Vì sao giá vàng tăng đột biến

Giá vàng miếng SJC neo ở mức cao suốt nhiều tháng qua - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Như vậy so với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC đang cao hơn đến 11,46 triệu đồng/lượng.

Tại Công ty PNJ, giá bán vàng miếng SJC chiều nay cũng ngang ngửa với giá niêm yết tại Công ty SJC, ở mức 61,7 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán lên đến 700.000 đồng/lượng.

Còn tại một số tiệm vàng lớn, giá bán vàng miếng SJC cũng lên đến 61,6 triệu đồng/lượng, mua vào 61,25 triệu đồng/lượng.

Ông Nguyễn Ngọc Trọng, giám đốc Công ty vàng Đối tác mới [NPJ], cho hay dù ở thời điểm cuối năm nhưng sức mua trên thị trường vàng rất chậm. Tuy nhiên giá vàng trong nước vẫn neo cao do nguồn cung không dồi dào. Giá vàng sau dịch cũng thiết lập một mặt bằng giá mới với mức tăng 3-4 triệu đồng/lượng so với trước.

Một trong những yếu tố khác cũng khiến giá vàng trong nước bị đẩy lên là do giá vàng thế giới trở lại ngưỡng 1.800 USD/ounce và giá USD tự do bị đẩy lên mức 23.700 đồng/USD [bán ra] và 23.200 đồng/USD [mua vào].

Tuần trước, Cục Dự trữ liên bang Mỹ [FED] tuyên bố sẽ đẩy nhanh tiến độ cắt giảm chương trình mua tài sản và dự định tăng lãi suất 3 lần trong năm 2022. Tuy nhiên giá vàng thế giới vẫn tái lập ngưỡng 1.800 USD/ounce chứ không lao dốc như dự báo trước đó do nhiều nguyên nhân.

Theo các phân tích, hiện có nhiều hoài nghi về việc liệu FED có thể thực hiện được dự tính tăng lãi suất 3 lần trong năm 2022 hay không. Thêm vào đó tâm lý phòng ngừa rủi ro tăng lên khi biến chủng Omicron lây lan nhanh ở nhiều quốc gia.

Nhiều nhà đầu tư cũng lo ngại về triển vọng phục hồi kinh tế khi lãi suất tăng và biến chủng Omicron lây lan. Chính yếu tố này đã hỗ trợ giá vàng phát huy vai trò kênh đầu tư an toàn.

A.HỒNG

Thị trường vàng thế giới hôm nay [13/7] tiếp tục "chìm trong sắc đỏ" trong bối cảnh đồng USD nối tiếp đà tăng mạnh. Ngược chiều, giá vàng trong nước ...

Đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 2 thập kỷ qua đã gây áp lực, khiến giá vàng hôm nay [12/7] giảm về 1.733,2 USD/ounce. Cùng chiều, giá vàng ...

Đầu tuần [11/7], giá vàng thế giới có xu hướng tăng sau khi đứng yên trong ngày nghỉ cuối tuần, giao dịch ở mức 1.744,1 USD/ounce. Trong khi đó, giá ...

Ngày 7/3 đánh dấu ba mốc lịch sử của thị trường vàng miếng trong nước. Đầu tiên là giá vàng miếng bán ra tại SJC lên 72,85 triệu đồng, một số hệ thống khác chạm mốc 73,3 triệu đồng một lượng. Thứ hai, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khi quy đổi theo tỷ giá Vietcombank lên đến 15 triệu đồng. Cuối cùng là mức điều chỉnh trong ngày tại các tiệm vàng cao nhất từ trước đến nay, một số nơi tăng gần 4 triệu đồng so với hôm trước. Điều này dẫn đến chênh lệch giữa giá mua và bán có thời điểm hơn 2 triệu đồng một lượng.

