Chơi cỏ là gì

Mới đây, vụ việc nam sinh nghi dùng cỏ Mỹ dẫn đến việc không làm chủ được mình nên cắn đứt tai bạn, nuốt vào bụng ở Nghệ An đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Đặc biệt, loại cỏ Mỹ đã được cảnh báo rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng dương như một bộ phận giới trẻ đã phớt lờ lời cảnh báo đó.

Càng nguy hiểm hơn khi cỏ mỹ đã len lỏi vào trường học, các em học sinh đang trong độ tuổi đến trường đã không đủ hiểu biết khi sử dụng cỏ Mỹ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Sáng ngày 3/10/2018 bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An tiếp nhận 1 ca bệnh nhân 16 tuổi [ đang học lớp 10 trên địa bàn Quỳ Hợp].

Theo thông tin ban đầu, trong khi dùng cỏ mỹ cùng nhau, đến lúc phê không kiểm soát được hành vi thanh niên đã cắn lìa tai bạn và nuốt vào bụng. Sau đó nhập viện nội soi các bác sĩ phải gắp tai ra nối lại..

Đây là lời cảnh báo tình trạng chơi bời vô tội vạ hệ luỵ nguy hiểm cho giới trẻ hiện nay.

Cỏ Mỹ là một loại ma túy cực mạnh, nguy hiểm hơn cả cần sa. Do đó Bộ Y tế đã đưa cỏ Mỹ vào danh mục các chất ma túy từ ngày 1/2/2016.

Gọi là cỏ Mỹ bởi nó có xuất sứ từ nước Mỹ. Cỏ Mỹ vốn là một hỗn hợp thực vật được sao khô, cắt nhỏ, được tẩm ướp một số hoá chất cho cảm giác giống như cần sa. Loại hỗn hợp này được cuốn vào giấy rồi hút như hút thuốc lá.

Trên các phương tiện báo chí, trang mạng xã hội tràn ngập nhiều bài viết, hình ảnh về những kẻ ngáo đá. Có người leo lên mái nhà vì nghĩ mình là chim hay nằm giữa sân tập bơi bởi cho rằng mình là cá. Nguy hiểm hơn là những đối tượng ngáo đá ra tay giết người trong trạng thái loạn thần.

Ảo giác do ma túy đá gây ra có thể biến một người hiền lành, thật thà thành con quỷ giết người trong nháy mắt.

Quá nguy hiểm khi có rất nhiều loại cỏ Mỹ đang xâm lấn trong đời sống giới trẻ. [Ảnh: LC]

Loại ma túy mới có tên cỏ Mỹ cũng gây ra những tác hại tương tự ma túy đá, thậm chí mức độ ảnh hưởng còn nhanh và mạnh hơn. Sử dụng cỏ Mỹ là thú chơi vô cùng nguy hiểm nhưng một bộ phận giới trẻ đang mơ hồ lạm dụng chúng.

Khủng khiếp hơn, các bạn trẻ còn có xu hướng sử dụng cùng một lúc nhiều loại ma túy tổng hợp để tăng cảm giác “phê”. Hành động này đồng nghĩa với việc họ đang tự đầu độc chính bản thân một cách nhanh và mạnh hơn.

Nhiều chuyên gia y tế đã khẳng định, cỏ Mỹ có tác dụng giống như cần sa nhưng gây nghiện, gây hại gấp nhiều lần so với cần sa. Người sử dụng cỏ Mỹ, trước hết sẽ bị rối loạn tâm thần, tức là ý thức thoát ly thực tại xung quanh.

Cỏ Mỹ khiến người sử dụng rối loạn về cảm xúc, tức người bệnh có những lo lắng, căng thẳng, đặc biệt là có những ảo giác [nghe thấy tiếng nói xúi giục trong đầu, nghĩ mình bị ai đó theo dõi, truy sát...] gây nguy hại cho bản thân và mọi người xung quanh.

Nguy hiểm hơn, cỏ Mỹ có thể gây hại về cơ thể như gây teo não, suy giảm khả năng miễn dịch, mắc nhiều bệnh, có thể bị ung thư.

Có thể thấy, tác hại của ma túy tổng hợp, của cỏ Mỹ là cực kỳ khủng khiếp và rất khó để có thể trở lại minh mẫn như ban đầu.

Nói về tác hại của cỏ Mỹ, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết: “Những người sử dụng loại cỏ Mỹ sẽ bị rơi vào hội chứng rối loạn tâm thần muộn.

Lo ngại khi số người sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa

Trong cần sa có chất THC [Tetra Hydro Cannabinol] là yếu tố làm cho người sử dụng “phê”, nghĩa là làm biến đổi tâm trạng của người sử dụng, khiến họ có cảm giác khác biệt. Khi hút cỏ Mỹ, chất THC nhanh chóng qua phổi vào máu. Sau đó nó sẽ theo máu đi lên não và gây cảm giác “phê”.

