Cortisomol là gì

NHỔ RĂNG THƯỜNG

I.  ĐẠI CƯƠNG:

Nhổ răng thường là một kĩ thuật cơ bản trong chuyên khoa răng hàm mặt.

II. CHỈ ĐỊNH:

1.  Răng sữa đến kì thay.

2.  Răng bệnh lí: viêm quanh chop, viêm quanh răng…không bảo tồn được.

3.  Trong nắn chỉnh hàm và nắn chỉnh răng.

4.  Răng bị sâu vỡ thân lớn không thể bảo tồn được.

III.   CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

1. Bệnh thần kinh và tâm thần [nếu thật cần thiết phải có ý kiến của bác chuyên khoa].

2. Có thai [nếu thật cần thiết phải có ý kiến của bác sỹ sản khoa].

3.  Có kinh nguyệt [nên hoãn vì dễ chảy máu ổ răng].

4.  Bệnh về máu: bệnh ưa chảy máu…

5.  Đang có bệnh nhiễm khuẩn toàn thân, sức đề kháng kém.

IV.   CHUẨN BỊ:

1. Cán bộ chuyên khoa: y, bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.

2. Phương tiện:

a. Dụng cụ:

-      Dao, kéo, cây bóc tách vạt niêm mạc.

-      Kìm gặm xương ổ răng, cây dũa xương

-      Bẩy và kìm thích hợp

-     Dụng cụ gây tê: chỉ dùng một lần ống tiêm gây tê tại chỗ với ống thuốc, kim tiêm riêng.

-     Bông gạc vô khuẩn.

b. Thuốc:

-      Thuốc tê: loại có adrenalin và không có adrenalin [đối với người có bệnh huyết áp].

-      Thuốc sát khuẩn.

-      Nước oxy già 5 thể tích, cồn iốt 4%.

-      Thuốc cầm máu, gelaspon

3.  Người bệnh:

Thăm khám và làm các xét nghiệm cơ bản: máu chảy, máu đông, chụp X quang răng. Nếu cần thiết phải hội chẩn và phối hợp điều trị với các chuyên khoa khác sau đó mới nhổ răng.

4. Hồ sơ bệnh án: theo quy định chung.

V.  CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Sát khuẩn tại chỗ bằng cồn

2. Vô cảm, gây tê tại chỗ

3. Tách lợi và dây chằng quanh răng bằng cây bóc tách.

4.  Nhổ răng bằng bẩy và kìm theo kĩ thuật quy định

 VI.  THEO DÕI

1. Khi làm thủ thuật:

Tình trạng toàn thân, nếu thấy có dấu hiệu sốc do người bệnh quá sợ ảnh hưởng đến hệ giao cảm hoặc do dị ứng thuốc tê, sang chấn gây đau, mất máu. Xử lý: chống sốc theo phác đồ phòng chống sốc phản vệ.

2. Sau khi làm thủ thuật:

a.  Chảy máu: nên giữ người bệnh lại, sau 15-30 phút kiểm tra lại. Dùng gạc vô khuẩn cắn chặt ổ răng từ 30 phút đến 1 giờ nhằm tạo sức ép, bảo vệ cục máu đông

b.  Đau: dùng thuốc giảm đau.

c.   Dặn người bệnh không nên mút chíp nhiều.

d.   Tránh nhai mạnh ổ răng mới nhổ

e.   Nếu có sưng nề: chườm lạnh, dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, nâng cao thể trạng và an thần.

VII.  TAI BIẾN VÀ XỬ LÍ:

1.  Khi làm thủ thuật:

a.  Gãy chân răng: cố gắng lấy hết bằng bẩy hay phẫu thuật mở xương.

b.  Gãy rìa xương ổ răng, tách nốt mảnh xương gãy và làm nhẵn.

c.  Lung lay răng bên cạnh: nếu lung lay ít, có thể ấn chặt xuống ổ răng, không nhai bên tổn thương, theo dõi. Nếu lung lay nhiều: buộc cố định số 8 vào răng bên cạnh.

d.  Thủng đáy xoang hàm: khâu kín lỗ thủng.

e.   Đẩy chân răng vào xoang hàm: phải phẫu thuật lấy chân răng và tạo hình bịt kín lỗ thủng.

f.   Tổn thương gây phần mềm quanh răng: khâu phục hồi.

g.  Sai khớp hàm: nắn lại khớp.

