Có dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm không thấy

Bạn đang háo hức chuẩn bị chào đón sự xuất hiện của một thiên thần nhỏ và chỉ chờ kết quả siêu âm xác định điều đó nhưng bác sĩ lại bảo siêu âm không thấy thai. Vậy nguyên nhân siêu âm không thấy thai là gì, tình trạng này có hiếm gặp không?

Trong bài viết bên dưới, hãy cùng Hello Bacsi tổng hợp giúp bạn các nguyên nhân dẫn đến tình trạng siêu âm không thấy thai này.

Siêu âm thai là gì?

Siêu âm thai là một dạng kiểm tra chẩn đoán y khoa không xâm lấn sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của bào thai, nhau thai, tử cung và các cơ quan khác nằm trong khung xương chậu.

Có hai hình thức khám siêu âm thai chính:

  • Siêu âm qua ngả âm đạo: Hình thức siêu âm này được sử dụng thường xuyên trong thời kỳ đầu mang thai hoặc khi siêu âm qua ổ bụng không cung cấp đủ thông tin.
  • Siêu âm qua ổ bụng: được thực hiện bằng cách di chuyển một đầu dò siêu âm trên thành bụng.

Khi nào thì túi thai có thể nhìn thấy được qua hình ảnh siêu âm?

Túi thai là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ mang thai. Khi được xác định bằng hình thức siêu âm, đường kính của túi khoảng 2 đến 3mm, giống như một vành trắng xung quanh trung tâm tử cung. Túi thai thường được xác định trong khoảng thời gian từ tuần thứ 3 đến thứ 5 của thai kỳ hoặc khi nồng độ hCG (hormone tạo thành từ chính nhau thai trong suốt thai kỳ) đạt từ 1500 đến 2000.

Bước tiếp theo khi siêu âm thường là sự xuất hiện của túi noãn hoàng bên trong túi thai. Túi noãn hoàng có chức năng nuôi dưỡng phôi thai phát triển và thường có thể nhìn thấy khi tuổi thai 5,5 đến 6 tuần bằng phương pháp siêu âm qua ngả âm đạo.

Mách mẹ 3 nguyên nhân siêu âm không thấy thai

Có dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm không thấy

Tình trạng siêu âm trong khoảng thời gian thai được 5 tuần tuổi và không thấy túi thai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Sau đây là 3 nguyên nhân phổ biến để giải thích cho tình trạng này:

1. Thời điểm không chính xác

Tinh sai thời điểm thụ thai là một trong nhiều nguyên nhân phổ biến nhất. Do các nguyên nhân như kinh nguyệt không đều hoặc ước tính sai thời điểm rụng trứng mà nhiều bạn có thể đi siêu âm sớm. Tuy nhiên, khi ấy thai có thể chưa phát triển đủ để có thể nhìn thấy được.

Ngoài ra, có thể do túi thai quá nhỏ và thiết bị siêu âm không đủ tốt để có thể nhìn thấy, dù thai vẫn đang phát triển bình thường.

2. Mang thai ngoài tử cung

Thai nhi có thể phát triển bên ngoài tử cung và khi siêu âm thai sẽ không thể nhìn thấy túi thai. Khi mang thai ngoài tử cung, trứng đã thụ tinh sẽ làm tổ ở một vài vị trí bên ngoài tử cung như:

  • Trong ống dẫn trứng (đa số các trường hợp)
  • Trên cổ tử cung
  • Buồng trứng (hiếm gặp)
  • Bên trong bụng (rất hiếm)

Mang thai ngoài tử cung thì thai không thể phát triển thành em bé và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của sản phụ nếu tiếp tục mang thai.

3. Sẩy thai

Nếu như trước khi siêu âm sớm, mẹ bầu đã có các triệu chứng như ra máu, đau bụng, chuột rút hoặc các dấu hiệu mang thai sớm đột ngột biến mất, thì việc siêu âm không thấy thai có thể do sẩy thai rất sớm hoặc mô thai đã rời khỏi tử cung.

Phải làm sao khi không có dấu hiệu thai kỳ?

