Chúng tôi có ba người ba cô gái phương thức biểu đạt

Môn Văn Lớp: 9 Giúp em bài này với ạ: Đọc kĩ đoạn trích sao và trả lời các câu hỏi : Chúng tôi có ba người . ba cô gái. con đường qua trước hàng,kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa ! đường bị đánh lở loét ,màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. một vài thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó ,han gỉ nằm trong đất. a. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào Tác giả là ai b. Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng một câu văn C. Nêu những phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích Giúp em với ạ gấp lém rùi ….

No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chúng tôi có ba người. Ba Cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân một cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han rỉ trong lòng đất.

a. Kể tên 3 cô gái được nhắc đến trong hai câu văn đầu.

b. Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn bản trên? Viết một câu văn trình bày nội dung của em về cảnh chiến trường được tái hiện trong đoạn văn?

Các câu hỏi tương tự

Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao,kiêu hãnh nhu đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: ''cô có cái nhìn sao mà xa xăm!''. Xa đến đâu cũng mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.

Câu a: đoạn thơ được trích trong tác phẩm nào? tác giả? Nêu nội dung? nhân vật tôi là ai? làm gì?

câu b: xác định thành phần chính, thành phần phụ trong câu : câu 1, câu 3, câu 4. chỉ ra phép liên kết câu trong câu 5, câu 6

“…Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

 Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng…

   Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.

   […]

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

 (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập hai, trang 117-118)

