Chứng minh thư quân đội là gì

 Nghị định này quy định về Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân; trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, tạm giữ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Việc sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nhằm chứng minh người được cấp là quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân; phục vụ công tác quản lý quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và thực hiện các giao dịch dân sự.

Thời hạn sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng là 12 năm. Trường hợp thời gian phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng còn dưới 12 năm thì lấy thời hạn phục vụ còn lại để cấp.

Mỗi quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được cấp một Chứng minh, có số hiệu riêng từ dữ liệu do Bộ Quốc phòng quản lý. Nghị định quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm gồm: làm giả, làm sai lệch dữ liệu, nội dung, hủy hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại, thu hồi, tạm giữ Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trái với quy định của Nghị định này.

Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng bị thu hồi Chứng minh trong trường hợp: thôi phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân; được cấp đổi; sau khi cá nhân nhận được Chứng minh mới thì Chứng minh cũ bị thu hồi; tước danh hiệu quân nhân hoặc buộc thôi việc. Nghị định cũng quy định cụ thể nội dung thể hiện trên Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, Chứng minh công nhân quốc phòng và Chứng minh viên chức quốc phòng.

Nghị định này có hiệu lực từ 1-7-2016. Chứng minh quân đội đã được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành vẫn còn giá trị sử dụng đến hết ngày 31-12-2019. 

K.H.

I. Điều kiện thực hiện thủ tục cấp chứng minh nhân dân cho Quân đội và Công an nhân dân

Phải là công dân trong biên chế chính thức của Quân đội và Công an nhân dân đang ở tập trung trong doanh trại, nhà tập thể của Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân.

II. Thành phần hồ sơ

* Thành phần hồ sơ, gồm:

Cấp mới CMND: 

- Giấy giới thiệu của cấp có thẩm quyền kèm theo chứng minh quân đội, chứng minh CAND;

- Kê khai tờ khai cấp CMND [theo mẫu].

- Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định.

Cấp  đổi CMND:

- Đơn đề nghị cấp chứng minh nhân dân;

- Giấy giới thiệu của cấp có thẩm quyền kèm theo chứng minh quân đội, chứng minh CAND;

- Kê khai tờ khai cấp CMND.

- Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định.

- Nộp CMND cũ.

- Trong trường hợp đổi CMND do thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh thì phải xuất trình Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi đó.

Cấp lại CMND:

- Đơn đề nghị cấp chứng minh nhân dân [mẫu CM3] có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú;

- Giấy giới thiệu của cấp có thẩm quyền kèm theo chứng minh quân đội, chứng minh CAND;

- Kê khai tờ khai cấp CMND.

- Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định.

Thẩm quyền cấp giấy giới thiệu cho công dân là Quân nhân và CAND để làm thủ tục cấp CMND:

- Cục trưởng hoặc cấp tương đương [nếu cấp cho người thuộc biên chế của các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an]

- Thủ trưởng Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Bộ Tư lệnh.

- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

- Giám đốc học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, trung học.

- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp huyện và  Trưởng Công an cấp huyện.

Lưu ý: Trường hợp Công an, Quân đội đã đăng ký hộ khẩu thường trú cùng gia đình thì hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại chứng minh nhân dân được áp dụng như các công dân khác.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

III. Lệ phí [nộp cho cơ quan nhà nước] : 

- Thu nhận ảnh trực tiếp [ qua Camera] : 30.000đ

- Thu nhận ảnh gián tiếp [chưa tính tiền chụp ảnh]: 20.000 đ

IV. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

- Công dân đang phục vụ trong quân đội, công an [trừ nghĩa vụ quân sự] chưa đăng ký hộ khẩu cùng gia đình hiện ở tập trung trong doanh trại thì đến Công an cấp huyện nơi đơn vị đóng trụ sở chính, nơi bố trí nhà ở tập thể của đơn vị làm thủ tục.

- Công dân đã đăng ký hộ khẩu thường trú cùng gia đình thì làm thủ tục tại Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú.

V. Thời hạn giải quyết hồ sơ:

- Thời hạn hoàn chỉnh trả chứng minh nhân dân cho công dân là 15 ngày [ở thành phố,thị xã] và trong thời hạn 30 ngày [ở các địa bàn khác] tính từ ngày làm xong thủ tục cấp chứng minh nhân dân.

VI: Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng minh nhân dân

Quý khách hàng trực tiếp nhận kết quả tại Cơ quan đã nộp hồ sơ.

Chúc Quý khách hàng luôn thành công./.

Trả lời:

Tại Điều 14 Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân quy định về đối tượng, trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân như sau:

“1. Đối với những công dân trong biên chế chính thức của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang ở tập trung trong doanh trại, nhà tập thể chưa đăng ký thường trú tại một địa chỉ xác định khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Thông tư này. Riêng việc xuất trình sổ hộ khẩu được thay bằng giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp; trường hợp chưa có giấy chứng minh do Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cấp thì xuất trình quyết định tuyển dụng, điều động hoặc phân công công tác.

Đối với các trường hợp nêu trên, khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị và mục nơi thường trú trên thẻ Căn cước công dân được ghi theo địa chỉ trụ sở đơn vị nơi công dân đang trực tiếp công tác.

2. Thẩm quyền cấp giấy giới thiệu cho người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân để làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân là thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, chiến sỹ đó [ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu]; đối với đơn vị trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân không được sử dụng con dấu riêng thì người cấp giấy giới thiệu là thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp của đơn vị đó được sử dụng con dấu riêng;

Người cấp giấy giới thiệu làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân phải chịu trách nhiệm cấp đúng đối tượng theo quy định.

3. Trường hợp công dân trong biên chế chính thức của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đã đăng ký thường trú tại một địa chỉ xác định thì việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thực hiện như đối với công dân khác.”

Đối chiếu quy định pháp luật nêu trên thì trường hợp của bạn đang ở tập trung trong đơn vị quân đội, không đăng ký thường trú theo hộ gia đình thì khi làm thủ tục cấp Căn cước công dân phải xuất trình giấy giới thiệu, kèm giấy Chứng minh Quân đội nhân dân hoặc quyết định tuyển dụng, điều động hoặc phân công công tác đến Công an cấp huyện nơi đơn vị đóng quân để làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định. 

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Video liên quan

Chủ Đề