Coi thẻ xanh ở đâu

Khái niệm thẻ xanh Covid được lãnh đạo TP.HCM thông tin chính thức lần đầu tiên trong cuộc họp lấy ý kiến các doanh nghiệp về kế hoạch phục hồi kinh tế ngày 10.9 và nhấn mạnh đây là điều kiện cần để người dân tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ý tưởng về thẻ xanh Covid của TP.HCM là một chứng nhận điện tử dưới dạng mã QR (có thể xem trên điện thoại thông minh hoặc in ra thẻ) hoặc là một tin nhắn trên điện thoại làm công cụ thống nhất và chủ yếu để kiểm soát. Người dân có thể dùng mã này để tham gia lưu thông, tới nơi công cộng, tham gia làm việc tập trung; khai báo y tế, đăng ký tiêm vắc xin, xét nghiệm (XN); check-in tại các địa điểm công cộng.

Bản tin Covid-19 ngày 29.9: Ngày ghi nhận số ca khỏi bệnh kỷ lục | TP.HCM tiếp tục gỡ nhiều chốt

Liên tục điều chỉnh

Các tiêu chí để công nhận một người được cấp thẻ xanh Covid liên tục được điều chỉnh. Trong bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn TP.HCM ban hành ngày 15.9, một người có thẻ xanh Covid khi hội đủ 3 điều kiện: XN Covid-19 âm tính đối với ngành nghề phải XN định kỳ, tiêm vắc xin hoặc từng mắc Covid-19 nay đã khỏi bệnh và không tiếp xúc gần với F0 trong vòng 14 ngày.

Trong 3 điều kiện nêu trên, lãnh đạo nhiều quận, huyện đánh giá việc triển khai trên thực tế sẽ gặp nhiều rắc rối do dữ liệu về tiêm chủng, XN, F0 khỏi bệnh chưa được cập nhật đầy đủ. Mặt khác, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã ngấm sâu vào cộng đồng và biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh thì rất khó để xác định một người nào đó “không tiếp xúc gần với F0 trong vòng 14 ngày”. Hơn nữa, trong bộ tiêu chí cũng không nêu cơ quan, tổ chức nào sẽ xác nhận một người nào đó không tiếp xúc với F0 trong vòng 14 ngày.

Coi thẻ xanh ở đâu

Lực lượng trực chốt kiểm soát ở TP.HCM kiểm tra các trường hợp được phép lưu thông qua mã QR từ phần mềm VNEID

ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Đến nay, chính quyền TP.HCM chưa công bố chính thức về hình dạng, cách thức thể hiện của thẻ xanh Covid. Tuy nhiên, trong dự thảo chỉ thị về các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế xã hội có hiệu lực từ ngày 1.10, UBND TP.HCM cho hay sẽ sử dụng các ứng dụng do Ban Chỉ đạo (BCĐ) quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 và BCĐ phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM triển khai để cung cấp thông tin dịch tễ cho người dân cũng như phục vụ quản lý sản xuất, kinh doanh và lưu thông an toàn. Các cơ quan, đơn vị nhà nước, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động phải đăng ký mã khai báo y tế điện tử, người dân đến liên hệ công tác, giao dịch, sử dụng dịch vụ phải khai báo y tế bằng mã QR. Nếu người dân không có thiết bị thông minh thì thực hiện khai báo y tế bằng giấy.

Covid-19 sáng 30.9: Cả nước 779.398 ca nhiễm, 583.509 ca khỏi | Cách tải app chống dịch PC-Covid

Kể từ ngày 1.10, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sử dụng ứng dụng PC-COVID hoặc ứng dụng của TP.HCM, thẻ xanh Covid để kiểm soát và tổ chức lao động. Người dân quét mã QR hoặc xuất trình giấy chứng nhận đủ điều kiện lưu thông khi được cơ quan chức năng yêu cầu kiểm soát hoặc tại các địa điểm công cộng. Giấy chứng nhận đủ điều kiện lưu thông là 1 trong 2 điều kiện: F0 đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng hoặc đã tiêm chủng vắc xin Covid-19 sau 14 ngày.