Cảm giác này diễn ra sau vài phút và có thể kéo dài đến 5 giờ đồng hồ. Chất THC được hấp thu rất nhanh vào mô mỡ trong cơ thể, sau đó mới từ từ giải phóng vào máu.

Có thể mất đến 1 tháng để đào thải hết một liều THC ra khỏi cơ thể. Điều nguy hiểm là loại cỏ Mỹ sẽ tạo ra chứng hoang tưởng từ những lời nói, sự chỉ dẫn trong vô thức khiến người sử dụng sẽ làm theo.

Nếu sử dụng với liều lượng cao trong thời gian từ 3 tháng thì khả năng hồi phục não bộ của người nghiện sẽ vô cùng khó nếu không muốn nói là không thể”. Bác sĩ Hùng kết luận.

Có thể thấy, tác hại của cỏ Mỹ là cực kỳ khủng khiếp. Do đó, Nghị định 126/2015/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/2/2016 về ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất đã đưa cỏ Mỹ [XLR-11] vào danh mục các chất ma túy.

Nghị định 73/2018/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 15/5/2018 đưa cỏ Mỹ  vào danh mục các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội. Theo đó, mọi hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng cỏ Mỹ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mầm mống của nhiều loại tội ác có thể bị nhen nhóm bởi cỏ Mỹ. [Ảnh: LC]

Vùi mình vào thứ ảo giác sinh ra từ ma túy, từ cỏ Mỹ, giới trẻ không ngờ rằng chính mình đang trở thành mầm mống cho các loại tội phạm nguy hiểm trong xã hội.

Nói đến ma túy và những tác hại của ma túy – hẳn ai trong chúng ta cũng từng chứng kiến những hình ảnh thảm thương vì nghiện hút, tiêm chích. Những nam thanh nữ tú, những con người giỏi giang, thật thà bỗng trở nên ngây dại với những hành động ngây ngô như leo mái nhà, leo cột điện, thậm chí tự cào cấu bản thân đến tóe máu.

Càng nguy hiểm hơn khi cỏ Mỹ đã và đang len lỏi trong nhà trường, bao vây những học sinh còn mang trên mình đồng phục học sinh.

Phương Phương

Một bộ phận giới trẻ đang điên cuồng lao vào thú vui nhậu khói cỏ, một kiểu chơi vừa uống bia rượu vừa hút khói của một loại cây có chứa chất gây nghiện.

Loại cỏ này thật ra chính là cần sa nhưng nhiều người lại lầm tưởng cũng giống như thuốc lá, có thể hút tha hồ chẳng có chuyện gì đáng lo. Đây là suy nghĩ hết sức nguy hiểm!

Cần sa đội lốt cỏ

Cỏ, bồ đà, tài mà, con điếm… là những tiếng lóng dân chơi thường dùng để nói đến cần sa, bắt nguồn từ loại thực vật có tên gai dầu và tên khoa học là Cannabis sativa L.; họ Cannabinaceae. Có ba chất chính trong cần sa hiện đã được tìm thấy: cannabinoid, tetrahydrocannabinol [THC] và cannabinol. Trong ba chất này, THC là hoạt chất chính gây tác dụng về mặt tâm thần. Tuỳ theo phân bổ vùng địa lý, hàm lượng THC trong cần sa có khác nhau.

Có loại THC chiếm tỷ lệ rất cao: 4 – 6%, nhưng đa số chỉ chứa hàm lượng trung bình 1 – 2%. Năm 1966, THC được tổng hợp bằng con đường hoá học tại đại học Princeton [Mỹ].

Ảnh minh họa

Trong dược học, cần sa xếp vào nhóm chất gây ảo giác [Hallucinogens, nhóm này còn có các chất khác như LSD, mescalin, psilocybin…], trong đó THC gây ảo giác chính. Cách sử dụng cần sa phổ biến nhất là hút như hút thuốc lá. Ở nước ta hiện dân chơi còn thường dùng bình nhựa hút cần sa như hút điếu cày. Do THC dễ tan trong chất béo nên khi hút vào, THC nhanh chóng xâm nhập vào mô phổi. Thí nghiệm dược động học cho thấy khi hút cần sa, tác dụng đạt được chẳng kém tiêm trực tiếp THC vào tĩnh mạch.

Người hút dễ bị kích động gây tội ác

Chỉ vài phút sau khi hút cần sa, người hút sẽ có những thay đổi. Về mặt sinh lý, họ cảm thấy choáng váng, tai lùng bùng, đầu nhẹ lâng lâng nhưng tay chân lại có cảm giác nặng hơn, thấy đói, thèm ngọt. Một vài trường hợp bị nôn mửa hoặc buồn mót muốn đi tiêu, tiểu, cay ở mắt và nhìn cảnh vật mờ đi, tim đập nhanh. Về mặt tinh thần, người hút cần sa có cảm giác lo lắng, bồn chồn, đặc biệt với người mới hút lần đầu.