Nêu nội dung của đoạn trích trên 

CHUYÊN ĐỀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI KÌ 2ÔN TẬP VĂN BẢN: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI.( Lê Minh Khuê)PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm.Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa ! Đường bị đánh lở loét,màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân câybị tước khô cháy. Những cây nhiễu rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cáithùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất…”Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau :Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào ? Tác giả ?Câu 2: “Chúng tôi” ở đoạn trích trên là những nhân vật nào ? Họ làm những côngviệc gì? Nêu những nét đẹp chung trong tính cách của những nhân vật ấy.Câu 3: Xét theo cấu tạo, câu văn “ Ba cô gái” thuộc kiểu câu gì?Câu 4: Trong đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biệnpháp tu từ đó?Câu 5: Em có nhân xét gì về hoàn cảnh sống của ba cô gái trong đoạn trích?Câu 6: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ bàn về tinh thần đoàn kết?Gợi ý:Câu 1: Đoạn trích thuộc tác phầm “Những ngôi sao xa xôi”, tác giả Lê MinhKhuê.Câu 2:- “Chúng tôi” gồm những nhân vật : Phương Định, Nho và Thao. Họ làm nhiệm vụtrinh sát mặt đường ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc của1họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổvà nếu cần thì phá bom.- Những nét đẹp chung trong tính cách của những nhân vật này: sự hồn nhiên, trongsáng, dũng cảm, lạc quan.Câu 3: Xét theo cấu tạo, câu văn “ Ba cô gái” thuộc kiểu câu đặc biệt.Câu 4: Trong đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp tu từ liệt kê: “ những thân cây bịtước khô cháy”,”những cây nhiễu rễ nằm lăn lóc”, “những tảng đá to”, “một vàicái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất…”Phép liệt kê đã làm rõ khung cảnh hoang tàn nơi tuyến đường Trường Sơn, qua đócho thấy sự khốc liệt của chiến tranh.Câu 5: Hoàn cảnh sống của ba cô gái :- Ba cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữamột vùng trọng điểmtrên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều nhất bomđạn, sự nguy hiểm vàác liệt, từng ngày từng giờ phải đối mặt với bom rơi, đạnnổ. Có biết bao thươngtích vì bom đạn giặc: “Đường bị đánh lở loét, màu đấtđỏ, trắng lẫn lộn. Hai bênđường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bịtước khô cháy. Những cây nhiềurễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó,han gỉ nằm trong đất”. Đó là hiện thực đầymùi chiến tranh, không có màu xanh củasự sống, chỉ thấy thần chết luôn rình rập.=> Hoàn cảnh sống của họ rất gian khổ, khắc nghiệt, đầy nguy hiểm.Câu 6: * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận* Thân đoạn:- Giải thích: Đoàn kết là kết thành một khối thống nhất cả về tư tưởng và hoạt độngnhằm thực hiện một mục tiêu chung, mang lại lợi ích cho cả tập thể cũng như từngcá nhân.- Bàn luận:+ Vì sao chúng ta cần có tinh thần đoàn kết?2. Đoàn kết giúp huy động được nhiều nguồn lực cả về vật chất, trí tuệ và tinh thần,tạo nên sức mạnh to lớn giúp cho tổ chức, tập thể dễ dàng vượt qua khó khăn, thửthách để chinh phục mục tiêu.. Mỗi cá nhân đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng nhưng khi kết hợp với nhữngngười khác, cùng chung mục tiêu, chí hướng thì họ có thẻ bù đắp, hỗ trợ cho nhau,mỗi người một việc đúng sở trường sẽ đạt hiệu quả cao.. Đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp rút ngắn thời gian làm việc(Lấy ví dụ trong văn học và thực tế để làm sáng tỏ. Ví dụ trong ca dao, tục ngữ hay“Câu chuyện bó đũa”)+ Biểu hiện:. Thời chiến: Cả nước từ trẻ đến già, từ lớn đến bé, không kể nam hay nữ, từ thànhthị đến nông thôn, miền xuôi tới miền ngược,…tất cả đều đồng lòng đứng lênchống giặc bảo vệ nền độc lập của đất nước.. Thời bình:Cả nước chung tay phát triển kinh tế, xây dựng đất nước ngày càng phát triển vữngmạnh.Tinh thần, tương thân, tương ái mỗi khi đồng bào gặp khó khăn: nạn đói, lũ lụt, hỏahoạn, giải cứu thực phẩm,…Trong cuộc sống hằng ngày, sự sẻ chía, quan tâm, yêu thương, đùm bọc lẫn nhaucũng chính là biểu hiện của tinh thần đoàn kết.- Đánh giá, mở rộng:+ Đánh giá: Tinh thần đoàn kết là sức mạnh quý giá của mỗi tập thể, mỗi quốc gia,dân tộc mà chúng ta cần phải có, cần phải bồi đắp.+ Mở rộng vấn đề:. Phê phán những tư tưởng, hành động chia rẽ, phá hoại tập thể.. Đồng thời, cần phân biệt đoàn kết với a dua, kết bè kết phái và bao che.3. Để tạo được khối đoàn kết, mỗi người cần phải đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cánhân, biết cảm thông, chia sẻ, dám dấn thân và hi sinh, không so đo, tính toán thiệthơn.+ Bài học, liên hệ bản thân.. Cần sống đoàn kết, chan hòa với mọi người và hành động tích cực vì lợi ích chungcủa tập thể.. Liên hệ bản thân.* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đềPHIẾU HỌC TẬP SỐ 2Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bomnổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thìphá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khaolàm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôibị bom vùi luôn . Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thìhàm răng trắng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là“những con quỷ mắt đen”.Câu 1: Đoạn văn trên là lời kể của ai? Kể về điều gì? Nêu phương thức biểu đạtcủa đoạn văn?( Đoạn văn trên là lời kể của nhân vật chính - Phương Định. Cô kể về công việc cónhiều khó khăn, gian khổ, hiểm nguy của mình và đồng đội mình )Câu 2: Câu: “Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen” dùngbiện pháp tu từ gì? Biện pháp tu từ ấy giúp chúng ta hiểu gì về các nhân vật?( Câu văn dùng biện pháp ẩn dụ. Cụ thể đây là kiểu ẩn dụ hình thức. Biện pháp tutừ này giúp chúng ta hiểu thêm về tinh thần lạc quan của các cô gái trong hoàn cảnhkhốc liệt của cuộc chiến tranh. Họ tự vẽ chân dung ngộ nghĩnh của mình để vuicười )Câu 3: Câu văn trên gợi liên tưởng đến những câu thơ nào trong bài “Bài thơ vềtiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật? Vì sao?