Chuyển đổi số có ý nghĩa gì đối với thầy cô và nhà trường

Họ và tên:

Email:*

Điện thoại:

Mã bảo vệ:*

Chuyển đổi số có ý nghĩa gì đối với thầy cô và nhà trường

Sự bùng nổ về công nghệ đang mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành giáo dục. Xu hướng giáo dục đang dần thay đổi: thông minh hơn, nhanh nhạy hơn và tốn ít chi phí hơn. Vậy thực tế, chuyển đổi số đã tác động đến ngành giáo dục như thế nào? Hãy cùng FSI tìm hiểu về thực trạng chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo cùng các bước chuyển đổi số tác động tốt tới ngành Giáo dục trong bài viết dưới đây.

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục, nghĩa là việc áp dụng công nghệ, dựa vào mục đích, cơ cấu của doanh nghiệp giáo dục. Hiện tại, được ứng dụng dưới 3 hình thức chính:

  • Ứng dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy: Lớp học thông minh, lập trình…vào việc giảng dạy.
  • Ứng dụng công nghệ trong quản lý: Công cụ vận hành, quản lý
  • Ứng dụng công nghệ trong lớp học: Công cụ giảng dạy, cơ sở vật chất.

Chủ động trong học tập:

  • Việc ứng dụng công nghệ số sẽ giúp bạn có thời gian học tập thoải mái mọi lúc mọi nơi. Người học tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, bỏ qua về giới hạn khoảng cách, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả.
  • Khả năng tiếp cận nhiều tài liệu học tập:
  • Thông qua chuyển đổi số, người dùng có thể tiếp cận những nguồn tài liệu khổng lồ, tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Đồng thời bạn dễ dàng tìm kiếm thông tin và khai thác chuyên sâu các khía cạnh mà bạn quan tâm.
Chuyển đổi số có ý nghĩa gì đối với thầy cô và nhà trường
Chương trình chuyển đổi số tác động tốt đến ngành Giáo dục và Đạo tạo

Chất lượng giáo dục đảm bảo:

  • Việc ứng dụng công nghệ số vào giáo dục sẽ đem lại những kết quả như: bigdata sẽ giúp lưu trữ các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, IoT sẽ theo dõi chính xác hoạt động của giáo viên, học sinh và người quản lý. Với Blockchain sẽ quản lý đầy đủ các thông tin, hồ sơ giáo dục của học sinh rõ ràng, không bị thất thoát hồ sơ, ghi chép chính xác về lịch sử học tập cũng như bảng điểm một cách minh bạch.
  • Tiết kiệm chi phí học tập
  • Đây là lợi ích lớn thiết thực cho mỗi người trong việc chuyển đổi số. Tiết kiệm thời gian, chi phí học tập, giảm thiểu sự lãng phí chi phí in ấn và đem lại kiến thức sâu rộng.

Thay vì vài chục học sinh phải ngồi trong phòng học với bốn bức tường như trước đây, công nghệ số đã mở ra một không gian học tập linh động hơn. Giờ đây, người học có thể tiếp thu kiến thức một cách thuận tiện và dễ dàng trên mọi thiết bị (máy tính, laptop, smartphone,…)

Điều này đã mở ra một nền giáo dục mở hoàn toàn mới. Bất cứ thời điểm nào, tại bất cứ đâu, bất cứ ai đều có thể tiếp cận được các thông tin kiến thức một cách đa chiều nhất. Nó loại bỏ hoàn toàn những giới hạn về khoảng cách, tối ưu thời gian học và nâng cao nhận thức, tư duy của người học.

Chuyển đổi số có ý nghĩa gì đối với thầy cô và nhà trường
Người học được trao đổi trực tiếp với giáo viên

Chuyển đổi số sẽ tạo ra kho học liệu mở khổng lồ cho người học. Điều đó có nghĩa là học sinh có thể truy cập vào các tài nguyên học tập một cách dễ dàng và ít tốn kém hơn. Thay vì phải tốn chi phí để mua sách hay đến thư viện để mượn. Hiện nay, người học có thể khai thác học liệu nhanh chóng bằng các thiết bị trực tuyến mà không bị giới hạn bất kể tình trạng kinh tế của họ.

Mặt khác, chuyển đổi số cũng giúp việc chia sẻ tài liệu, giáo trình giữa học sinh và giáo viên trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn do giảm thiểu được các chi phí về in ấn.