2.  Sau khi làm thủ thuật:

a. Chảy máu: phải xác định rõ nguyên nhân nếu tại chỗ ổ răng thì bơm rửa thật sạch ổ răng, cắn gạc chặt. Nếu chảy máu ở niêm mạc thì khâu 1-2 mũi catgut. Nếu chảy máu tái phát nhiều lần kéo dài 2-3 ngày thì nạo sạch cục máu đông, dùng gelaspon nhét chặt ổ răng, phối hợp điều trị kháng sinh chống nhiễm khuẩn.

b.  Viêm ổ răng: rửa sạch ổ răng bằng oxy già, đặt gạc có tẩm kháng sinh chống viêm ổ răng.

HÀN RĂNG CÁC LOẠI

I. ĐẠI CƯƠNG:

Hàn răng là phục hồi lại tổ chức cứng của răng [men, ngà] đã bị mất do bệnh lí, sang chấn và các loại tổn thương khác [thiểu sản men, lõm hình chêm…].

Chẩn đoán sâu ngà: ê buốt khi có kích thích [chua, ngọt, nước lạnh, hít gió…]. Khám thấy lỗ sâu, đáy có ngà mủn, màu nâu hoặc đen, buốt khi thăm khám.

II. CHỈ ĐỊNH: Các loại thương tổn tổ chức cứng của răng [men, ngà].

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

1. Răng viêm tủy, viêm quanh chóp chưa điều trị tủy.

2.  Nếu lỗ sâu quá to, tổ chức cứng của răng bị mất quá nhiều thì nên làm inlay, onlay, chụp răng bằng nhựa, kim loại hay sứ…

VI. CHUẨN BỊ:

1.  Cán bộ chuyên khoa: bác sĩ có bằng chuyên khoa răng hàm mặt hay y sĩ răng trẻ em [y sĩ chỉ hàn men ngà, không chữa tủy răng].

2.  Phương tiện:

-      Máy ghế chữa răng có đủ các tốc độ cao, thấp, nước bơm rửa, xì khô, ánh sang…

-      Dụng cụ và vật liệu hàn răng các loại.

3.  Người bệnh: được hướng dẫn để hợp tác tốt với thầy thuốc khi tiến hành thủ thuật.

4.  Hồ sơ bệnh án:

-      Theo quy định chung

-      Nếu cần thiết thêm các phim chụp răng.

VII. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: 

1.  Vô cảm: không cần thiết phải gây tê trử trường hợp lỗ sâu sát tủy, người bệnh buốt nhiêu khi khoan lỗ hàn.

2. Tư thế:

Người bệnh ngồi trên ghế thoải mái, đầu ngả phía sau, đầu ngang tầm ngực của thầy thuốc.

3. Kĩ thuật:

a.  Tạo lỗ hàn: chỉ khoan bỏ tổ chức bệnh lí, làm sạch, thồi khô lỗ hàn để tạo điều kiện tốt cho các chất hàn bám dính. Nếu hàn amalgam thì tạo lỗ hàn đáy phải phẳng, thành phải đứng theo đường trụ men. Lỗ sâu to phải tạo lỗ hàn hình bậc thang hoặc đuôi én. Nếu hàn bằng xi măng, composite, glassionomer thì lỗ hàn phải khô. Không cần tạo lỗ hàn, tiết kiệm tổ chức răng.

b.  Đặt chất hàn: có nhiều loại vật liệu hàn phù hợp cho từng loại răng [ răng phía trước, răng phía sau] và tùy loại lỗ hàn theo phân loại. Những răng hàm, lỗ sâu loại I thường hay hàn amalgam. Những răng phía trước như răng cửa, răng nanh, lỗ sâu thuộc loại IV, V, lỗ sâu ở cổ răng, rìa cắn thường hàn composite, glassionomer. Những răng sâu sát tủy cần hàn lót với hydroxit canxi. Không được hàn cao quá, ảnh hưởng khớp cắn. Sau khi hàn amalgam, nên đánh bóng vết hàn.