Chưa biết chọn phần mềm nào

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, trước khi lãnh đạo Chính phủ yêu cầu sử dụng một phần mềm quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước thì TP.HCM đã có kế hoạch phát triển ứng dụng “Y tế TP.HCM” (có sẵn) làm nền tảng để triển khai thẻ xanh Covid trong kế hoạch khôi phục kinh tế. Như một bước đệm, TP.HCM đã thí điểm phần mềm này ở Q.7 để quản lý các cơ sở kinh doanh được cấp phép hoạt động theo mô hình “doanh nghiệp xanh” và “hộ kinh doanh xanh”.

Lãnh đạo Sở TT-TT TP.HCM cho biết thẩm quyền ban hành quy định về thẻ xanh Covid thuộc về BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM và sẽ tổ chức họp báo thông tin đến báo chí khi quy định này được ban hành. Tại buổi họp báo định kỳ chiều 28.9, PV Thanh Niên đặt câu hỏi trong thời gian chờ phần mềm PC-COVID hoàn thiện và đưa vào sử dụng thì TP.HCM có dự kiến sử dụng một phần mềm nào làm bước đệm như “Y tế TP.HCM” mà TP.HCM đang sử dụng hoặc phần mềm VNEID của Bộ Công an hay không? Phó giám đốc Sở TT-TT Từ Lương cho biết thẻ xanh Covid là một trong những nội dung quan trọng trong dự thảo chỉ thị sau ngày 30.9, hiện TP.HCM vẫn chưa quyết định được việc này.

Về thời gian công bố chỉ thị, ông Phạm Đức Hải, người phát ngôn của BCĐ phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM cho biết TP đang khẩn trương tiếp thu ý kiến của Chính phủ, tổ công tác đặc biệt, các quận huyện…, cố gắng công bố trước ngày 1.10.

Hiện trong phương án lưu thông từ ngày 1.10 của Sở GTVT TP.HCM đang lấy ý kiến, lực lượng trực chốt kiểm soát khu vực phong tỏa và khu vực nguy cơ sẽ kiểm tra việc lưu thông của người dân thông qua mã QR khai báo di chuyển nội địa trên website: suckhoe.dancuquocgia.gov.vn hoặc ứng dụng VNEID (của Bộ Công an).

App chống dịch Covid-19 thống nhất sắp ra mắt

Thẻ xanh Covid-19 vẫn đang chờ pháp lý

Theo PGS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), có 2 vấn đề cần lưu ý, trong đó về pháp lý cần có quy định về thẻ xanh, vàng; và về công nghệ phải đảm bảo, không thể nhân bản giả mạo; dữ liệu phải được kiểm soát, truy vết được người cập nhật thông tin lên hệ thống.

Bộ Y tế đang xây dựng tính pháp lý về chứng nhận thẻ xanh vắc xin. Ông Tường cho hay hiện tại thẻ xanh hay thẻ vàng trên phần mềm tiêm chủng (tiemchungcovid-19.gov.vn) đang chỉ là yếu tố kỹ thuật, nhưng để có giá trị pháp lý thì cần có văn bản. “Cần có văn bản pháp lý quy định rõ như thế nào là xanh hay vàng, nhưng hiện chưa có quy định đó bằng văn bản. Cùng với đó, quy định chi tiết, xanh được đi những đâu, làm gì; còn thẻ vàng thì được ở mức nào. Các quy định này Bộ Y tế đang dự thảo”, ông Tường nói.

Lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin cũng cho biết những người đi nước ngoài thì cần chữ ký số để xác nhận hộ chiếu vắc xin. Khi đó, chữ ký số không chỉ đảm bảo tính pháp lý trong nước mà còn phải được tổ chức quốc tế công nhận. Ví dụ như khi ra nước ngoài, kết quả tiêm chủng của cá nhân cần được tổ chức thế giới công nhận; hoặc đi châu Âu thì cần được EU công nhận chữ ký số của VN.