( Câu văn trên làm ta liên tưởng đến câu thơ của Phạm Tiến Duật: “Nhìn nhau mặtlấm cười ha ha”. Bởi giống nhau ở tinh thần ngạo nghễ trước lao lung, ở cốt cách4kiên cường và lòng lạc quan trong chiến đấu)Câu 4: “Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh”. Cách đặt câuvăn có gì đặc biệt. Câu văn trên là câu rút gọn chủ ngữCâu 5: Chỉ ra hai phép liên kết trong đoạn văn?Câu 6: Viết đoạn văn quy nạp nêu cảm nghĩ của em về nhân vật “tôi”. Trong đoạncó sử dụng phép thế và một thành phần biệt lập.Câu 7: Từ tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” trình bày suy nghĩ của em về lí tưởngsống của thanh niên Việt Nam hiện nay ( Bài viết khoảng nửa trang giấy thi )Gợi ý:Câu 1: Đoạn văn trên là lời kể của nhân vật chính - Phương Định. Cô kể về côngviệc có nhiều khó khăn, gian khổ, hiểm nguy của mình và đồng đội mình. Phươngthức biểu đạt tự sự, miêu tả.Câu 2: Câu văn dùng biện pháp ẩn dụ. Cụ thể đây là kiểu ẩn dụ hình thức. Biệnpháp tu từ này giúp chúng ta hiểu thêm về tinh thần lạc quan của các cô gái tronghoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến tranh. Họ tự vẽ chân dung ngộ nghĩnh của mìnhđể vui cười .Câu 3: Câu văn trên làm ta liên tưởng đến câu thơ của Phạm Tiến Duật: “Nhìnnhau mặt lấm cười ha ha”. Bởi giống nhau ở tinh thần ngạo nghễ trước lao lung, ởcốt cách kiên cường và lòng lạc quan trong chiến đấu.Câu 4: “Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh”. Câu văn trênlà câu rút gọn chủ ngữCâu 5: Hai ít nhất phép liên kết trong đoạn văn:- Phép lặp( bom, chúng tôi), phép nối( do đó), phép thế( cái tên, những lúc đó),- Phép liên tưởng( bom-tổ trinh sát mặt đường- anh hùng- cao điểm),- Phép trái nghĩa( hai con mắt lấp lánh>< khuôn mặt nhem nhuốc)Câu 6:- Hình thức: Đoạn văn quy nạp, sử dụng phép thế, một câu cảm thán, và từ ngữdùng làm phép thế.5- Nội dung: Làm nổi bật nhân vật Phương Định với những nét tính cách: Vô tư, hồnnhiên, nhạy cảm, yêu đời, …dũng cảm, gan dạ, có tinh thần trách nhiệm cao trongcông việc, chăm sóc, yêu quí, gắn bó với đồng đội., tiêu biểu cho thế hệ trẻ thờichống Mĩ cứu nước.* Đoạn văn tham khảo:Phương Định - trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê MinhKhuê, sáng tác năm 1971, là nữ thanh niên xung phong có nhiều phẩm chất đángquí. Cũng như các cô gái thanh niên xung phong khác, Phương Định sống vàchiến đấu trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm, nơi tập trung nhiều bomđạn nhất, sự nguy hiểm và ác liệt. Công việc: cùng đơn vị nữ thanh niên xungphong hằng ngày quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần san lấp do bomđịch gây ra, đánh dấu những vị trí bom chưa nổ và phá bom. Mỗi ngày, có thể phảiphá bom từ 3 đến 5 lần. Phương Định là cô gái Hà Thành trẻ trung, xinh đẹp, tâmhồn trong sáng. Phương Định là nữ thanh niên xung phong dũng cảm, can trường,tinh thần trách nhiệm cao. Vào đây mới được ba năm, một khoảng thời gian khôngdài nhưng cũng đủ để cô quen với bom đạn chiến đấu và hi sinh. Cô nói về côngviệc của mình: “ Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đokhối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” . Đó lànhững công việc hết sức nguy hiểm nhưng được cô nói gọn gàng, nhẹ như không,giản dị mà cũng thật anh hùng. Công việc đủ gian khổ và nguy hiểm, nhưng vớiPhương Định được sống và chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc, cô coi đó là trách nhiệm,nghĩa vụ là niềm hạnh phúc của tuổi trẻ khi được hiến dâng cuộc đời mình cho đấtnước. Phương Định là cô gái giàu tình cảm, giàu tình đồng chí, đồng đội. Từ giãThủ đô yêu dấu để vào với Trường Sơn, Phương Định luôn dành tình yêu thương,sự quan tâm cho những người đồng đội. Tóm lại, với việc chọn ngôi kể thứ nhất,ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, trẻ trung đầy nữ tính, giàu tính khẩu ngữ, nghệ thuậtmiêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, chân thực, đời thường…Lê Minh Khuê đã để lạitrong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về nhân vật Phương Định.Câu 7:* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận* Thân đoạn:6- Giải thích: Lí tưởng sống là lẽ sống, mục đích cao nhất của cuộc sống mà mỗingười hướng tới.- Bàn luận:+ Vì sao mỗi người cần có lí tưởng sống?. Có lí tưởng, con người sẽ có hướng phấn đấu để vươn lên.. Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con ngườihoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.. Người sống có lí tưởng sống cao đẹp sẽ mang lại nhiều giá trị, giúp ích cho cộngđồng, xã hội đất nước.+ Biểu hiện của lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay. Ra sức học tập, nâng cao kiến thức và rèn luyện kĩ năng.. Phát triển kinh tế, làm giù cho gia đình, quê hương đất nước( các chiến sĩ canh giữbiên giới, hải đảo)+ Đánh giá, mở rộng vấn đề:. Đánh giá: Lí tưởng sống là điều cần thiết đối với mỗi người, đặc biệt đối vớingười trẻ,. Mở rộng vấn đề: Một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ Việt Nam hiện nay đang sađà vào ăn chơi, hưởng thụ rất ích kỉ, sống không có mục tiêu, lí tưởng. Chúng tacần lên án và loại bỏ tư tưởng này.- Liên hệ bản thân: Là học sinh, em cần làm gì để sống một cuộc đời có ý nghĩa?* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (…) Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồidựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào7đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên,đôi khi bò ra mà cười một mình.Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Haibím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Cònmắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” (…)(Lê Minh Khuê – Sách Ngữ văn 9, tập 2)Câu 1: Những câu văn này được rút từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tácphẩm ấy. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?Câu 2: Từ Đồng chí nghĩa là gì? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ củamình là Đồng chí?Câu 3: Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt, khởi ngữ trong đoạn tríchtrên.Câu 4: Giới thiệu ngắn gọn (không quá nửa trang giấy thi) về nhân vật tôi trongtác phẩm đó.Câu 5: Chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng?Câu 6: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích là ai? Qua đoạn văn em có cảm nhận gì vềnhân vật đó?Câu 7: Kể tên một tác phẩm khác viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiếnchống Mĩ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả.Gợi ý :Câu 1:- Những câu văn này được rút trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của LêMinh Khuê. Đây là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viếtnăm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Tự sựCâu 2: Đồng chí : người có cùng chí hướng, lí tưởng. Người cùng ở trong mộtđoàn thể chính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là “đồng chí”. Từ8sau Cách mạng tháng Tám 1945, “đồng chí” trở thành từ xưng hô quen thuộc trongcác cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội.Bài thơ được đặt tên “Đồng chí” nhằm nhấn mạnh sức mạnh và vẻ đẹp tinh thầncủa người lính cách mạng – những người có cùng chung cảnh ngộ, lí tưởng chiếnđấu, gắn bó keo sơn trong chiến đấu gian khổ thời chống Pháp. Tình đồng chí vừalà tình chiến đấu, vừa là tình thân. Cả hai đều là máu thịt, hữu cơ, nó là sinh mạngcon người cầm súng. Nó còn là lời nhắn gửi, lời kí thác của nhà thơ với người, vớimình, nó là tiếng gọi sâu thẳm, thiêng liêng, nó là vật báu phải giữ gìn trân trọng.Câu 3:- Câu có lời dẫn trực tiếp : …Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo : “Cô có cái nhìnsao mà xa xăm!” (…)- Câu đặc biệt trong đoạn trích : Im ắng lạ.- Khởi ngữ “ mắt tôi”.Câu 4: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” được trần thuật từ ngôi thứ nhất. Ngườikể chuyện cũng là nhân vật chính: nhân vật “tôi” (Phương Định). Cô và các đồngđội của mình đã sống và chiến đấu ở trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểmcủa tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều bom đạn nguy hiểm nhất.Phương Định là một cô gái Hà Nội, có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bênngười mẹ trong một căn buồng nhỏ ở một đoạn đường phố yên tĩnh trong nhữngngày thanh bình trước chiến tranh. Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngaygiữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn củacô trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.Vào chiến trường đã ba năm, đã quen với thử thách, giáp mặt hằng ngày với cáichết, nhưng cô vẫn không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ ước vềtương lai. Cô gái nhạy cảm, hồn nhiên này hay mơ mộng và thích hát. Phương Địnhcũng yêu mến những đồng đội trong tổ và trong cả đơn vị của mình, đặc biệt côdành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm côgặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.9Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá :“Tôi là con gái Hà Nội… Một cô gái khá … Có hai bím tóc dày, mềm … một cáicổ cao, kiêu hãnh… một đôi mắt xa xăm…”.Công việc của cô nơi chiến trường hết sức nguy hiểm. Sau mỗi trận bom, cô phảilao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếmnhững quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đólà một công việc phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sựbình tĩnh và dũng cảm. Nhưng với cô, công việc ấy đã trở thành việc thường ngày.Hình ảnh Phương Định được nhà văn miêu tả sinh động, tinh tế. Đó là hình ảnhmột cô gái thanh niên xung phong tiêu biểu cho những người thanh niên Việt Namthời chống Mĩ.Câu 5: - Biện pháp tu từu so sánh -> để nhấn mạnh vẻ đẹp thanh thoát, có phầnkiêu kì của Phương Định.Câu 6: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích là Phương Đinh. Qua đoạn văn có thể thấyPhương Định là một cô gái khá xinh đẹp, tự ý thức được giá trị của bản thân, lạcquan yêu đời.Câu 7: Tác phẩm viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mà emđã học trong chương trình Ngữ văn 9:Về truyện :- “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng- Một trong những nhân vật chính là Thu – một cô giao liên thời kháng chiếnchống Mĩ.Về thơ :- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật- Nhân vật trữ tình trong bài thơ : người chiến sĩ lái xe vận tải quân sự trênđường mòn Trường Sơn thời chống Mĩ.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: .. “Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom10nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôirung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên,và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành: “ Định ởnhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”, rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai vàđi ra cửa.Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trínão tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới... không đáng kể nữa.Có gì lý thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về?...Điện thoại réo. Đại đội trưởnghỏi tình hình. Tôi nói như gắt vào máy:- Trinh sát chưa về!Không hiểu vì sao mình không gắt nữa.”(Ngữ văn 9, tập II, NXB GiáoDục, 2010)Câu 1: Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích?Câu 2: Tìm hai câu rút gọn trong đoạn trích và nêu hiệu quả của việc sử dụng câurút gọn đó?Câu 3: Tìm lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích?Câu 4: Qua đoạn trích em thấy được nét đẹp gì của nhân vật “ tôi”?Câu 5: Từ tình đồng chí, đồng đội của những nữ thanh niên xung phong trong tácphẩm “ Những ngôi sao xa xôi” và những hiểu biết xã hội em hãy suy nghĩ về sứcmạnh của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống hiện nay.Gợi ý:Câu 1: Đoạn trích đã tái hiện lại những cảnh tượng bom đạn chiến tranh khốc liệttrên tuyến đường Trường Sơn. Ở nơi đó có những nữ thanh niên xung phong dũngcảm chiến đấu, phá bom. Họ có tình đồng đội keo sơn, họ vô cùng gắn bó, yêuthương, quan tâm hết mực đến nhau.11Câu 2:- Câu rút gọn:+ Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét+ Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.