VIII. THEO DÕI VÀ XỬ LÍ TAI BIẾN:

1. Nếu lỗ sâu ở sát tủy, tránh khoan làm hở tủy.

2.  Nếu lỡ làm hở tủy hoặc nhìn thấy ánh tủy thì phải chụp tủy và theo dõi một thời gian, người bệnh không có biến chứng mới hàn vĩnh viễn.

TRÁM BÍT HỐ RÃNH

I. ĐẠI CƯƠNG:

Trám bít hỗ rãnh là kĩ thuật dùng một loại nhựa tổng hợp [pit, fissure sealant] trám bít vào các hố và rãnh của răng, cách ly các hố và rãnh răng với môi trường miệng để phòng ngừa sâu răng.

II. CHỈ ĐỊNH:

1. Các hố và rãnh các răng vĩnh viễn có nguy cơ bị sâu cao.

2.  Sâu men ở hố và rãnh răng

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Không có.

IV. CHUẨN BỊ:

1.  Cán bộ chuyên khoa: y, bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.

2.  Phương tiện:

Ngoài ghế răng có đèn đảm bảo đủ ánh sáng, cần có các dụng cụ như:

-         Bộ khám: gương, gắp, thám trâm.

-         Dụng cụ đánh bóng: bột đánh bóng, đài cao su.

-         Dụng cụ hút nước bọt.

-         Bông.

-         Dụng cụ làm khô.

-         Acid phosphoric 37%.

-         Chất trám bít hố rãnh: gồm chất cơ bản và chất xúc tác.

-         Cây lấy chất trám bít hố rãnh.

-         Dụng cụ trộn.

-         Có thể dùng đèn quang trùng hợp tùy loại thuốc.

3.  Người bệnh: là trẻ em nên cần giải thích rõ để trẻ em không lo sợ và phối hợp tốt với bác sĩ.

4.  Hồ sơ bệnh án: cần ghi đầy đủ và chính xác để theo dõi kết quả.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1.  Đánh bóng:

Dùng đài cao su và bột đánh bóng không có fluo để làm sạch các hố và rãnh của răng, sau đó phun nước rửa sạch.

2.  Làm khô răng:

Dùng máy hút để hút nước bọt. Nếu không có máy hút thì dùng bông để chặn nước bọt và cô lập răng. Chú ý tư thế của người bệnh để nước bọt không tràn lên mặt răng. Dùng hơi thổi khô mặt răng.

3.  Tạo bám bằng acid phosphoric 37%:

Dùng bông nhỏ thấm acid phosphoric 37% đưa vào hố rãnh răng, giữ trong thời gian 60 giây. Nếu dùng gel acid thì đặt gel nằm yên trên mặt răng.

4.  Rửa sạch và làm khô:

-  Rửa sạch với nước. Nếu dùng acid lỏng thì rửa sạch với nước trong 15 giây. Nếu dùng gel acid thì thời gian rửa sạch là 30 giây.

-  Dùng hơi sạch thổi khô răng, sau khi thổi khô, mặt răng sẽ trắng đục, không còn màu bóng bình thường của men.

5.  Đặt chất trám bít hố rãnh:

Lưu ý thực hiện các hướng dẫn của nhà sản xuất chất trám bít. Gồm có các thao tác kĩ thuật tùy theo loại hóa trùng hợp hay quang trùng hợp.

-   Trộn chất trám bít hố rãnh.

-   Đặt chất trám bít hố rãnh cho chảy trên phần mặt răng đã được tạo bám.

-   Quang trùng hợp.

6.   Kiểm tra sau khi đặt chất trám bít.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ LÍ TAI BIẾN

1.  Trong khi làm thủ thuật: chú ý cách ly nước bọt, không để nước bọt tràn vào vùng trám bít.

2.  Sau khi làm thủ thuật:

a.  Đặt thừa chất trám bít, khi cắn sẽ bị cộm có thể dễ bong: cần mài bớt hoặc trám lại.

b.  Bong chất trám bít: theo dõi trong những ngày sau đặt chất trám bít. Nếu bong phải trám bít lại.

ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY RĂNG KHÔNG HỒI PHỤC

I.  ĐẠI  CƯƠNG:

Điều trị viêm tủy răng không hồi phục là lấy tủy, làm sạch và hàn kín ống tủy các răng nhằm mục đích bảo tồn răng.