Trước khi xác định nguyên nhân dẫn đến siêu âm không thấy thai, các bước tiếp theo có thể được chỉ định như sau:

  • Xét nghiệm máu: Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ hCG vẫn chưa đạt 1500 đến 2000, điều này có thể do siêu âm sớm. Bước tiếp theo, bạn có thể được hẹn một buổi khác để đến siêu âm lần nữa khi hormone thai kỳ đã đạt đến mức đủ cao để có thể nhìn thấy thai qua hình ảnh siêu âm.
  • Nếu nghi ngờ mang thai ngoài tử cung: Bạn có thể sẽ làm các xét nghiệm bao gồm thử thai, khám vùng chậu, siêu âm tử cung và ống dẫn trứng. Sau khi đã xác định vị trí mang thai bên ngoài tử cung, bác sĩ có thể liệt kê các phương pháp điều trị và giúp bạn đưa ra sự lựa chọn tùy theo tình trạng sức khỏe thực tế.
  • Nếu nghi ngờ sẩy thai: Bạn có thể được khám vùng chậu, đo nhịp tim thai nhi và xét nghiệm máu (hCG).

Có nhiều nguyên nhân siêu âm không thấy thai và việc chờ đợi những lần kiểm tra tiếp theo có thể sẽ rất căng thẳng, nhưng hãy cố gắng giữ tinh thần lạc quan và làm theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ. Biết đâu rằng, bạn có thể sẽ nhận được tin tốt trong lần qua trở lại siêu âm lần nữa.

Lo lắng về các biến chứng khi mang thai?

Đừng lo. Cùng tham gia cộng đồng Mang thai - chia sẻ kinh nghiệm thai kỳ với các mẹ bỉm sữa khác.

Có dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm không thấy

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai là hiện tượng phổ biến khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Vậy nguyên nhân không có phôi thai là gì, hãy cùng tìm hiểu các thông tin qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về quá trình hình thành của túi thai và phôi thai

Sau khi thụ tinh, trứng sẽ cần từ 7 đến 10 ngày để hoàn tất quá trình di chuyển vào tử cung của người phụ nữ và bắt đầu làm tổ.

Sau khi làm tổ sẽ hình thành túi thai thì lúc này phôi thai mới bắt đầu bám vào thành tử cung và phát triển tiếp. Tùy vào cơ địa của từng thai phụ mà quá trình này có thể lâu hơn, có thể cần từ 12 đến 14 ngày.

Thông thường, vào khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ, tức là sau khi chậm kinh được khoảng 1 tuần thì nồng độ HCG đạt chuẩn và bạn có thể siêu âm để nhìn thấy phôi thai.

Có dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm không thấy

Siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai là hiện tượng phổ biến khiến nhiều mẹ bầu lo lắng

2. Tại sao siêu âm có túi thai nhưng không thấy phôi thai?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc siêu âm có túi thai nhưng không thấy phôi thai, dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên mà chị em cần hết sức lưu ý:

2.1 Do tuổi thai nhi bị tính sai

Như đã nói ở trên, thời gian để cho trứng được thụ tinh di chuyển và làm tổ trong tử cung cần khoảng từ 7 đến 10 ngày nhưng cũng có thể là từ 12 đến 14 ngày. Thêm vào đó, việc xác định ngày trứng được thụ tinh cũng rất khó và tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Bởi vậy mà tuổi thai cũng dễ bị xê dịch là điều không thể tránh khỏi.

Do đó, nếu siêu âm không thấy phôi thai trong túi thai thì rất có thể là do bạn đã siêu âm hơi sớm. Bạn nên thử lại ở lần siêu âm tới và theo hướng dẫn của bác sĩ. Đây cũng được xem là nguyên nhân thường gặp, do đó thai phụ không nên quá lo lắng, tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

2.2 Nguyên nhân do thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là hiện tượng khá nguy hiểm trong thai kỳ, đây là hiện tượng mà trứng sau khi được thụ tinh không di chuyển vào tử cung mà làm tổ ở bên ngoài, lúc này khi siêu âm bác sĩ sẽ không nhìn thấy được phôi thai trong túi ối.