Đến cuối giờ chiều nay, giá vàng miếng được niêm yết giá bán ra 73,5 triệu đồng và mua vào 71,7 triệu đồng, lần lượt tăng 4,48 triệu đồng và 3,7 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần trước. Chỉ trong một ngày, giá vàng SJC đã tăng hơn 3,4 triệu đồng và 2,8 triệu đồng lần lượt ở chiều bán ra và mua vào.

Trước diễn biến này, ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch Công ty Vàng bạc đá quý SJC Phú Thọ, nhận định thị trường kim loại quý biến động mạnh về yếu tố bên trong lẫn bên ngoài.

Cụ thể, vàng miếng đang chịu ảnh hưởng lớn của giá thế giới. Một khi giá vàng quốc tế tăng mạnh, điển hình như sáng nay lên 2.003 USD một ounce do xung đột Ukraine - Nga kéo dài và nhiều khả năng có thêm sự tham gia sâu hơn của Mỹ, thì giá trong nước sẽ vọt mạnh. Bên cạnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước giữ chặt nguồn cung khiến lượng vàng miếng trên thị trường không dồi dào cũng khiến giá tiếp tục leo thang.

"Vàng miếng vượt 73 triệu đồng một lượng vừa là dấu mốc lịch sử, vừa là tín hiệu cho thấy giá kim loại quý thời gian tới diễn biến khó lường", ông Hải nói và từ chối dự đoán một mức giá mục tiêu trong ngắn hạn.

Đồng quan điểm về việc giá vàng khó đoán trong bối cảnh hiện tại nhưng chủ một tiệm vàng trên đường Lê Thạch [quận 4, TP HCM] cho rằng, mốc 70 triệu đồng một lượng có thể được giữ ít nhất một tuần. Thậm chí theo ông, mức 90-100 triệu đồng như kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư có thể xảy ra nhưng sẽ mất thêm nhiều thời gian và cần một yếu tố không mong đợi là cuộc chiến Ukraine - Nga kéo dài.

Ông này cũng cho rằng, giá vàng đang bị các công ty nắm thị phần lớn "bơm" lên nhanh hơn đà tăng của thế giới. Khi giá thế giới lập đỉnh lịch sử 2.063 USD một ounce vào tháng 8/2020, giá trong nước cũng lập đỉnh 62 triệu đồng. Đến lúc này, giá thế giới còn cách đỉnh một khoảng tương đối lớn [70 USD] nhưng giá trong nước đã vượt đỉnh 10 triệu đồng dù sức mua biến động không đáng kể.

Về việc nên bán hay mua trong bối cảnh giá vàng tăng cao như hiện nay, ông Tô Thanh Hiệp - Tổng giám đốc SBJ cho rằng, đây là câu hỏi khó có lời đáp chuẩn xác. Theo ông, vàng sẽ còn nhịp tăng giá trong những ngày tới khi diễn biến địa chính trị trên thế giới vẫn tiếp tục căng thẳng. Vì thế, người đang nắm giữ vàng có thể tiếp tục bình tĩnh theo dõi thay vì vội chốt lời. Ở chiều mua vào, người dân cũng nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện giao dịch.

"Nếu muốn mua vàng để chờ nhịp tăng tiếp theo rồi bán chốt lời, cần phải đợi đến khi giá vàng tăng mạnh hơn nữa, qua mốc 75 triệu đồng một lượng", ông khuyến nghị.

Bên cạnh đó, lãnh đạo SBJ lưu ý, người dân không nên chỉ tập trung vào vàng miếng. Bởi với nguồn cung giới hạn, nếu thị trường chỉ nhắm vào mỗi loại vàng này sẽ khiến giá bị đẩy lên cao vọt. Trong khi đó, cùng hàm lượng nhưng vàng 9999 hoặc vàng nhẫn lại có giá giao dịch thấp hơn, trong khoảng 56-58 triệu đồng. Người dân có thể cân nhắc mua vào các loại vàng này.

Ông cho biết thêm, trong một tuần trở lại đây, SBJ ghi nhận lượng giao dịch vàng tăng lên so với thường lệ. Người dân chưa có dấu hiệu chốt lời khi lượng giao dịch mua và bán vẫn diễn ra song song, tuy nhiên lượng mua vào đang có xu hướng tăng nhanh hơn.