Tuy nhiên rất nhanh chóng họ sẽ đạt được cảm giác sảng khoái, thần kinh kích thích và có sự rối loạn trong suy nghĩ, trí nhớ, dễ cười không kiểm soát. Tiếp đến là các ảo giác, một trạng thái có sự hư hỏng tạm thời về mặt ý thức, nhận định sai lệch về không gian và thời gian.

Người hút cần sa có cảm tưởng tay chân mình dài ra, vặn vẹo đi hay nhìn cảnh vật thấy hình dạng méo mó, những gì ở xa trở thành gần. Đã có trường hợp hút cần sa, trong cơn say thuốc, nhảy từ lầu cao xuống đất chỉ vì anh ta ở trên cao nhưng có cảm tưởng mặt đất quá gần và hai cánh tay có khả năng vỗ cánh như chim!

Đặc biệt, THC còn gây một trạng thái gọi là “giải thể nhân cách” [depersonalization]: người say cần sa có cảm tưởng trở thành con người khác, như người hùng, siêu nhân, đấng cứu thế. Người say cần sa nhìn màu sắc và nghe âm thanh, tiếng động khác với người bình thường. Chính sự nhạy cảm đặc biệt đó mà có một thời tác dụng của cần sa bị ngộ nhận là nguồn hứng khởi trong sáng tác âm nhạc, văn chương, đến nỗi những nhà văn, nhà thơ lớn như Charles Baudelaire, François Rabelais, Théophile Gautier… đã có lúc ca ngợi tác dụng của cần sa.

Điều rất đáng lưu ý ở đây là khi bị ảo giác, người hút cần sa rất dễ bị kích động thực hiện những hành động như cười điên dại, cầm dao tự cắt tay chân mình, chỉ cần một lời nói kích thì tội ác nào cũng dám làm, kể cả giết người. Một số thanh niên sau khi hút cần sa trở nên quậy phá, đua xe, đâm chém nhau cũng vì thế. Nếu người nghiện ma tuý [như heroin] chỉ gây tội ác khi thiếu thuốc – tức gây tội ác để có tiền mua thuốc, thì người chơi chất gây ảo giác như cần sa thường gây tội ác do no thuốc – tức đang phê thuốc.

Dẫn chất giúp đi gặp… thần chết!

Với một điếu cần sa nặng khoảng 500mg, lượng THC chứa bên trong khoảng 5 – 10mg. Hút một điếu cần sa như thế, tác dụng đạt được tối đa chỉ sau 15 phút và có thể kéo dài 1 – 4 giờ. Một số dấu hiệu giúp thầy thuốc khi thăm khám nhận biết người đang bị tác dụng của cần sa, trước hết là mạch và tim đập nhanh. Mạch có thể nhanh hơn 50% so với bình thường. Do đó, nếu đang dùng một số thuốc có tác dụng làm tim đập nhanh như nortriptyline mà lại hút cần sa thì thật nguy hiểm. THC còn làm đỏ kết mạc mắt, rối loạn thăng bằng, đi đứng lảo đảo, sự phối hợp các động tác không còn chính xác.

Ngoài gây viêm phế quản mãn tính, làm hẹp đường thở, cần sa còn làm cho máu người hút chứa hàm lượng rất cao khí độc carbon monoxide [CO]. Hút một điếu cần sa, hàm lượng khí CO trong máu cao bằng hoặc hơn so với hút năm điếu thuốc lá. Nhiều thử nghiệm cho thấy nam giới hút cần sa lâu ngày sẽ bị giảm lượng testosterone [nội tiết tố sinh dục nam], kể cả kích thích và khối lượng tinh hoàn, sự sinh tinh trùng và khả năng sinh dục cũng giảm.

Khi thử nghiệm trên súc vật cái như chuột, thỏ, khỉ… THC ức chế sự phóng noãn [rụng trứng]. Nhiều phụ nữ hút cần sa cũng được ghi nhận bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Mặc dù không gây nghiện trầm trọng như heroin nhưng sử dụng cần sa nhiều sẽ lệ thuộc về mặt tâm lý, tạo thành thói quen phải dùng thuốc thường xuyên và lượng cần sa sử dụng ngày càng tăng. Hậu quả là người hút cần sa phải luỵ đến các chất gây nghiện khác như thuốc lắc và ma tuý thật sự. Đến đây đúng là bước cuối tới cửa tử!

Theo SGTT

Video liên quan

Chủ Đề