Biểu hiện thường thấy của thai ngoài tử cung là: đau bụng dưới dữ dội, ra dịch màu đen… Do đó, nếu có biểu hiện trên thì chị em nên đi thăm khám sớm bởi nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của chị em.

Có dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm không thấy

Nếu siêu âm không thấy phôi thai trong túi thai thì rất có thể là do bạn đã siêu âm hơi sớm

2.3 Hiện tượng sảy thai

Khi siêu âm nhưng không thấy phôi thai trong túi thai mà kèm theo đó là các biểu hiện như: xuất huyết âm đạo, đau cứng bụng thì rất có thể bạn đã bị sảy thai. Lúc này, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm khác như kiểm tra nồng độ HCG để xác định chính xác hơn.

2.4 Nguyên nhân do trứng trống

Sau khi được thụ tinh, trứng được di chuyển vào tử cung và làm tổ, tuy nhiên vì một lý do nào đó mà trứng không thể tiếp tục phát triển và không hình thành phôi thai. Mặc dù vậy nhưng nhau thai vẫn tạo ra nội tiết tố trong cơ thể và khiến cho chị em vẫn xuất hiện các dấu hiệu mang thai, khi xét nghiệm hay dùng que thử cũng đều cho kết quả là đang mang thai.

Theo các chuyên gia, hiện nay vẫn chưa có nguyên nhân nào chính thức xác định gây ra hiện tượng trứng trống, đây được xem như hình thức sảy thai và thường gặp ở tuần thứ 8 đến 13 của thai kỳ.

2.5 Nguyên nhân do mang thai trứng

Mang thai trứng là hiện tượng mà các tế bào nuôi dưỡng thai nhi phát triển quá nhanh và khiến cho các mạch rốn không thể kết nối theo nhịp, gây phù nề. Lúc này, các gai nhau thai phù nề sẽ bị thoái hóa và tạo thành các túi dịch, chiếm diện tích tử cung. Hiện tượng này rất nguy hiểm cho mẹ bầu, do đó nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh có thể khiến chị em bị băng huyết, chảy máu ồ ạt ở ổ bụng…

2.6 Quá trình thử que thử thai không chính xác

Hoạt động của que thử thai theo phương thức là đo nồng độ HCG trong nước tiểu, nếu HCG đạt đủ nồng độ thì que sẽ hiện lên 2 vạch, thể hiện là bạn đã có thai. Nhưng vì một lý do đặc biệt nào đó như: que thử thai hết hạn, người dùng sai quy cách, nước tiểu không tinh khiết… sẽ khiến cho que thử thai hoạt động không hiệu quả và cho kết quả không chính xác.

Do đó, dù que thử thai 2 vạch nhưng khi siêu âm lại không thấy phôi thai, điều này có nghĩa là bạn vẫn chưa có thai.

Có dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm không thấy

Có nhiều nguyên nhân dân tới que thử thai 2 vạch nhưng khi siêu âm lại không thấy phôi thai

3. Phải làm gì khi không có phôi thai trong túi thai?

– Nếu sau khi có dấu hiệu có thai mà siêu âm không thấy có phôi thai, kèm theo đó là các triệu chứng như: buồn nôn, đau bụng dưới, đau lưng, đau rút bụng, xuất huyết âm đạo, thở dốc… thì lúc này chị em cần được thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để đảm bảo có kết quả chính xác nhất.

– Thực hiện xử lý, thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

– Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà khi mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Có dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm không thấy

Nếu siêu âm không thấy phôi thai trong túi thai, chị em không nên quá lo lắng, hãy theo chỉ định của bác sĩ

Trên hết, khi phát hiện túi thai chưa có phôi thai, chị em không nên quá lo lắng sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây sảy thai, nhất là giai đoạn đầu khi thai nhi mới hình thành. Thay vào đó, chị em nên lựa chọn những cơ sở thăm khám uy tín, chất lượng để có kết quả thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.