"Giá vàng miếng tăng cao và biến động mạnh khiến một lượng khách hàng cảm thấy không còn phù hợp với khẩu vị chấp nhận rủi ro của mình, nên tìm đến các loại vàng khác", ông Hiệp giải thích.

Phương Đông - Tất Đạt

Theo nhiều chuyên gia, giá vàng trong nước đã có sự chênh lệch so với giá vàng thế giới từ nhiều năm trước đây, tuy nhiên, mức chênh lệch này thường không quá 10% nếu quy đổi theo tỷ giá ngân hàng.

Lấy ví dụ thời điểm cuối tháng 7-2020, khi giá vàng thế giới biến động mạnh, mỗi lượng vàng SJC cao hơn giá vàng thế giới từ 1 triệu đến 2,5 triệu đồng một lượng.

Đến tháng 8-2020, thời điểm giá vàng trong nước đạt đỉnh, mức vênh giữa hai thị trường cũng chỉ lên tới 4 triệu đến 4,5 triệu đồng một lượng.

Người dân mua, bán vàng tại cửa hàng. Ảnh minh họa: TTXVN.

Tuy nhiên, trong vòng một năm trở lại đây, giá vàng trong nước có một số thời điểm cao hơn từ 15 đến 18% so với thế giới, mức chưa từng có trong nhiều năm gần đây.

Giới đầu tư còn tỏ ra bất ngờ trước sự tăng giá “không kiểm soát” của vàng miếng SJC khi nhu cầu trong nước giảm, người mua vàng ít, thậm chí thị trường vừa trải qua đợt giãn cách xã hội do dịch Covid-19 khiến các tiệm vàng phải đóng cửa dài ngày.

Ngay trong tuần trước, khi giá vàng SJC vượt ngưỡng 62 triệu đồng/ lượng, gần với đỉnh cũ đã lập được, không khí mua bán vàng tại các thành phố lớn trong đó có Hà Nội vẫn diễn ra vô cùng ảm đạm. Thời điểm này, giá vàng SJC đạt mức cao hơn tới 10 - 11 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới-mức chênh lệch kỷ lục.

Lý giải cho việc giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, nguyên nhân đến từ việc Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ năm 2012.

Theo nghị định này, vàng miếng do Nhà nước độc quyền sản xuất; Ngân hàng Nhà nước là đơn vị được Chính phủ giao cho tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng. Từ thời điểm thực hiện nghị định này, các giấy phép được cấp để sản xuất vàng miếng, cả giấy phép được cấp cho công ty SJC đã không còn hiệu lực.

Tuy nhiên do vàng miếng SJC là thương hiệu có uy tín, chất lượng, chiếm tới 95% thị trường vàng miếng, đồng thời để tiết kiệm chi phí sản xuất và tránh xáo trộn cho hoạt động kinh doanh sản xuất vàng, Ngân hàng Nhà nước đã chọn vàng miếng SJC làm thương hiệu vàng miếng quốc gia. Điều này khiến giá vàng miếng SJC luôn có giá trị hơn các loại vàng khác. Trong các giao dịch vàng, người dân cũng có tâm lý ưa chuộng giao dịch bằng vàng miếng SJC hơn các loại vàng khác.

Nghị định số 24 cũng quy định chỉ có Nhà nước mới được xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. Điều 14 nghị định nêu rõ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Từ những lý do này đã đẩy giá vàng trong nước, đặc biệt là giá vàng miếng SJCluôn cao hơn giá vàng thế giới.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới càng lớn sẽ khiến người mua chịu thiệt thòi nhiều nhất do họ không dám bỏ tiền đầu tư vàng vào thời điểm này. Vì vậy, rất cần có giải pháp để làm cho giá vàng trong nước liên thông, tiệm cận với quốc tế.

HẢI YẾN

Video liên quan

Chủ Đề