- Tác dụng: Tránh được lỗi lặp từ và thông tin được nhanh hơn, gây được ấn tượngmạnh về cảnh tượng bom nổ cũng như sự nguy hiểm mà các cô gái phải đối mặthằng ngày.Câu 3: Lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích: “ Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, haiđứa đi cũng đủ”Câu 4: Nét đẹp của nhân vật “tôi” : Tính kỉ luật( nghe lời phân công của chịThao), tinh thần trách nhiệm với công việc và tình đồng chí, đồng đội.Câu 5: Tình đồng chí, đồng đội của những nữ thanh niên xung phong trong tácphẩm “ Những ngôi sao xa xôi” nêu được những suy nghĩ của mình về sức mạnhcủa tình đoàn kết: giúp con người hòa nhập, gắn kết trong cộng đồng, tạo nên sứcmạnh lớn lao để vượt qua khó khăn, đạt được thành công trong mọi hoàn cảnh.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:“ Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bayra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gaingười, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm.Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bêntrong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng”Câu 1: Điều gì đã được kể trong đoạn văn? Em có nhận xét gì về cách đặt câutrong đoạn văn và nêu tác dụng của cách đặt câu đó?Câu 2: Văn bản được kể bằng lời kể của ai? Ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kểđó?12Câu 3: Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn?Câu 4: Câu “Nhanh lên một tí!” thuộc kiểu câu gì xét theo cấu tạo? Xét theo mụcđích nói, nó thuộc kiểu câu nào?Câu 5: “Một dấu hiệu chẳng lành.” Xét theo cấu tạo thuộc kiểu câu gì?Câu 6: nhận của em về tinh thần của nhân vật trong đoạn văn trên bằng một đoạnvăn từ 3-5 câuGợi ýCâu 1:- Đoạn văn kể về tinh thần của nhân vật Phương Định khi khi phá bom nổ chậm.- Cách đặt câu đặc biệt ở chỗ: có những câu ngắn, câu tách ra từ một câu hoànchỉnh như : Đất rắn… Nhanh lên một tí!... Một dấu hiệu chẳng lành.-> Tác dụng: Việc đặt các câu ngắn liên tiếp nhau, trong đó có các câu đặc biệt tạonhịp điệu nhanh, dồn dập, thể hiện tính chất khẩn trương, gấp gáp, căng thẳngtrong công việc phá bom của ba cô gái cũng như tâm trạng hồi hộp, căng thẳng củaba nhân vật.Câu 2: Truyện kể theo ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định, nhân vật chínhtrong tác phẩm. Điều đó rất thuận lợi trong việc biểu hiện thế giới tâm hồn, cảmxúc, suy nghĩ của nhân vật và phù hợp với nội dung tác phẩm, tăng tính chân thậtcho câu chuyện.Câu 3: Biên pháp tu từ trong đoạn văn là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “ Một tiếngđộng sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi”. Tiếng động vốn phải dùng tai để nghe,nhưng lại được Phương Định cảm nhận bằng xúc giác “ sắc đến gai người, cứa vàoda thịt tôi”. Phép ẩn dụ đã gợi tả được sự nguy hiểm dến rợn người của những tráibom, của công việc mà Phương Định đang làm, đồng thời cho tháy giác quan nhạybén của cô.Câu 4: - Xét theo cấu tạo câu “Nhanh lên một tí!” thuộc kiểu câu rút gọn chủ ngữ.Xét theo mục đích nói, nó thuộc kiểu câu cầu khiến.Câu 5: “Một dấu hiệu chẳng lành.” Xét theo cấu tạo thuộc kiểu câu đặc biệt.13Câu 6: Đoạn văn tham khảo:Đoạn văn trên được trích trong văn bản “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê MinhKhuê đã rất thành công trong việc thể hiện tinh thần của nhân vật khi phá bom(1).Khi thực hiện công việc phá bom có nghĩa là cận kề với cái chết làm cho cảm giáccủa nhân vật Phương Định cũng trở nên sắc nhọn hơn(2). Cô hồi hộp, lo lắng trongtừng hành động(3). Những hành động trong khi phá bom của PĐ cho thấy sự dũngcảm, quyết tâm phá bom mặc dù công việc ấy rất nguy hiểm đến tính mạng(4).PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dướilòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm Ba-li-e cũ”.Câu 1: Những câu văn trên viết về việc gì trong câu chuyện.Câu 2: Nếu các câu trên viết lại: “ Tôi phá một quả bom trên đồi. Nho phá hai quảbom dưới lòng đường. Chị Thao phá một quả bom dưới hầm Ba-li-e cũ” thì cấutrúc ngữ pháp của câu thay đổi như thế nào? Vậy cách đặt câu như trong tác phẩmcó tác dụng đối với việc diễn tả và gợi cảm xúc như thế nào?Câu 3: Theo em các từ “ tôi”, “ Nho”, “ chị Thao” là thành phần gì trong câu?Câu 4: Ba cô gái được giưới thiệu trong đoạn văn trên là những người dũng cảm,tiêu biểu cho thế hệ trẻ VN anh hùng. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theolối lập luận diễn dịch để nêu suy nghĩ của em về lòng dũng cảm của tuổi trẻ hiệnnay.Gợi ý:Câu 1: Những câu văn trên viết về việc những cô gái phân công nhau phá bom nổchậmCâu 2: Khác nhau về cấu trúc ngữ pháp ở hai câu+ Các câu được viết lại có đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ+ Đặt câu theo nguyên bản thì câu văn đó đặc biệt ở chỗ thiếu vị ngữTác dụng: Cách đặt câu theo nguyên bản có giá trị biểu cảm cao hơn. Thể hiện tốcđộ khẩn trương của công việc, cũng như sự chủ động sẵn sàng phá bom của ba cô14gái trẻ trước sự thử thách. Đồng thời thể hiện sự hiểm nguy , dũng cảm, can đảmcủa ba cô gái.Câu 3: Là thành phần khởi ngữ trong câuCâu 4: Gồm các ý cơ bản sau:**Mở đoạn: Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết vàđáng quý ở mỗi con người, dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đềucần đến lòng dũng cảm.