Chuyển đổi số có ý nghĩa gì đối với thầy cô và nhà trường
Truy cập tài liệu học tập không giới hạn với kho học liệu trực tuyến

Nhiều người nghĩ rằng học trực tuyến sẽ làm giới hạn khả năng tương tác giữa người dạy và người học. Nhưng thực tế, phương pháp học mới này lại giúp gia tăng tính tương tác hai chiều do người học có thể nói chuyện face to face một – một với giáo viên hướng dẫn mà không bị giới hạn bởi không gian.

Ngoài ra, những công nghệ 4.0 như ứng dụng thực tế ảo VR, thực tế tăng cường AR cũng tạo ra những trải nghiệm thực tế “thật” hơn cho người học. So với phương pháp học lý thuyết truyền thống chỉ có thể tưởng tượng qua sách vở, công nghệ mới giúp người học có những trải nghiệm đa giác quan, tạo cảm giác tò mò, hứng thú hơn khi học.

Chuyển đổi số có ý nghĩa gì đối với thầy cô và nhà trường
Chuyển đổi số giúp gia tăng tính tương tác và trải nghiệm thực tế cho người học

Chuyển đối số ngành giáo dục đã tạo ra kỷ nguyên mới, thời đại mà người dạy và người học được trao quyền để sử dụng công nghệ.

Các thành tựu công nghệ như Big data giúp lưu trữ mọi kiến thức lên không gian mạng, IoT (Internet vạn vật) giúp theo dõi hành vi của học sinh, quản lý, giám sát học sinh;; hay Blockchain giúp xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của học sinh, cho phép hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ nhiều trường học, ghi chép lại lịch sử học tập, bảng điểm của học sinh để đảm bảo thông tin dữ liệu được đồng nhất, minh bạch.

Chuyển đổi số có ý nghĩa gì đối với thầy cô và nhà trường
Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng giáo dục

Kỷ nguyên học tập trực tuyến sẽ mở ra cơ hội học tập với chi phí rẻ hơn nhiều lần so với trước đây các do trường học sẽ phải tốn ít chi phí hơn để chi trả cho các vấn đề liên quan đến mặt bằng, cơ sở vật chất, thiết bị,….

Chuyển đổi số cũng tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho người học. Thay vì đến các trường công, họ có thể tham gia vào các khóa học E-learning với chi phí rẻ hơn nhiều lần. Thậm chí người học còn có thể tùy chọn những khóa học phù hợp với bản thân và những môn mà bản thân họ thực sự quan tâm. Điều này giúp cho việc học tập hiệu quả và chất lượng hơn.

Xem thêm: 

LCĐT - Đối với các trường học trên địa bàn tỉnh, việc chuyển đổi số đang được quan tâm để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, cùng với cơ hội thì đây cũng là nội dung còn không ít khó khăn.

Chuyển đổi số có ý nghĩa gì đối với thầy cô và nhà trường
Học sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai được học tập với màn hình tương tác hiện đại.

Trường học chuyển đổi số

Những ngày đầu tháng 4/2021, tại Trường Tiểu học Nguyễn Du (thành phố Lào Cai), thầy cô giáo và học sinh trong trường rất hào hứng và thích thú vào mỗi buổi sáng sớm khi tới trường. Ở các khối lớp học, thay vì thầy cô giáo phải điểm danh học sinh để biết được sỹ số như trước, thì ngay khi lên cầu thang, học sinh đã xếp hàng ngay ngắn để điểm danh bằng máy tự động.

Trường Tiểu học Nguyễn Du là 1 trong 3 trường học của thành phố Lào Cai được chọn để xây dựng trường học chất lượng cao. Ngoài hệ thống máy điểm danh tự động, trường còn áp dụng trống điện tử tự động, hệ thống tưới cây tự động, hệ thống báo cháy tự động và có hơn 100 mắt camera được lắp ở các lớp học, hành lang, cổng trường… Thời gian tới, nhà trường sẽ nghiên cứu lắp đặt hệ thống nhà vệ sinh tự động để học sinh sử dụng tiện lợi hơn.

Rời Trường Tiểu học Nguyễn Du, chúng tôi đến Trường THPT Chuyên Lào Cai - trường đang tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Học sinh của trường được quản lý ra, vào trường bằng cách quẹt thẻ; 16 lớp học có lắp màn hình tương tác cho phép khai thác dữ liệu và kết nối giữa các phòng học với nhau. Nhà trường cũng đang thực hiện hệ thống quản lý, đánh giá học sinh và sổ liên lạc điện tử; áp dụng phần mềm hỗ trợ lớp học đảo ngược theo phương pháp học sinh được nghiên cứu trước các file tài liệu, file video do giáo viên cung cấp, khi lên lớp chỉ cần thảo luận để hiểu bài học hơn.

