấy ý kiến dân chủ của nhân dân, thống nhất lộ trình, thứ tự ưu tiên các phần việc, hạng mục đầu tư, xây dựng NTM.

Cũng theo anh Tuất, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những “đụng chạm”, nhưng để tạo chuyển biến trong bộ máy, thay đổi lề lối, tác phong công tác, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM; để được dân tham gia, ủng hộ thì nhất thiết phải làm, phải quyết tâm làm việc với tác phong khoa học, dám nghĩ, dám làm, không ngại việc khó. Người dân nhìn vào cán bộ, đảng viên để thấy họ gương mẫu, đi đầu, “nói đi đôi với làm” hay không.

Do vậy, anh thường xuyên yêu cầu ở nơi nào khó khăn, mặt bằng chưa giải tỏa được, bà con còn thắc mắc thì cán bộ, đảng viên phải gương mẫu làm trước, đồng thời tích cực vận động, giải thích để bà con hiểu.

Đó cũng là thành công trong thực hiện “Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt” gắn với xây dựng NTM tại thôn Nguyễn. Hiệu quả, cách làm của bí thư Tuất đã lan tỏa sang các thôn khác, góp phần tạo lên một khí thế thi đua sôi nổi, một sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thôn trong xã, làm động lực để Yên Sơn về đích sớm trong xây dựng NTM năm 2017.

Một trong những kết quả nổi bật khác mà thôn Nguyễn thực hiện được đó là việc chuyển đổi diện tích lúa từ vài héc-ta trước đây của thôn, nay đã phát triển tới 114 ha với những giống lúa như: Tạp giao, thiên ưu, bắp thơm; có 25 hộ chuyển đổi sang mô hình nuôi cá với tổng diện tích 56 ha… góp phần tạo nguồn lực quan trọng cho xây dựng NTM.

Năm 2016, thôn Nguyễn được thành phố chọn để triển khai Đề án “Thí điểm tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm”, trong đó tập trung xây dựng mô hình chuyển đổi một số diện tích đất cấy lúa vụ mùa kém hiệu quả sang nuôi cá theo vụ theo hướng bán chuyên canh tại Hợp tác xã nông nghiệp Sơn Tây [xã Yên Sơn].

Mô hình thí điểm trên tại thôn Nguyễn đã khắc phục được tình trạng nhiều hộ nông dân bỏ ruộng, không gieo cấy vụ mùa. Đến nay, 100% diện tích cấy lúa ở vụ mùa kém hiệu quả đã chuyển đổi sang sản xuất lúa tái sinh kết hợp nuôi cá và chăn bò, dê.

Đặc biệt, trong chương trình xây dựng NTM kiểu mẫu, anh Tuất cũng tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân mở rộng diện tích xây dựng công trình phúc lợi, làm vỉa hè.

“Tuy nhiên, đã xuất hiện khó khăn ban đầu khi ai cũng ủng hộ chủ trương nhưng đóng góp kinh phí, hiến đất thì ai cũng bàn lùi.” - anh Tuất cho biết.

Trước thực trạng này, anh đã cùng các đảng viên trong Chi bộ thôn đã gương mẫu đóng góp kinh phí, vận động người thân của mình hiến đất trước; phát động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa ven đường. Từ đó, phong trào làm vỉa hè đường giao thông nông thôn, ý thức tham gia bảo vệ môi trường đã được nhân dân trong thôn đồng tình, hưởng ứng. Nhờ vậy, thôn Nguyễn là thôn đầu tiên hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM kiểu mẫu của xã Yên Sơn.

Không chỉ gương mẫu đi đầu trong phong trào xây dựng NTM, trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, bí thư Tuất đã không quản ngại tuyên truyền tới từng hộ dân về công tác phòng, chống dịch. Kết quả, thôn có số kinh phí ủng hộ 22 triệu 600 nghìn đồng [năm 2020]. Đây là số tiền ủng hộ phòng, chống dịch cao nhất so với các thôn trên địa bàn thành phố. Đồng thời con em thôn Nguyễn xa quê đã gửi tặng 1 tấn gạo ủng hộ thành tích chống dịch.

Được hỏi về kinh nghiệm xây dựng NTM tại địa phương, anh Tuất khiêm tốn chia sẻ: Cán bộ phải thực sự gần dân, vì dân, sâu sát cơ sở, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”. Trong triển khai thực hiện, không ỷ lại vào nguồn vốn của Nhà nước mà xác định tiêu chí nào thuận lợi, phù hợp với khả năng của thôn thì ưu tiên làm trước; phát huy mọi nguồn lực của địa phương, trong nhân dân cho phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con. Trong thời gian tới, thôn sẽ tiếp tục quy hoạch đường hoa, cải tạo nghĩa trang, thành lập tổ nuôi ong…”.

Từ năm 2010 đến nay, với vai trò là người đứng đầu chi bộ, anh đã cùng cấp ủy thôn lãnh đạo và xây dựng chi bộ thôn Nguyễn đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền. Bí thư chi bộ Lê Hữu Tuất liên tục là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020. Ban Thường vụ Thành ủy tặng 3 giấy khen, Chủ tịch UBND thành phố tặng 2 giấy khen, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố tặng giấy khen…

Tùng Chi

Video liên quan

Chủ Đề