**Các câu khai triển:- Giải thích được : Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòngdũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lạicái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa- Bàn luận:+ Vì sao con người cần có lòng dũng cảm?. Cuộc sống có rất nhiều khó khăn, nguy hiểm.. Có lòng dũng cảm, con người mới vượt qua được thử thách, dám nghĩ lớn và gặthái thành công.. Nhờ những con người dũng cảm dám đấu tranh chống lại cái xấu, cái các mà xãhội trở nên tốt đẹp hơn.Lấy ví dụ: Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam( lấy dẫn chứng). Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chốngtội phạm ( nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…)Trongcuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn.- Đánh giá, mở rộng vấn đề:+ Đánh giá: Lòng dũng cảm là phẩm chất cần có của mỗi người.+ Mở rộngvấn đề: Đối lập với dũng cảm là hèn nhát. Phê phán: những người nhầmtưởng lòng dũng ảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phánnhững người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu vớikhó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sátbiển. đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.- Bài học :+ Mỗi cá nhân đều bồi dưỡng lòng dũng cảm15+ Liên hệ bản thân : Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏnhất trong cuộcsống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảmchỉ khuyết điểm của bạn. Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũngcảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc**Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luậnCuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với rất nhiềuthử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm,chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩmchất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6Trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” Lê Minh Khuê viết: “ Chị không khócđó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứngcỏi của nhau là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạng. Không ai nói vớiai nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó”Câu 1: Gới thiệu ngắn gọn tác giả Lê Minh Khuê và hoàn cảnh sáng tác của vănbản?Câu 2: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: “Chị không khóc đó thôi, chị không ưacả nước mắt” và cho biết đó là kiểu câu gì?Câu 3: Hãy tìm các phép liên kết trong đoạn văn trênCâu 4: Đoạn trích trên nằm sau chi tiết quan trọng nào của truyện? Em hiểu chúngtôi là những ai? Phẩm chất chung nào của họ được thể hiện trong đoạn trích.Câu 5: Từ những tác phẩm viết về thế hệ trẻ VN trong thời kì kháng chiến chốngPháp- Mĩ mà em đã học, cùng với những hiểu biết về lịch sử, xã hội, em hãy trìnhbày tình cảm suy nghĩ của mình về tình yêu TQ của thế hệ trẻ VN ngày nay.( 1trang giấy thi)Gợi ý:Câu 1: - Lê Minh Khuê sinh năm 1940, quê ở huyện Tĩnh Gia- tỉnh Thanh Hóa.Trong kháng chiến chống Mĩ. Lê Minh Khuê gia nhập thanh niên xung phong trêntuyến đường Trường Sơn.Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chốngMĩ. Trước năm 1975, tác phẩm thường viết về cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ16trên đường Trường Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của Lê Minh Khuê bám sátnhững chuyển biến đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.- Các tác phẩm chính: Cao điểm mùa hạ ( 1978), Đoàn kết ( 1980), Thiếu nữmặc áo dài xanh (1984), Một chiều xa thành phố ( 1987). Em đã không quê ( 1990),trong làn gió heo may ( 1998)…- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tácphẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chốngMĩ của dân tộc diễn ra ác liệt nhất.Câu 2: Chị(CN1) / không khóc đó thôi?( VN1), chị( CN2) / không ưa cả nướcmắt( VN2)Câu 3: Phép liên kết trong đoạn văn trên là phép lặp “nước mắt”Câu 4:- Đoạn trích trên nằm sau chi tiets Nho bị thương- Ở đây chúng tôi là Nho, Thao, Phương Định- Phẩm chất chung của họ trong đoạn trích: Tình đồng đội, họ truyền cho nhau nghịlực cứng cỏi để vượt qua mất mát, hy sinh, họ rất hiểu nhau như tri kỉ.Câu 5. Gồm những ý cơ bản sau:- Đất nước ta luôn bị ngoại bang xâm lược từ xưa đến nay.- Trong lịch sử có rất nhiều cuộc xâm lăng đó là chống Pháp, chống Mĩ và ngày naylà tình hình biển Đông đang diễn ra.- Trải qua hàng ngàn năm lịch sử bị xâm lăng, các thế hệ trẻ Việt Nam luôn thể hiệnlòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, sương máu thậm chí cả tính mạngđể bảo vệ TQ.- Trong chiều dài lịch sử ấy, đã có rất nhiều anh hùng làm nên những trang sử vẻvang như bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Võ Thi Sáu…- Hình ảnh con người sẵn sàng vượt qua những khó khăn, thử thách, dũng cảm hisinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc đã in đậm trong trái tim mỗi người dân ViệtNam. Những hình ảnh đó luôn được ca ngợi trên những trang sách.17* Tình yêu Tổ Quốc của những thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.- Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay đã kế thừa tinh thần yêu nước.- Cần cù, say mê, sáng tạo, hiếu học, yêu lao động, tiếp thu những tri thức mới đểxây dựng đất nước ngày một phát triển giàu mạnh.- Có nhiều hoạt động cụ thể, đúng đắn thể hiện tình yêu nước chân chính.- Có nhiều học sinh đã say mê học tập đạt được nhiều thành tích cao trong nước vàquốc tế. Ngoài ra họ còn tham gia các hoạt đọng chính trị xã hội, từ thiện, các hoạtđộng đền ơn đáp nghĩa để xây dựng và làm giàu thêm nét văn hóa của đất nước.- Sẵn sàng tham gia quân sự để cầm súng bảo vệ TQ, tham gia vào các hoạt độnglao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất, làm giàu cho xã hội.Ví dụ: Đặc biệt khi TQ xâm lấn biển Đông, thế hê trẻ đã có nhiều haotj động thểhiện tinh thần yêu nước như viết bài, căng băng giôn, khẩu hiệu…để biểu tình, lênán sự xâm lược của TQ. Có nhiều bạn trẻ đã xung phong ra ngoài hải đảo biểnĐông để canh giữ* Ca ngợi- phê phán:Ca ngợi thế hệ trẻ ngày nay có tinh thần yêu nước bằng những hành động cụ thể đểxây dựng đất nước hòa bình, độc lập, giàu mạnh, văn minh.Bên cạnh đó còn có những bạn trẻ quay lưng lại với Tổ Quốc, làm những việc gâyhại, ảnh hưởng đến người lính và an ninh quốc gia.