Theo thầy giáo Nguyễn Minh Thuận, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lào Cai, từ tháng 10/2020, trường đã có văn bản gửi Sở Thông tin và Truyền thông xin ý kiến về việc triển khai mô hình điểm trường học thông minh. Đây là giải pháp nhằm tạo ra môi trường giáo dục tiên tiến để bắt kịp với sự phát triển giáo dục hiện đại trên thế giới. Ý tưởng của nhà trường là xây dựng hệ thống kết nối wifi thông minh có khả năng quản lý, thiết lập chính sách kết nối, bảo mật theo từng người/nhóm người sử dụng; số hóa các nguồn thông tin của nhà trường (thông tin giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất nhà trường, đánh giá việc học tập của học sinh); xây dựng cơ sở dữ liệu nhà trường kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo; xây dựng lớp học đảo ngược kết nối với hệ thống quản lý điểm và hồ sơ học sinh.

Trường THPT Chuyên Lào Cai cũng sẽ triển khai hệ thống dùng thẻ điểm danh thông minh; thiết lập 15 điểm quản lý, giám sát thông tin ra, vào dùng công nghệ RFID; tích hợp sử dụng các ứng dụng, tiện tích như nộp học phí không dùng tiền mặt, sử dụng hệ thống thư viện điện tử đối với giáo viên, học sinh và phụ huynh; thiết lập hệ thống thông tin quản lý thống nhất theo mã số của mỗi học sinh, giáo viên; xây dựng phần mềm thư viện điện tử, liên kết dữ liệu đến các cổng thông tin điện tử để thuận lợi cho việc tra cứu, nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả khai thác, sử dụng kho sách điện tử.

Chuyển đổi số có ý nghĩa gì đối với thầy cô và nhà trường
Trường Tiểu học Nguyễn Du điểm danh học sinh bằng máy tự động.

Cần xây dựng hệ sinh thái chung đồng bộ

Không chỉ Trường Tiểu học Nguyễn Du và Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhiều trường khác trên địa bàn tỉnh cũng đang tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong trường học.

Việc chuyển đổi số trong các trường học tuy mới bắt đầu nhưng đã đem lại hiệu quả rõ nét, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp giáo viên và học sinh tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học - kỹ thuật trong xu thế hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, chuyển đổi số vẫn còn là một khái niệm rất mới và để thực hiện, các trường đang gặp không ít khó khăn.

Thầy giáo Nguyễn Minh Thuận, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lào Cai cho biết thêm: Hiện tại, trường đã có hệ thống máy tính tương đối đủ cho học sinh tương tác, hạ tầng internet tốt, giáo viên và học sinh tiếp cận công nghệ nhanh, tuy nhiên trường vẫn chưa đủ các hạng mục hỗ trợ giáo dục và quản lý trên nền tảng công nghệ thông tin. Các modul đang sử dụng không liên kết với nhau nên khó khăn trong việc khai thác. Mặt khác, để hiện thực hóa ý tưởng xây dựng trường học thông minh thì cần kinh phí đầu tư ban đầu gần 1,3 tỷ đồng và kinh phí duy trì hằng năm gần 100 triệu đồng.

Bà Trần Thị Thùy Dung, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai cũng cho biết: Ngành giáo dục thành phố đã đề xuất với tỉnh đầu tư thư viện thông minh, lớp học thông minh cho một số trường. “Chúng tôi cũng dự thảo bộ tiêu chí trường học thông minh, dự kiến mời chuyên gia tham dự hội thảo về chuyển đổi số do thành phố tổ chức, góp ý bộ tiêu chí và xin ý kiến về cách thức, lộ trình, phương thức triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2050” - bà Dung nói.

Hiện nay, các trường học của thành phố có 65 phòng tin học với 1.750 bộ máy tính. Số lượng máy tính cơ bản đảm bảo, tuy nhiên cấu hình chưa đáp ứng để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Khó khăn là nguồn lực thực hiện chuyển đổi số lớn như chi trả phí thuê bao, duy trì các phần mềm, dịch vụ (cổng thông tin điện tử, tuyển sinh trực tuyến…). Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên, ngành giáo dục và đào tạo thành phố Lào Cai đề nghị UBND tỉnh cấp riêng kinh phí để thực hiện chuyển đổi số và các đơn vị cung cấp dịch vụ xây dựng một hệ sinh thái chung, kết nối đồng bộ với nhau.

Ngoài những biện pháp trên, để việc chuyển đổi số trong các trường học đem lại hiệu quả thì cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học cũng như giúp học sinh tiếp cận với những phương pháp học tập hiện đại.