II. CHỈ ĐỊNH:

1.  Tất cả các trường hợp răng viêm tủy không hồi phục do sâu răng, sang chấn, tai nạn…

2.  Điều trị tủy răng theo chỉ định của phục hình hoặc chỉnh nha.

III.  CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Chống chỉ định tạm thời khi có bệnh toàn thân cấp tính, huyết áp cao, suy tim hoặc tâm thần.

IV.  CHUẨN BỊ:

1. Cán bộ chuyên khoa:

2. Phương tiện:

a. Dụng cụ:

-   Ghế máy chữa răng

- Bơm, kim tiêm nha khoa dùng một lần

-  Mũi khoan các loại, lentulo, nong và dũa ống tủy các cỡ

-  Bộ đê cao su ngăn nước bọt [nếu có].

-  Bộ lèn gutta-percha [nếu có].

-  Cây ấn chất hàn, cốc rửa tủy, đèn cồn.

b. Thuốc:

-  Thuốc diệt tủy.

-  Thuốc tê có hoặc không có adrenalin 1/100.000 [đối với người có bệnh huyết áp].

-  Thuốc sát khuẩn ống tủy: oxy già 5- 10 thể tích, natri hypoclorit 10%, cồn 900 hoặc các biệt dược đóng sẵn của các thuốc chuyên khoa.

-  Thuốc hàn ống tủy: eugenol, oxyt kẽm, gutta-percha hoặc các thuốc hàn ống tủy đóng sẵn của các hãng chuyên khoa như: traitment spad, cortisomol…

-  Các chất hàn:

. Hàn tạm: eugenat, cement phốtphát, septodont, cavitron…

. Hàn vĩnh viễn: amalgam, composite…

3.  Người bệnh:

Giải thích trước cho người bệnh các bước của quá trình điều trị.

4.  Hồ sơ bệnh án :

Hồ sơ bệnh án ngoại trú theo quy định chung.

-  Chụp phim răng trước và sau điều trị tủy.

V.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Mở tủy, lấy tủy: có hai phương pháp:

a.  Lấy tủy sống:

-      Gây tê tại chỗ quanh chân răng bằng xylocain 2 %.

-      Dùng mũi khoan mở mở một lỗ vào trần tủy.

-      Gây tê trực tiếp vào buồng tủy và ống tủy [qua lỗ mở trần tủy].

-      Dùng châm gai lấy tủy:  xoay ¼ vòng quay lại nhiều lần. Trường hợp ống tủy rộng có thể dùng lentulo quay ngược chiều lấy tủy ra.

b. Đặt thuốc diệt tủy:

-      Gây tê tại chỗ bằng xylocain 2%.

-      Làm sạch lỗ sâu bằng nạo ngà hoặc mũi khoan.

-      Đặt thuốc diệt tủy [chú ý tránh ra ngoài lợi gây hoại tử].

-      Hàn tạm.

-      Sau 5-  7 ngày mở buồng tủy và lấy tủy.

2.  Chuẩn bị ống tủy:

-      Dùng dũa ống tủy, các cỡ từ số nhỏ đến số lớn đưa từ trên xuống quay nửa vòng nhẹ nhàng không được cưỡng gây gãy dụng cụ.

-      Nong ống tủy từ số nhỏ đến lớn làm nhẵn thành ống tủy sau khi dũa.

-      Bơm rửa ống tủy bằng oxy già 10 thể tích hoặc dung dịch natri hypochlorite 10%.

-      Sát trùng ống tủy bằng cồn 90o

-      Làm khô bằng bông hoặc bấc giấy.

-      Chú ý tìm hết ống tủy [tránh bỏ sót].

3.  Hàn ống tủy:

a. Hàn ống tủy bằng pate kết hợp gutta-percha.

-     Dùng lentulo nhồi pate vào ống tủy nhẹ nhàng với tốc độ thấp từ trên xuống nhiều lần. Đưa pate vào đủ số lượng các ống tủy trong răng sau đó lau sạch và nhồi kim gutta-percha vào các ống tủy cho đến khi chặt và vừa đến chóp răng.

-      Hàn tạm.

-      Chụp phim kiểm tra,nếu đạt yêu cầu sau vài ngày hàn vĩnh viễn.

b. Hàn ống tủy bằng gutta-percha.