Hiện nay, VN mới chỉ liên hệ phía EU (chưa liên hệ châu Mỹ), và EU sẽ thông qua một đơn vị độc lập thẩm định xem chữ ký số của VN, hạ tầng có đảm bảo, tin cậy thì mới được chấp nhận.

Ông Tường cho rằng trước mắt, các cá nhân tiêm chủng cần được Bộ Y tế công nhận về thẻ xanh, thẻ vàng. Ví dụ như công nhận ai tiêm 2 mũi vắc xin là thẻ xanh và thêm XN âm tính được đi khắp nơi công cộng. Quy định hành chính cần phải đi trước, là cơ sở để phần mềm triển khai ứng dụng thực tế.

Lo ngại giả mạo, “nhân bản” kết quả tiêm chủng

Trước đó, hệ thống tiêm chủng như Sổ sức khỏe điện tử từng gặp nhiều sự cố như dữ liệu tiêm vắc xin của người dân bị mất hoặc tiêm 2 mũi chỉ hiện thị 1 mũi. Theo ông Tường, lỗi không có dữ liệu trên hệ thống là do các đơn vị cập nhật không kịp tiến độ, cập nhật không chính xác..., nhưng còn có nguyên nhân lỗi do phần mềm chưa ổn định.

Ông Tường phân tích, với tiêm chủng, cơ bản hiện tại mới chỉ là cập nhật, lưu giữ, số liệu phục vụ quản lý, theo dõi về tiến độ tiêm chủng, tỉnh nào tiêm chậm... Nhưng các dữ liệu sẽ có vai trò quan trọng hơn, cần kiểm soát chặt, không để gian lận, khi số liệu tiêm chủng được áp dụng thẻ xanh, thẻ vàng. Ví dụ, tỉnh đó cần tỷ lệ bao phủ tiêm chủng ở mức nào để được mở cửa, được bình thường mới...

“Phải có văn bản quy định pháp lý với phần mềm, quy định chặt chẽ, tiến tới liên thông với quốc tế, có chữ ký số; và phải chống giả mạo. Vì với công nghệ, có thể nhân bản kết quả. Đồng thời, quy rõ trách nhiệm của người quản trị phần mềm. Phải quy định chặt để ngăn chặn nhân bản được kết quả…”, ông Tường nói.

Tin liên quan

Như Thanh Niên đã thông tin trong bài viết Chưa rõ “hình hài” thẻ xanh Covid, tại TP.HCM tiêu chí để công nhận một người được cấp thẻ xanh Covid liên tục được điều chỉnh. Trong bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn TP.HCM ban hành ngày 15.9, một người có thẻ xanh Covid khi hội đủ 3 điều kiện: xét nghiệm (XN) Covid-19 âm tính đối với ngành nghề phải XN định kỳ, tiêm vắc xin hoặc từng mắc Covid-19 nay đã khỏi bệnh và không tiếp xúc gần với F0 trong vòng 14 ngày…

Kể cả khi tiêu chí thẻ xanh Covid thành hình, như chia sẻ của Phó giáo sư Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), còn cần xây dựng khung pháp lý để có thể ra được chứng nhận. Như vậy, đây là băn khoăn chung của nhiều địa phương, bộ, ngành, không riêng TP.HCM.

Bản tin Covid-19 ngày 30.9: Công bố 11.357 ca nhiễm mới | TP.HCM chính thức "mở quyền" cho người đã tiêm vắc xin

“Tôi chỉ đề cập đến khía cạnh nếu lấy tiêu chí (có thể là tạm thời), người có thẻ xanh Covid là người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin (đối với loại vắc xin phải tiêm 2 mũi); 1 mũi vắc xin (với loại vắc xin chỉ cần tiêm 1 mũi) và đã đủ thời gian để có thể sinh kháng thể, thì việc ghi nhận này phải được thể hiện ở một ứng dụng được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận. Về việc thể hiện mặt hình thức, đó có thể là một mã QR để một ứng dụng có chức năng quét mã QR đọc được nhằm nhận diện một người hội đủ điều kiện có thẻ xanh Covid. Nhưng nếu mở rộng diện hoặc đối tượng khác cũng được cấp thẻ xanh ngoài người đã tiêm đủ vắc xin theo quy định, vẫn có những người từng là F0 lành bệnh, có kháng thể. Đến đây, vấn đề đã phức tạp hơn. Và như vậy, phải có hẳn dữ liệu ghi nhận người từng là F0 đã lành bệnh (chứ không chỉ đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin)”, bạn đọc (BĐ) Quang Tran nêu ý kiến.