* Liên hệ: Là thế hệ trẻ tương lai của đất nước, mỗi chúng ta phải tích cực học tập,rèn luyện tu dưỡng cả tài và đức để trở thành một công dân có ích, góp phần xâydựng đất nước.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:… Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụmtrong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xa có nhìn thấy chúng tôikhông? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầmmắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các anh chiến sỹ dõi theo mình,18tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khomkhi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.(Trích Ngữ văn 9 – tập hai, NXB giáo dục, 2014)Câu 1: Tìm và chỉ rõ kiểu thành phần biệt lập có trong đoạn trích?Câu 2: Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?Câu 3: Trong câu văn: “Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cảtrái đất vào tầm mắt.”, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biên pháp đó có tácdụng gì trong việc thể hiện tình cảm của nhân vật “ tôi” với các anhh lính cao xạ?Câu 4: Suy nghĩ “ tôi sẽ không đi khom” cho thấy nét đẹp gì của nhân vật “tôi”?Câu 5: Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn( khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ suy nghĩ của mỗi người trong mốiquan hệ giữa các cá nhân và tập thể.Gợi ý:Câu 1: Thành phần tình thái “ chắc”Câu 2: Điều khiến nhân “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa chínhlà nhân vật cảm thấy ánh mắt của các anh chiến sĩ đang dõi theo mình. Lòngdũng cảm trong cô được kích thích bởi sự tự trọng.Câu 3: Trong câu văn: “Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cảtrái đất vào tầm mắt.”, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nói quá , thể hiện sựngưỡng mộ của nhân vật “tôi” với các anh lính cao xạ.Câu 4: Suy nghĩ “ tôi sẽ không đi khom” cho thấy lòng tự trọng của nhân vật “tôi”.Câu 5: Đảm bảo yêu cầu sau:- Hình thức: Đoạn văn nghị luân khoảng nửa trang giấy thi- Nội dung: Bàn về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể+ Khẳng định đây là mối quan hệ cần thiết, quan trọng, không thể thiếu của mỗicon người19+ “Con người chính là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”, không ai có thể sốngcá nhân, đơn lẻ. Nếu mỗi người không biết hòa mình vào tập thể không tạo nênmột cộng đồng, xã hội.+ Sức mạnh của mỗi cá nhân hợp lại sẽ tạo nên sức mạnh tập thể lớn lao (dẫnchứng: trong chiến tranh, sức mạnh cảu nhân dân đã đánh tan quân xâm lược;trong thời bình, nhân dân chung tay xây dựng đất nước phát triển, …). Ngược lại,sức mạnh của tập thể giúp cho mỗi cá nhân có thêm đọng lực (dẫn chứng).+ Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8Để nêu suy nghĩ của mình về ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện, mộtbạn học sinh viết: Truyện đâu chỉ ca ngợi tinh thần dũng cảm của ba cô gái thanhniên sung phong trên tuyến đường Trường Sơn quyết liệt mà truyện còn làm nổi bậttâm hồn trong sáng, thơ mộng, hồn nhiên, lạc quan của họ.a) Chép lại câu văn trên sau khi đã sửa hết các lỗi về chính tả và cách dùng từ.b) Nếu coi đây là câu mở đầu cho một đoạn văn kiểu tổng hợp-phân tích-tổng hợp,thì theo em đề tài của đoạn văn ấy là gì? Đề tài của đoạn văn trước đó là gì?c) Hãy viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng 10 - 12 câu văn để hoàn chỉnh đoạnvăn với đề tài mà em vừa xác định. (Trong đó có ít nhất một lời dẫn trực tiếp và câukết đoạn là một câu cảm thán).Gợi ý:a) Câu văn đã được sửa lỗi và chép lại: Truyện đâu chỉ ca ngợi tinh thần dũng cảmcủa ba cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt màtruyện còn làm nổi bật tâm hồn trong sáng, thơ mộng, hồn nhiên, lạc quan của họ.b) Nếu coi đây là câu mở đầu cho một đoạn văn kiểu tổng hợp-phân tích-tổng hợpthì:+ Đề tài của đoạn văn đó là: Tâm hồn trong sáng, thơ mộng, hồn nhiên, lạc quancủa ba cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.+ Đề tài của đoạn văn trước đó là: Tinh thần dũng cảm của ba cô gái TNXP.c) Hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết nối tiếp sau câu mở đoạn đã được sửa lỗi,đảm bảo được những yêu cầu cơ bản sau về mặt nội dung:20+ Họ đều là những cô gái trẻ, dễ cảm xúc, hay mơ mộng, dễ vui nhưng cũng dễ trầmtư.+ Dù nơi chiến trường khói lửa, họ vẫn luôn yêu đời: thích làm đẹp cho cuộc sốngcủa mình (Nho thích thêu thùa, thích nhai kẹo. Thao hay làm dáng. Phương Địnhthích ngắm mình trong gương, bó gối thơ mộng...); rất thích hát...+ Dưới cơn mưa đá, cả ba đều vui thích, hồn nhiên như con trẻ.Bom đạn của kẻ thù, sự hi sinh gian khổ đã không thể làm cho tâm hồn các cô chaicứng, khô cằn mà ngược lại trái tim họ, tâm hồn họ vẫn luôn toả sáng, lung linhnhư những ngôi sao trên bầu trời. Họ thật đáng yêu và đáng trân trọng !VĂN BẢN: BẾN QUÊ( Nguyễn Minh Châu)PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sôngHồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn.Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãibên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúcnày đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thauxen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đấtmàu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không xót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây làmột chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kiasông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.”(“Bến quê” - Nguyễn MinhChâu)1. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Trong đoạn văn, tác giả đãdiễn tả nội tâm nhân vật bằng cách nào?2. Xác định chủ ngữ chính trong câu “Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trờiđầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêmra.”3. Chỉ ra các thành phần biệt lập trong đoạn văn. Tìm một cặp từ trái nghĩa có trong21đoạn văn?4. Xác định biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn. Nêu giá trị biểucảm của biện pháp tu từ đó.5. Hãy nêu điều nghịch lý mà tác giả đã thể hiện trong đoạn văn.6. Hình ảnh bãi bồi ven sông ở đoạn văn trên có ý nghĩa biểu trưng gì?7. Nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong đoạn văn?8. Từ thông điệp mà Nguyễn Minh Châu gửi gắm trong đoạn trích trên, em có suynghĩ gì về hiện tượng một bộ phận học sinh đắm chìm trong thế giới ảo của gameonline, facebook…mà xa rời những gì gần gũi, bình dị xung quanh.1.- Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả.- Trong đoạn văn, tác giả đã diễn tả nội tâm nhân vật bằng gián tiếp qua ngoại cảnh,trực tiếp diễn tả ý nghĩ, cảm xúc.2.- Chủ ngữ chính trong câu “Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu //đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.”3.* Các thành phần biệt lập phụ chú trong đoạn văn.- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ.- cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa nhà mình.* Cặp từ trái nghĩa “ gần gũi”>< “ xa lắc”224. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.- Phép so sánh: những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đấtmàu mỡ- Giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ so sánh: Làm rõ sự thân thuộc, gầngũi của màu sắc bức tranh, qua đó, gợi tả một bức tranh thiên nhiên đầu thu tươimới, giàu sức sống.5. Hãy nêu điều nghịch lý mà tác giả đã thể hiện trong đoạn văn.Một con người "đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất" khi lâmbệnh nặng không thể đi được nữa mới chợt nhận ra "một chân trời gần gũi, mà lạixa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa nhàmình". Khi có thể tới được Bến quê một cách dễ dàng thì không nghĩ tới, không tới;khi không thể tới được thì lại "say mê", "ham muốn" - đó là nghịch lí.Nghịch lí ấy nói lên một sự thật là: có khi, cái người ta mơ ước, khát khao, cáingười ta không thể có không phải điều gì to tát, lớn lao mà lại là những điều hết sứcnhỏ bé, thường tình. Người ta vươn tới chính những giá trị bình dị. Mảnh đất mơước ở ngay bến sông quê đây thôi.6. Hình ảnh bãi bồi ven sông ở đoạn văn trên có ý nghĩa biểu trưng cho vẻ đẹp gầngũi, bình dị mà xa lắc.7. Bức tranh thiên nhiên trong đoạn văn: Đó là bức tranh bờ bãi ven sông nhiềumàu sắc, đầy sức sống và rất đỗi thân thuộc vào một buổi sáng đầu thu tươi mát,trong không gian vừa cao vừa rộng.8. Yêu cầu: Biết bày tỏ ý kiến của bản thân về vấn đề nghị luận; lập luận hợp lí,thuyết phục; diễn đạt trong sáng.Đảm bảo các nội dung sau:– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận– Nêu thông điệp Nguyễn Minh Châu gửi gắm trong đoạn trích: Con người nhiềukhi mải hướng tới những điều cao xa mà vô tình không nhận ra những vẻ đẹp gầngũi ngay bên cạnh mình.23– Trình bày suy nghĩ về hiện tượng một bộ phận học sinh đắm chìm trong thế giớiảo của game online, facebook…+ Từ việc hiểu thông điệp của Nguyễn Minh Châu, người viết liên hệ và trình bàysuy nghĩ về thực trạng một bộ phận học sinh đắm chìm trong thế giới ảo củainternet, xa rời thực tế…(dẫn chứng thực tế)+ Phê phán hiện tượng trên: Việc đắm chìm trong thế giới ảo khiến con ngườikhông quan tâm đến cuộc sống xung quanh, đến những người thân quanh mình;sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để đến mộtlúc nào đó phải ân hận, nuối tiếc. (Học sinh cần lập luận thuyết phục bằng lí lẽ vàdẫn chứng xác đáng, cụ thể)– Liên hệ bản thân và rút ra bài học+ Thấy được ưu thế của công nghệ thông tin đối với con người trong cuộc sốnghiện đại song không lạm dụng.+ Tích cực học tập, làm việc, biết nâng niu, trân trọng những gì thân thuộc, giản dị,gần gũi quanh mình, sống hòa nhập với thiên nhiên, cộng đồng, đặc biệt biết quantâm, yêu thương chia sẻ với những người thân yêu.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thếtrên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được(1) Không khéo rồi thằng con trai anhlại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trênđường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đãthấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu?(2) Họa chăng chỉ có anh đã từng trải,đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọivẻ đẹp của một cái bãi bồi Sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ,và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ânhận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết”1. Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu văn số 2?2. Hình ảnh đường đời trong đoạn trích khiến em liên tưởng đến hình ảnh conđường trong bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9? Cho biết tên tác24giả?3. Em hiểu thế nào về “ những điều vòng vèo hoặc chùng chình”? Ghi lại câu thơtrong một bài thơ đã học ở chương trình ngữ văn 9 cũng có từ “ chùng chình”.4. Tại sao khi khám phá ra vẻ đẹp của cái bãi bồi ven sông, Nhĩ lại có “ một niềmmê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn”5. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ, suy của em về bản lĩnh của con người trướcnhững cám dỗ trong cuộc sống.Gợi ý:1. Thành phần biệt lập trong câu văn số 2: “ không khéo”2. Hình ảnh đường đời trong đoạn trích khiến em liên tưởng đến hình ảnh conđường trong bài thơ Nói với con( Y Phương)“ Lên đườngKhông bao giờ nhỏ bé đượcNghe con”3.- “Những điều vòng vèo hoặc chùng chình” là những cám dỗ, đẽ dàng mê hoặc conngười, khiến họ lạc bước trên đường đời, quên mất mục tiêu của chính mình.- Liên hệ: “ Sương chùng chình qua ngõ” ( Sang thu- Hữu Thỉnh)4. Khi khám phá ra vẻ đẹp của cái bãi bồi ven sông, Nhĩ lại có “ một niềm mê say”bởi cảnh đẹp quá( và có lẽ vẻ đẹp ấy khác xa những nơi anh từng đặt chân đến?)nhưng cũng “ân hận đau đớn” bởi anh chưa từng một lần đặt chân đến và bầy giwofthì cũng không thể đặt chân đến đó.5. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ, suy của em về bản lĩnh của con người trướcnhững cám dỗ trong cuộc sống.25