-      Đưa từng kim gutta-percha một vào ống tủy, dùng bộ dụng cụ hàn gutta-percha lèn dọc và lèn ngang cho đến khi chặt và kín ống tủy sao cho vừa đến chóp răng.

-      Chụp phim kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì hàn vĩnh viễn ngay.

VI.  THEO DÕI VÀ XỬ LÍ TAI BIẾN:

1. Thủng sàn buồng tủy: hàn Ca[OH]2 và theo dõi.

2. Gãy dụng cụ trong ống tủy: lấy dụng cụ ra.

3. Viêm quanh chóp răng sau khi hàn ống tủy: điều trị kháng sinh và giảm đau.

ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH CHÓP RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG:

Viêm quanh chóp răng có thể gặp ở tình trạng cấp tính , bán cấp hay mạn tính.

-  Cấp và bán cấp : dùng kháng sinh cho hết viêm sau đó điều trị nội nha.

-  Mạn tính: cắt chóp răng hay nạo quanh chóp răng.

Cắt chóp răng là cắt bỏ phần chóp răng bị viêm và nạo sạch tất cả các tổ chức bị viêm và hoại tử quanh chóp răng.

II. CHỈ ĐỊNH:

1. Cho răng cửa 1 chân trên hoặc dưới.

2. Không tiêu quá 1/3 chiều dài chân răng.

3. Răng có u hạt ở chóp răng.

4. Răng đã được điều trị nhưng chưa tốt, gây viêm tiêu ở vùng quanh chóp.

5. Răng bị chết tủy có nang chân răng.

6. Chân răng bị gãy do sang chấn.

7. Dũa ống tủy, nong ống tủy bị gãy mà không thể lấy được qua đường ống tủy.

Tất cả đều được hàn ống tủy.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: [tương đối]

1. Có những bệnh toàn thân chống chỉ định phẫu thuật.

2. Răng có túi quanh răng sâu và lung lay nhiều.

3. Đang viêm quanh răng cấp [ chờ hết viêm].

4. Răng cần phải cắt bỏ quá 1/3 chiều dài chân răng.

IV. CHUẨN BỊ:

1.   Cán bộ chuyên khoa:  bác sỹ có bằng chuyên khoa răng hàm mặt.

2.   Phương tiện:

a.  Dụng cụ:

-         Máy khoan răng và các loại mũi khoan xương thích hợp.

-         Dụng cụ nhỏ phẫu thuật xương.

-         Kim chỉ nhỏ tiêu và không tiêu.

-         Thìa nạo ổ răng.

-         Tay khoan thẳng hàm trên và mũi khoan trụ trên.

b.  Thuốc:

-         Thuốc sát khuẩn, ôxy già.

-         Thuốc tê xylocain 2%

3.  Người bệnh:

-         Tư tưởng yên tâm, thoải mái

-         Ăn no

4.  Hồ sơ bệnh án: làm bệnh án ngoại trú, xét nghiệm máu đông, máu chảy.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1.  Vô cảm:

2.   Kĩ thuật:

a. Rạch 1 đường hình bán nguyệt hay hình thang, cuống ở tiền đình tương ứng với chân răng định cắt chóp.

b. Lật vạt lợi lên và giữ vạt lợi bằng 1 sợi chỉ.

c. Dùng mũi khoan mở xương để bộc lộ nang răng, bóc tách lấy nang.

d. Dùng mũi khoan cắt chóp răng chú ý không cắt quá 13 chiều dài của răng.

e. Nạo sạch tổ chức viêm và hoại tử trong long nang.

f. Làm nhẵn chỗ cát chân răng và cắt bỏ xương hàm.

g. Bơm rửa sạch nang chân răng.

h. Khâu kín vạt lợi.

VI. THEO DÕI:

1.     Trong khi phẫu thuật: cầm máu tại chỗ chảy máu

2.     Sau phẫu thuật: cho kháng sing, giảm đau, chống phù nề.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ:

1.  Thường không có tai biến xảy ra khi phẫu thuật

2.  Sau phẫu thuật: có thể viêm nhiễm, phù nề. Xử lý bằng kháng sinh và thuốc chống phù nề.

Video liên quan

Chủ Đề