Coi thẻ xanh ở đâu

Lực lượng trực chốt kiểm soát ở TP.HCM kiểm tra các trường hợp được phép lưu thông qua mã QR từ phần mềm VNEID

NGỌC DƯƠNG

BĐ Thảo Phạm phân tích thêm: “Việc thống nhất một phần mềm để ghi nhận các thông tin về tiêm vắc xin, F0 khỏi bệnh cần phải thực hiện sớm. Bản thân tôi đã cài đặt trên điện thoại nhiều phần mềm liên quan đến: đặt lịch tiêm vắc xin và ghi nhận đã được tiêm vắc xin; phần mềm khai báo y tế; phần mềm khai báo lịch trình đi lại… do các bộ, ngành khác nhau xây dựng, phát triển. Đó là chưa kể các phần mềm liên quan khác do cơ quan chức năng địa phương tạo ra. Từ thực trạng này cho thấy các bộ, ngành chức năng phải thống nhất tiêu chí chung để tạo ra hành lang pháp lý. Tiêu chí chung này cũng phải nêu chi tiết, mã QR (nếu có một hình thức thể hiện nào đó do một ứng dụng tạo ra) thì được công nhận, ứng dụng nào thì không”.

Áp dụng 'thẻ xanh Covid-19' với người lao động đã tiêm đủ liều vắc xin Covid-19

Không thể thiếu sự điều phối

Theo BĐ Trường Sơn, tựu trung, liên quan đến áp dụng công nghệ - thông tin xây dựng các ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19, có thể phân thành các nhóm ứng dụng: tiêm chủng vắc xin Covid-19; khai báo y tế, ghi nhận tình trạng sức khỏe, yếu tố dịch tễ về Covid-19; kiểm soát lịch trình, quá trình di chuyển của công dân trong phạm vi nội địa và các thông tin cá nhân khác; cung cấp thông tin về Covid-19, đưa ra cảnh báo cho người sử dụng. Nhưng trước việc nở rộ các ứng dụng như hiện nay, các nhà phát triển ứng dụng cần ngồi lại để thống nhất các tiêu chí nhằm tối ưu chỉ 1 hoặc 2 ứng dụng. Dữ liệu của các ứng dụng còn lại có thể là một module hợp thành, hỗ trợ cho ứng dụng được chỉ định hoặc chọn ra. Đến đây, không thể thiếu sự điều phối, quản lý của cơ quan nhà nước. Đa số ý kiến của BĐ đều thống nhất cao chỉ sử dụng một ứng dụng và ứng dụng đó phải dễ sử dụng, quản lý, không gây phiền hà hoặc cập nhật khó khăn.

Nếu chưa ứng dụng được công nghệ - thông tin thì nên giao cho UBND phường, xã nắm bắt danh sách công dân trên địa bàn do mình quản lý. Nếu đã tiêm đủ liều vắc xin thì cấp cho công dân đó “thẻ xanh”. Để tránh việc bị làm giả, cần có một loại phôi chung với ký hiệu có thể nhận diện được bởi cán bộ có thẩm quyền.

Trần Hùng

Trước mắt, đề nghị cho người dân sử dụng thẻ xanh Covid chính là chứng nhận “đã tiêm vắc xin 2 mũi” ở một số ứng dụng hoặc giấy xác nhận đã tiêm 2 mũi. Đối với những người khác, hoặc nhân viên kinh doanh thì chứng nhận thêm xét nghiệm nhanh kháng nguyên theo quy định.

Hồng Phúc

Tin liên quan